Hôm nay,  

Thượng Đỉnh Apec

21/10/200300:00:00(Xem: 16205)
Tại Thủ đô Thái Lan, hội nghị cấp cao kỳ thứ 11 của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương đã được triệu tập mấy ngày vừa qua, với chủ đề được nhiều nước quan tâm là nạn khủng bố hơn là hợp tác kinh tế.
Nghịch lý trên được đài RFA trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa như sau.
Hỏi: Thưa ông, vì sao đề tài khủng bố và an ninh hơn là hợp tác kinh tế lại thành trọng điểm của hội nghị cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương kỳ thứ 11 này tại Bangkok của Thái Lan"
-- Vì hai lý do thực tế là thứ nhất, truyền thông quốc tế cứ chỉ tập trung vào những tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ, George W. Bush, và thứ hai, trước khi Thượng đỉnh này được triệu tập, tổ chức khủng bố al-Qaeda đã tung ra một cuốn băng ghi âm với luận điệu hăm dọa mọi quốc gia có ý hướng hợp tác với Hoa Kỳ trong trận chiến chống khủng bố. Thực ra, nghị trình thảo luận của Diễn đàn này, được gọi tắt là APEC, phức tạp hơn là ấn tượng người ta muốn nói tới là ông Bush tham dự hội nghị cấp cao này chỉ để nói về an ninh.
Hỏi: Nếu như vậy, xin ông đi lại từ đầu để nói về mục tiêu và quá trình thành lập APEC.
-- Vâng, tôi xin được đi lại từ nguyên thủy. Vào cuối thập niên 80, các nước Á châu đã tưởng rằng mình trở thành thế lực kinh tế đáng kể và nghĩ đến việc thành lập ra một khối kinh tế Đông Á, với chủ đích là xây dựng thế lực cho các nước Đông Á, độc lập hay thậm chí đối lập với các thế lực kinh tế hoặc Bắc Mỹ, hoặc Âu châu, hoặc Xô viết. Lúc đó, chính ông George Bush, thân phụ của đương kim Tổng thống Mỹ ngày nay, đã đề xướng việc hợp tác giữa các nước trong vòng cung Á Châu Thái Bình Dương, thời điểm đó là vào năm 1989. Sau đó, khối Xô viết tan rã, nền kinh tế hàng đầu của Đông Á là Nhật Bản bị suy trầm rồi suy thóai, các nước Đông Á bị khủng hoảng, và diễn đàn hợp tác kinh tế này coi như bị cưỡng đoạt mất nội dung ban đầu, để trở thành một diễn đàn rộng lớn hơn nhưng cũng loãng hơn trong mục tiêu kinh tế nguyên thủy. Và vụ khủng bố tại Mỹ năm 2001 rồi tại Bali của Indonesia năm sau đó đã kéo APEC qua hướng khác, từ năm 2002.
Hỏi: Thế hiện nay, APEC gồm những quốc gia nào và theo đuổi mục tiêu gì"
-- APEC ngày nay gồm 21 quốc gia nằm trên vòng cung trải dài từ phía Đông Á châu xuống đến Úc châu, qua tới lục địa Bắc Nam Mỹ. Trong số 21 quốc gia này, có tám nước Đông Nam Á là bảy nước trong Hiệp hội ASEAN trừ Lào, Cambốt và Miến Điện, nhưng có thêm xứ Papua New Guinea, có hai nước Úc Châu là Australia và New Zealand. Tại vùng Đông Bắc Á, APEC có sáu nước Thái bình dương là Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nam Hàn và Liên bang Nga. Qua tới bên kia bờ biển Thái bình dương, có hai nước Bắc Mỹ là Canada và Hoa Kỳ, ba nước Trung Nam Mỹ là Mexico, Chile và Peru. Tổng cộng như vậy là 21 quốc gia, trong đó có bốn cường quốc kinh tế đáng kể là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga và các nước còn lại. Khu vực Á châu Thái bình dương này gồm hơn nửa dân số địa cầu và một sản lượng có giá trị áp đảo trong luồng trao đổi toàn cầu. Nếu gây dựng được sự hợp tác kinh tế và mậu dịch trong khu vực này thì mục tiêu của APEC coi như đã đạt...
Hỏi: Thế vì sao mà diễn đàn hợp tác này lại ít nói về hợp tác mà chú trọng đến an ninh"
-- Câu hỏi này, có lẽ Osama bin Laden và tổ chức khủng bố al-Qaeda có thể trả lời. Thực tế thì khi một diễn đàn cấp cao như vậy được triệu tập, quốc gia nào cũng muốn nêu vấn đề mình lưu ý nhất, hoặc các lãnh tụ tham dự đều muốn đạt một thắng lợi nào đó đối với dư luận của mình. Nói vắn tắt, mỗi nước tham dự lại có một ưu tiên riêng, được phản ảnh qua trao đổi song phương bên lề hội nghị, và có tác động vào nghị trình của hội nghị, do các giới chức cấp bộ trưởng về ngoại giao và kinh tế thông qua trước đó.
Hỏi: Xin ông đơn cử cho một số thí dụ về lối phó hội này.

-- Tôi chỉ xin nói được rất ngắn gọn khung cảnh của các lãnh tụ đáng kể nhất. Thí dụ như Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị tổng tuyển cử và dự hội nghị trên thế mạnh sau khi đã có một số thỏa thuận về việc hỗ trợ kế hoạch ổn định Iraq của Hoa Kỳ. Ông chỉ cần khẳng định sự phục hồi của kinh tế Nhật và vai trò quan trọng của Nhật Bản như một chủ đầu tư, một chủ nợ và một thị trường lớn cho Á Châu là coi như đạt mục đích yêu cầu. Có cùng ưu thế đó là Tổng thống Vladimir Putin của Nga, với chuyến công du Á châu quan trọng nhất của ông nhân hội nghị APEC này, và với lời kêu gọi hợp tác để phát triển quan hệ kinh tế của Nga với Á châu. Có ưu thế lớn là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, với thắng lợi khoa học không gian của tuần trước khi phi thuyền Thần Châu 5 đưa Trung Quốc vào câu lạc bộ ba nước tiên tiến đã đưa người lên không gian và với tư thế kinh tế không chối bỏ được của Hoa Lục đối với toàn khu vực Á châu Thái bình dương. Trung Quốc đang là thỏi nam châm thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất, và cũng là một trung tâm xuất khẩu đáng kể nhất, đồng thời còn là thị trường tiềm thế cho toàn vùng Á châu. Hợp tác với Trung Quốc, các nước đều có lợi, đó là lời khẳng định của ông Hồ Cẩm Đào.
Hỏi: Và còn Tổng thống Mỹ George W. Bush nữa.
-- Vâng, người vất vả nhất trong Thượng đỉnh này là ông Bush, vì Tổng thống Mỹ phải tìm cách xoay ánh đèn hội trường về một vấn đề Hoa Kỳ quan tâm hơn cả là trận chiến toàn cầu chống khủng bố, trong khi vẫn phải nương cùng xu hướng chung là đẩy mạnh hợp tác kinh tế toàn cầu, và chiều theo sức ép trên chính trường Mỹ là nêu vấn đề về chế độ hối đoái tự do với Trung Quốc, và cả Nhật Bản lẫn Hàn Quốc chẳng hạn, hầu gìn giữ ưu thế cạnh tranh cho Hoa Kỳ. Đồng thời, vì ở vào thế thuyền cao sóng cả, Mỹ phải đề cập tới vụ Bắc Hàn, xác định quan hệ an ninh tốt đẹp với Philipppines và Thái Lan, và khẳng định vai trò cần thiết của mình cho sự ổn định toàn khu vực Á Châu. Cũng vì tư thế thuyền cao sóng cả ấy, truyền thông quốc tế cứ nói đến việc ông Bush đề cập đến vấn đề an ninh và chống khủng bố. Thực ra, ông Bush có nhiều nhu cầu phải giải quyết hơn vậy.
Hỏi: Và còn Việt Nam, Thủ tướng Phan Văn Khải là người cầm đầu phái đoàn, ông ta làm được những gì ở hội nghị này"
-- Có hai khía cạnh đáng chú ý ở đây là báo chí trong nước ít nói đến hội nghị cấp cao do Thủ tướng Khải tham dự và nói nhiều hơn đến việc Chủ tịch nước Trần Đức Lương đang thăm viếng mấy nước Đông Âu. Thứ hai nữa là nhân dịp Thượng đỉnh này, ông Khải có họp riêng với Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào và khối ASEAN. Không có thế và lực thì đành thu gọn phạm vi quốc tế vận trong hai vùng đó thôi. Như nhiều nước Á châu khác, đại diện Việt Nam chỉ mong hội nghị sẽ hướng vào các vấn đề kinh tế, nhất là việc hợp tác kinh tế cấp vùng, quảng bá chủ trương phát triển mậu dịch tự do của ASEAN và vận động cho việc Việt Nam kịp gia nhập tổ chức WTO trong thời hạn 2005 tới đây.
Hỏi: Trở lại đề tài kinh tế, những tiết mục gì được đem ra thảo luận, với kết quả ra sao"
-- APEC năm nay được triệu tập sau khi hội nghị WTO tan vỡ tại Cancun ngày 14 tháng Chín, nên các nước trong hai khối “giàu nghèo” đều muốn hàn gắn đổ vỡ và tiếp tục đẩy mạnh việc thảo luận về tự do mậu dịch. Điều đó cần thiết khi kinh tế Á châu đã hồi phục sau một loạt tai nạn trong năm, như dịch SARS, khủng bố tại Đông Nam Á và chiến tranh tại Iraq. Bên cạnh đó mới có hồ sơ Bắc Hàn là mối quan tâm của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bàn và Nam Hàn, với sự xoay chuyển lập trường cho ôn hòa hơn của ông Bush. Có hồ sơ ngoại hối, với sự cương quyết về hình thức của Trung Quốc, là không cho xứ nào quyền đòi mình nâng giá đồng nhân dân tệ theo sát quy luật cung cầu, nhưng rồi cũng tìm một giải pháp linh động hơn trong tương lai. Có những nỗ lực mở rộng chế độ tự do mậu dịch qua hiệp ước của từng khối hay hiệp định song phương, tức là những thỏa thuận tay đôi. Có những vận động trong nhóm Đông Nam Á để mở rộng trao đổi mậu dịch với Nhật Bản, Trung Quốc hay Ấn Độ và tiến tới một vùng mậu dịch tự do, v.v.... Nếu chỉ khai thông được trở ngại về mậu dịch giữa các nước giàu nghèo và mở ra vòng đàm phán Doha sau khi hội nghị Cancun tan vỡ tháng trước thì Thượng đỉnh này coi như đã thành công được một phần, ngoài ý chí được nêu lên là phát triển kinh tế đòi hỏi sự ổn định và một nỗ lực chung để chống khủng bố.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kỹ sư Đỗ Nam Hải, thành viên ban đại diện lâm thời Khối 8406, ngay từ 8g sáng ngày 16-12
Cách đây không lâu tôi có viết một bài đăng trên báo Việt ngữ tựa đề “cần tìm hiểu thêm về đạo Hồi-Giáo” do bởi có đa số người Việt đã quá hiểu lầm về Hồi giáo
Lịch sử mấy nghìn năm dân Việt chống Bắc thuộc, đánh giặc Tàu, ngăn chận ý đồ bành trướng của Đại Hán kể như chấm dứt vào cái ngày định mệnh và ô nhục
Trong khi binh sĩ thuộc Đại Đội Charger đang diễn tập cho một công tác khác tại căn cứ của họ gần Iskanditiyah, phía nam Thủ Đô Baghdad
Gần 800 năm trước đây, khi đất nước Việt Nam bị quân Nguyên Mông xâm lược, vua tôi nhà Trần đã có hội nghị Diên Hồng lịch sử để nói lên quyết định đồng tâm nhất
Tôi là một trong những người đã tham gia cuộc biểu tình ngày 9/12/2007 trước Đại sứ quán Trung Quốc, phản đối chính quyền Trung Quốc
Giờ phút này đây, tại quê nhà yêu quý, đồng bào quốc nội đang sục sôi biểu tình trước tòa đại sứ và tòa lãnh sự Trung Quốc ở hai đầu tổ quốc
Đối với người Việt Nam, Trung Quốc là chuyện dài bất tận, bắt đầu ngay từ thời tổ tiên chúng ta lập quốc, và có lẽ không khi nào chấm dứt
Một sự kiện hy hữu vừa xảy ra tại Hà Nội & Sài gòn! Tại sao hy hữu" Vì từ khi lên nắm quyền bính đến nay, mới thấy nhà nước độc tài Việt gian Hà Nội
Sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên trở thành một cường quốc của thế giới. Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.