Hôm nay,  

WTO--Việt Nam Và Những Chữ ‘Nếu’

11/11/200600:00:00(Xem: 7902)

WTO--Việt Nam Và Những Chữ ‘Nếu’

Sau 12 năm thương thuyết, đơn xin gia nhập WTO của Việt Nam đã được đại diện các nước hội viên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới chấp thuận vào ngày 7-11-2006 tại Geneva. Đó là vấn đề giữa Việt Nam và các nước hội viên, trên căn bản tương quan quyền lợi thuần tuý.

Ở thời điểm này, tuỳ theo vị trí và quan điểm, người ta có những tiên đoán khác nhau về tình hình Việt Nam trong những ngày tháng tới. Dù nhìn từ góc cạnh nào, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi lớn, dẫn theo sự biến thái của xã hội, và có thể là cả sự chuyển biến trong chính trị.

Từ phía nhà nước Việt Nam, đây là một cơ hội lớn để thực sự hội nhập với cộng đồng thế giới qua lãnh vực kinh tế.

Nếu những người đang có trách nhiệm hiện nay ý thức được tầm quan trọng của cơ hội này và biết vận dụng một cách đúng đắn thì Việt Nam có thể thực sự “cất cánh”, và nhân dân Việt Nam sẽ thụ hưởng được rất nhiều phúc lợi.

Nếu trong thời gian tới, chính sách kinh tế Việt Nam được hoạch định và thực thi một cách đúng đắn thì tiềm lực quốc gia, bao gồm nhân lực, tài lực và trí lực, sẽ được vận dụng một cách hiệu quả để làm giàu cho nước nhà và toàn dân.

Nếu hệ thống kinh tế thị trường được thực thi nghiêm chỉnh thì nhân dân sẽ được có cơ hội đóng góp một cách cụ thể vào tiến trình phát triển kinh tế quốc gia, thay vì chỉ đơn giản là chuyện “đem sức khoẻ đổi lấy miếng cơm”.

Nếu tình trạng tham nhũng, độc tài vẫn còn tiếp tục hoành hành, thì ý nghĩa của sự tham gia WTO này chẳng có gì đáng mong đợi. Bởi lẽ, nó chỉ tạo cơ hội làm giàu bất chính thêm cho bộ máy tham lam, ích kỷ vốn đã làm hư hỏng xã hội và phá hoại quá trình phát triển đã có.

Nói chung, đối với đất nước, sự giao thương tầm quốc tế này sẽ tạo ra nhiều thuận lợi để kinh tế Việt Nam có thể phát triển thực sự, chứ không phải chỉ là những dự án kinh doanh với tầm vóc quốc gia. Hơn nữa, sự phát triển kinh tế đó cần phải đồng nhịp với những lãnh vực quan yếu khác, chứ không thể là một sự phát triển đơn thuần, què quặt như bao nhiêu năm qua.

Việt Nam là hội viên của WTO, chứ không phải là ĐCSVN. Do đó, toàn dân Việt Nam có quyền đòi hỏi nhà nước phải cho tất cả mọi thành phần xã hội có cơ hội đồng đều; trong đó có cả quyền tham gia góp phần quản lý, thực thi chính sách kinh tế của các chính đảng khác.

Đối với người dân Việt Nam, khi Việt Nam là hội viên “WTO” thì người dân Việt Nam phải có cơ hội tham dự vào một sinh hoạt kinh tế đúng nghĩa, chứ không thể chỉ là sự bảo đảm công ăn việc làm theo kiểu “bán sức lao động” như đang xảy ra.

Nếu đã là hội viên của WTO, thì các giới công nhân, nông dân Việt Nam phải được ưu tiên hưởng các quyền lợi căn bản của người lao động, từ đồng lương, phụ cấp, chế độ làm việc, bảo hiểm sức khoẻ, nhân thọ v.v…

Nếu sau khi tham gia WTO mà người công nhân vẫn bị bóc lột sức lao động một cách thậm tệ như từ trước đến nay, vẫn bị hệ thống Công đoàn nhà nước kềm kẹp khi làm việc, vẫn bị trù dập mỗi khi lên tiếng đấu tranh đòi quyền lợi, v.v… thì ý nghĩa của sự thay đổi này chỉ là một sự mỉa mai to lớn.

Nếu sau khi tham gia WTO mà nhà nước Việt Nam vẫn cấm đoán sự thành hình của các công đoàn, hiệp hội, nghiệp đoàn tự do, và thẳng tay trù dập những người đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của những người lao động, thì nhà nước Việt Nam chắc chắn sẽ bị thế giới lên án về sự vi phạm trắng trợn các điều khoản đã ký kết.

Nếu sau khi tham gia WTO mà cộng đồng người Việt ở nước ngoài vẫn bị phân biệt đối xử, đặc biệt là không thực hiện những quyền trao đổi đã được quy định, thì sự nghi ngờ, bất cộng tác hiện nay sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nữa.

Tóm lại, cục diện Việt Nam sẽ chuyển biến ra sao từ sự kiện lớn lao này, sẽ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố cộng hưởng; từ thái độ, chính sách của nhà nước đến sự ý thức, đấu tranh của các tầng lớp lao động.

Quan trọng không kém là sự đấu tranh quyết liệt, sáng suốt và kiên trì của các tổ chức dân chủ. Việt Nam trở thành hội viên của WTO không phải là chiến thắng riêng của đảng CSVN, hay là một sự thất bại, thất thế của cuộc đấu tranh xây dựng dân chủ, tự do cho Việt Nam. Nếu nhà nước CSVN làm đúng thì đó sẽ là phúc lợi cho toàn xã hội. Nếu không, thì đó sẽ là cái “vòng kim cô” siết chặt chế độ độc tài toàn trị trong một thời gian không xa.

Quy chế hội viên WTO không tự nhiên là một phép mầu phát triển tự nhiên, vì rõ ràng là đã có không ít các nước thành viên khác đến nay vẫn chưa đạt được sự cường thịnh như mong đợi.

WTO chỉ là một môi trường và cơ hội. Phần còn lại là do sự nỗ lực, sáng tạo của nhà nước và toàn dân, không phân biệt thành phần và chính kiến.

Hy vọng rằng đảng CSVN nhận thức được điều đó và sớm giải toả các bế tắc chính trị hiện nay để đất nước sớm cất cánh từ cơ hội lớn này, trước khi quá muộn.

Hy vọng rằng các chính đảng dân chủ cũng sẽ sớm chuẩn bị được các sách lược kinh tế thích hợp với điều kiện mới vừa có, để nhanh chóng đưa Việt Nam “cất cánh”, một khi tình hình chính trị của đất nước đã thực sự được thay đổi.

(Link: http://dvdvn.org/quandiem/20061110_VietNam--WTO.htm)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đổi đời! Hai tiếng ngắn ngủi nhưng hàm chứa bao nhiêu là sự kiện, ý nghĩa quan trọng đến mấy chục triệu nếp sống của dân chúng miền Nam
Năm 1975, VNCH thua trận. Ít lâu sau đó MTGPMN cũng tiêu vong, không kèn không trống, không Cáo phó, Thiệp tang gì cả
Doanh nghiệp phải đảm bảo là không đồng lõa với nạn chà đạp nhân quyền... Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và được hưởng quan hệ kinh tế
Tân-Tư-Bản Đại-Địa-Chủ-Đỏ, Big New Red Capitalist Landlords, ở Việt Nam đã, đang và sẽ thu gom tích tụ ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam Nghèo
Cuộc biểu tình khiếu kiện suốt 26 ngày đêm (từ 23-6 đến 18-7 năm 2007) của nông dân miền Nam trước Văn Phòng 2 Quốc Hội
Dân Mỹ là một dân tộc rất mê thể thao. Từ football đến baseball, bóng rổ, hockey, v.v… Thể thao trong quan niệm Mỹ không những rèn luyện thể xác
Mùng một tháng Tám vừa qua là lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine, trước khi chính thức rời Hà Nội vì đã mãn nhiệm, hôm 30/7 vừa qua
Làm thế nào để sự sáng suốt không bị thói quen lấn áp hay nắm chủ quyền của thân tâm tạo ra những chuỗi suy nghĩ đưa đến lời nói hay hành động sai lầm"
San Jose từ nhiều năm nay có một hoạt động khá đặc biệt của nhóm Tình Thương. Quanh năm vận động người tình nguyện đi làm toàn những công việc
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.