Hôm nay,  

Bắc Hàn Và Hài Kịch Đa Phương

14/10/200600:00:00(Xem: 10592)

Bắc Hàn Và Hài Kịch Đa Phương

Chuyện Bắc Hàn là một ký kịch quốc tế. Nếu không có thường dân bị chết thảm...

Năm ngày sau khi chính quyền Bình Nhưỡng "thử nghiệm nguyên tử" - theo cách gọi chính thức của họ - thế giới vẫn chưa thống nhất nhận định về cuộc thử nghiệm.

Có thể vì lý do riêng, không dính dáng gì tới kỹ thuật nguyên tử, hạt nhân hay hạch tâm, Liên bang Nga cho rằng cuộc thử nghiệm sáng mùng chín tháng 10 vừa qua có cường độ là một kiloton và là một quả bom hạch tâm. Thời "tiền sử" của võ khí nguyên tử, trái bom được Mỹ giội xuống Nagasaki có cường độ là 21 kiliton. Thời nay, các đầu đạn hạch tâm của Mỹ có sức công phá từ cả ngàn kiloton trở lên, gấp 500 lần trái bom nguyên tử nặng nhất đã được sử dụng (trái kia, ném xuống Hiroshima, chỉ có 15 kiliton). Trong giả thuyết nặng nề nhất của Nga, thì Bình Nhưỡng đã thử một trái bom be bé con con.

Mà điều ấy vẫn chưa chắc.

Các cơ quan địa chất hay địa chấn của Hoa Kỳ và nhiều xứ khác thì đo được một cường độ địa chấn nhỏ hơn rất nhiều, khoảng 4,2 đến 4,3 trên địa chấn kế Richter, tương đương với sức công phá của một quả pháo tép chừng 0,55kiliton. Mà chưa chắc đã là một quả bom nguyên tử. Thế là thế nào"

 

Hoặc là Bình Nhưỡng muốn thử một qua bom thật nhưng bị tai nạn kỹ thuật nên cuối cùng chỉ nổ được ngòi kích hoả, là điều - theo nhận xét của các chuyên gia - rất khó xảy ra. Hoặc là Bình Nhưỡng chỉ đủ sức thử nghiệm một trái pháo tép nên… làm ít nói nhiều để kiễng chân bước vào câu lạc bộ các nước có võ khí hạch tâm. Hoặc là Bình Nhưỡng chủ động thử nghiệm một trái bom nhỏ để nghe ngóng tình hình, trong khi vẫn chuẩn bị những phương tiện hủy diệt kinh hãi hơn. Hoặc là Bình Nhưỡng dùng những phương tiện cổ điển - chất nổ hoá học - với khối lượng cực lớn để gây ra một cơn địa chấn tương đương với một trái bom. Trong một chế độ cộng sản toàn trị, một thủ thuật như vậy là điều khả thể. Và cũng giải thích vì sao mà người ta không thấy có phóng xạ sau vụ nổ….

Ngần ấy chuyện chỉ là giả thuyết và ta sẽ chỉ biết sự thật trong những ngày tới mà thôi. Nhưng ngay trước mắt, người ta đã thấy ra ảnh hưởng hay hậu quả, nằm ngoài vòng phóng xạ.

Thế giới lâm cơn khủng hoảng vì sự cuống quít của các nước. Và mãnh liệt nhất tại Hoa Kỳ là phản ứng te tái của nhiều nhân vật Dân chủ, khi đả kích chính quyền Bush về vụ Bắc Hàn.

Chuyện ấy dẫn ta đến hài kịch đa phương.

Các chính khách Hoa Kỳ là những người hoặc gian manh hoặc ngớ ngẩn khi đặt ra một tiền đề, tùy thời thay đổi, rằng các nước phải đàm phán để tránh khủng hoảng và chiến tranh. Khi phải đối phó với kế hoạch nguyên tử của Iran, chính quyền Bush mời bốn nước tham gia việc đàm phán, đó là Liên bang Nga và ba nước Âu châu (Anh, Đức và Pháp - dù Đức không là hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc). Người ta gọi đó là EU3+1, với Mỹ nữa là năm nước. Khi phải đối phó với kế hoạch nguyên tử của Bình Nhưỡng, chính quyền Bush cũng tìm đến giải pháp đa phương là mời các nước láng giềng của Bắc Hàn cùng với mình đi vào thương thảo. Đó là hội nghị sáu nước, gồm có Nam và Bắc Hàn, Nhật Bản và Trung Quốc, Liên bang Nga và Hoa Kỳ.

Chuyện đàm phán ấy không thành - không thể thành được vì những lý do sẽ nói sau - đảng đối lập là Dân chủ đòi hỏi chính quyền Bush phải đơn phương nói chuyện thẳng với Tehran và Bình Nhưỡng. Và kết án ông Bush là thất bại khi chuyện không xong.

Họ quên mất kinh nghiệm của Hoa Kỳ thời Jimmy Carter với Iran năm 1979-1980 và thời Clinton với Bắc Hàn năm 1994 trở về sau. Sự nhu nhược của đệ nhất siêu cường Hoa Kỳ dưới các chính quyền Carter và Clinton là một nguồn cổ võ cho các chế độ hung đồ.

Khi thế giới đã ra khỏi khung cảnh chiến tranh lạnh - với thế cân bằng quyền lực dù bấp bênh nhưng vẫn là ổn định giữa Liên bang Xô viết và Hoa Kỳ - các chế độ hung đồ càng dễ xuất hiện và dễ dùng đòn bẩy quốc tế để đạt mục tiêu của mình.

Trong vụ Iran, không có lý do gì mà Liên bang Nga hay Pháp lại giúp Hoa Kỳ ngăn chặn kế hoạch nguyên tử của Tehran. Quyền lợi của hai xứ ấy khiến lãnh đạo Moscow và Paris ăn nói nước đôi để gây sức ép với Tehran trong một chừng mực nhất định hầu sau đó trục lợi với Iran nhờ sức ép tượng trưng đó. Chứ khi phải có biện pháp quyết liệt, họ đánh trống lảng.

Họ đánh trống rất ồn trên một cái thùng rỗng là Liên hiệp quốc.

Trong vụ Bắc Hàn, không có lý do gì mà Liên bang Nga hay Trung Quốc lại giúp Hoa Kỳ ngăn chăn kế hoạch nguyên tử của Bình Nhưỡng. Các nhà bình luận Hoa Kỳ không hiểu được một sự kiện là nếu Bắc Hàn chơi dại mà dùng ngay võ khí hủy diệt đó để gây rối cho hai lân bang ngoài là thân hữu trong là đồng chí thì Bình Nhưỡng sẽ thành bình địa. Hai cường quốc này có khả năng làm việc ấy mà chẳng Quốc hội, Liên hiệp quốc hay các tổ chức nhân quyền nào có thể can ngăn được.

Hoa Kỳ thì không. Sau vụ giội bom nguyên tử vào một nước Á châu da vàng, không một nhà lãnh đạo nào của Hoa Kỳ lại dám lấy quyết định tái diễn trường hợp bi thảm đó với một nước Á châu. Trừ phi New York, hay Washington D.C. hay Los Angeles bị đe dọa bằng võ khí nguyên tử của Bắc Hàn. Là điều chưa thể xảy ra. Dùng biện pháp quân sự khác thì Hoa Kỳ đã kiệt sức về cả quân số lẫn ý chí tại Afghanistan và Iraq rồi. Nên chỉ thầm mong rằng Bắc Hàn bắn bom giả hay pháo tép.

Chúng ta trở lại cái pháo tép đó của Bình Nhưỡng.

Sau vụ thử nghiệm, chính quyền Bush hoan hỉ loan báo là thế giới đồng lòng kết án Bình Nhưỡng, qua một nghị quyết đang được Liên hiệp quốc thảo luận. Nếu có gom lại những nghị quyết lên án tương tự, ta có một cuốn niên giám điện thoại. Và các chế độ hung đồ vẫn sống phây phây, trước sự thản nhiên và bất lực của Liên hiệp quốc, vốn là một diễn đàn tập trung rất nhiều quốc gia chống Mỹ ra tiền.

Sau khi kết án thì việc tối thiểu là Liên hiệp quốc phải hăm dọa trừng phạt. Việc trừng phạt dù không công hiệu thì cũng còn có vẻ như một biện pháp răn đe để chế độ hung đồ chọn lựa. Việc trừng phạt tất nhiên không công hiệu vì - với Bắc Hàn chẳng hạn - cả Moscow lẫn Bắc Kinh đều muốn chế độ Bình Nhưỡng tồn tại, muốn Hoa Kỳ bị xuất huyết và trải mỏng phương tiện ngăn ngừa khủng bố hay võ khí tàn sát được phổ biến khắp nơi. Đa phương như Liên hiệp quốc hay hội nghị bốn bên sáu nước gì thì cũng dẫn tới kết quả nói trên mà thôi.

Lý do: theo định nghịa, khi là một vật đa phương thì trái bóng "nghị quyết trừng phạt" phải có mấy đầu "van", mấy ống bơm. Nhưng Hoa Kỳ bơm vào chừng nào thì các nước kia cho xì ra chừng ấy để trái bóng không thể bay được. Mà Hoa Kỳ càng vất vả vận động để rồi chẳng đạt kết quả gì thì các quốc gia đối nghịch càng có dịp chứng minh với thế giới, rằng nước Mỹ không đáng sợ. Hoặc đáng tin.

Chế độ nào mà tin vào Mỹ thì sẽ thất vọng và có khi bị bỏ rơi. Ukraina rồi Georgia đang kiểm nghiệm điều ấy. Chế độ nào sợ Mỹ thì có thể yên tâm, cả Bình Nhưỡng lẫn Tehran đều đã thấy như vậy và đang chứng minh điều đó.

Trong hoàn cảnh hiện nay, Hoa Kỳ bị cột tay tại Afghanistan và Iraq, lại tự vả vào mồm trong mùa bầu cử, thì dại gì mà các đối thủ hay kẻ thù của Mỹ không thừa cơ lấn lướt"

Dù chưa có bom nguyên tử và chưa gắn được trái bom ấy lên đỉnh hỏa tiễn Đại pháo đồng để tống tiền thế giới, Kim Chính Nhật cũng chứng minh với thần dân u mê và bần cùng của mình, rằng chế độ ưu việt của đảng đám đơn phương đương cự thế lực ác ôn nhất thế giới! Với sự cổ võ mặc nhiên của các thành viên trong nhóm 'đa phương' đó, của Liên bang Nga và Trung Quốc.

"Nhật quang Chính sách" của nguyên Tổng thống Nam Hàn Kim Đại Trung nay đã tắt lịm nhưng Nam Hàn chẳng còn cách gì khác hơn là nộp tiền câu giờ để khỏi gặp chiến tranh lan rộng trên cả bán đảo Triều Tiên.

Như vậy, hài kịch "đa phương" là một trò chơi ngoại giao ngớ ngẩn của những ai thực tin vào đó, hoặc đòn gian manh của những ai muốn khai thác trò này cho mục tiêu riêng. Nhiều chính khách Mỹ thì gồm thâu cả hai vì mục tiêu tranh cử của họ.

Một trong các đòn hành chánh cổ điển trong một cơ quan là khi muốn cho chìm xuồng một hồ sơ không có giải pháp hoặc bất lợi thì lập ra một ủy ban liên bộ, liên tịch hay liên ngành để lâu lâu bàn cãi một lần mà không có đề nghị thiết thực.

Chuyện ngoại giao đa phương cũng thế.

Lý do là các quốc gia đều là những con quái vật lạnh lùng, hoàn toàn vận hành vì quyền lợi. Trong một trò chơi đa phương, quyền lợi bất đồng vì mục tiêu trái ngược tất nhiên dân tới giải pháp ngoài da, vô hại và vô hiệu. Trường hợp đồng tâm nhất trí chỉ xảy ra một cách hãn hữu và trong một giới hạn rất hẹp, là điều không thể có trong vụ Bắc Hàn hay Iran.

Vì vậy, không nên chờ đợi là Liên hiệp quốc hay quốc tế hay Hoa Kỳ sẽ gỡ được ngòi nổ Bắc Hàn. Lãnh đạo Bình Nhưỡng có thể yên tâm bóp họng người dân để chế tạo bom giả bom thật, cho tới ngày thật sự có bom.

Kết luận ấy mới là điều bi thảm của hài kịch đa phương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một cuối tuần, vài chai bia, dăm thằng bạn, ngồi lại bên nhau, chia cho nhau nụ cười, kể cho nhau nghe chuyện đời, chuyện ngày xưa, chuyện bây giờ
Trong cái thời buổi nhiễu nhương này, nhà nước nói nhà nước nghe, dân than thở dân nghe, và cảnh quan lại cướp bóc dân chúng diễn ra giữa ban ngày
Xin phép được hỏi các bạn đang phục vụ cho ai" Các bạn đang phục vụ cho riêng ĐCSVN hay cho Tổ quốc và nhân dân Việt Nam"
Ngày Giáng sinh là ngày Chúa Jesus ra đời, trong ngày này những người theo đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành…những người con của Chúa  tưng bừng cử hành lễ
Trên VBMN số 639 tuần qua, đã đăng một bài viết về buổi lễ gắn huy chương cho những quân nhân Hoa Kỳ được tưởng thưởng vì những chiến công
Nhân loại lại sắp mừng lễ Giáng sinh, kỷ niệm biến cố nhập thế, đản sinh làm người của Con Thiên Chúa là Đức Giêsu, Đấng đã phân đôi lịch sử nhân loại
Tu viện nằm trên một đỉnh đồi khá cao. Nói là tu viện nhưng thực ra chỉ là một trang trại nhỏ vừa được mua lại, dự kiến thiết lập một tu viện Phật giáo
Trong khuôn viên trại 2 có nhiều dãy nhà kho tiền chế khung sắt, mái và vách bằng hợp kim nhôm. Những tấm nhôm bề ngang 1.2 mét, cao 2.4 mét
Ngược dòng lịch sử dân tộc, ta biết vào thế kỷ thứ 2 trước tây lịch, Việt Nam lúc đó là Nhà Triệu ố Quốc Hiệu là Nam Việt, có lãnh thổ rộng lớn
Những người chủ trương “Vô thần” trong những thế kỷ trước đây, đặc biệt Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844-1900), Jean-Paul Sartre ( 1905-1980)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.