Hôm nay,  

Đạo Đức Và Môi Trường

17/11/200600:00:00(Xem: 7703)

Đạo Đức và Môi Trường

Ngày 14  tháng mười,  tôi được mời dự một cuộc Hội thảo do hội Sư tử (Lions International Club) tổ chức tại Trường Luật Tours, chủ đề là Đạo Đức và Môi Trường (Éthique et Environnement). Cá nhơn tôi là một Sư tử, chúng tôi cũng là một thành viên của nhóm « suy nghĩ và nghiên cứu về Luật và Đạo Đức », vì đã là giảng viên về Môn Luật Y khoa và Xã hội tại Trường Luật Tours và Poitiers. Cuộc Hội thảo chủ đích là để hai vị khách mời là những Sư tử đặc trách chương trình Môi Trường trình bày những quan điểm của mình.

Giáo sư Jean-Marie Haguenoer là một Thạc sĩ về Y khoa và Luật khoa (Professeur agrégé de Médecine et professeur agrégé de Droit) thuộc Đại học đường Tours (Pháp). Bác sĩ Hubert Kalonji là một vị Y sĩ và một nhà Triết học (Médecin et philosophe). Hai vị đều là thành viên của nhóm  Luật và Đạo Đức (le Droit et l’ Ethique) và cũng là hai Sư tử (Lions International Club members).

Những câu hỏi được đặt ra, xong để hai vị trả lời. Cách trình bày nầy để nhẹ phần không khí chuyên môn kỹ thuật của chủ đề.

  - Báo Lions: Mới thoạt nhìn. Đạo Đức và Môi Trường không có một sự liên hệ tự nhiên. Tại sao chúng ta lại đem ra làm đầu đề buổi Hội thảo hôm nay.

- Jean – Marie Haguenoer: Sự liên hệ nầy trái lại rất chặc chẻ. Từ lâu nay, những Hội thảo hay bàn tròn suy nghĩ thường nêu sự liên hệ giữa Đạo Đức và Môi Trường. Chúng ta không có gì đáng ngạc nhiên cả vì tất cả đều do con người mà ra cả. Con Người và cách sử dụng Môi trường là phải đặt vấn đề Đạo Đức làm đầu. Con Người trách nhiệm Môi Trường, và một Môi Trường trong sạch sẽ tạo những Con Người tráng kiện đầy sức khoẻ và sức sống.

- Báo Lions: Chúng ta có thể gọi Môi Trường là một Gia tài mà Con người phải biết nưng niu chăm sóc

- JM H: Không đúng như vậy. Quan niệm «gia tài môi trường» quá gò bó. Cũng như những sự giàu có, của cải khác, Môi trường sẽ khá hơn hay yếu đi đều do con người quản lý. Từ thuở khai thiên lập địa, con người đã biết quản lý Môi Trường rồi. Gia tài cha ông ta để lại ta có thể xài phung phí đi cả, ta cũng có thể bảo quản để làm tốt làm đẹp hơn. Vì vậy chúng ta nên có quan niệm bảo quản và làm đẹp hơn cho các thế hệ tương lai, vì ngày nay chúng ta đã có những kỹ thuật tân tiến hơn.

- Hubert Kaloji: Riêng về phần tôi, tôi nhận định là phải đem nhiều Đạo Đức vào trong quản lý Môi Trường.Tôi là một Y sĩ. Tôi rất hãnh diện về nghề nghiệp của tôi, nhưng khi tôi hành nghề tôi đặt hết trách nhiệm vào việc làm của tôi. Tinh thần trách nhiệm là sự phô trương của Tự do. Con  người xữ dụng môi trường một cách tự do. Vì vậy con người phải có trách nhiệm đối với môi trường. Vì khi ta có trách nhiệm với Môi trường, ta có trách nhiệm với những kẻ khác, với Tha nhơn. Kẻ nào phá hoại Môi trường chung quanh mình, kẻ đó phá hoại Môi Sanh của người khác. Vì  sau cái Môi Trường của Vật  thể (environnement physique), còn cái Môi trường của Con Người (Environnement humain).

 Tôi hiện nay sống trong một ngôi làng, với những người rất ngăn nắp và biết trọng Môi trường; không vất rác bừa bãi, rát rưới đều được soạn chia, tổ chức ngăn nắp, mọi nhà cửa đều quét dọn trước mặt đường sạch sẽ, không ai làm phiền ai cả. Phong cảnh làng mạc, đường xá trong làng khang trang sạch sẽ. Nhưng cái thí dụ nầy nói cho chúng ta biết một sự đồng thuận xã hội (consensus social). Vì chỉ có một sự đồng thuận xã hội, một tinh thần cộng đồng cao độ, mới kẻ nầy biết trọng người kia, người kia biết nhường kẻ nọ. Đạo Đức bắt đầu là chỗ ấy. Đấy là một phương trình. Phương trình : Tự do, Trách Nhiệm, Tự Trọng và Tôn Trọng lẫn nhau để đến sự  Đồng thuận. Đó là phương trình áp dụng Đạo Đức đấy!

- Báo Lions: Phải chăng sự Đồng thuận xã hội là một cái gì khó nhứt".

 - H K: Đồng thuận chỉ đến khi mọi người đều nhận một sự Giáo dục theo hướng đó, và mọi người đều cảm nhận được Trách Nhiệm của mỗi người. Chúng ta có thể tìm được đồng thuận khi chúng ta giải quyết được vấn đề « giáo dục » và « huấn luyện » quần chúng về trách nhiệm mỗi người nơi môi trường sống của mình.

- JM H: Ông bạn Hubert của chúng ta quá ư lý tưởng. Chúng ta ai ai cũng mong được những sự tương kính lẫn nhau, và sự bảo vệ Môi trường là những hành động tự nhiên tự phát (spontanné); chúng ta ai ai cũng mong những tương quan giữa con người và con người, con người và Môi trường sẽ hướng về lý tưởng đó. Nhưng hiện nay, những vấn đề về Môi trường có nhiều sự Bất đồng hơn sự Đồng thuận. Thí dụ về Tài nguyên hạt nhân, có kẻ thuận có kẻ chống, ai cũng có lý cả. Những người Nông dân trên thế giới, muốn có thu hoạch cao đều mong được xử dụng những «Thuốc chống rầy» và những chất hóa học trong phân bón,  có hại đến những mạch  nước ngầm.

Cái khó khăn của Môi trường là sự ảnh hưởng trực tiếp đến một số người, nhưng lại ảnh hưởng toàn bộ đến mọi người, trong những thế hệ ngày nay và cả tương lai.

- Báo Lions: Chúng ta có thể  định nghĩa rằng  là những  «của cải có tính cách môi trường» là những «của cải công cộng»"

- JM H: Đúng vậy, vì môi trường ảnh hưởng đến mọi người. Chúng ta không có một biên giới nào để cách ly ảnh hưởng những ô nhiễm của anh láng giềng. Và cũng vì thế mỗi quyết định hay hành động của thế hệ chúng ta đều đem lại ảnh hưởng cho những thế hệ tiếp nối.

Một thí dụ: những chương trình Diệt trừ bệnh Sốt rét bằng xịt thuốc DDT. Kết  quả tai hại là ngày hôm nay có vài cộng đồng dân tộc,  như dân tộc Inuits, những thổ dân vùng Bắc Canada, quen dùng thực phẩm  là mở các loại cá, đã hấp thụ quá thái những độc dược của DDT, ngày nay những di hại của DDT đã truyền nhiễm qua sữa của các bà mẹ và mang lại những loại bệnh có tính cách  «thần  kinh hệ» cho các con trẻ dân tộc Inuits.

Ở Việt nam ta, sau bao nhiêu năm sữ dụng bừa bãi DDT, có cơ quan hay ai nghiên cứu  để đo lường xem những di hại truyền nhiễm DDT ra thế nào không" (Đây là lời bàn của người thuật lại).

- Báo Lions: Thử hỏi, ta thử đặt ngược lại vấn đề: có phải tính cách «công cộng» làm hư mọi sự. «Cha chung không ai khóc» không" Một nhà chung thì dơ, một nhà riêng thì sạch. Một bãi tắm công cộng thì bẩn một bãi tắm tư nhơn thì quá đẹp. Như vậy hãy «tư hữu hóa tất cả» thì mọi thiên nhiên sẽ được bảo vệ.

- H K: Về mặt Đạo Đức, tôi không thể chấp nhận có hai loại bãi tắm, một cái công cộng dơ dáy, một cái tư hữu dành cho khách giàu có. Cái quyền có một Môi trường, một Môi sanh lành mạnh, sạch sẽ là một Quyền tự nhiên của con người, là một Nhơn quyền.

Nhưng tôi cũng đồng ý với các bạn Bảo vệ Môi trường phải được huấn luyện, giáo dục. Quần chúng phải được giáo dục để bảo quản Môi trường. Vì Môi trường là của chung (la chose publique).

- JM H: Tôi cũng nói thêm, hãy khoan bàn đến Đạo Đức, chúng ta phải nhận định rõ ràng là « tư hữu hóa » cũng không phải là một cái gì để bảo đảm sự Bảo vệ Môi trường. Bởi lẽ, tư hữu là kinh tế. Mà kinh tế là lợi nhuận. Mà đã đi tìm lợi nhuận thì luật kinh tế sẽ sẳn sàng xâm phạm Môi trường. Một chiếc tàu chở dầu xả  «phế liệu» ẩu ngoài khơi sẽ ít «tổn phí» hơn khi phải đem những chiếc tàu ấy vào những cảng chuyên nghiệp. Chúng ta kết luân rằng không thể tin tưởng vào những «tư nhơn» để bảo vệ Môi trường. Và cũng để trở về với Đạo Đức, luật kinh tế có nhìều điều bất lợi cho Môi trường.

- Báo Lions: Vậy ta phải làm sao" Tư hữu, công hữu" Quan niệm «ai làm bẩn phải trả tiền»" Nếu ta phạt tiền rất mắc thì làm sạch Môi trường sẽ ít tổn phí cho các chủ các Công nghiệp. Nầy có anh bạn Sư tử Paul-Marie muốn phát biểu. Xin mời bạn. 

- Paul – Marie Phan Văn Song: Cám ơn  chủ tọa  đoàn. Tôi xin được hỏi:

Quý bạn nghĩ thế nào về quan niệm Cộng Hòa (la République). République do từ ngữ la tinh  «Res Publica», nghĩa là «cho của công, tôn kính «của công» (pour la chose publique, le respect de la chose publique) Ngày hôm nay trong những thể chế Cộng hòa, rất nhiều trên thế giới,  ai ai cũng nói đến Dân chủ. Không ai nghĩ đến một chế độ Cộng hòa là một Chế độ phải biết tôn kính «Của Công». Thậm chí có kẻ lại đối nghịch Cộng hòa và Dân chủ, cho rằng Cộng hòa là do Nhà nước quản lý, khắc khe, quan liêu, nặng nề bao cấp, và Dân chủ là nhẹ nhàng cởi mở, thoải mái vì do Dân bảo quản. «Quản lý của công» theo thiểm ý,  phải được  đặt vào hàng đầu của Giáo dục Công dân. Các Công viên chức phải làm việc cho Của công và Bảo quản của công. Vì ta không thể «tư hữu hóa» mọi Của công tài sản của đất nước được. Khí quản, nước, sông rạch, mạch nước ngầm thiên nhiên...không thể tư hữu hóa được. Các tư doanh phải bảo tồn của công. Quan niệm «Phát triển Bền Vững» phải được đặt lên hàng đầu trong những chương trình phát triển hoặc xây dựng.

- H K: Ông  bạn Paul- Marie lại đem Đạo Đức đi vào con đường quản lý  và chánh trị. Dĩ nhiên, giấc mơ của những người đàng hoàng, biết lo lắng, thấy xa  là «Phát triển Bền vững» nhưng giấc mơ của những nước nghèo, và cũng là bài ca của những nhà tư bản  đầu tư vào nước nghèo là «Phát triển nhanh» và «làm giàu nhanh».

Làm sao quản lý được sự Phát triển bền vững hay đồng bộ, khi người dân, nhà cầm quyền sở tại và anh khách tư bản đều nghĩ đến «làm ăn sổi», làm giàu nhanh, lợi nhuận cao, giá thành thấp. Trong giá thành ngày nay không thấy có giá thành của Môi trường.

- JM H: Phải có những «thuế  ô nhiễm», «thuế môi trường». những quyết nghị (protocoles) Kyoto, mấy ai gỉải quyết. Ai là người có quyền «xài ô nhiễm». Quả đất đang nóng dần, ô nhiễm, lỗ hổng ozone, ai trách nhiệm, ai quản lý" Sự lựa chọn để phát triển nguồn nhiên liệu khai thác: dầu hỏa, khí đốt, than đá, hạt nhân, gió nước. Môi trường, thiên nhiên cũng cần một sự phát triển hài hòa.

- PM PVS: Vì vậy tôi yêu cầu hai bạn khi đi làm việc, hội thảo với những cơ quan bất vụ lợi (NGO) hay những cơ quan chánh phủ, hãy nghiên cứu làm thế nào để quan niệm Phát triển bền vững, phát triển hài hòa được luôn luôn đề cao. Vốn là một người sanh ra tại một nước chậm tiến, cá nhơn tôi  rất thấy rõ sự thiếu thốn về mặt Môi trường trong những chương trinh Phát triển các nước ấy,  thí dụ  ở Việt nam của chúng tôi.

Vạn sự khởi đầu nan. Quý bạn hãy vận động những cơ quan quốc tế hay quốc gia nào có ý định đầu tư vào những nước chậm tiến hãy đặt một câu hỏi về Môi trường làm câu hỏi làm đầu : một chương trình một công trình xây dựng như vậy phá hoại bao nhiêu môi trường, hủy hoại bao nhiêu sanh thực vật, thay đổi môi sanh cho bao nhiêu thế hệ và cái giá trả bao nhiêu năm, trước khi định giá bằng những con số kinh tế, giá thành, thời gian lấy vốn lại, bao nhiêu  nhơn công, công việc làm ….

Môi trường không chỉ là thiên nhiên. Môi trường đối với chúng tôi là tất cả những cái gì quây quần chung quanh «Con người».

 Kỳ Hội thảo quý 2 năm 2006 ở Paris, chúng tôi nhóm Nghiên cứu ở Poitiers và Tours nghĩ rằng chúng ta phải đặt ngược lại những ưu tiên thứ tự về chánh trị và quản lý. Thói thường người ta nghĩ đến Tổ quốc xong mới nghĩ đến Gia Đình (Patrie – Famille) ít ai nghĩ đến cá nhơn vì vẫn thành kiến Cá nhơn là ích kỷ (chỉ chữ ích kỷ đã là xấu xa rồi) nhưng theo cá nhơn tôi «Tổ quốc-Gia đình-Cá nhơn» là ưu tiên thứ tự của thời Quân chủ. Ở Á đông chúng tôi vẫn dùng quan niệm «Quân Sư Phụ». Ở  Âu châu thời Trung cỗ,  «vì Vua và Tổ quốc» (pour le Roi et la Patrie). Quan niệm cỗ xưa dựa theo quan niệm đất đai biến «con người» thành những dụng cụ của các chủ nhơn của đất đai. Sự may rủi thời thế tôi sanh ra bên nầy sông hay bên kia sông có thể biến tôi và người «đồng chủng tộc» tôi thành hai kẻ thù có thể đi đến giết nhau. Bao nhiêu «dân tộc» đã bị những biên giới chia rẽ: dân tộc Kurdes, dân tôc Arménians, .. vân .. vân.

Chúng tôi quan niệm ưu tiên thứ tự từ nay sẽ bắt đầu từ «Con người». Suy nghĩ xây dựng một đất nước lấy «môi trường con người» làm nến tảng xây dựng đất nước: Con người có giáo dục, con người có sức khỏe. Trọng tâm là con người, cơ bản là con người,   chúng ta xây dụng sự «phát triển hài hòa» của công đồng những con người : bản, lảng, quận lỵ, thành phố, xứ sở và cuối cùng là quê hương đất nước. Đơn vị là một số mẫu số chung. Thí dụ: thiên nhiên bao bọc con người biến con người làm ruông, làm rẫy, làm nương, đì săn, đi lưới … thiên nhiên ở đây giúp «con người» làm nghề mõ, làm nghề gốm, làm nghề mộc, thiên nhiên ở nơi kia buộc chúng làm vườn hay   chăn nuôi.

 Nói tóm khi ta nói đến Môi trường ta phải nghĩ đến chữ «Environment», nghĩa tất cả những gì bao quanh «Con người» Quản lý chánh trị là quản lý  cái «con người” và cái «Environment của con người».

Vì vậy Đạo Đức phải được đặt lên hàng đầu vì Đạo Đức là «Con người» Tôn kính Môi Trường là Tôn kính  tha nhơn vì Môi trường là của công.

Những quan niệm Cộng hòa, Của công, Môi trường, Con người phải được đặt lại cho đúng Và Đạo đức là tôn chỉ lãnh đạo.

Giáo dục quần chúng để quần chúng hiểu rõ ràng vai trò trọng yếu của «Con người». Con người trong vai trò người dân «đồng quản lý» với những  «đại diện dân là những nhà cầm quyền».

Tiếng nói của «con người», tiếng nói của «người dân», tiếng nói «dân chủ»

Tiếng nói của «công dân» tiếng nói của những người «đồng quản lý» cái «của công». Tiếng nói «cộng hòa».

Đạo đức là nền tảng để đem công bằng và công lý cho quản lý Môi trường.

- H K: Như vậy có phải là một nền Dân chủ tham dự (Démocratie participative) và một nền hành chánh tản quyền không (une administration décentralisée)"

- PM PVS :   Có thể gọi là đó là  một thể chế Liên bang, vì dựa lên trên một mẫu số chung mà phân chia lãnh thổ. Một Tiểu bang sẽ có một mẫu số chung về dân tộc, kinh tế, sanh hoạt xã hội, tập tục hành chánh…  Thí dụ ở Việt nam chúng tôi, từ ngàn xưa chúng tôi đã có một sanh hoạt tổ chức, một  cơ chế, lấy  làng mạc làm cái gốc rồi. Paul Mus, một nhà Á đông học đã mô  tả Việt nam là một «Liên Bang các làng xã» (une fédération de villages) Lúc xưa Việt nam chúng tôi thường nói «phép vua thua lệ làng» để diễn tả cái độc lập của hành chánh làng xã đối với uy quyền trung ương là  nhà Vua.

Nói tóm lại nói Đạo Đức và Môi trường mà không nói đến «Con người», không nói đến tổ chức hành chánh, cơ chế chánh trị của những quốc gia đang điều hành là chúng không đi sâu vào vấn đề.

- JM H: Tôi xin kết luận vi chúng ta đã cạn thì giờ rồi, bạn Paul- Marie đã giúp chúng ta đưa cái Đạo Đức vào Con người để quản lý «Môi trường của Con người». Môi trường trong nghĩa rộng  dỉ nhiên, từ xã hội đến kinh tế và chánh trị.

Tôi xin cám ơn tất cả mọi người, nhơn danh hội Sư tử cám ơn tất cả những diễn giả, những dự thính giả.

Và ngay bây giờ hãy bắt tay vào việc. (Et maintenant au boulot!).

Phan Văn Song ghi lại

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay khi nói đến những nước Cộng sản là mọi người nghĩ ngay đến “Chế độ độc tài Đảng trị, nạn sùng bái cá nhân
..để cho ngần ấy nước xâu xé khai thác tài nguyên nên mới bị khủng hoảng. Ép mãi sức dân thì sẽ gây sức bật...
Nhật báo The Canberra Times hôm Thứ Hai 1-10-2007 đã có bài tường thuật về buổi lễ cầu nguyện cho nhân dân Miến Điện
Các đối tác quảng cáo thuộc truyền thông sắc tộc của Flex Your Power đang gởi đi các thông điệp báo động tình trạng hâm nóng địa cầu
...để cho ngần ấy nước xâu xé khai thác tài nguyên nên mới bị khủng hoảng. Ép mãi sức dân thì sẽ gây sức bật...
Xe chạy loanh quanh mấy vòng mà vẫn chưa có chỗ đậu. Tứ phía đông nghẹt. Tờ chương trình trong tay
Cuộc khủng hoảng nguyên tử giữa Bắc hàn và Hoa Kỳ bắt đầu từ cuộc sụp đổ của Liên bang Xô viết đầu thập niên 90’s của thế kỷ 20
Mới đây, có người quen hỏi tôi nguyên nhân nào đưa đến sự thống nhất nước Đức" Đây cũng đề tài một bài báo mà tôi đã  viết và đăng trên Việt Báo
Cuộc khủng hoảng nguyên tử giữa Bắc hàn và Hoa Kỳ bắt đầu từ cuộc sụp đổ của Liên bang Xô viết đầu thập niên 90’s của thế kỷ 20
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.