Hôm nay,  

Giải Phóng Nghĩa Trang

13/01/200700:00:00(Xem: 12096)

Giải Phóng Nghĩa Trang

Việc dân sự hoá Nghĩa trang Quân đội không là hòa giải...

Nếu đài BBC không loan tin, có lẽ ít người biết đến một quyết định mới của Hà Nội là “chuyển mục đích sử dụng khu nghĩa trang” mà dân chúng miền Nam gọi là Nghĩa trang Quân Đội ở Biên Hoà “sang mục đích dân sự”.

Bản tin đài BBC loan đi vào ngày 11 vừa qua lập tức gây chú ý. Nhiều người lạc quan coi quyết định ấy là một tín hiệu hòa giải xuất phát từ Chính quyền Cộng sản và còn nhắc đến lời kêu gọi gần đây của ông Võ Văn Kiệt.

Thực chất chuyện ấy là thế nào"   

Nội dung của quyết định ấy chưa được phổ biến. Thông báo của Chính phủ Hà Nội chỉ vắn tắt cho biết như sau: “Ngày 27/11, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1568/QĐ-TTg đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An do Quân khu 7 Bộ Quốc phòng quản lý sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương.”

Đã đành rằng bản văn trên không nói gì đến Nghĩa trang Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà mà cũng chẳng nói gì về một chánh sách đối xử văn minh với người chết trong mục đích hoà giải như nhiều người có thể kết luận. Nó là một văn kiện hành chánh thuần túy (soạn thảo khá tồi với chữ nghĩa lủng củng) và cho chúng ta duy nhất một thông tin đáng chú ý:

“sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.”

Để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương. Thế thôi!

Mục đích khi trước là gì, ta không rõ, chỉ biết là do Quân khu 7 của Bộ Quốc Phòng quản lý. Để canh chừng hay cải tạo linh hồn những người quá cố đã được mai táng ở đó" Bây giờ, việc quản lý được chuyển qua tỉnh Bình Dương cho mục đích khác. Không có gì gọi là hoà giải văn minh ở đây cả.

Bạn của người viết, ông Ngô Nhân Dụng bên báo Người Việt đã dí dỏm so sánh việc này như đổi tên Hồ Chí Minh sang Nguyễn Tất Thành! Chí lý chừng nào! Còn từng quyết định của ông Hồ Chí Minh đúng sai ra sao là chuyện không đề cập tới. 

Tất cả chỉ là chuyện đổi tên, từ Nghĩa trang Quân đội cũ sang Nghĩa trang Nhân dân. Mà đã là nghĩa trang nhân dân thì từ nay, dân nào cũng có thể được chôn cất nơi đó. Nghĩa trang Quân đội không còn. Mồ mả khỏi bị khai quật và quăng đi nơi khác để người ta xây sân golf thì cũng đã là văn minh lắm rồi. Đâm ra việc đổi tên hay chuyển mục đích sử dụng thực chất là xóa bỏ Nghĩa trang Quân đội. May lắm thì từ nay người lính của miền Nam sẽ nằm bên một cán bộ khá giả của chế độ mới.

Nhưng, nếu chịu khó tìm hiểu thêm thì người ta còn được biết một vài chuyện khác.

Tờ Nhân Dân trong số đề ngày 29 tháng 12, 2006, có đi một tin đáng chú ý ngay từ tựa đề:  “Xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang nhân dân phải theo quy hoạch”.

Nội dung cho biết là Bộ xây dựng đang lấy ý kiến hoàn chỉnh dự thảo “Nghị định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang nhân dân” trình Thủ tướng trong thời gian tới.

Một chi tiết nổi bật là dự thảo nghị định dành nguyên điều 4 của chương 1 để quy định diện tích tối đa cho một phần mộ cá nhân, tám thước vuông mà thôi. Đã vậy, kích thước, kiểu dáng mộ và bia mộ cũng phải theo quy định chung. Và chính quyền địa phương quy định giá dịch vụ nghĩa trang. Chuyện tang ma là nghĩa vụ của người sống với người chết, không ai tránh được, nhưng giá cả của dịch vụ ấy chưa được giải phóng mà vẫn do chính quyền quản lý.

Tức là sau khi phải nhả dần chánh sách quản lý hộ khẩu của người sống, chính quyền đang muốn quản lý hộ khẩu của người chết. Và Nghĩa trang Quân đội cũ tất nhiên cũng nằm dưới sự quản lý này. Được giải phóng ra khỏi hệ thống quân quản sang dân quản thì cũng là đổi mới rồi. Như vậy, dưới chế độ mới, liệu thân nhân có thể ghi trên mộ bia hình ảnh và quân công của người lính miền Nam đã nằm tại đó hay không"

Hàng năm, vào dịp Tết, vài trăm ngàn người từ nước ngoài sẽ về thăm nhà, không ít người sẽ đi thăm mồ mả thân nhân và còn bỏ tiền trùng tu lại mộ chí ở đấy. Mục đích phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương trở thành yếu tố nổi bật! Nghĩa trang Quân đội tại Biên Hoà sẽ bị xoá tên, nhưng với tên mới sẽ là một trung tâm thu hút du lịch, cụ thể là thu hút ngoại tệ. Chỉ cần giải phóng khu đất 58 mẫu tây này là cũng vét được khối tiền. Hiếm ai nghĩ ra cách tống tiền người sống bằng cách xoá tên người chết và lại còn được tiếng hòa giải!

Nhưng, khi trùng tu lại thì chúng ta cũng nên chú ý đến những quy định mới. Xin chớ vội mừng!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thoạt nhìn bên ngoài người ta chỉ trông thấy một cơ sở rất khiêm tốn, không nguy nga đồ sộ như những ngôi chùa lớn
Từ một tháng nay, tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã làm dư luận xôn xao
Ngày 31/12/2007 ông Vũ Dũng, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đến biên giới tỉnh Lào Cai để chủ tọa một buổi lễ
Sự việc Trung Quốc tuyên bố thành lập Huyện Tam Sa để quản trị quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền Việt Nam
Tết Nguyên Đán sắp đến,  năm cũ sắp qua đi, đây cũng là dịp để chúng ta kiểm điểm lại một năm qua mình sống như thế nào
Nghị quyết ngày 26 tháng 3 năm 2004  viết rằng: “DDảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời
Sau hơn ba mươi năm sống Hoa Kỳ, người Việt ta đã hội nhập ngày một nhiều hơn vào đời sống chính trị Mỹ, để tham gia nhiều cuộc bầu cử chính trị
Dù đã có sự thu xếp trước từ ban tổ chức trung ương Đảng, dù đã có đàn anh Trung Quốc chấp thuận, tình hình nhân sự nội bô Đảng trước ĐH X
Vấn đề mà cả hai bạn thường thắc mắc với tôi đã có câu trả lời rồi đấy. Hai chủ nhật vừa qua, những gì đã xảy ra trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội
Một bản tin của Việt Báo đã nhầm lẫn tên của một nhà hoạt động trong khi tường thuật về một sinh hoạt ở San Jose. Việt Baó trân trọng cáo lỗi
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.