Hôm nay,  

Tiền Đồn Chống Cộng Hay Chống Bành Trướng Hán Tộc?

23/11/200600:00:00(Xem: 14381)

VN: Tiền Đồn Chống Cộng Hay Chống Bành Trướng Hán Tộc"   

(LTS. Ngân Giang là bút hiệu của một chiến binh Mỹ gốc Việt, vừa từ chiến trường Iraq về lại tiểu bang nhà là Texas. Bài sau đây cho thấy tấm lòng tác giả, dù xông pha nơi mặt trận Iraq, lòng vẫn nghĩ tới cuộc chiến vì tự do dân chủ cho Việt Nam, và vì sự an nguy của dân tộc trước làn sóng Trung Quốc.)

Lịch sử có thể giống như một cuộn tơ rối bùng, hay có thể giống như những sự kiện rời rạc, đơn lẻ. Nhưng lịch sử cũng có thể là những chuỗi sự kiện liên kết, giống như những sợi chỉ xuyên suốt. Vấn đề là lần mò ra từng sợi chỉ đan xen nhau đó. Bài viết này mong được góp phần tìm ra được 1 trong vô vàn các sợi chỉ lịch sử đó. Khiêm tốn hơn, bài viết chỉ đền cập đến lịch sử Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á.

Cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 75, và chỉ riêng tên gọi cho cuộc chiến đã không có mẫu số chung. Người Mỹ xem cuộc chiến này, ít ra là nhũng năm đầu chiến tranh Đông Dương, là cuộc chiến chống chủ nghĩa Cộng Sản, và miền Nam Việt Nam là tiền đồn chống Cộng. Nhưng cuộc chiến đã kết thúc hơn 30 năm, cuộc chiến ấy có ý nghĩa gì" Chủ nghĩa Cộng Sản chỉ mới có 1 thế kỷ rưỡi đổ lại, và Nhà Nước Cộng Sản đầu tiên cũng chỉ mới xuất hiện năm 1917. Đó là quãng thời gian quá ngắn so với lịch sử dân tộc Việt Nam kéo dài ít nhất hơn ba ngàn năm (theo truyền thuyết thì nước Việt Nam có đến 5 ngàn năm Văn Hiến). Như vậy cuộc chiến VN có phải là 1 móc nối trong 1 chuỗi sự kiện liên kết nhau 1 cách khăng khít nào đó" Ta thử điểm lại vài nét chính của sử Việt.

Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, đặt nền móng cho 1 nền độc lập tự chủ lâu dài của Đại Việt. Lý Thường Kiệt phá Tống trên sông Như Nguyệt năm 1077. Vua tôi nhà Trần 3 lần đại phá quân Nguyên nửa cuối thế kỷ 13. Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, chấm dứt âm mưu đồng hóa dân Việt của Hán tộc. Và cuối cùng là trận Đống Đa của vua áo vải Quang Trung làm tiêu tan tham vọng bành trướng bờ cõi của nhà Thanh xuống phương Nam.

Cuộc chiến Việt Nam thật ra đã được quyết định vào năm 1972, khi Tổng Thống Hoa Kỳ Nixon công du qua Trung Hoa bắt tay với Chủ Tịch Mao. Điều đó có ý nghĩa gì"

Năm 1979, chiến tranh biên giới Việt Hoa diễn ra đã phá tan huyền thọai đòan kết giữa các nước XHCN anh em. Điều đó có ý nghĩa gì"

Đi ngược lại lịch sử, ta không quên chiến tranh Pháp Thanh từ cuối năm 1884 đến giữa năm 1885, và cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất, 1947 đến 1954. Cả 2 cuộc chiến Trung Quốc đều đưa lính qua biên giới vào Việt Nam mượn tiếng giúp Việt Nam chống thực dân.

Bây giờ ta có thể liện hệ những sự kiện ở trên (được nhắc qua 1 cách rất đại lược) thì có thể tìm ra 1 sợi chỉ xuyên suốt trong sử Việt. Cuộc chiến Việt Nam, hay có người còn gọi là cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2, nếu chỉ nhìn trong giới hạn thế kỷ 20 từ góc độ của 1 bộ phận người Mỹ, hay ít ra là qua sự tuyên truyền của các chính phủ Mỹ từ Truman đến Nixon, là cuộc chiến chống Chủ Nghĩa Cộng Sản, và Việt Nam là tiền đồn chống Cộng. Nhưng nếu đặt cuộc chiến đó vào bối cảnh lịch sử hơn 2 ngàn năm ở bán đảo Đông Dương thì đó là cuộc chiến ngăn chặn sự bành trướng của giống dân Hán xuống phương Nam.

Tổng Thống Nixon bắt tay vơi Mao Trạch Đông ngòai dụng ý chia rẽ khối Cộng Sản, cụ thể là giữa Liên Xô và Trung Quốc, còn có ý nghĩa tách rời Bắc Việt ra khỏi vòng kềm tỏa của Trung Quốc, đảm bảo 1 nước Việt Nam cho dù có Cộng Sản cũng không là 1 chư hầu của Trung Quốc. Bắc Việt rơi vào quỹ đạo Liên Xô sau 1975 và cuộc chiến biên giới 1979 có thể xem như là thành quả của chiến lược ngọai giao Nixon-Kissinger ở Đông Á.

Cuộc chiến VN tuy kết quả không như người Mỹ mong muốn nhưng chí ít nó cũng có tác dụng trong việc ngăn chặn làn sóng Cộng Sản bành trướng xuống vùng Đông Nam Á, mà cụ thể và chính xác hơn nếu ta lấy bối cảnh lịch sử mấy ngàn năm lịch sử văn minh Đông Nam Á chứ không phải chỉ là mấy chục năm giữa thế kỷ 20, thì đó chính là cuộc chiến chống sự bành trướng của nền văn minh Hoa Hạ đối với nền văn minh lúa nước Đông Nam Á. Điển hình là các phong trào Cộng Sản ở Mã Lai Á và Nam Dương khi đó đều do các tổ chức người Hoa ở bản địa tổ chức và được sự hậu thuẫn của Hoa Lục Cộng Sản.

Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lý đặc biệt. Nằm giữn 2 nền văn minh lớn của nhân lọai là Hoa và Ấn, các dân tộc vừa tiếp nhận, vưà dung hòa những gì học hỏi được từ 2 nền văn minh lớn Hoa Ấn, vừa cùng lúc phát triển bản sắc văn hóa riêng của chính mình. Trong các nước Đông Nam Á thì Việt Nam chiếm 1 vị trị đặc biệt hơn cả, nhìn từ góc độ văn hóa lịch sử. Ấy là vì Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam nằm ngay mũi Nam tiến của Hán tộc (Hán tộc bành trướng từ vùng duyên hải trước rồi mới tiến vào lục địa nên Miến, Thái và Lào không nằm ở vị tri "éo le" như Việt Nam). Lại không giống Miến Điện có cùng biên giới với Ấn Độ, một nước mà chủ nghĩa bành trướng văn hóa rất yếu so với Trung Hoa.

Nhìn từ góc độ địa chính trị, có thể nói Việt Nam là tiền đồn chống sự bành trướng Trung Hoa của khối các nước Đông Nam Á. Trong lịch sử, Việt Nam đóng vai trò như một cục cao su chặn khuynh hướng phình to của Trung Hoa. Cục cao su có sức đàn hồi, tiếp nhận vào hóa giải những va chạm, xâm lấn từ phương Bắc xuống phương Nam.

Những cuộc Nam tiến của Đại Việt từ vua Lý Thánh Tông qua các đời Trần, Hồ, Lê, Nguyễn chinh phục và sáp nhập nước Chiêm Thành, lấy đất của Vương Quốc Khơme không phải chỉ để mở mang bờ cõi Đại Việt (một khuynh hướng tự nhiên của các dân tộc, không khác với Hán tộc) mà còn để củng cố, thổi 1 luồng sinh khi mới qua sự thâu nhập những nền văn minh mới ở phía Nam, một điều mang tính sinh tồn đối với tộc Việt trước sự đe dọa đồng hóa luôn thôi thúc ở phương Bắc.

Trong công cuộc bảo tồn văn hóa Việt Nam (vốn bao gồm tấc cả các dân tộc sống ở dải đất hình chữ S ngày nay, gồm Kinh, Thượng, Miên, Thái, Mường...), Việt Nam vô hình chung mang trên mình sứ mạng ngăn chặn, hay có thể dùng từ mang tính thời đại là "đắp đê" (containment), khuynh hướng không ngừng bành trướng của Trung Hoa.

Các cuộc nội chiến trong sử Việt, từ cuộc nội chiến Mạc Lê thế kỷ 16, hay Trịnh Nguyễn thế kỷ 17 cho đến khi phong trào Tây Sơn nổi lên tạo ra 1 cục diện hỗn chiến triền miên khốc liệt suốt nửa cuối thế kỷ 18 giữa các dòng họ và thế lực cả ngọai bang lẫn nội bang, tất cả đều chứa đựng một ý nghĩa chung là Việt Nam, qua sự ủy nhiệm vô hình của các nước Đông Nam Á, đang tìm cho mình một chính quyền hữu hiệu, đủ mạnh để chặn nút sức Nam tiến của Hán tộc. Kết quả của các cuộc nội chiến không nhất thiết là sự thiết lập một vương quyền hữu hiệu nhất trong việc bảo tồn nền độc lập của Việt Nam, gián tiếp bảo tồn sự độc lập của nền văn minh Đông Nam Á đối với Trung Hoa, nhưng ít ra là cho đến ngày hôm nay, nước Việt Nam vẫn giữ được nền độc lập tự chủ trước sự đe dọa bành trướng của Trung Hoa.

Người viết phải mở ngoặc ở đây để xác nhận bài viết không có ý đề cao Việt tộc hay bài bác Hán tộc. Dân tộc nào cũng có khuynh hướng bành trướng. Nước Việt Nam nhỏ hơn Trung Hoa nên bành trướng ở phạm vi nhỏ hơn, chứ không phải là không bành trướng, dù là bành trướng vì bất cứ lý do gì. Hơn nữa, văn minh Hoa Hạ lan tỏa rộng khắp các nước Đông Á, trong đó có Việt Nam, mang nhiều yếu tố tích cực, góp phần tạo nên bản chất, phong cách, và bản sắc riêng của Việt Nam, một đất nước không phải là một Trung Hoa nối dài, cũng không phải chỉ là một phần của nền văn minh Đông Nam Á mà thôi. Vị trí địa lý của nước Việt Nam là 1 điều kiện khách quan, nó giúp hình thành con người Việt Nam, một đất nước đa chủng nhưng mang tính thống nhất và có bản sắc văn hóa riêng, dung hòa tất cả các nền văn minh chung quanh, nhưng không hòa tan để mất đi tính chất văn hóa bản địa của mình.

Nhận thức được vai trò và vị trí của Việt Nam trong suốt gần bốn ngàn năm lịch sử (tính từ văn minh Phùng Nguyên, Đồng Đậu cho đến nay), ta có thể thấy được một phần ý nghĩa của những sự kiện gần đây. Việc Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN năm 1995, một tổ chức được thành lập từ năm 1967 quy tụ các nước Đông Nam Á, bình thường quan hệ ngọai giao với Mỹ năm 1994, tham gia tổ chức WTO năm 2006 phản ảnh những bước đi tất yếu của một đất nước đi tìm đồng minh mới, mở rộng phạm vi bạn bè sau một thời kỳ dài duy ý chí, giáo điều để rồi tự cô lập và trở nên kiệt quệ về kinh tế, chính trị, cho đến văn hóa, và từ đó không đủ sức cáng đáng vai trò tiền đồn chống sự bành trướng của một nước Trung Hoa đang vươn mình đứng dậy trở thành một siêu cường tương lai thứ 2 trên thế giới sau một giấc ngủ dài hơn 2 thế kỷ.

Hội Nghị APEC năm 2006 được tổ chức ở VN đặt trước giới lãnh đạo Việt Nam một ngã rẽ. Hoặc là tiếp tục lệ thuộc vào Hoa Lục Cộng Sản vì cùng chung ý thức hệ và điểm tựa quyền lực, hoặc tìm một liên minh mới với Hoa Kỳ, một siêu cường không có khuynh hướng bành trướng và bóp nghẹt kinh tế, chính trị và văn hóa các dân tộc khác như Hán tộc, và xích lại gần hơn nữa các nước láng giềng trong tổ chức ASEAN vốn có nguồn gốc và văn hóa rất gần gũi với Việt Nam, nhằm hóa giải hoặc ít ra giảm thiểu sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Sự lệ thuộc dù là ý thức hệ cũng đều nguy hiểm. Bài học của các triều đại phong kiến VN quá lệ thuộc tư tưởng Bắc triều góp phần vào việc mất nước vào tay người Pháp xảy ra cách đây chỉ mới hơn 100 năm.

Nói cho cùng, một chính quyền, chế độ cũng chỉ là phương tiện để đạt đến cứu cánh thịnh vượng, phú cường cho một dân tộc, đất nước. Phương tiện đã lồi thời, không phát huy được hiệu quả thì cần được thay đổi, đào thải. Nhưng vì nó chỉ là một phương tiện, nên thiết nghĩ việc thay đổi hay lật đổ không phải là cứu cánh được. Kết thúc bài viết, thiết nghĩ cộng đồng người Việt hải ngọai không chỉ thụ động hy vọng Đảng cầm quyền trong nước, giới lãnh đạo Việt Nam hiện thời có tư duy thực sự đổi mới, thông thóang va cởi mở hơn trong cách nhìn và đánh giá lịch sử, chấp nhận mọi sự đóng góp ý kiến và xây dựng một xã hội dân chủ thực sự, nhưng cộng đồng người Việt nên có cái nhìn khách quan theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam để nhận thức đúng đâu là vấn đề then chốt và mang tính thời đại đối với tiền đồ đất nước Việt Nam kiên cường.

20 Nov 2006

El Paso, TX

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.