Hôm nay,  

Phế Thải Gia Cư Ở Việt Nam

03/10/200600:00:00(Xem: 8228)

Đứng trước tình trạng gia tăng dân số ngày càng nhanh, mức tăng trưởng phát triển xã hội cũng như tiến trình đô thị hóa tiếp tục được đẩy mạnh mau chóng, một vấn đề lớn của Việt Nam hiện tại là giải quyết tình trạng ối đọng nguồn phế thải rắn, trong đó rác sinh hoạt gia cư chiếm tuyệt đại đa số. TC KH&MT kỳ nầy được trao đổi với KS Trương Việt Hoàng, thành viên của Hội KH&KT VN có trụ sở tại Nam California về vấn đề cấp bách nầy.

- Hỏi: Trước hết xin KS TVH cho thính giả của Đài ACTD biết tổng quát về tình trạng phế thải rắn ở Việt Nam hiện tại.

- Đáp: Thưa anh, theo ước tính trung bình, trong hiện tại một người dân ở các thành phố phát thải từ 0,9 đến 1,0 Kg rác/ngày, và người dân ở các đô thị nhỏ và nông thôn phát thải tử 0,5 đến 0,65 Kg rác/ngày. Tổng lượng chất thải sinh hoạt thải hồi vào môi trường được ước tính là khoảng 8 triệu tấn/năm. Tại các đô thị hiện tại, quá trình đô thị hoá, mức gia tăng dân số, và việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, công thêm khả năng tiêu thụ của người dân ngày càng tăng, trong lúc đó, công nghệ xây dựng bãi rác, cũng như quá trình xử lý nước rỉ không theo kịp đà gia tăng lượng rác gia cư. Vì vậy tình trạng môi trường xuống cấp ở các thành phố lớn rất nhanh ở khắp nơi, đặc biệt ở những thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.

- Thưa ông, hiện nay Việt Nam đã dùng phương pháp hay kỹ thuật nào để giải quyết rác gia cư cũng như tiến trình xử lý nước rỉ của rác"

-  Hai công nghệ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam hiện tại là chôn lấp rác, và biến rác hữu cơ đã được phân loại trong rác thành phân compost. Nước rỉ của rác được tập trung vào các nhà máy xử lý dựa theo phương pháp vi sinh. Qua kinh nghiệm của những quốc gia tiên tiến, việc chôn rác phải được tiến hành qua những lớp plastic phía bên dưới đáy bãi rác, để sau khi chôn lấp rác, nước rỉ không thoát ra được và không thấm vào mạch nước ngầm phía bên dưới. Nhưng điều nầy không xảy ra ở Việt Nam.

Có thể nói, tuyệt đại đa số các bãi rác hiện hữu vẫn được giải quyết theo thói quen của người dân tự ngàn xưa là đổ rác ra bất kỳ khu đất trống nào, hay đổ ra sông rạch, ao hồ hay khá hơn hết là chôn lấp và phủ lên mặt rác một lớp đất mõng ở các thành phố lớn hiện tại.

Theo thống kê năm 2005, cả nước có 97 địa điểm làm bãi rác chôn lấp đất lên trên. Các bãi nầy được xây dựng qua nguồn vốn ODA, do đó được xem như tương đối phù hợp tiêu chuẩn an tòan của công nghệ chôn rác. Tuy nhiên chỉ có 17 điạ điểm có bãi rác an toàn, nhưng công nghệ xử lý nước rỉ của rác vẫn chưa hoàn thiện. Nước rỉ vẫn tiếp tục làm tăng thêm mức độ ô nhiễm cho tòan vùng. Còn các "nhà máy" phân loại rác hữu cơ để chế biến thành phân compost chỉ chiếm 7% trên tổng số bãi rác hiện có mà thôi.

- Ông vừa nói việc xây dựng qua nguồn vốn ODA tuy phù hợp với tiêu chuẩn chôn rác, nhưng sao tiến độ thi công chậm chạp như thế thưa ông"

- Đầu tư vào công nghệ xây dựng bãi rác đúng tiêu chuẩn và hợp vệ sinh, cũng như thiết lập hệ thống xử lý nước rỉ là một chính sách quốc gia, chứ không phải là một quyết định của địa phương như hiện tại. Vì đây là một vấn nạn môi trường chung cho cả nước. Việt Nam đã có nhiều nguồn vốn ODA từ nước ngoài cho công việc nầy. Tuy nhiên có những trường hợp vừa khách quan vừa chủ quan khiến cho việc xử dụng nguồn vốn ODA gặp nhiều khó khăn và thử thách như:

- Việc quản lý và thi hành rất chậm chạp qua thủ tục giấy tờ;

- Nhân sự không đủ chuyên môn và kinh nghiệm để giải quyết xuyên suốt việc thiết lập một đồ án phù hợp với quy trình kỹ thuật và tài chính;

Hậu quả của hai trở ngại trên là có nhiều thay đổi trong tiến trình xây dựng nhà máy như:

1/ Thay đổi thiết bị như đã ghi trong dự án vì thiết bị không phù hợp với điều kiện Việt Nam.

2/ Vì đây là nguồn vốn do nhà nước quản lý, cho nên thủ tục hành chánh chậm chạp cũng đã tiếp tay không ít trong việc làm trì trệ các dự án.

- Với số lượng khoảng 8 triệu tấn rác phát thải hàng năm ở các đô thị lớn và tiến độ thiết lập bãi rác không theo kịp với đà gia tăng của rác như hiện nay, ông nhận thấy nguy cơ ô nhiễm môi trường như thế nào trong tình trạng hiện tại"

- Thưa Anh. Người dân sống ở thành phố chiếm gần 1/4 dân số, nhưng nhịp độ phát thải rác gia cư ở những nơi nầy rất cao, tương đương với phân nủa lượng rác toàn quốc. Thêm nữa, tuy cùng mang tên là rác sinh hoạt chung, nhưng rác phát thải từ người dân thành phố lớn mang tính độc hại cao, so với rác từ các đô thị nhỏ hay nông thôn. Vì dân thành phố ngoài số lượng rác hữu cơ trong công việc chế biến thức ăn hàng ngày, trong rác còn có một số vật dụng phế thải như kim loại, pin cũ, các thùng chứa dung môi hữu cơ, các vật dụng không hay khó bị phân hủy như túi nylon, nhựa không tái sinh, lon, hộp, kính bể v.v..  Do đó việc xử lý số lượng rác nầy đòi hỏi một quy trình xử lý cao hơn cũng như hệ thống xử lý nước rỉ phải hoàn chỉnh hơn. Cũng can nói thêm là, ngoài rác sinh hoạt, ở các thành phố lớn còn có thêm phế thải rắn công nghệ và phế thải y tế. Hai loại phế thải sau nầy cũng được mang đổ vào các bãi rác gia cư vì những cơ sở sản xuất công nghiệp và bịnh viện không có điều kiện xây dựng nhà máy xử lý hay lò đốt. Vì vậy nguy cơ ô nhiễm và truyền bịnh ở các bãi rác nầy càng cao hơn nữa.

Tóm lại, hầu hết những bãi rác ở Việt Nam không được xử lý một cách an toàn và hợp vệ sinh. Một bãi rác điển hình hiện tại vẫn thường thấy khắp nơi vẫn là một bãi rác lộ thiên, không được xây dựng đúng quy cách. Do đó mỗi bãi rác là một trung tâm của những bịnh truyền nhiễm. Và vì bãi rác nằm gần khu dân cư, cho nên người dân sống ở những vùng nầy phải chịu một áp lực lớn qua việc môi trường bị ô nhiễm như: ô nhiễm không khí, chịu đựng mùi hôi thúi thường xuyên, ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm ảnh hưởng lên việc sản xuất nông nghiệp. Sau cùng nơi đây cũng là nguồn ruồi muỗi, chuột bọ và có thể trở thành một ổ dịch bất cứ lúc nào.

- Đứng trước một vấn nạn quốc gia lớn như vậy, VN gần đây có những quyết định nào tích cực để nhằm giải quyết vấn đề nầy không thưa ông"

- Thưa Anh, ngay sau khi Đại hội X kết thúc, một số vấn đề quốc gia được đem bàn ra ngoài dư luận rộng rãi qua báo chí và truyền thanh như vấn đề y tế, giáo dục và môi trường trong đó những nơi bị ô nhiễm trầm trọng được phơi bày trên báo chí nhiều nhất, nào là "làng arsen Hồ Tây", "thị trấn ung thư Minh Đức", ô nhiễm sông Thị Vải, Đồng Nai, Sài Gòn, Sông Nhuệ, Sông Đáy v.v... Lãnh đạo VN qua ông Triệu Văn Bé, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Báo Lao Động phỏng vấn ngày 27/7/2006 có phát biểu như sau:"Có thể nhận định ô nhiễm môi trường là vấn đề "nóng" trên phạm vi toàn quốc, việc cải thiện môi trường không thể chậm dù là một phút". Tuy nhiên, ngoài phát biểu trên, chúng tôi hoàn toàn không thấy ô. Thứ trưởng đưa ra đề nghị giải quyết nào cả ngoài việc hy vọng Bộ sẽ cố gắng đẩy mạnh các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương làm việc cật lực hơn nữa. Hiện tại, dân chúng ở thành phố bắt đầu đứng lên phản đối , như tại Đà Nẵng vào cuối tháng 7 vừa qua, dân chúng đổ xô ra chận đường không cho xe rác đi vào bãi rác chính của thành phố làm ứ động xe cộ suốt một ngày tại đây. Tình trạng tương tự đã xảy ra ở bãi rác Gò Cát vào cuối tháng ngày 23/8, dân chúng đã ngăn chặn không cho hàng trăm xe chở rác đi vào bãi rác.

- Trước viễn tượng về mức độ đô thị hóa qua việc gia tăng dân số và sự tăng trưởng phát triển xã hội, từ đó số lượng rác phát thải ngày càng cao, KS có tiên liệu được giải pháp nào khả dĩ có thể giải quyết tình trạng gần như bế tắc trên hay không"

- Thưa Anh, với đà gia tăng dân số hiện tại, ước tính đến năm 2010, số dân sống ở đô thị sẽ tăng 10%, nhưng lượng rác sinh hoạt phát thải ra sẽ tăng 60%, do số dân tăng, và do mức sống của người dân ngày càng cao, tiêu thụ càng nhiều. Với tiền độ xây dựng bãi rác đúng tiêu chuẩn và hợp vệ sinh như hiện tại, chắc chắn nguy cơ ô nhiễm môi trường sẽ không tránh khỏi và sẽ không còn biện pháp cứu chữa nào khác. Số lượng ruồi muỗi sinh sản từ các bãi rác sẽ che lấp bầu khí quyển; nạn  dịch bịnh sẽ xảy ra thường xuyên hơn và ngày càng trầm trọng hơn vì cơ quan y tế trong nước sẽ không còn đủ khả năng và nhân sự để phòng chống nữa.

Do đó, một phương cách giải quyết vấn đề để tháo gở những trì trệ trên trong việc xử dụng nguồn vốn ODA là đầu tư nguồn vốn nầy vào công nghệ bãi rác và xử lý nước rỉ. Quan trọng hơn cả là cần thay đổi não trạng "ù lì", "chờ đợi cấp trên quyết định" trong cung cách giải quyết những vấn nạn môi trường trước mắt. Trong lãnh vực xây dựng các bãi rác, tốt hơn hết là giao cho tư nhân. Qua kinh nghiệm của  Bãi rác Đông Thạnh năm 2002, thành phố đã tiêu tốn 32 triệu Mỹ kim để xây dựng nhà máy xử lý nước rỉ sau khi có nhiều tai nạn bể bờ hồ chứa xảy ra nơi đây. Nhưng nhà máy chỉ hoạt động chưa đầy một tháng rồi phải đóng cửa vĩnh viễn vì xây dựng không đúng quy cách. Trong lúc đó công nghệ xây dựng bãi rác trong năm qua đã được một số công ty tư nhân đãm trách như:

1/ Cty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Xây dựng Môi trường (ICEC) đang tiến hành xây dựng nhà máy xử lý Hà Nam.

2/ Cty Cổ phần Công nghệ Môi trường Xanh xây dựng nhà máy xử lý Sơn Tây. Tiến độ thi công ở hai nơi đấy rất nhanh và sắp sửa đi vào hoàn tất.

Việc đem tư nhân góp phần tham gia vào dịch vụ bảo vệ môi trường chung là một việc làm thích hợp với điều kiện Việt Nam hiện tại, it ra là làm tăng tiến độ thi công công trình, cũng như tránh được những vấn nạn đáng tiếc như nhà máy không hoạt động được ngay sau khi nghiệm thu vì những nguyên nhân căn bản như việc làm tắc trách của người quản lý công trình và cơ quan có trách nhiệm, nhất là nạn tham ô đã phá vỡ biết bao công trình có tính cách quốc gia trong hàng chục năm qua.

Làm được việc trên, Việt Nam có thể hạn chế hay ngăn chặn được phần nào nguy cơ môi trường ô nhiễm thêm trong những năm sắp đến. Trong lần nói chuyện kỳ sau chúng tôi sẽ đề cập đến kinh nghiệm của tiểu bang California trong việc giải quyết vấn đề rác gia cư cho tiểu bang nầy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi lần đọc Trăng trên vịnh Bosphorus là mỗi lần tôi buồn lạ lùng, tiếc hùi hụi, giá như mình có mặt tại đó, nhập vào những đam mê
Ai bảo thể thao và chính trị phải tách rời là đã quên lịch sử: Berlin 1936, Munich 1972, Moscova 1980, Los Angeles 1984 là những Thế Vận Hội đã mang nhiều dấn ấn của chính trị.
Có nhiều chuyện xẩy ra trong đời sống một cách tự nhiên; chẳng hạn như đi ngủ và đi… tiểu.
Đứng trước vấn nạn thán khí hay khí carbonic CO2 ngày càng thải vào không khí nhiều hơn qua phát triển,
Theo thư của Thượng Tọa Thích Không Tánh gửi ra hải ngoại ngày 3 tháng 4 năm 2008, Luật Sư Bùi Kim Thành lại bị nhốt vào nhà thương điên Biên Hòa lần thứ hai.
Nói đến McDonald’s thì ai cũng nghĩ ngay đến nhà hàng chuyên bán fast food với món chính là hamburger và khoai tây chiên.
Bầy chim sẻ lại sà xuống, xúm xít quanh đĩa bánh mì vụn. Tiếng chíu chít làm rộn cả vườn sau như lời chào một bình minh rạng rỡ buổi tàn xuân.
Đảng Dân Chủ XXI vừa đưa ra bản tuyên bố đề ngày 10-4-2008, gửi từ Sài Gòn, ký tên cụ Trần Khuê, Tổng thư ký đảng này
Trước viễn ảnh chợ búa ngày càng bị thu hẹp, dẹp bỏ để các quan thi nhau lấy đất làm nhà, làm tài sản, làm công ty riêng cho mình.
Mục đích của bài viết này hoàn toàn không phải để quảng cáo cá nhân mà để cho những ai đau khổ vì bịnh tật nhứt là bịnh mất ngủ như tôi suy ngẫm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.