Hôm nay,  

Nhiễm Độc Phóng Xạ

05/01/200700:00:00(Xem: 7476)

Nhiễm Độc Phóng Xạ

Ngày 23 tháng 11, 2006, Alexander Valterovich Litvinenko, Trung tá của Sở tình báo Nga (FSB) đã chết vì bị đầu độc phóng xạ do chính người Nga chủ trương tại London, Anh Quốc. Từ thông tin nầy, chúng ta có thể trích ra nhiều bài học và kinh nghiệm về nhiễm dộc do chất phóng xạ.

Chất phóng xạ theo định nghĩa được chia làm hai loại: phóng xạ ion hóa và phóng xạ không ion hóa. Phóng xạ không ion hóa đến từ các dạng như ánh sáng, các làn sóng điện radio hay radar, microwave. Loại phóng xạ nầy thông thường không ảnh hưởng đến tế bào và mô của cơ thể con người. Còn loại phóng xạ ion hóa gây ra những phản ứng hoá học tức khắc lên tế bào khi bị tiếp nhiễm như: tia quang tuyến X, tia Gamma, và các cấu tử tạo ra sự ion hoá phóng xạ như tia trung hòa tử (neutron), âm điện tử (electron), dương điện tử (proton). Các loại phóng xạ nầy hoặc được dùng trong y khoa với mục đích chẩn đóan, thăm dò, nghiên cứu, hay trị liệu, hoặc trong công nghệ thử nghiệm vũ khí, cùng một số áp dụng trong các hệ thống an tòan trong các quy trình sản xuất cao cấp như các khoá đóng mở trong lò năng lượng hach nhân, trong kỹ nghệ tàu biển, hay trong vận hành nhà máy xi măng v.v… ..

Việc tiếp nhiễm phóng xạ, trước tiên là nguyên nhân chính gây ra thương tổn lên hệ thống miễn nhiễm của con người, sau đó lây lan đến các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra chất phóng xạ còn là nguyên nhân của sự biến đổi gene, từ đó có thể xuất hiện nhiều biến chứng như ung thư, và có thể gây ra tình trạng dị hình dị dạng cho con cháu về sau.

Bài viết sau đây có mục đích trình bày khía cạnh khoa học về việc nhiễm độc phóng xạ do chất đồng vị Polonium-210

Ngộ độc Polonium-210

Đứng về phương diện độc tố học, chất phóng xạ tạo ra những nguyên tử (atom) có khả năng ức chế tế bào của cơ thể con người, điện hoá các tế bào trên và sau cùng tiêu hủy chúng. Đối với việc tiếp nhiễm do phóng xạ thiên nhiên ở nồng độ thấp, các tế bào bị điện hoá được cơ thể tái tạo lại sau đó, do đó nguy cơ bị ngộ độc không xảy ra.

Tuy nhiên, khi cơ thể tiếp nhiễm một số lượng lớn phóng xạ như trường hợp của Litvinenko, cơ thể không thể tự hàn gắn và trấn áp cùng thay thế các tế bào đã bị hủy diệt, từ đó nguy cơ tử vong rất cao. Các lọai tế bào trong cơ thể bị ảnh hưởng trực tiếp và bị nhiễm độc là bạch huyết cầu (white blood cell) và tế bào sinh sản hồng huyết cầu và bạch huyết cầu.

Sự thiếu hụt tế tào trong cơ thể là chỉ dấu đầu tiên của sự ngộ độc phóng xạ; sau đó, tế bào ruột non bị xâm nhập tạo ra sự nôn mữa kéo theo cơ thể bắt đầu bị mất nước.

Thời gian tiếp theo, tùy theo cường độ bị tiếp nhiễm và thể loại phóng xạ (có thời gian bán huỷ khác nhau), phóng xạ bắt đầu tàn phá các mô cứng và mềm (hard and soft tissue) qua các chứng sau đây như:

- Nhức đầu,

- Hơi thở dồn dập,

- Tim đập nhanh,

- Ho khan (không có đàm),

- Lồng ngực bị đau từng cơn,

- Da bắt đầu chuyển sang màu sậm,

- Ở phần dưới da và bất cứ nơi nào trong cơ thể đều xuất hiện những hạt máu nhỏ do các tĩnh mạch bị vỡ ra.

- Chứng thiếu máu trầm trọng xuất hiện.

Trầm trọng hơn nữa, nếu bị tiếp nhiễm nặng khoảng 10 Gray (Gy- đơn vị phóng xạ), nạn nhân có thể mất mạng trong vòng hai đến bốn tuần lễ. Cường độ của mức phóng xạ tiếp nhiễm cho phép chúng ta có thể ước tính được mức nguy hai đến nạn nhân như sau:

- Nếu cơ thể bị tiếp nhiễm 100 Roentgen, các chứng bịnh do phóng xạ bắt đầu xuất hiện;

- Nếu cơ thể bị tiếp nhiễm khoảng 400 Roentgen, nửa phần cơ thể có thể bị liệt;

- Nếu cơ thể bị tiếp nhiễm khoảng 100.000 Roentgen, nạn nhân bị hôn mê tức khắc và chết trong vòng một tiếng đồng hồ.

(Đơn vị đo lường phóng xạ gồm:

- Roentgen: lượng phóng xạ phóng thích do tia gamma trong 1 cm3 không khí, ký hiệu là R;

- Rad: lượng phóng xạ hấp thụ qua tiếp nhiễm. Đơn vị nầy dùng để ước tính lượng phóng xạ có trong cơ thể;

- Gray: Ký hiệu là Gy, là đơn vị chuẩn quốc tế (SI) tương đương với 100 Rad.)

Cơ chế của sự ngộ độc Polonium-210

Qua trường hợp của Litvinenko, ảnh hưởng sinh hoá học lên cơ thể của các đồng vị phóng xạ được soi rọi rõ ràng hơn vì trước đây, những việc tiếp nhiễm (nhiễm độc) cấp tính với liều lượng cao chỉ được diễn đạt qua tính toán và ước tính mà thôi.

Trung tá Litvinenko là nạn nhân của một sự thanh trừng thường thấy dưới các chế độ độc tài tòan trị như ở Liên bang Nga hiện tại. Qua bức thư trước khi qua đời, mặc dù không nêu đích danh Putin, nhưng mọi người đều biết ông ta là kẽ chủ mưu chính trong cái chết nầy: "Ông (Putin) có thể thành công trong việc làm tôi im lặng, nhưng sự im lặng sẽ đổi lấy một giá đắc cho ông. Ông đã tự cho thấy chính ông là dã man và sắt máu mà thế giới đã từng phê phán ông. Ông đã mặc nhiên tự nhận là đã không tôn trọng đời sống con người, sự tự do, và bất cứ giá trị nào của thế giới văn minh".

Trở laị nguyên tố có chứa phóng xạ Polonium-210, đây là hóa chất đã từng được dùng để chế bom nguyên tử qua tính tách rời (fission) các tia alpha. Những tia nầy có đời sống bán hủy (half life) là 138 ngày. Nguyên tố Polomium-210 sau khi tách rời tất cả tia alpha, sẽ biến thành nguyên tố chì bền vững (Lead-206) và nhân Helium cùng phóng thích ra 5,3 MeV năng lượng.

Tia alpha rất dễ dàng bị ngăn chận bởi một mãnh giấy mõng, do đó Polonium-210 chỉ độc hại một khi đã xâm nhập vào bên trong cơ thể qua đường khí quản hoặc thực quản mà thôi.

Nếu Litvinenko uống vào 1ug Po-210 dưới dạng muối citrate hay chloride (đã được các nhà khoa học phỏng đóan), thì có khoảng 3.1015 (3 ngàn ức) đồng vị phóng xạ đã vào cơ thể ông ta, một lượng đồng vị đủ để cho hàng trăm đồng vị kết hợp với mỗi tế bào của cơ thể. Ở mỗi điểm đến của tia alpha, chúng để lại một số năng lượng lớn trong một vùng nhỏ của tế bào, căn cứ vào kết quả nghiên cứu của GS Roger Howell thuộc Đại học Y khoa New Jersey. Mỗi tia alpha sẽ ngăn cách tế bào tạo thành một chuổi gốc (radical) lần lần thiêu hủy protein của cơ thể cũng như gây thương tổn đến các chuổi DNA.

Litvinenko qua đời sau 22 ngày ngày bị đầu độc, theo TS Wiley Jr. thuộc Radiation Emergency Assistance Center, Tennessee, có lẽ đến từ nguyên do là các tia alpha đã phá hủy các tế bào gốc (stem) trong tủy bộ (bone marrow). Hiện tượng nầy làm mất sự cân bằng của số lượng hồng huyết cầu và ảnh hưởng đến các tế bào trong hệ miễm nhiễm của cơ thể.

Dù sao, chúng ta cũng phải chờ đợi kết quả chung cuộc sau khi giảo nghiệm tử thi mới có thể có kết luận chính xác về sự tiếp nhiễm trước khi, trong khi, và sau khi bị ngộ độc. Thông thường qua kinh nghiệm về các vụ ngộ độc do phóng xạ, nếu nạn nhân chịu đựng được khoảng sáu tuần lễ sau khi bị ngộ độc, hy vọng cơ thể có thể kháng cự được sự tàn phá tế bào của tia alpha, và các mô của cơ thể có nhiều khả năng hồi phục.

Phương pháp chữa trị

Trong giai đoạn đầu sau khi bị nhiễm độc, thuốc ngăn chận ói mữa và các loại thuốc chống đau nhức có thể được xử dụng để chống lại các dấu hiệu ban đầu qua ảnh hưởng của phóng xạ. Còn các ảnh hưởng tiếp theo, cần phải có thuốc kháng sinh mạnh trong việc trị liệu. Và nạn nhân cần phải được truyền máu để chống laị bịnh thiếu máu (anaemia).

Thông thường trong những tai nạn về phóng xạ, như trường hợp ở Chernobyl, Liên bang Nga cách đây hơn 20 năm, ảnh hưởng của phóng xạ vẫn còn tiếp tục, và các chứng bịnh kể trên vẫn còn hiện diện. Các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng dài hạn như các tuyến nôị tiết (endocrine) và tuyến hormone bài tiết (hormone secreting).

Tại Chernobyl, số lượng nạn nhân bị ung thư tuyến giáp trạng (thyroid) ở Belarus, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất, tăng gấp 100 lần 20 năm sau khi tai nạn xảy ra.

Về các bịnh liên quan đến thần kinh, theo kết quả UNICEF công bố là bịnh rối loạn (disorder) về xương, bắp thịt tăng 43%, về mắt tăng 62%. Đặc biệt trong trường hợp tai nạn Chernobyl, TS George Vargo, thuộc Chương trình An tòan Hạch nhân Quốc tế (INSP) thuộc LHQ đã ra một khuyến cáo là hiện tượng suy dinh dưởng và việc không đủ phương tiện y khoa để chữa trị như trường hợp ở Belarus cũng có thể là nguyên nhân của sự gia tăng số lượng nạn nhân, ngoài ảnh hưởng chính là do tiếp nhiễm phóng xạ.

Riêng về ảnh hưởng đến các thế hệ về sau, hiện tại, các khoa học gia vẫn còn đang tranh cãi về ảnh hưởng của phóng xạ lên hệ thống di truyền vì DNA của người bị tiếp nhiễm bị biến thể và chuyển qua các thế hệ tiếp nối. Điều nầy đã được chứng nghiệm qua trường hợp Chernobyl, nhưng vẫn chưa có báo cáo khoa học nào về vấn đề nầy đối với nạn nhân ở Hiroshima và Nagasaki trong thời đệ nhị thế chiến.

Kết luận

Câu chuyện của Alexander Litvinenko, thêm một lần nữa, là một bài học cho những người sống trong những quốc gia độc tài hay những quốc gia còn trong gọng kềm cộng sản. Đối với lãnh đạo của các quốc gia kể trên, họ không thể nào chấp nhận một cuộc đối thoại bình đẳng để giải quyết các xung đột hay tìm một sự đồng thuận trong việc quản lý quốc gia.

Mọi sự phản kháng về đường lối, chính sách, tự do, nhân quyền v.v.. đều bị trù dập và triệt tiêu dưới bất cứ hình thức nào. Làm người Việt Nam, dù sống trong hay ngoài nước, chắc chúng ta hẳn đã chưa quên những hiện tượng trên. Đảng CS Việt Nam không những triệt tiêu những nhà hoặc nhóm đối lập với họ, mà chính họ, trong 60 năm cai trị đất nước, cũng đã thủ tiêu dưới nhiều hình thức khác nhau, những đồng chí đã từng kề vai sát cánh dưới cờ CS. Gương Đinh Bá Thi, Đại sứ Việt Nam CS còn đó. Cái chết đầy nghi vấn của Phạm Hùng, Cựu Thủ tướng, cái chết của Đào Văn Bình, cựu Trưởng ban Tư tưởng Đảng vẫn còn đó. Cái chết đầy nghi vấn của Tướng Trần Văn Trà ở Tân Gia Ba. Cái chết của toàn bộ phái đòan Quân ủy trung ương qua vụ rớt máy bay trong khi đi họp ở Lào, của phái đoàn chỉ huy Quân khu 2 qua vụ rớt máy bay ở biển Đông  vẫn còn đó. Và còn bao cái chết hay tai nạn mờ ám vẫn còn đang được Đảng ém nhẹm. Cũng như hiện tại, Đảng cũng thẳng tay triệt hạ phong trào đòi dân chủ trong nước áp dụng toàn bộ chính sách vô sản chuyên chính thời Stalinit bằng cách cho tông xe, bằng cách khủng bố, cho vào nhà thương điên Biên Hòa, bao vây kinh tế v.v... những nhà dân chủ trẻ trong nước.

Đây quả thật là một bài học lớn cho những ai còn mang hoài bão đối thoại với người cộng sản, với suy nghĩ, dù sao trước khi trở thành người cộng sản, họ cũng là máu đỏ da vàng, cùng chung một tổ quốc Việt Nam.

Hy vọng cái chết của Litvinenko là tiếng chuông cảnh giác cho những người còn nuôi niềm hy vọng, là dưới ánh sánh văn minh của nhân loại sẽ làm thay đổi được não trạng của người cộng sản Việt Nam trong tương lai.

Đầu năm Dương lịch 2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc
Những hoa hồng hôm qua nở đẹp dưới nắng buổi đầu thu, nay đã rụng xuống sân, vẽ thành một khoanh nhỏ
Có lẽ những người dân trong nước cũng như đảng viên của đảng cộng sản rõ hơn ai hết câu truyền miệng "Đi với Trung Quốc thì mất nước
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
Kỳ họp 2 của  Quốc hội khoá XII kết thúc ngày 21/11 (2007) sau một tháng làm việc,nhưng xem ra tính bù nhìn vẫn không thay đổi
Đã thành thói quen, tôi thức dậy là mở máy computer, rồi mới đi pha ly cà phê đầu ngày. Khi ngồi vào chỗ thụ hưởng thì công việc đầu tiên là check mail
Anh Hùng Liệt Sĩ, các Anh Thư, các Chiến Sĩ Vô Danh, Hữu Danh và nguyện cho các vị đã quá vãng được siêu sinh, còn các vị hiện tiền được vạn sự cát tường
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.