Hôm nay,  

Thắp Nén Hương Lòng Tưởng Nhớ

09/01/200700:00:00(Xem: 6319)

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ: Thắp Nén Hương Lòng Tưởng Nhớ

Hai mươi hai năm trước, mặc dù có sự phản đối của Ân Xá Quốc Tế, sự can thiệp của Cộng đồng Âu Châu, chính phủ Thụy Sĩ và tòa thánh Vatican, ba chiến sĩ dân chủ Trần-Văn-Bá, Lê-Quốc-Quân và Hồ-Thái-Bạch, ba tử tù vẫn bị Việt Cộng hạ sát một cách man rợ lúc bình minh ngày 8 tháng giêng năm 1985. Trước đó, trong số tử tù chính trị, có hai ông Nguyễn-Văn-Hoàng và Trần-Quang-Mân cũng đã bị hành hình ngày 31 tháng 5 năm 1983. Việt Cộng còn tuyên án tử hình các ông Phan-Văn-Khôi, Hoàng-Tùng, Mạc-Văn-Vấy, Nguyễn-Hữu-Cầu, Chuon-Bin-Tân, Nguyễn-Huân-Huỳnh, Chu-Văn-Tấn, Ngô-Văn-Trường, Thích-Trí-Siêu, Thích-Tuệ-Sỹ, Trần-Văn-Lương, v.v... Chỉ có các tử tù Ngô-Văn-Trường, Thích-Trí-Siêu, Thích-Tuệ-Sỹ và Trần-Văn-Lương là những người đã thoát được hình phạt bất nhân này nhờ cuộc vận động rộng lớn của công luận quốc tế, cùng sự can thiệp của nhiều chính phủ dân chủ, như Thụy Sĩ, Anh Quốc và Quốc Hội Âu châu. Không ai biết số phận của những nạn nhân khác.

 Án tử hình, áp dụng cho rất nhiều tội phạm qui định trong hình luật cộng sản là một công cụ trấn áp cực kỳ dã man mà những bạo chúa lãnh tụ ngự trị dưới chân tượng Lénine ở Hà nội không bao giờ ngần ngại sử dụng để khủng bố mọi tổ chức đối lập chính trị, nhứt là những chiến sĩ Nhân Quyền và Dân Chủ gồm cả đồng bào thuộc các dân tộc thiểu số Việt Nam tranh đấu chống độc tài áp chế. Tưởng cũng cần nhắc lại bản tin của Pháp tấn xã AFP gởi đi từ Hà nội ngày 24 tháng 11 năm 2004 cho biết nhà cầm quyền Việt cộng tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục áp dụng án tử hình mặc dù có sự phản đối từ các tổ chức nhân quyền và một số chính phủ Tây phương. Nhiều báo Thụy Sĩ đã loan tin đó. Đặc biệt, nhựt báo Tribune de Genève số ra ngày 26 tháng 11 năm 2004 đã đề tựa bài bình luận của ký giả Etienne Dumont như sau "Le Vietnam a besoin de sang", dịch ra Việt ngữ "Nước Việt Nam cần đến máu". Có thể viết rõ ràng hơn: "Nhà cầm quyền Việt cộng cần đến máu của tử tù để củng cố chế độ độc tài và tham nhũng mà cả thế giới đều biết".

 

Ngày 8 tháng giêng năm nay, chúng tôi thắp nén hương lòng tưởng nhớ ba liệt sĩ Trần-Văn-Bá, Lê-Quốc-Quân và Hồ-Thái-Bạch. Và không quên sự hy sinh cao cả của tất cả những người yêu nước, thương đồng bào, hiến thân cho lý tưởng dân tộc, tự do, dân chủ, nhân ái và bao dung, được biết tên hay còn vô danh. Chúng tôi xin đọc lại một bài thơ của Nguyên Hoàng Bảo Việt viết từ 22 năm trước:

 

Hồn Thiêng Sông Núi

nhớ Trần Văn Bá

 

Núi mãi trầm tư ngó xuống đồng

Bạn về thành phố bên kia sông

Trao giùm lá thư mình chép vội

Nội ngoại bà con đỡ nhớ mong

 

Giữa trái tim ương hạt ước mơ

Bông lúa chen bông lau dựng cờ

Ngày lên đường hẹn ngày sẽ đến

Nước Việt của người Việt tự do

 

Niềm tin nào đem so gang thép

Đường xa dấn bước chí không sờn

Giặc dâng Tổ quốc cho Sô viết

Ta giữ nguyên tình nghĩa sắt son

 

Khói trắng vườn cau ai đốt lá

Bâng khuâng hương lửa tối gia đình

Thao thức người đi tìm lịch sử

Sao trên rừng vì sao long lanh

 

Kín đáo bờ tre nhìn tríu mến

Giọng nói như che giấu ngậm ngùi

Qua mấy nhịp cầu vùng tạm chiếm

Gần nhau mà tưởng quá xa xôi

 

Thương cảm hai triệu người bỏ nước

Vượt bình yên hay chết hãi hùng

Ở lại sống cuộc đời súc vật

Khổ sai tập thể tù tập trung

 

Sáng tháng giêng gió lùa buốt lạnh

Tin cầm tay nửa muốn hồ nghi

Ác mộng thấy sơn ca gãy cánh

Không gian dầy đặc khối mây chì

 

Giặc say tra tấn - quân cuồng tín

Trói siết anh em sát bức tường

Đứng trước mũi súng vẫn điềm tỉnh

Thiên đường đỏ đâu bằng quê hương

 

Mùa tang núi cũng tan thành lệ

Sông quặn đau lòng Mẹ Việt Nam 

Bay từ Yên Bái về Yên Thế

Sài Gòn nghe tiếng Chim gọi Đàn.

 

Nguyên Hoàng Bảo Việt (1985)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH đã ra đi lúc 6:15 sáng ngày 22 Tháng Giêng
Ngày tôi gặp lại Dung ở Bệnh Viện Chợ Rẫy, cô giật mình, lùi lại như nhìn thấy một bóng ma. Khuôn mặt cô tái hẳn đi, cặp môi xinh xinh cong lên
Hôm Thứ Sáu 25/1/2008 tại trụ sở của Giáo hội Công giáo Việt Nam tại Hà Nội gần tòa Khâm sứ cũ của giáo hội đã xẩy ra một vụ xô xát giữa giáo dân và công an.
Riêng sự tiến bộ vật chất không đủ yếu tố để thành đạt một xã hội lý tưởng. Ngay tại những quốc gia mà đời sống vật chất xã hội bên ngoài mặc dù đã phát triển
Những sáng tác lớn về văn thơ hay nghệ thuật và ngay cả về khoa học, thường phát khởi từ một thần hứng
Trong ngày mừng ĐHY Hà Nội thì tại Tòa Khâm Sứ công an đánh người, giáo dân phá cổng xông vào cứu...
Phong tục tập quán chúng ta đều kính trọng để hài hòa, đồng thời cũng là những dịp để tỏ lòng chân thành, yêu thương, chia xẻ với nhau mọi vui
Cuộc tranh luận của năm ứng cử viên Cộng Hòa tại Florida vào tối Thứ Năm 25 được coi là "nhã nhặn" nhất. Như phép tỷ võ mà cụ Khổng tử đề nghị
Đầu tháng 4 năm 1975, QK 1 và QK2 đã lọt vào tay CSBV, hai phòng tuyến chính của VNCH phía Đông Bắc Sài Gòn bấy giờ là Phan Rang và Xuân Lộc
Bản thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ký vào hôm 23 tháng Giêng, 2008 ở Hà Nội, để tiến hành trục xuất 8 ngàn Việt kiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.