Hôm nay,  

Cán Bộ Đảng Viên Càng Mù Mịt

01/12/200600:00:00(Xem: 10429)

VN: Càng Kiên Định Mác-Lênin, Cán bộ Đảng Viên Càng Mù Mịt

Hoa Thịnh Đốn.- Trong lúc đảng Cộng sản Việt Nam phấn khởi được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới  (World Trade Organization, WTO) và hoan hỷ hoàn tất tốt Hội nghị APEC thì  cán bộ, đảng viên  lại hoang mang trước quyết định  giữ vững Chủ nghĩa Mác-Lênin để qúa độ lên  “thiên đàng” Xã hội Chủ nghĩa mơ hồ, ảo tưởng.

Tình trạng này phổ biến nhan nhản trong một số bài viết của cán bộ làm công  tác Tư tưởng trong vòng vài tháng qua trên các báo của Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương và các Cơ quan lo nhiệm vụ giữ vững tưởng  cho Cán bộ, Đảng viên và Quân đội  trước những thay đổi nhanh chóng của kỷ nguyên hội nhập tòan cầu.

Hiện tượng cán bộ ngành Tư tưởng – Văn hóa  “xuống cấp”, không còn tha thiết với nhiệm vụ tuyên truyền theo đảng “kiên định” bám lấy Mác-Lênin hoặc giao động trước tình trạng co cụm “đi ngược chiều”  của Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa đang lan rộng từ Đảng sang Quân đội.

Trước hết hãy nói về  cuộc Hội thảo “Việt Nam gia nhập WTO: Những vấn đề đặt ra đối với quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc XHCN” tại Học viên Chính trị quân sự (Hà Đông, Hà Tây) ngày 29-11 (06).

Đại diện cao cấp nhất của đảng có  mặt là Đào Duy Quát, Phó trưởng Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương.  Phiá Quân đội, theo Báo điện tử Trung ương đảng, có Lê Minh Vụ, Trung tướng, Giám dốc Học viện Chính trị quân sự;  Vũ Văn Kiểu, Trung tướng, Viện trưởng Viện Chiến lược Quân sự; Mai Hồng Bỉnh, Thiếu tướng, Cục trưởng Cục TT-VH, Tổng cục Chính trị; Nguyễn Ngọc Hồi, Thiếu tướng, Tổng Biên tập Tạp chí quốc phòng toàn dân.

Đây là cuộc Hội thảo đầu tiên kể từ khi Việt Nam được gia nhập WTO ngày 7-11 (06), nhưng lại xẩy ra cùng ngày với cuộc bỏ phiếu  của Quốc hội chấp thuận các Thỏa hiệp  Việt Nam đã ký kết với WTO.

Có tới 48 bài Tham luận được trình bày tại cuộc Hội thảo mà chủ yếu nói về công tác  “củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” chống lại âm mưu lợi dụng WTO để chống phá Việt Nam của  “các thế lực thù địch”.

Đào Duy Quát, như  được trích dẫn, đã “phân tích rõ những cơ hội, thách thức tác động đến nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, đặc biệt nhấn mạnh, chú trọng xây dựng cho được tiềm lực quốc phòng  vững chắc …đồng thời   khẳng định việc duy trì, giữ vững sự ổn định chính trị xã hội luôn là một trong những vấn đề hệ trọng số một đối với công cuộc đổi mới, đi lên CNXH ở nước ta, chứ không phải chỉ là vấn đề đặt ra khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).”

Quát yêu cầu Hội nghị: “Chú trọng tăng cường công tác tư tưởng – lí luận, làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự là nền tảng tinh thần của toàn xã hội; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước ta không phải là một thứ “tài nguyên” mang tính chất tự nhiên mà bắt nguồn từ chính tính vững chắc, tính cách mạng, khoa học của nền tảng tư tưởng; từ mục tiêu mô hình chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng…phát huy tốt hơn vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trên lĩnh vực kinh tế.”

Tướng Lê Minh Vụ  thì khuyến cáo: “Đặt mục tiêu "dân giàu, nước mạnh" trong xây dựng, phát triển của các đơn vị làm kinh tế, các doanh nghiệp, doanh nhân, không vì lợi nhuận, lợi ích doanh nghiệp mà xâm hại lợi ích quốc gia. Trong quá trình hội nhập WTO, chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không mơ hồ trước những âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng quan hệ kinh tế để xâm nhập...

Vì vậy, phải tiếp tục điều chỉnh, bổ sung chiến lược bảo vệ Tổ quốc, từ việc bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật cho phù hợp với các định chế của WTO, đến việc tổ chức lại lực lượng vũ trang, nhất là lực lượng dân quân tự vệ, trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Có phương thức phù hợp trong bảo vệ an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, chủ động không bị bất ngờ, thực hiện phương châm "bảo vệ Tổ quốc từ xa", sẵn sàng ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù.”

Tướng Vũ Văn Kiểu,Viện trưởng Viện Chiến lược Quân sự nói thêm: “Hội nhập vào WTO, sự nghiệp quốc  phòng, bảo vệ Tổ quốc gắn liền mật thiết với chiến lược an ninh quốc gia về mọi phương diện…Xây dựng lực lượng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đồng thời phải đi liền với xây dựng lực lượng công an nhân dân  trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, mưu trí sáng suốt và sẵn sàng chiến đấu, đánh thắng mọi âm mưu và thủ đoạn phá hoại cách mạng của mọi thế thực thù địch….đảm bảo môi trường hoà bình, ổn định và an toàn cho hoạt động phát triển kinh tế, giữ vững sự vững mạnh của chế độ, quyền lực nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng; đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch, bảo vệ thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống…”

Lê Văn Quang, Đại tá  cũng góp ý: “Việc gia nhập WTO của Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh, phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng đạo đức, lối sống cho con người Việt Nam. Phát triển kinh tế, tăng trưởng nhanh và bền vững là cơ sở vững chắc cho việc bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát triển văn hoá, lối sống tốt đẹp. Song, sự tác động đó không bao giờ diễn ra một chiều, phẳng lặng, mà nhất định không ít điều phức tạp… trong hội nhập, có thể sẽ có một số công ty, một số quốc gia sẽ có tham vọng lợi dụng tổ chức quốc tế này để thực hiện  các mưu đồ về quốc phòng - an ninh. Do vậy, trong phòng ngừa xâm lăng về kinh tế cũng phải hết sức cảnh giác với sự xâm lăng về quân sự, xâm lăng về văn hoá - đạo đức...”

Tại sao trong khi cả nước vui mừng Việt Nam được gia nhập WTO sau 12 năm thương thuyết vất vả thì phe Quân đội và Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương lại  tìm cách chống  lại những “đe dọa” tưởng tượng có thể đến với  Chế độ  từ Thỏa hiệp WTO"

Điều này phải chăng phe Quân đội  bảo thủ đã “ngửi” thấy  hiểm họa rã đám trong hàng ngũ, hay ảnh hưởng  của tinh thần  tự do, công bằng và ngay thẳng trong mậu dịch với WTO đang ngấp nghé ngoài biên giới  "   Những lời cảnh giác trong lĩnh vực quốc phòng  chẳng qua cũng chỉ  có mục đích  hù họa những ai đang có tư tưởng hoang mang, hoài nghi về con đường tiến lên Xã hội Chủ nghĩa của đảng trong khi thực tế là hội nhập để làm ăn theo Chủ nghĩa Tư Bản"

TƯ TƯỞNG ĐI XUỐNG

Tình hình này cũng diễn ra 10 ngày sau khi  Việt Nam được vào WTO qua bài viết của   Nguyễn Đăng Thành, Phó Giám đốc Học viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh. Bài viết phân tích về công tác  tư tưởng đảng, bên cạnh những việc làm  được, còn vô số những khuyết điểm phải sửa chữa ngay.

Thành nói: “Hoạt động nghiên cứu lý luận vẫn còn không ít hạn chế, bất cập so với yêu cầu của đổi mới, cần được khắc phục. Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ “Công tác lý luận chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới…Một số vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trương lớn chưa được làm rõ nên chưa đạt được sự thống nhất cao về nhận thức và thiếu dứt khoát trong hoạch định chính sách, chỉ đạo điều hành, như các vấn đề: sở hữu và thành phần kinh tế; cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế; đổi mới chính sách, cơ chế quản lý giáo dục, y tế, văn hoá, đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị…”

“Lý luận chưa giải đáp được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa đổi mới với ổn định và phát triển; giữa độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế…”

Hậu qủa của những thiếu sót, theo lời Thành, đã làm cho “Khoảng cách của nhiều vấn đề lý luận với cuộc sống hiện thực không những chưa được thu hẹp mà có xu hướng mở rộng thêm. Hiện đang tồn tại hai thực tế trái ngược nhau: một mặt, lý luận vẫn bị lạc hậu, vẫn đi sau cuộc sống, hàng loạt câu hỏi cơ bản và cấp bách do thực tiễn đổi mới đặt ra đòi hỏi lý luận trả lời.”

Thành bảo hiện nay: “Nghiên cứu lý luận và đội ngũ nghiên cứu lý luận chưa ngang tầm nhiệm vụ, còn xa mới đáp ứng được yêu cầu của đổi mới. Những kết quả đạt được trong nghiên cứu và giảng dạy lý luận ở nhiều lĩnh vực chưa đạt được mức làm cơ sở khoa học và thực tiễn để Đảng và Nhà nước tham khảo trong quá trình hoạch định chủ trương, chính sách cụ thể. Tầm tư duy, tính khoa học của những sản phẩm nghiên cứu các vấn đề lý luận do thực tiễn đặt ra chưa đủ sức thuyết phục đối với yêu cầu của xã hội. Vẫn còn tình trạng nhiều công trình nghiên cứu lý luận mang nặng tính chất kinh viện, chủ yếu thuyết minh, giảng giải những nguyên lý có sẵn một cách giản đơn, hình thức. Lý luận thiếu sự sắc sảo và nhạy bén trong phát hiện, phân tích những mâu thuẫn và tình huống có vấn đề của quá trình đổi mới.”

“Việc nghiên cứu, phân tích phê phán những quan điểm, lý thuyết sai trái, cơ hội, những âm mưu bác bỏ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngay trong đời sống lý luận trong nước cũng chỉ được tiến hành một cách rời rạc, thiếu tập trung, thiếu ngọn cờ tư tưởng lý luận có trách nhiệm, đủ tầm mức kết luận và chỉ lối làm điểm tựa, tập hợp và phát động hưóng nghiên cứu lý luận chính thống, thực sự phê phán đúng và trúng, có hệ thống và tập trung đối với những quan điểm lý thuyết sai trái, cơ hội...”

“Sự thiếu hụt về năng lực sáng tạo cũng như trình độ nhận thức và vận dụng tư duy lý luận ở một số người làm công tác lý luận đã dẫn tới tình trạng hời hợt, giản đơn, một chiều, nặng về mô tả các hiện tượng, sự kiện, hoặc suy luận chủ quan mà không nâng lên tầm phân tích, tổng kết thực tiễn và khái quát lý luận...”

Tại sao trước nguy cơ Mác-Lênin bị bác bỏ ở Việt Nam mà đội ngũ cán bộ Tư tưởng lại lơ là đến thế " Có phải tại vì chẳng ai đã tìm thấy “cửa thiên đàng” như những “Nhà Tư tưởng” của đảng tuyên truyền từ trước đến nay" Hay là mọi người đã chán đến tận cổ mà đảng vẫn chưa nhận ra"

NỘI BỘ LUNG LAY

Trong khi nội tình cán bộ làm công tác tư tưởng như thế thì Nguyễn Đức Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương  đã viết một bài báo dài 2 kỳ trong Tạp chí Cộng sản (số 118 và 119/06) để bênh vực cho quyết định tiếp tục xây dựng đất nước dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh, nếu có, chẳng qua cũng chỉ bảo mọi người đừng bao giờ chối bỏ Mác-Lênin khi xây dựng nhà nước Cộng sản.

Vì vậy Bình mới cảnh giác Lãnh đạo của đảng: “Hội nhập toàn cầu, vào WTO tự nó không là mục đích mà chỉ là phương tiện, điều kiện, con đường kết hợp sức mạnh dân tộc, với sức mạnh thời đại; nhất là cốt để tranh thủ lực lượng sản xuất và công nghệ hiện đại, những thành tựu mới của kinh tế tri thức nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội - nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.”

Nhưng các phương tiện,kỹ thuật hiện đại là của Tư bản nên bảo sử dụng  tài sản của Tư bản làm nấc thang để “qúa độ” lên thiên đàng Xả hội chủ nghĩa Cộng sản ở đâu đó là ngụy biện, không căn cứ. 

Chẳng nhẽ  sự sụp đổ của  các  Nhà nước Cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu  từ 1989 đến 1991 chưa đủ làm cho những người mơ ngủ như Nguyễn Đức Bình tỉnh giấc hay sao"

Có lẽ chưa nên Bình mới viết: “Các thế lực đế quốc phương Tây hý hửng tuyên bố chủ nghĩa xã hội đã cáo chung, chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã chết. Họ không giấu giếm ý đồ thiết lập "trật tự thế giới mới" do Mỹ đứng đầu và không còn ai làm đối trọng.”

“Song, chúng ta trả lời thẳng cho những ai tuyên bố về sự "cáo chung" rằng: hoàn toàn không có chuyện chủ nghĩa xã hội cáo chung, chủ nghĩa Mác - Lê-nin sụp đổ. Bước tiến của cách mạng chậm lại, song không thế lực nào có thể quay ngược bánh xe lịch sử.”

Banh xe Xã hội chủ nghĩa chỉ “chậm lại” hay đã “đứng nguyên” và đang rỉ sét tại các nghĩa địa hoang phế ở Nga Xô,nơi chứa hàng trăm pho tượng các triết gia và lãnh tụ Cộng sản bị nhân dân phá bỏ trong hai năm 1990 – 1991"

Vậy mà Bình vẫn chủ quan bảo thủ cho rằng: “Chừng nào còn chủ nghĩa tư bản, còn những mâu thuẫn nan giải của chủ nghĩa tư bản như hiện nay và, cùng với quá trình chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn toàn cầu hóa, những mâu thuẫn ấy ngày càng tích lũy sâu sắc và mở rộng, thì lịch sử vẫn không ngừng vận động và, theo quy luật lịch sử - tự nhiên, chỉ có thể vận động theo hướng chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ tiêu vong và được thay thế bằng chủ nghĩa xã hội.”

Bình là người đóng góp phần lớn và tích cực nhất trong việc họach định chính sách cho đảng dưới thời Lê Khả Phiêu giữ chức Tổng Bí  thư đảng khoá VIII.  Bình nhắc lại trong bài báo: “Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ của Đảng ta năm 1991 đã sáng suốt chỉ ra (và được Đại hội VIII, Đại hội IX khẳng định lại), một cách nhìn, một tư tưởng cơ bản rất đúng đắn, sâu sắc và toàn diện như sau: "Chủ nghĩa xã hội hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử".

Kết luận thiếu khoa học biện chứng này chẳng qua chỉ là  thứ lý luận quanh co, chối bỏ sự thật và không dám chấp nhận thất bại của những cái đầu còn qúa nhiều đá  sạn trong đảng CSVN.

Nhưng số “đá sạn” này lại không có khả năng thuyết phụcmọi đảng viên nên Bình mới tiết lộ: “Ở nước ta, có một số người khuyên Đảng ta từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa mà Bác Hồ, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn, bởi thời thế (thời đại) đã thay đổi. Một vài người cho rằng sự lựa chọn ấy đã sai từ đầu; giá như lúc đó đi con đường khác thì biết đâu nước ta vẫn giành được độc lập, kinh tế vẫn phát triển, lại tránh được mấy cuộc chiến trường kỳ, gian khổ, tốn bao xương máu.”

Bình phản bác: “Không thể chấp nhận cái thuyết "chọn sai đường" và "giá như...". Vấn đề ở đây thật ra không phải mong muốn chủ quan mà suy cho cùng là quyết định khách quan của chính lịch sử…”

Theo Bình thì quyết định của Hồ Chí Minh  chọn  Chủ nghĩa Cộng sản làm phương châm phát động cuộc kháng chiến giành độc lập và  “giải phóng đất  nước”  là một quyết định đúng đắn, hợp với tình hình của Việt Nam và Thế giới lúc bấy giờ. Và sau 20 năm Đổi mới, việc giữ vững độc lập để xây dựng đất nước trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin đã mang lại nhiều thành qủa lịch sử. Nhưng Bình lại quên bẵng đi chuyện Việt Nam vẫn còn là một trong số nước nghèo và chậm tiến nhất thế giới sau 70 năm sống chung với Chủ nghĩa Cộng sản.

Bình phê bình: “Lại có đồng chí cho rằng với thực trạng thế giới hiện nay, sau khi Liên Xô tan rã, không cần nhắc lại định nghĩa thời đại vì chủ nghĩa xã hội trên thế giới còn rất xa vời, khẳng định thời đại lúc này không ích gì, trái lại dễ gây ảo tưởng chủ quan, phiêu lưu trong hành động thực tế. Quan điểm này không có sức thuyết phục.”

Như vậy có ai ở Việt Nam “kiên định” hơn Nguyễn Đức Bình chăng, và đảng CSVN bây giờ còn được bao nhiều người  như thế"

Liệu những lý luận của Bình có được ai  ở Việt Nam nghe theo không hay tiếng nói của Bình đã lạc lõng rơi vào thinh không vô vọng" -/-

(11/06)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Con người đôi khi cần phải khóc. Không ai cần phải học cách khóc, bởi vì ngay từ lúc được sinh ra ở cuộc đời này con người đã biết khóc
Năm 2007 sắp kết thúc đánh dấu 200 năm của một biến cố đáng chú ý, là đạo luật bãi bỏ chế độ buôn bán nô lệ của nước Anh
Quan niệm đầu tiên là không thể không viết quyển “Từ Điển Chiến Tranh Việt Nam”. Chúng ta là một trong 4 lực lượng quân sự tham chiến, 3 lực lượng kia
Sau 5 ngày im lặng, kể từ khi bắt giữ 3 đảng viên Việt Tân và một số người Việt Nam khác vào cuối tuần trước, Hà Nội mới lên tiếng xác nhận việc bắt giam
Người dân Việt Nam không chỉ sẵn sàng phá bỏ công trình nhà Quốc Hội, một di tích lịch sử đặc biệt quan trọng, là công trình kiến trúc tiêu biểu
Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ ngày càng hấp dẫn qua các màn tố khổ lẫn nhau ngày càng nặng nề giữa các ứng viên cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa.
Bản Tin Tiếp Theo Về Trường Hợp Nhà Báo Đối Lập Nguyễn Khắc Toàn Đang Bị Công An CSVN Bao Vây Ngặt Nghèo Tại Hà Nội.
Hiện có 161 đồng bào VN tỵ nạn kém may mắn, còn lưu lạc gần  hai mươi năm ở Phi Luật Tàn
Dòng đời nhiều khi chỉ thấy như một dòng thác loạn, với những nhịp xung đột, làm thâm gan
Đôi lời của tác giả: Sau khi loạt bài về trại A-20 Xuân Phước được phổ biến, nhiều độc giả đã gửi thư về yêu cầu viết thành một tập hồi ký từ ngày đầu
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.