Hôm nay,  

Quyền Lực Chính Trị Phát Ra Từ Họng Súng

09/04/200700:00:00(Xem: 9460)

Tại Sao Đồng Minh Tháo Chạy Khỏi Việt Nam" Mao Trach Đông: Quyền Lực Chính Trị Phát Ra Từ Họng Súng

- (KL trích và chuyển ngữ từ bài viết "WARRIOR MAO" (Dũng sĩ Mao) của Geoffrey Perret, quân sử gia của Hoa Kỳ)

Theo Geoffrey Perret, Mao Trạch Đông thực ra thành công là nhờ tài có năng khiếu cầm quân. Mao chỉ là một thanh niên tầm thường sinh vào Tháng Chạp 1893 tại Hồ Nam, Trung quốc, một thanh niên vô danh không ai biết. Vì nhà nghéo không vô nổi đại học, Mao mang thân tới Bắc Kinh để làm phụ tá cho một thủ thư cho một trường đại học. Mao cũng như những sinh viên khác tại Trung quốc, thích sách vở, thích thơ văn, thích chính trị và thích cả các tiểu thư. Xả thân vào các vụ chính tri, Mao trở thành một nhà chỉ huy quân sự hơn là một chính trị gia.

Nhờ kinh qua ba cuộc nội chiến, kinh nghiệm chiếm Tây Tạng, kinh nghiệm trong hai cuộc chiến với Ấn Độ. Mao đã đúc kết được kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh chống Mỹ tại bàn đảo Triều tiên, sau cùng là kinh nghiệm của cuộc chiến tranh chống Pháp, chống VNCH và chống Mỹ tại Việt Nam Từ đó cả thế giới đã biết Mao Trạch Đông là ai.

Mao không xuất thân từ một trường quân sự nào cả, nhưng Mao đã viết ra một tiểu tập "Một tia lửa thiêu rụi cả một cánh đống" cho du kích. Sau đó Mao đã dề xuất ra chiến thuật với 16 chữ Hán mà người nông dân tầm thường nào của Trung quốc cũng hiểu thấu đáo hơn sách của quân sư Tôn Tử:

Địch tiến, ta lui.

Địch dừng ta quấy rối.

Địch mệt mỏi, ta tấn công.

Địch lui, ta truy kích.

Mao cũng đã đánh đuổi Tưởng Giới Thạch ra khỏi Hoa lục và phải bôn ba ẩn nau tại đảo Đài Loan với chiến lược ‘Lấy thôn quê bao vây thành thị’ Vì Quốc dân đảng của họ Tưởng mà mà Đài Loan đang bị Trung quốc hăm dọa để thống nhất một Trung quốc..

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Mao đã làm những gì "

Ngay trước khi đại diện của các nước ký kết ngưng bắn tại Bàn Môn Điếm. Mao Trạch Đông cũng đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh khác. Vào mùa Xuân năm 1953, Mao đã gửi các sĩ quan ưu tú nhất từ chiến trường Cao Ly sang chiến trường Đông Dương. Mao vừa đẩy tiền bạc, vừa đẩy vũ khí và vật dụng vào Việt Nam, tân tổng thống Dwight D. Eisenhower cũng làm y như thế.

Trong khi đó Pháp xây cất công sự để lập căn cứ tại Điện Biên Phủ, Pháp có ý định cắt con đường mà du kích của Việt Minh dùng làm đường chuyển quân sang Lào. Pháp đã nghĩ thầm, nếu kế hoạch thành hình, Hồ Chí Minh , nhà lãnh tụ được Sô-Viết hỗ trợ cũng chịu bó tay không đuổi Pháp đi được, Hồ thế nào cũng phải chấp nhận hòa đàm với Pháp.

Pháp đâu có ngờ Mao, người có nguyên bản kế hoạch của Pháp, và còn biết cách làm thế nào để chiếm được Điện Biên Phủ. Mao đã gửi cho Võ Nguyên Giáp, tư lệnh bộ đội Việt Nam, không những chỉ bản đồ mà còn gửi thêm hai mươi bốn khẩu đại bác howitzers mà bộ đội Trung quốc đã bắt được của các đơn vị Hoa Kỳ tại Cao Ly.

Tháng giêng năm 1954, theo lời cố vấn của hai đại tướng Trung quốc, Giáp bắt đầu cho đặt các khẩu đại bác trên các ngọn đồi bao qaunh Điện Biên Phủ nằm trong tầm pháo. Sau không bao lâu, nửa tá nhà ngoại giao của các nước đồng ý mở cuộc họp tại Geneva để bàn cãi về việc ngưng bắn tại Cao Ly, đồng thời tìm cách chấm dứt cuộc chiến tại Đông Dương. Trung quốc được mời tham dự, sự hỗ trợ của Trung quốc coi như là quyết định cho bất cứ thỏa hiệp nào.

Điện Biên Phủ bắt đầu bị dội bom liên tiếp trong ba tuần trước khi hội nghị tại Geneva được khai triển. Mao Trạch Đông đã ép buộc Võ Nguyên Giáp phải đánh sả láng cho thiệt nhanh.

Tin Việt Minh đã chiếm được Điện Biên Phủ tới đúng vào ngày khai trương hội nghị này tại Geneva.

Sau khi bị thất thủ, Pháp chỉ muốn có một điều kiện là rút ra khỏi Đông Dương cho mau vì nến kinh tế của Pháp đã bị sa sút không gượng nổi. Việt Nam bị phân đôi, nửa phía bắc theo cộng sản, nửa phía nam theo thế giới tự do. Ngay khi Pháp ra đi, gần chin trăm người Mỹ trong nhung phục quân đội đứng ra làm cố vấn cho lực lượng có sĩ quan Việt được Pháp đào tạo gấp trước khi rút đi và cài một số sĩ quan thân Pháp hay có quốc tịch Pháp để sử dụng sau này.

Số sĩ quan này có một số là sĩ quan Việt bị động viên vào hàng ngũ Pháp được đào luyện trước đây tại trường Thủ Đức mang huy hiệu có bó đuốc với gươm thiêng mang hàng chữ Latin "Vivis Pacum Para Bellum", một số được tuyển từ dân sự tình nguyện. Pháp vội vã thành lập ngay trường Võ Bị Đà Lạt để đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp lấy từ hạ sĩ quan Việt nằm trong hàng ngũ của Pháp để biến thành các sĩ quan bộ binh. Sau đó Pháp lại gửi một số sĩ quan có trình độ học vấn từ Tú Tài I trở lên vào các trường như hải quân Brest, không quân Salon và pháo binh Saint-Cyr để thành lập các binh chủng cốt cán như Hải Quân, Không Quân và Pháo Binh cho Quân đội Việt Nam Cộng Hòa sau này.

Đã nhận được những gì mà Mao muốn về Việt Nam, hứng thú của Mao tạm thời ngừng. Nhưng tới năm 1960. Mặt trận Giải phóng tại miền Nam nổi dậy chống lại chế độ đàn áp của Ngô Đình Diệm được Mỹ đứng sau lưng hỗ trợ.

Lúc đầu Bắc Việt chỉ thị cho du kích Việt Cộng (VC nằm vùng tại miền Nam) thận trọng chống Mỹ. Khi cuộc nổi dậy một ngày một lớn lên, số cố vần Mỹ đã phải tăng lên tới con số hai ngàn năm trăm người vào năm 1962, cuối năm này Mỹ lại phải gửi thêm hai ngàn năm trăm cố vấn nữa. Bộ MAAG (Military Assistant Advisory Group) sau đó biền thành MACV (Military Assistance Command in Vietnam). Sự kiện này cho thấy Mỹ tạo lập hạ tầng cơ sở nắm quyền chỉ huy để mang quân đội Mỹ vào Việt Nam và những chiếc connex bằng sắt có hàng chữ MDAP (Mutual Defense Aid Program) không thấy còn nữa.

Bắc Việt phản đối khi Mao phán rằng biên giới phía Nam Hoa lục lại bị đe dọa. Trong bài diễn từ trước Ủy ban Trung ương của đảng Cộng sản Trung quốc, thủ tướng Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố : "Cái nôi cách mạng của thế giới đã chuyển từ Mac Tư Khoa (Moscow) sang Bắc Kinh. Chúng ta phải can đảm, không được từ khước trách nhiệm."

Lời tuyên bố này như tấm chi phiếu trắng để gửi cho Hanoi, nhưng Hồ Chí Minh chưa chịu rút tiền liền. Bắc Việt miễn cưỡng tuân theo Mao và đã đổ lỗi là không kiên trì để thống nhất Việt Nam ngay trong bàn hội nghị tại Geneva. Việ này đã khiến cho Bắc Việt đổi ý để hỗ trợ Mặt trận Giải phóng Miển Nam chiến đấu tới cùng qua nghị quyết Bắc Bộ được Bắc Kinh thông qua vào tháng tám 1964. Hồ Chí Minh đã coi nghị quyết này như tín hiệu để cho Mỹ sẽ lâm vào một cuộc chiến vĩ đại hơn. Hanoi lúc đó mới chợt nắm lấy Trung quốc.

Mao không còn do dự nữa để mở cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Đường lối này làm cho Mỹ vấp vào chiến tranh mà dân chúng Mỹ không muốn theo như Mao đã tính. Việc này đã giải thích tại sao các đời tổng thống Mỹ vần không quyết định được là dân chúng muốn gì và các vị này như tên mù sờ voi trong việc kiện toàn ý định. Việc ôm mông cọp hình như thấy không có gì nguy hiểm nên được Mỹ khuyến khích.

Trong những tuần lễ lấy quyết nghị Bắc Bộ, Mao gừi cho Bắc Việt các phản lực cơ chiến đấu MIG để chống lại các cuộc thả bom không ngớt của Mỹ. Mao cho hàng ngàn công binh lập đường rầy xe lửa dưới làn bom đạn của Mỹ để lập đường hậu cần quan trọng nối liền Trung quốc với Bắc Việt. Mao đã cho chuyển mười ngàn tấn quân dụng băng qua biên giới tới Việt Nam.

Hai việc diễn ra trọng đại trong tháng mưới là: Trái bom hạch nhân đầu tiên của Trung quốc cho nổ thử, trong khi đó dân Nga âm mưu lật đổ Nikita Khrushchev. Người lãnh đạo mới của Liên Sô là Leonid Brezhnev và Andrei Kosygin vội vàng bãi bỏ chính sách quá cẩn trọng của Khrushchev đối với chiến cuộc tại Việt Nam.

Liên Sô đã hứa cung cấp cho Bắc Việt các vũ khi hạng nặng như xe tăng và hỏa tiễn địa đối không. Nếu Mỹ phong tỏa hải cãng Hải Phòng tại Bắc Việt và hải cảng Sihanoukville tại Kampuchia, Liên Sô cho chuyển vũ khí băng ngang Hoa lục. Bằng đường này hay đường khác Bắc Việt không còn sợ thiếu vũ khí hay nhân lực khi đã quyết tâm đánh tới cùng.

Lúc đó Võ Nguyên Giáp đã tin rằng Mỹ phải chấp nhận chịu thua hay là leo thang trong cuộc chiến tranh nổi dậy lớn nhất chưa từng có của thế kỷ này. Giáp đã đoán ra rằng Tổng thống Lyndon Johnson sẽ đổ sáu trăm ngàn quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam và lực lượng quân đội của VNCH được tăng lên tới nửa triệu người.

Dốc toàn lực bộ đôi Bắc Việt vào miền Nam để kết hợp với ba trăm ngàn quân chính quy cũng như du kích của Mặt trận Giải phóng miền Nam, lấy quân số bốn chọi một theo binh pháp. Với tỷ số này Giáp tin chắc rằng Việt Cộng phải thắng.

Tại sao bất cứ ông tướng nào cũng lạc quan, biết rõ con số bốn chọi một "

Câu trả lới : Trung quốc.

Mao đã cam kết với Bắc Việt đừng có sợ cuộc chiến nổi dậy tại miền Nam. Để tỏ rõ sự thành khẩn. Mao đã cam kết để ký và gửi sang Bắc Việt ba trăm ngàn lính Trung quốc cho lâm chiến. Mao còn cho chuyển gần hàng trăm ngàn bộ đội Nhân dân Giải phóng Trung quốc sát biên giới Việt Nam. Chiến lược mà Mao và Hồ sẽ cho dốc lực đánh bại khi quân đội Mỹ vượt vùng phi quân sự, vĩ tuyến 17 phân chia Nam và Bắc, bằng việc phản công của bộ đội chính qui Bắc Việt.

Giữa năm 1965 và 1971, có cả nửa triệu lính Trung quốc đã sang phục vụ tại Bắc Việt. Lính Trung quốc này không phải là thứ lính tình nguyện như trong chiến tranh Cao Ly mà là lính chính qui của quân đội Nhân dân Giải phóng Trung quốc do các phi cơ thám sát của Mỹ bay trên đầu đã nhận ra rõ rang họ mặc quân phục của Trung quốc. Mao muốn cho Mỹ biết rõ lính Trung quốc đang ở Bắc Việt, khi cần có thể cho thêm lính sang nữa. Lính Trung quốc hiện diện tại Bắc Việt đã làm cho Giáp an tâm để gửi nửa triệu bộ đội Bắc Việt xâm nhập miền Nam vào những năm 1965-1973.

Cái nôn nóng của Mỹ là không có thể nào thắng được tại Việt Nam, tổng tham mưu trưởng liên quân của Mỹ đã cho ông Johnson biết là ông ta đã bị lầm lỡ trong cuộc chiến tranh này. Tổng tham mưu trưởng nói thẳng, kẻ thù thực sự chính là Trung quốc, còn đánh Trung quốc thì phải cho oanh kích vào các nhà máy hạch nhân của Trung quốc. Tổng thống Mỹ không giám làm và chỉ oanh tạc Bắc Việt, nên chẳng mang lại kết quả nào cả.

Khi Lyndon B. Johnson không ra tranh cử tổng thống Mỹ lần nữa vào năm 1968, cuộc hòa đàm đã khởi sự, việc tìm để nói chuyện với Mao không phải là khó. Ngay trong cuộc nội chiến tại Trung quốc, chiến lược của Mao là " Vừa đánh, vừa đàm – Vừa đàm vừa đánh". Mao cũng đã dùng chiến lược này tại Cao Ly, hai năm đàm vẫn tiếp tục đánh cho tới khi thỏa ước ngưng bằn được ký kết.

Bắc Việt cũng theo tuồng như thế như lời chỉ bảo của Mao nằm bên cạnh, hòa đàm cứ cho diễn ra, còn đã đánh vẫn cứ đánh. Khi Hanoi có vẻ như muốn kết thúc, Mao thúc giới lãnh đạo Bắc Việt phải nghĩ lại và họ đã làm theo.

Richard Nixon dùng nỗ lực chiến thắng bằng cách gia tăng oanh tạc Bắc Việt, nhưng cuồi cùng nhận ra sự thất bại trong việc gia tăng oanh kích này. Nixon bắt đầu cho rút lính Mỹ, nhưng nhận thấy việc nói chuyện riêng với Bắc Việt không có thể nào xong được. Mao cứ thọc ngay gậy vào cuộc hòa đàm. Tháng hai 1972, Nixon là tổng thống Mỹ đầu tiên sang Bắc Kinh, ngay sau Henry Kissinger, nhà Cố vấn An ninh của Mỹ sang thăm vào tháng bẩy 1971.

Trong thời gian đó Mao tự nhận mình như là hoàng đế mới và vĩ đại nhất trong các hoàng đế của Trung quốc. Công nhận vương đế này, tổng thống Mỹ mới tìm tới hoàng đế này để giúp đỡ. Trước mặt Mao, Nixon và Kissinger như những người sùng bái thấn tượng vua nhạc rock. Cả hai tại nơi đây đểu xin tiếp tục để được rút quân ra khỏi Việt Nam.

Để mua chuộc Mao, cà hai xin dâng mọi thứ cho Mao mà nhân dân Mỹ đã khước từ 23 năm qua như: lập quan hệ ngoại giao, giành ghế trong Hội đồng An ninh tại LHQ, giúp kỹ thuật quân sự và cam kết với Trung quốc, khi Liên Sô tấn công Mỹ sẽ ra tay trợ giúp. Hai nhân vật này qua mặt Harry Truman để mang chiến thắng lại cho ông hoàng đế họ Mao.

Sau đó Nixon đã lên tiếng là ông ta chẳng nhận được sự đền đáp nào cả của Bắc Kinh. Nixon đã lầm to - Cái điều mà Nixon và Kissinger không được biết là Mao đã rỉ tai Chu Ân Lai để nói cho Bắc Việt biết chỉ ngồi vào bàn thương thảo việc chấm dứt sự hiện diện của Mỹ tại Việt Nam với điều kiện phải để miền Nam Việt Nam tận số.

Cuộc chiến tranh này đã chấm dứt vào Tháng Tư 1975 khi chiếc xe tăng mang số 390. mang lá cờ đỏ sao vàng ủi sập cánh cổng của dinh tổng thống tại Saigon. Đằng sau chiếc xe tăng mang tấm kim loại có hàng chữ "Made In China" mà một phóng viên nước ngoài đã chụp được.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.