Hôm nay,  

Sao Không Đánh Chiếm Vn Luôn Thể?

04/12/200600:00:00(Xem: 13295)

Sao Không Đánh Chiếm Việt Nam Luôn Thể"

(LGT: Nguyên tác bài này là “Why Not Invade Vietnam Too"” của nhà phê bình Jacob G. Hornberger, tại điạ chỉ http://fff.org/comment/com0612a.asp, đã nêu một đối chiếu mới về VN và Iraq.)

Trong khi so sánh hai cuộc chiến Việt Nam và Iraq, người ta dường như quên một câu hỏi quan trọng: Tại sao không đánh luôn VN"

Ai cũng biết Việt Nam không có dân chủ. Khác với chế độ độc tài của Saddam Hussein, chế độ độc tài của Việt Nam là chế độ Cộng sản mà chính quyền Mỹ đã từng nhắc nhở chúng ta trong thời kỳ chiến tranh VN là những người Cộng sản đang muốn chôn vùi đế quốc Mỹ. Hơn nữa, chớ quên rằng CSVN đã giết đến gần 60,000 quân sĩ Hoa Kỳ; nhiều gấp bội số binh sĩ Mỹ chết tại Iraq, và gấp 20 lần con số dân Mỹ chết trong biến cố 9/11.

Như thế, việc đánh chiếm VN vừa là phát huy chế độ dân chủ tại nước này, vừa trả thù cho hàng ngàn lính Mỹ. Phải không"

Nhưng tại sao TT Bush - Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ - gần đây lại đi VN bắt tay với bọn độc tài CS thay vì đưa quan vào xâm chiếm VN"

Qua việc bắt tay và giao kết với những nhà độc tài CS VN, ông Bush đã mặc nhiên nhận rằng việc thay đổi chính sách của VN là do nhân dân VN, chứ không phải việc của Hoa Kỳ. Hành động của ông ta, đã nói rằng Hoa Kỳ không có quyền xâm chiếm VN và giải phóng nhân dân VN cũng như VN không có quyền tương tự đối với nước Mỹ và nhân dân Mỹ.

Sự thay đổi thể chế, dù qua bầu bàn hay bạo lực cách mạng, là nằm trong tay của công dân mỗi nước chứ không phải các nuớc khác; đặc biệt là khi sự thay đổi đó có thể phải trả bằng giá đắt về sinh mạng và sự tàn phá như nhân dân Iarq đang phải gánh chịu.

Việc ông Bush không xâm chiếm VN cũng như việc các tổng thống Mỹ khác đã đối xử với các nước Đông Âu trong cuộc cgiến tranh lạnh. Những người dân Đông Âu đã gánh chịu sự khổ ải khi Hoa Kỳ để họ rơi vào vòng kềm tỏa của Cộng sản Sô viết sau khi Thế chiến 2 chấm dứt. Việc thay đổi thể chế chính trị là việc của người dân Đông Âu, không phải việc của Mỹ.

Họ đã chọn con đường hoà bình, bất bạo động, dù phải trải qua gần nửa thế kỷ để lật đổ bạo quyền Sô viết. Ai dám bảo rằng nếu Hoa Kỳ can thiệp vũ lực sẽ tạo ra kết quả êm thắm hơn; khi mà cuộc chiến nổ ra chắc chắn sẽ giết hàng trăm ngàn dân và làm cho Đông Âu trở thành bình địa"

Nhưng tại sao ông Bush lại chiếm đóng Iraq thay vì đến Baghdad để bắt tay Hussein như Donald Rumsfeld đã làm trong thập niên 1980 cũng như ông Bush vừa làm tại VN đối với các nhà độc tài CSVN"

Câu trả lời rất dễ hiểu: các Tổng thống Hoa Kỳ sử dụng quân đội thường trực để đánh vào những chỗ yếu và tương đối kém về phòng thủ tại các nước thuộc Thế giới thứ ba như Panama, Grenada, Yugoslavia, Afghanistan và Iraq và khi mà mức tổn thất được ước tính là thấp. Có lẽ Mỹ đã có sai lầm tính toán trong chiến tranh với VN và Iraq.

Khi tình hình Iraq đang xoay chuyển theo chiều xấu đi, số tử vong càng ngày càng cao, người dân Mỹ đánh giá cuộc chiến theo mức độ quân nhân Mỹ bị tử vong. Nhưng theo quan điểm đạo đức, người Mỹ nên tự vấn hai vấn đề quan trọng:

(1) Dựa trên căn bản đạo lý và pháp lý nào mà Hoa Kỳ xâm lăng Iraq"

(2) Nếu Hoa Kỳ đánh Iraq để truyền bá dân chủ như họ thường nói, thì tại sao không đem quân đánh chế độ độc tài cộng sản VN luôn thể"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.