Hôm nay,  

Mỹ-VN Trên Đường Hòa Giải Về..

04/12/200600:00:00(Xem: 8641)

Mỹ-VN Trên Đường Hòa Giải Về Vụ Chất Độc Màu Da Cam

Lời giới thiệu: Trong vụ kiện về chất độc mầu da cam (chính yếu là chất Dioxin) tại New York tháng 3 năm 2005, tòa án Hoa Kỳ đã bác bỏ vụ kiện vì thiếu bằng chứng. Việt Nam kháng cáo và tháng tới đây vụ án sẽ được xử lại (xin xem bối cảnh vụ kiện ở link http://www.tranbinhnam.com/binhluan/ConKienKienCuKhoai.html).  Từ nhiều năm qua các hãng bị kiện như Down Chemical và Monsanto đã thuê nhiều chuyên viên thượng thặng viết bài biện minh bệnh hoạn tại Việt Nam là do sự xử dụng phân hóa học bón cây không đúng phương pháp. Đài VOA, một đài phát thanh do bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cung cấp ngân khoản cũng thường cho phát thanh các bài nghiên cứu theo chiều hướng này. Tất cả đều nhắm mục đích là không chấp nhận tác hại của chất độc Dioxin tại Việt Nam. Sự chối bỏ này nhắm hai mục đích là tránh thiệt hại về tài chánh vì phải bồi thường và bảo vệ uy tín quốc gia.

Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Và đã đến lúc chính phủ Hoa Kỳ thấy rằng nhìn nhận sự tác hại của chất Dioxin quân đội Hoa Kỳ đã dùng trong chiến tranh là một thái độ hòa giải với nhân dân Việt Nam trong chiến lược kéo Việt Nam về phía mình trong cuộc dằn co Hoa - Mỹ.

Bài báo nhan đề: “Another War’s Toxic Legacy: The United States and Vietnam are addressing the Effects of Agent Orange” (tạm dịch: Hoa Kỳ và Việt Nam đang tìm cách giải quyết cuộc tranh cãi về chất độc màu da cam) của ký giả Anthony Faiola đăng trên tờ tuần báo “The Washington Post National Weekly Edition” tuần lễ 20-26/11/2006 tôi phóng dịch sau đây có lẽ là sự báo hiệu của sự hòa giải đó.

** Trần Bình Nam **

Cho đến hôm nay những ai sống gần căn cứ không quân Đà Nẵng không quên bức tường đá bao quanh căn cứ. Nhưng với bà Nguyễn Thị Lựu thì bà không thể nào quên khuôn mặt bệnh hoạn của cô con gái tên Vân 5 tuổi của bà. Cháu Vân không đi học vì đến trường ai cũng sợ. Cái đầu của cháu quá lớn, miệng cháu méo xệch và phần trên của cơ thể em đầy vết nhăn như bị trụng nước sôi. Giới y khoa Việt Nam nói em Vân là nạn nhân của chất Dioxin, một thành phần chính trong chất độc dùng để làm trụi lá cây gọi là “chất độc màu da cam.”

Mấy chục năm qua Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn tranh cãi về trách nhiệm và tác hại của chất độc Dioxin mà quân dội Hoa Kỳ đã dùng. Nhưng hình như lúc này giới chức hai nước bắt đầu ngồi lại với nhau tìm cách giải quyết tác hại của chất Dioxin, ít nhất là trong vùng chung quanh căn cứ không quân Đà Nẵng, nơi bà Lựu đang sống. Bà Lựu và chồng không trực tiếp ở trong vùng Hoa Kỳ rải chất độc màu da cam từ năm 1962 đến năm 1971 nhưng hai vợ chồng ăn cá trong sông bị nhiễm độc và di truyền sang cho bé Vân. Bà Lựu ôm con nói một cách cam chịu: “Tôi không thống trách ai, nhưng những người có trách nhiệm phải làm gì đó để con cái chúng tôi không còn bị tại họa này.”**

Từ hồi chiến tranh chấm dứt đến nay, nông dân không thể trồng lúa hay cây ăn trái chung quanh phi trường Đà Nẵng. Một phái đoàn khoa học Mỹ Việt đã khảo sát đất trong vùng đó trong năm qua và kết luận đất nhiễm chất Dioxin cao 100 lần trên mức an toàn.

Hiện nay Hoa Kỳ đang trợ cấp một chương trình để lọc chất Dioxin ra khỏi đất đai gần phi trường. Một giới chức cao cấp của Hoa Kỳ có nhiều liên hệ trong các chính sách đối với Việt Nam nói rằng khi hai nước đang tìm cách hợp tác kinh tế thì việc hợp tác nhau để giải quyết việc chất độc Dioxin là một chuyện đương nhiên. Giới chức Hoa Kỳ tạm dấu tên này (vì chương trình chưa được hai chính phủ chính thức công bố) nói: “Nhu cầu  làm trong sạch môi trường do chất Dioxin gây ra là một việc đương nhiên, và chúng tôi sẽ thôi không tranh cãi nhau nữa để bắt tay vào hành động cụ thể”.

Tuy nhiên những vấn đề tế nhị như quy định trách nhiệm và bồi thường chưa được giải quyết. Việt Nam nói có chừng 4 triệu người Việt bị ảnh hưởng bởi chất Dioxin, nhưng Hoa Kỳ cho rằng chưa có bằng chứng khoa học chứng minh sự liên hệ giữa chất độc Dioxin với  bệnh tật và nạn quái thai trong số người nói trên.

Trên mặt, Việt Nam là một trong nước đang có đà phát triển kinh tế nhanh chóng tại Á châu, nên Hoa Kỳ và Việt Nam tìm cách hòa giải quan điểm về chất độc Dioxin là một điều dễ hiểu. Trước khi tổng thống Bush đến Việt Nam dự hội nghị APEC, đã có đề nghị Hoa Kỳ nên công bố một điều gì đó có tính hòa giải về vấn đề nhức nhối này.

**

Trong thời gian chiến tranh quân đội Hoa Kỳ đã rải 12 triệu gallons (một gallon  gần 4 lít) chất độc làm trụi lá trong vùng rừng núi và cao nguyên để ngăn chận các đường tiếp liệu của quân đội Bắc Việt cũng như chỗ ẩn núp của du kích. Sau chiến tranh, Việt Nam không có phương tiện để làm sạch môi trường nên nhiều cặp vợ chồng tuy không bị nhiễm chất Dioxin cũng truyền lại bệnh tật cho con cái qua thức ăn uống. Không ai cảnh giác sự nguy hiểm này (thí dụ cho gia đình bà Nguyễn Thị Lựu) cho đến khi quá muộn. Khi bác sĩ cho biết nguyên nhân bệnh của bé Vân, gia đình bà Lựu mới cho trám xi măng khu vườn trước nhà bà và ngưng ăn cá bắt được từ các khe rạch chung quanh. Cho đến lúc này nhiều gia đình tại Việt Nam vẫn chưa biết sự nguy hiểm này.

Chồng bà Lựu làm công mỗi ngày được chừng 1.5 mỹ kim (khoảng 23.000 đồng VN *). Bà Lựu nói: “Chúng tôi đành chịu thôi, vì chúng tôi không có phương tiện di chuyển đi nơi khác. Bây giờ tôi biết đất bị nhiễm độc. Con tôi đang bị bệnh hành hạ. Tôi lo không biết cái đất nhiễm độc này còn có thể gây tác hại nào nữa cho chúng tôi.”

Các chuyên viên Việt Nam ước lượng rằng để tẩy độc ba vùng bị nhiễm độc nặng nhất tại Việt Nam (trong đó chung quanh phi trường Đà Nẵng là một) cần tiêu tốn ít nhất 60 triệu mỹ kim. Trước cuối năm 2006 Việt Nam hy vọng có thể bắt đầu đợt làm sạch đầu tiên với ngân khoảng 300.000 mỹ kim do Hoa Kỳ trợ giúp.

Sự hợp tác giữa hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam khuyến khích các tổ chức khác. Ngày 9 tháng 11 vừa qua, cơ sở Ford (Ford Foundation) công bố giúp 2.2 triệu mỹ kim cho chương trình làm sạch môi trường, phát triển chương trình giáo dục về nhiễm độc và giúp nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc mầu da cam. Trong vài tuần nữa Chương Trình Phát Triển của Liên hiệp quốc (The United States Development Program) cũng sẽ  phụ giúp Việt Nam một ngân khoản để làm sạch môi trường, một chương trình kéo dài cho tới năm 2010.

Ông Charles R. Bailey, giám đốc Ford Foundation tại Việt Nam nói, “Trước đà phát triển kinh tế của Việt Nam, người ta có cảm tưởng những gì Hoa Kỳ đang làm để giải quyết chuyện chất độc Dioxin là cái gạch nối sau cùng để hai nước gần nhau hơn.”

Nhưng nhiều người nghĩ Hoa Kỳ cần làm nhiều hơn nữa. Thí dụ một số người chờ đợi tổng thống Bush đưa ra một lời xin lỗi chính thức về việc xử dụng chất độc mầu da cam trong chiến tranh trong dịp thăm viếng Việt Nam vừa qua.

Ông Lê Kế Sơn, giới chức Việt Nam phụ trách chất độc mầu da cam nói: “Chúng tôi đang hợp tác với Hoa Kỳ trên mặt kỹ thuật. Điều quan trọng là gác chuyện chiến tranh trong quá khứ qua một bên. Nhưng muốn vậy Hoa Kỳ cần nỗ lực hơn nữa.”

Điều người Việt Nam chờ đợi từ phía Hoa Kỳ là bồi thường cho nạn nhân và công khai nhận lỗi đã dùng chất độc mầu da cam trong chiến tranh.

Năm 1991 Quốc hội Hoa Kỳ thông qua luật bồi thường cho các cựu chiến binh Hoa Kỳ phục vụ tại Việt Nam bị nghi là nhiễm bệnh vì chất Dioxin, nhưng luật ấy cẩn thận ghi chú rằng quan hệ giữa bệnh và chất độc chỉ là “một sự chấp nhận để giải quyết một vấn đề” với mục đích giúp chính phủ Hoa Kỳ từ khước sự nhận lỗi với Việt Nam và tránh khỏi bồi thường cho nạn nhân Việt Nam.

**

Như mọi người đều biết, một nhóm nạn nhân tại Việt Nam đã đệ đơn kiện hai công ti hóa chất Dow Chemical và Monsanto (hai công ti chế tạo chất độc màu da cam cho quân đội Hoa Kỳ *) để đòi bồi thường thiệt hại tại một tòa án tại New York. Vào cuối thập niên 1970, một nhóm cựu chiến binh Việt Nam cũng đã kiện hai công ti này và năm 1984 luật sư hai bên dàn xếp hai hãng hóa chất bồi thường 180 triệu mỹ kim cho các cựu chiến binh. Tòa án New York bác bỏ vụ kiện của Việt Nam năm vừa qua. Việt nam kháng cáo và tòa sẽ nghe biện minh trạng của hai bên vào tháng tới.

Chương trình liên quốc gia (Hoa Kỳ - Việt Nam) làm sạch môi trường không trút hết mọi lo âu của người Việt. Người Việt tin rằng nếu sinh con cái dị hình vì tổ tiên ăn ở thất đức, và những đưa bé bất hạnh sống vất vưởng vì đa số cha mẹ quá nghèo không thể săn sóc một cách chu đáo.

Một số trẻ em dị hình may mắn hơn được săn sóc tại Làng Hòa Bình (Peace Village) dành cho nạn nhân chất độc màu da cam tại thành phố Sàigòn. Tại đó (ký giả Anthony Faiola thấy *) nhiều phòng chật cứng với trẻ em dị hình. Các cô y tá chạy tới chạy lui săn sóc một bé trai 2 tuổi sinh ra không có mắt, và một bé gái 14 tuổi có cái đầu to hơn thân hình. Trong 60 nạn nhân còn lại đa số không còn khả năng suy nghĩ và nhận biết. Và em nào còn có khả năng nhận biết có thể thấy mình khổ hơn những trẻ khác.

Các giới chức Hoa Kỳ (dựa vào các bản nghiên cứu của các chuyên viên hóa chất do các hãng hóa chất thuê nghiên cứu *) cho rằng Việt Nam phóng đại tác hại của chất độc màu da cam, và các trẻ em sinh ra dị hình dị tướng có thể do những nguyên nhân do di truyền và môi trường khác. Lập luận này làm cho một số người nổi giận, thí dụ trường hợp anh Nguyễn Đức, 25 tuổi sinh đôi và dính liền với một người em.

Ông Nguyễn Đức sinh ra tại Sathay (" *) một thành phố nhỏ miền Trung, một vùng bị rải dày chất độc màu da cam trong thời gian chiến tranh. Năm 7 tuổi bác sĩ giải phẩu tách người em tên là Nguyễn Việt ra. Khi hai anh em sinh ra bác sĩ phân tích tế bào của người mẹ và thấy độ chứa Dioxin trong tế bào bà rất cao. Hiện nay Nguyễn Đức, chỉ có một chân, xương cong và là một chuyên viên thông tin của Làng Hòa Bình. Ngay trên tầng lầu nơi Đức làm việc hằng ngày là phòng dưỡng bệnh của Nguyễn Việt. Việt được cột chặt vào giường để khỏi lăn qua lại và tự súc thông cổ bằng nước bọt của mình.

Kết quả thống kê của chính phủ Việt Nam cho thấy số trẻ em dị hình sinh ra tại Sathay cao hơn số trung bình toàn quốc từ 10 đến 20 lần. Tháng tới Đức cưới vợ, một thiếu nữ duyên dáng anh gặp tại Làng Hòa Bình. Tuy vậy tâm hồn anh chưa được bình an.

Đức nói: “Nghĩ cũng buồn cười, một mặt chúng ta đưa Saddam Hussein ra tòa vì ông ta đã dùng hóa chất giết người, một mặt chúng ta dùng hóa chất phục vụ chiến tranh tại một nơi khác và không chịu nhận trách nhiệm” (Đức và bà Nguyễn thị Lựu cùng họ Nguyễn nhưng không có họ hàng với nhau).

Đức kết luận: “Hoa Kỳ cần nhận trách nhiệm và bồi thường cho các nạn nhân. Đó là điều hợp với đạo lý. Trước sau gì cũng phải làm thôi.”

Anthony Faiola

Washington Post Foreign Service

Trần Bình Nam lược dịch

Dec. 3, 2006

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ điều 4 hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố chúng ta tự sát
Sống trong chế độ Cộng sản hàng chục năm ngoài miền Bắc trước năm 1975, người dân đã quên đi chiếc bàn ủi để ủi áo quần
Cách đây một tháng, tại Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương APEC, Tổng thống George W. Bush đã đề ra một ý kiến
Ở Hoa Kỳ, nhật báo có dông dộc giả nhất là tờ The Wall Street Journal, WSJ, phát hành năm ngày trong tuần. Ðây là tờ báo chuyên về kinh tế tài chánh Hoa Kỳ
Cuộc tranh dấu dòi nhân quyền và dân quyền tại Miến Ðiện là biến dộng chính trị dang dược cả thế giới quan tâm. Nó dã khởi sự từ ngày 19-8
Gần 500 thực-khách đã có mặt ở nhà hàng Thần Tài ở Falls Church, Virginia, hôm thứ Sáu vừa qua, 28/9, trong niềm thương xót ở cho dân oan ở quê nhà
Quả tình là một cuộc chạy đua bất ngờ, không cân xứng, khi tôi nghĩ tới việc phải viết tập “Máu & Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn”
Gần 500 thực-khách đã có mặt ở nhà hàng Thần Tài ở Falls Church, Virginia, hôm thứ Sáu vừa qua, 28/9, trong niềm thương xót ở cho dân oan ở quê nhà
Ngài đến Hamburg lần nầy là lần thứ tư, chính thức như một quốc khách, và cũng là lần thăm viếng lâu nhất
Ngày nay khi nói đến những nước Cộng sản là mọi người nghĩ ngay đến “Chế độ độc tài Đảng trị, nạn sùng bái cá nhân
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.