Hôm nay,  

VN: Đảng Bênh Chủ Bỏ Dân

10/11/200600:00:00(Xem: 5315)

VN: Đảng Bênh Chủ Bỏ Dân

Hoa Thịnh Đốn.-  Khỏan 4, Điều 7 trong Luật Lao Động  của Việt Nam  ngày 23 tháng 06 năm 1994 viết: “Người lao động có quyền đình công theo quy định của pháp luật”, nhưng thứ pháp luật  nhà nước buộc  dân phải tuân theo  không bảo vệ quyền lợi cấp thiết của người lao động mà chỉ nhằm  bảo vệ  quyền lợi  lâu dài của đảng  và cán bộ Công đòan.

Việc  này đã được chứng minh cụ thể  trong Chương XIV, Luật Lao Động quy định về “Giải quyết tranh chấp lao động”, theo đó các vụ tranh chấp giữa “lao động tập thể” (số nhiều công nhân) và chủ nhân phải  đi qua nhiều chặng đường theo hệ thống cầm quyền của Nhà nước từ quận, huyện, thị xã, thành phố (đối với những nơi không có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở) hoặc qua Hội đồng hoà giải lao động gồm đại diện của chủ nhân và đại diện người lao động.  Nhưng đại diện cho người lao động lại là những Cán bộ của  Công đoàn của đảng, cũng là những  người ăn lương của chủ nhân thì tính công bằng của tranh chấp đứng ở đâu"

Điều 163 của Luật Lao động viết:

“1- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở phải được thành lập trong các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động. Số lượng thành viên của Hội đồng do hai bên thoả thuận.

2- Nhiệm kỳ của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở là hai năm. Đại diện của mỗi bên luân phiên làm Chủ tịch và Thư ký Hội đồng. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở làm việc theo nguyên tắc thoả thuận và nhất trí.

3- Người sử dụng lao động (Chủ nhân) bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở."

Và như Điều 62 quy định, Toà án nhân dân sẽ là Cơ quan hòa giải tiếp theo nếu Chủ - Thợ không đồng ý với  Hội đồng Hòa giải. Toà này cũng có quyền “giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn quy định.”

Với tiến trình giải quyết các bất đồng lao động di quanh co như thế, liệu người lao động có đủ sức và đủ lực theo đuổi không"

Vậy Quyền đình công của người lao động, vũ khí sắc bén nhất để bảo vệ quyền lợi của mình thì Luật Lao Động ấn định như thế nào"

Điều 172 viết:

“1- Trong trường hợp tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết hoặc đình công.

2- Trong trường hợp người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài. Việc người sử dụng lao động yêu cầu Toà án nhân dân xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài không cản trở quyền đình công của tập thể lao động.”

 Nhưng bao nhiêu trong số “tập thể lao động” đồng ý đình công thì được coi là hợp pháp" Việc này được khỏan 2 của Điều 173 trả lời: “Việc đình công do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định sau khi được quá nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký.”

Như vậy, nếu không  được hơn  50 phần trăm tổng số người lao động tại một Doanh nghiệp đồng ý thì người lao động mất quyền  đình công " Và tại sao Luật  lại dành quyền quyết định đình công cho Công đoàn của đảng" Nếu đại diện Công đoàn  đứng “trung lập” hay “về phe” với chủ doanh nghiệp  thì người lao động  cũng không được phép đình công để đòi quyền lợi"

Tuy nhiên, Điều 173 lại  bị Điều 81 của Pháp lệnh của Ban Thường vụ Quốc hội ngày  11-04-1996  đảo lộn trong mục “Thủ tục chuẩn bị việc đình công”, theo đó: “Khi có 1/3 (một phần ba) số người lao động trong tập thể lao động của doanh nghiệp nếu việc đình công được tiến hành trong doanh nghiệp hoặc quá nửa số người lao động trong một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp nếu việc đình công được tiến hành trong bộ phận đó đề nghị việc đình công, thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành lấy ý kiến tập thể lao động của doanh nghiệp hoặc tập thể lao động trong bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký để xác định số người tán thành đình công. Nếu Ban chấp hành công đoàn cơ sở khởi xướng việc đình công thì cũng phải tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký.”

Sự thể Pháp lệnh thay cả một Luật như dẫn chứng trên đây cho thấy người Lao động Việt Nam đang bị luật pháp  chồng chéo quay cuồng không biết đâu mà mò.

Nhưng không phải chỉ có bấy nhiêu chuyện rắc rối, Điều 176 của Luật Lao Động còn liệt kê:

“1- Những cuộc đình công sau đây là bất hợp pháp:

a) Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể; vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động;

b) Vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp;

c) Vi phạm các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này.

2- Việc kết luận cuộc đình công hợp pháp hay bất hợp pháp thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân.”

Điểm (a) của Điều này quan trọng ở chỗ nếu cuộc tranh chấp chỉ xẩy ra giữa  một cá nhân  người lao động với chủ nhân   thì  người này không được phép đình công vì  đây là chuyện riêng của một người.

Trong hai Điều 174 và 175, việc cấm đình công tuy một mặt đặt quyền lợi thiết thực của người  dân lên trên quyền lợi của những người đình công, nhưng mặt khác lại không vạch  ra giới hạn  của “nguy cơ nghiêm trọng” để cho phép Thủ tướng Chính phủ can thiệp chấm dứt cuộc đình công của người lao động.

Sự lạm dụng của Nhà nước để  phá vở cuộc đình công chân chính của người Lao động rất dễ xẩy ra vì Luật không thấy có Cơ quan chế tài  kiểm soát việc làm của Nhà nước.

Điều 174 viết: “Không được đình công ở một số doanh nghiệp phục vụ công cộng và doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh, quốc phòng theo danh mục do Chính phủ quy định.”

Luật Lao Động không cho phép người Lao động đi kiện nếu không được đình công, nhưng  Pháp lệnh của Ban Thường vụ Quốc hội ngày  11-04-1996  lại cho phép.  Pháp lệnh viết: “ Đối với tập thể lao động ở doanh nghiệp không được đình công theo danh mục do Chính phủ quy định mà không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết …”

Điều đáng nói là cả Luật và Pháp lệnh đều có hiệu lực nên Nhà nước có thể tùy tình huống mà áp dụng, và đây là việc làm không lương thiện của phía Nhà nước đối với người Lao động.

Điều 175 còn viết: “Trong trường hợp xét thấy đình công có nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân hoặc an toàn công cộng, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công.”

Điều này chỉ có ý nghĩa chính đáng nếu đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam không “chính trị hóa” các cuộc đình công  để bảo vể quyền lợi của đảng.

Luật lệ  thì qúa nhiều mà lại dẫm chân lên nhau nên quyền đình công  chống bất công, đàn áp của chủ nhân đã không được các Công đoàn của đảng tuân thủ thi hành.

Vì vậy trong thời gian qua hàng nghìn người Lao động đã tự cởi trói,  bất chấp ngăn cản của cán bộ Công đoàn, xuống đường biểu tình đòi quyền lợi mà không cần phép của nhà nước.

PHẢN ỨNG CỦA QUỐC HỘI

Nhằm ngăn chận  tình trạng đình công tự do lan rộng của công nhân, Nhà nước đã trình Quốc hội một Dự luật sửa đổi  Chương XIV của Luật Lao Động nói về “Giải quyết tranh chấp lao động”. Trong cuộc thảo luận tại Quốc hội ngày 27-10-06, nhiều Đại biểu không tán thành các thay đổi  của Dự luật  vì  chúng không  bảo vệ quyền đình công của người lao động.

Theo tường thuật của Báo  trong nước, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng  phê bình: “Từ khi xuất hiện tranh chấp đến khi có quyết định cho phép lao động đình công phải mất 21 ngày. "Thời gian chờ đợi quá lâu, trong khi giải quyết đình công phải khẩn cấp như chữa cháy. Luật quy định như vậy thì cũng không cải thiện nhiều so với quy định hiện hành".

Ông  Tùng đề nghị nên rút ngắn thời gian chờ đợi tiến hành thủ tục xin phép đình công xuống còn 14 ngày.

Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban TƯ Mặt trận tổ quốc Việt Nam “băn khoăn luật chưa giải quyết được vấn đề nóng bỏng hiện nay, đó là ngày càng xuất hiện nhiều vụ đình công với quy mô lớn”.

Duyệt cho rằng: “Với những quy định về thủ tục xin phép đình công khá rườm rà, vị thế công đoàn cơ sở chưa được xác lập, còn lệ thuộc vào chủ sử dụng thì luật ra đời vẫn rất khó khả thi.”

Đại biểu Nguyễn Đức Dũng nói: “Đình công là giải pháp cuối cùng của người lao động để giải quyết tranh chấp. Nếu luật quy định đình công do tranh chấp về quyền là bất hợp pháp thì tức là đã hạn chế quyền của lao động".Báo trong nước viết tiếp: “Theo dự luật, lãnh đạo cuộc đình công là công đoàn cơ sở, nếu doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn thì là đại diện của tập thể lao động. Đại biểu Nguyễn Đức Dũng đưa ra tình huống: Nếu có công đoàn, nhưng tổ chức này vì ăn lương của chủ nên không dám đứng ra lãnh đạo đình công thì xử lý như thế nào" Chẳng nhẽ lao động đứng ra đình công thì lại bị quy là bất hợp pháp""

Ông Dũng bảo: "Nếu thông qua dự luật này thì quyền lợi của lao động không những không được bảo vệ, mà còn bị hạn chế".

Trước đó, ngày 7-6-2006, Quốc hội cũng đã xem xét về  Dự luật sửa đổi một số điều của Bộ luật lao động.

Tại phiên họp này, theo Báo trong nước, có “nhiều đại biểu khẳng định: tình trạng vi phạm pháp luật lao động phổ biến, trong khi quản lý nhà nước yếu kém là cội rễ của đình công. Nếu sửa chương 14 của Bộ luật về giải quyết tranh chấp lao động thì mới động đến phần ngọn.”

Bài báo viết tiếp: “Từng đi giám sát việc thực hiện luật lao động ở địa phương, các đại biểu Nguyễn Thị Hồng Xinh, Nguyễn Đình Xuân, Nguyễn Ngọc Lâm phản ánh tình trạng vi phạm diễn ra công khai và mức độ rất trầm trọng. Chủ sử dụng không thực hiện các giao kết hợp đồng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, định mức lao động quá cao, thời gian làm thêm giờ quá quy định của pháp luật... Vì cuộc sống quá chật vật, không nhà ở, không còn thời gian nghỉ ngơi, ốm đau không đủ tiền đi bệnh viện, lao động tất yếu phải đình công.”

Hồi tháng 3 năm 2006, Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, đã phê bình rằng: “Tờ trình của Chính phủ đã không lý giải thuyết phục khi cho rằng một số quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình còn chưa phù hợp với thực tiễn.”

Bà Thu chỉ đích danh  4 nguyên nhân dẫn đến 1.056 cuộc đình công từ năm 1996 đến quý 1/2006 là việc “thực thi pháp luật không nghiêm; thanh tra lao động còn yếu và chưa thường xuyên; công đoàn cơ sở chưa phát huy được vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi của lao động và cuối cùng là ý thức, hiểu biết pháp luật của công nhân còn kém.”

Báo điện tử VnExpress viết ngày 7-1-06: “Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Cù Thị Hậu, thừa nhận công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất yếu kém, khiến xảy ra hàng loạt vụ đình công trái phép trong 2 tuần qua tại Nam Bộ. Nhưng bà cũng cho là Luật Lao động còn chưa phù hợp với thực tiễn.”

Hỏi:  “Những cuộc đình công vừa qua cho thấy, vai trò của công đoàn cơ sở rất mờ nhạt. Bà đánh giá thế nào về lực lượng này"”

Đáp: “Đúng là vai trò của công đoàn cơ sở vừa qua rất mờ nhạt, không lãnh đạo được các cuộc đình công đi theo đúng trình tự của Bộ luật lao động. Nhưng lý do chính là chủ tịch công đoàn cơ sở dưới quyền ông chủ, cũng là làm thuê, ăn lương của ông chủ. Bây giờ đứng ra lãnh đạo đình công thì tất nhiên họ sẽ bị chủ sa thải, mất việc làm. Trong trường hợp đó, ai đứng ra bảo vệ họ"”

“Mặt khác, ở cơ sở có Đảng bộ, công đoàn lãnh đạo công nhân đình công thì phải xin ý kiến của Đảng. Đảng liệu có đồng ý" Với ràng buộc như thế, công đoàn không thể lãnh đạo đình công đúng luật.”

Như vậy đã rõ ràng nguyên nhân của tình trạng công nhân phải tự ý xuống đường biểu tình chống  chủ nhân bóc lột, đòi công bằng ở Việt Nam chỉ vì Cán bộ công đoàn không bảo vệ họ, trong nhiều trường hợp lại bỏ rơi người lao động để bảo vệ  chủ.

Sự nhìn nhận của hai Bà Nguyễn Thị Hoài Thu và Cù Thị Hậu chẳng qua chỉ phản ảnh sự thật là khi  chạm đến quyền lợi, cán bộ đảng không đặt quyền lợi của người lao động lên trên  quyền lợi của mình và của đảng. Trong khi  Đảng lại  sợ các Chủ Doanh nghiệp nước ngoài  bỏ đi thì mất ăn nên không dám cho phép công nhân đình công.

Lá bài sấp ngửa đã rõ  Đảng đứng về phe nào trong các tranh chấp lao động.

Những lời  ta than  tại Quốc hội ngày gần đây về tình trạng làm việc và lương bổng rẻ mạt  của công nhân đã chứng minh: Sau 20 năm Đổi mới,  Nhà nước đã  để mặc cho các Chủ nhân, nhất là tại các Cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài,  tự do biến người Lao động  thành nô lệ mà đảng  vẫn  vô cảm.

Trước tình trạng như thế, không biết đến bao giờ  người công nhân Việt Nam mới được đối xử bình đẳng để thấy đất nước mình không còn bất công, được sống hạnh phúc trong khẩu hiệu “dân giầu, nước mạnh,xã hội  công bằng, dân chủ, văn minh”"

Cứ như bây giờ thì khẩu hiệu này  nhạt như nước lã ao bèo. -/-

(11/06)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mạng ''Chứng nhân lịch sử'' vừa treo giải ''Lưỡi Vàng'' cho những câu nói hay nhất trong năm con Lợn - Đinh Hợi. Phải là những câu nói xuất sắc
Năm 1991, kinh tế Hoa Kỳ bị suy trầm, rất nhẹ. Nhưng dư luận nước Mỹ lúc đó đều nghe thấy những hồi chuông báo tử
Bản đồ Việt Nam đây, cụ Hồ vừa ý chưa" (Ảnh Bà Phạm Thúy Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa
Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (PDDDD HVK Thoại) là Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải
Đại hội thanh niên sinh viên thế giới kỳ VI được tổ chức ở Mã Lai, số người tham dự hơn 200
Chịu đựng được bao đày ải trong tù đã là hay. Nhưng ngẩng đầu đứng thẳng trước đe dọa của gông cùm, họng súng thì thật xứng là anh hùng
Tết Mậu Tý năm nay đánh dấu 40 năm ngày Cộng sản Việt Nam lợi dụng  Đêm Giao thừa thiêng liêng của dân tộc Tết Mậu Thân (1968)
Các cuộc tranh cử sơ bộ đã chính thức bắt đầu qua hai cuộc bầu cử tại hai tiểu bang Iowa và New Hampshire. Cả hai cuộc bầu đều mang lại bất ngờ
Vào ngày này cách đây bốn năm, Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã lặng lẽ ra đi về cõi vĩnh hằng
Đó là tựa đề trên báo điện tử đảng Cộng sản Việt nam ngày 28/09/2007, để trả lời câu hỏi trên, tôi chọn cách tìm hiểu từ nội tình Việt nam ta
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.