Hôm nay,  

Trả Lời Chung Về Việc Đề Cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ Lãnh Giải Nobel Hòa Bình Năm 2007

13/01/200700:00:00(Xem: 8103)

Trả Lời Chung Về Việc Đề Cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ Lãnh Giải Nobel Hòa Bình Năm 2007

Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế phổ biến bản tin như sau.

Xin trả lời chung về việc đề cử Hòa thượng Thích Quảng Độ lãnh Giải Nobel Hòa bình năm 2007

 PARIS, ngày 12.1.2007 (PTTPGQT) - Sau khi bản Thông cáo báo chí phát hành ngày 4.1.2007 loan tin Bà Mairead Corrigan Maguire, Giải Nobel Hòa bình, người Ái Nhĩ Lan, đề cử Hòa thượng Thích Quảng Độ lãnh Giải Nobel Hòa bình năm 2007, chúng tôi nhận được rất nhiều thư từ, điện thư và điện thoại hỏi chúng tôi cách tham gia vận động Giải Nobel Hoà bình 2007 cho Hòa thượng, xin tư liệu và mẫu thư đề cử bằng tiếng Anh.

Qua Thông cáo hôm nay, chúng tôi xin được nói lời cảm tạ chân thành gửi đến đông đảo đồng bào Việt Nam trên khắp năm châu đã quan tâm theo dõi và muốn tham gia hỗ trợ công cuộc vận động này. Chúng tôi rất đồng tình với nhận xét chung qua hầu hết các bức thư hay phát biểu gửi về, là: "Đây không phải cuộc vận động Giải Nobel cho riêng một cá nhân, mà cho biểu tượng đấu tranh thực hiện dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Với Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto mà Na Uy trao cho Hòa thượng Thích Quảng Độ hồi tháng 11 vừa qua đã tạo tiền đề đưa tới Giải Nobel Hòa bình tương lai, và một Giải Nobel Hòa bình sẽ làm bước ngoặt lớn cho phong trào Dân chủ đa nguyên tại Việt Nam".

Chúng tôi xin phép trả lời chung các câu hỏi gửi về như sau:

- Theo quy ước của Ủy ban Chọn lọc Giải Nobel Hòa bình có trụ sở tại thủ đô Oslo, Na Uy, thì chỉ có 7 thành phần sau đây mới có tư cách đề cử ứng viên cho Giải Nobel Hòa bình :

1. Thành viên các Quốc hội và các Chính phủ;

2. Thành viên của các Tòa án Quốc tế;

3. Viện trưởng Đại học; Giáo sư thuộc các ngành Khoa học nhân văn, lịch sử, triết học, luật và thần học; Giám đốc các Viện Nghiên cứu Hòa bình và các Viện Chính trị Quốc tế;

4. Những người từng đoạt Giải Nobel Hòa bình;

5. Những thành viên trong Ban điều hành các Tổ chức từng đoạt Giải Nobel Hòa bình;

6. Những thành viên đương nhiệm và cựu thành viên trong Ủy ban Nobel Na Uy; và

7. Những cựu cố vấn do Viện Nobel Na Uy thỉnh mời.

- Hạn chót viết thư đề cử ứng viên gửi về Ủy ban Nobel Hòa bình Na Uy là ngày 1 tháng 2 năm 2007.

Hiện nay cuộc vận động đã thu hút được nhiều chữ ký của các giáo sư, nhân sĩ quốc tế và các dân biểu, thượng nghị sĩ các Quốc hội Âu Mỹ. Đặc biệt còn có chữ ký của các Dân biểu ở Trung đông (Irak) và Đông Âu.

Vậy chúng tôi xin đề nghị đồng bào khẩn cấp vận động các vị Dân biểu, Thượng nghị sĩ, Giáo sư Đại học, v.v... thuộc một trong 7 thành phần nêu trên để các vị kíp thời viết thư đề cử gửi về Ủy ban Nobel Hòa bình Na Uy ở thủ đô Oslo trước thời hạn 1.2.2007 theo địa chỉ:

Nobel Peace Prize Selection Committee

The Nowegian Nobel Institute

Drammenveien 19

N-0255 Oslo

Norway

Fax: (00) 47 22 12 93 10

Dưới đây mẫu thư bằng tiếng Anh gửi xin hỗ trợ đề cử Hòa thượng Thích Quảng Độ lãnh Giải Nobel Hòa bình năm 2007. Quý vị chỉ cần đề thêm ngày tháng, nơi gửi, tên cùng chức vị người mình yêu cầu, rồi ký tên gửi đi. Vì thời gian cấp bách, xin quý vị gửi bằng đường Fax hoặc bưu điện hỏa tốc (First class hay Overnight):

Dear Sir (Madam),

I am writing to respectfully ask you to nominate the Very Venerable Thich Quang Do of Vietnam as a candidate for the 2007 Nobel Peace Prize. Nominations must be sent to the Nobel Peace Prize selection Committee, Norwegian Nobel Institute, Drammenveien 19, N-0255 Oslo, Norway, Fax +47 22 12 93 10. The deadline is 1st February 2007.

The Very Venerable Thich Quang Do, a Buddhist monk, well-known writer and Deputy Head of the banned Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV), has dedicated his life to the non-violent combat for justice, peace and human rights in Vietnam. In his courageous struggle for the rights of others, he has sacrificed his own personal safety and freedom, and has spent the past twenty five years in detention for his fearless advocacy of democracy and human rights.

Since his release from prison in 1998, Thich Quang Do has been subjected to continuous harassment and surveillance by Security Police. In June 2001, he was arrested and condemned to two years administrative detention simply for launching an "Appeal for Democracy in Vietnam", an 8-point transition plan for democratic change. In October 2003, he was arrested again after he organized a peaceful assembly of UBCV Buddhists.

Thich Quang Do was awarded the prestigious 2006 Rafto Human Rights award in November 2006 for his “personal courage and perseverance through three decades of peaceful opposition against the Communist regime”, and as a “unifying force” and a “symbol of the growing democracy movement” in Vietnam. The Vietnamese government refused to allow him to travel to Norway to receive this prize. Today, Venerable Thich Quang Do is detained under house arrest at the Thanh Minh Zen Monastery in Saigon without any judgement or charge. He is under permanent Police surveillance and denied the right to travel and communicate freely.

We believe that the Very Venerable Thich Quang Do would be a most worthy recipient of the Nobel Peace Prize. If you agree to nominate him for this award, you will not only honour a courageous proponent of peace, but also acknowledge the silent struggle of all those who risk their lives daily in the combat for human rights and religious freedom in Vietnam. Thus, we respectfully ask you to nominate Thich Quang Do as candidate for the 2007 Nobel Peace Prize.

Yours sincerely,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị Lãnh Đạo Tây Tạng Lưu Vong đã đến Seattle từ cuối tuần trước kéo dài đến tuần này để nói về tình thương và hòa bình.
Trong mấy tuần qua, báo chí Mỹ làm rùm beng vụ bà thượng nghị sĩ Hillary Clinton bị bắt quả tang … nói láo. Cứ như là chuyện động trời ghê gớm hết sức.
Ai lên Phụ Thọ cùng ta Vui ngày Giỗ Tổ Tháng Ba Mùng Mườì Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ Mùng Mười Tháng Ba.
Các viên chức Trung Cộng thường kết án người Tây Tạng chống Olympic đang diễn ra tại Bắc Kinh là phản động vì họ cho rằng Thế Vận Hội là thuần túy truyền thống
Cuối tuần qua, trong hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy 11-12 tháng Tư, 2008, đã diễn ra một Hội-nghị về Nôm-học ở Gladfelter Hall do Trung-tâm Nghiên cứu Triết-học
Lạm phát tiếp tục tăng cao, vượt xa mức dự báo. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3-2008 so với tháng 12-2007 tăng 9,19%, so với tháng 3-2007 tăng 19,39%.
Bầy chim sẻ lại sà xuống, xúm xít quanh đĩa bánh mì vụn. Tiếng chíu chít làm rộn cả vườn sau như lời chào một bình minh rạng rỡ buổi tàn xuân.
Mỗi cuộc sống đều có những cảm nghiệm khác nhau. Riêng tôi, có dịp vào sa mạc trống trong một thời gian dài vẫn là một cảm nghiệm ghi đậm nét.
Mỗi lần đọc Trăng trên vịnh Bosphorus là mỗi lần tôi buồn lạ lùng, tiếc hùi hụi, giá như mình có mặt tại đó, nhập vào những đam mê
Ai bảo thể thao và chính trị phải tách rời là đã quên lịch sử: Berlin 1936, Munich 1972, Moscova 1980, Los Angeles 1984 là những Thế Vận Hội đã mang nhiều dấn ấn của chính trị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.