Hôm nay,  

Cuộc Đấu Quyết Định

11/16/200600:00:00(View: 8695)

Cuộc Đấu Quyết Định

* WTO: Mồ chôn Đảng Cộng Sản VN

Chủ thuyết Cộng Sản  ngoại lai lỗi thời đã phá nát xã hội miền Bắc từ 1945 và trên cả nước sau 1975.

Trước tình trạng bế tắc sau khi cai trị cả nước trong mười năm, Cộng Sản VN đã chạy theo Liên Xô, đành chấp nhận đổi mới năm 1986. Sau khi Liên Xô sụp đổ, lại chạy theo Trung Cộng. Suốt 20 năm qua, Bộ Chính Trị luôn chạy theo đuôi đổi thay kinh tế - xã hội, không có đường lối, hoàn toàn bị động và vì vậy chỉ có những biện pháp vá víu.

Do vốn nước ngoài vào đầu tư, đặc biệt mậu dịch với Hoa kỳ sau hiệp ước song phương Mỹ - Việt (2001), hạ tầng xã hội Việt Nam đã thay đổi nhiều. Muốn phát triển lâu dài, bền vững thì bắt buộc phải đầu tư vào con người; nghĩa là phải tôn trọng nhân quyền và thể chế phải là dân chủ pháp trị: Thay đổi chính trị ở Việt Nam là bắt buộc, không thể tránh khỏi.

Bây giờ gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO), nhu cầu thay đổi chính trị này lại càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, vì luật chơi của tổ chức này: Việt Nam phải đối xử công bằng với các công ty nước ngoài đến Việt Nam làm ăn (kể cả xuất-nhập khẩu) giống như các công ty bản địa. Ngược lại, Việt Nam cũng có quyền như vậy ở bất cứ nước hội viên nào trong WTO. Hàng rào quan thuế giữa các nước sẽ bỏ dần. Tự do cạnh tranh với qui luật kinh tế thị trường sẽ quyết định. Dù muốn hay không, Việt Nam phải dứt khóat từ bỏ kinh tế chỉ huy và chuyển sang kinh tế thị trường. Đây là chuyện rất khó khăn cho nhà cầm quyền Hà Nội và cho đảng Cộng Sản Việt Nam, nhưng lại là cơ hội ngàn năm một thủa cho toàn dân Việt Nam và cho tổ quốc Việt Nam: Bằng vào Sức Mạnh Quần Chúng đánh đòn chí  tử vào đúng thời điểm này, chúng ta sẽ mang lại dân chủ cho dân tộc ta.

Để có dân chủ ở Việt Nam chúng ta  cần đánh thẳng vào khả năng tham mưu của Bộ Chính Trị đảng CSVN trên ba mặt trận:

A/ Mặt trận  kinh tế:

- Dẹp bỏ quốc doanh làm ăn thua lỗ.

- Phát triển kinh tế tư nhân.

- Xuất - nhập khẩu tự do, phá vỡ thế nhà nước độc quyền.

1/Với cung cách làm ăn hiện nay như được ưu đãi đất đai, thuế ít, ngân hàng hỗ trợ, man khai sổ sách … các  công ty quốc doanh là ổ tham nhũng ngốn tiền của dân, đa số vẫn thua lỗ, không địch nổi tư nhân trong nước. Bây giờ cạnh tranh với tư bản ngoại quốc thì  làm sao tồn tại được.

Chúng ta chủ trương tư nhân trong - ngoài hợp tác với nhau, làm phá sản quốc doanh và kiến tạo khu vực tư nhân mạnh dẫn đầu cho  nền kinh tế quốc dân (theo kinh tế thị trường đúng nghĩa).

2/ Chính khu vực tư nhân phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm, thu dụng số công nhân do đóng cửa quốc doanh. Tư nhân có sáng kiến, nhanh nhậy với kỹ thuật cao và nhất là ngân hàng ngoại quốc vào đầu tư sẽ cho vay những ai biết làm ăn có lời.

3/ Khi tư bản ngoại quốc vào, công nhân vì quyền lợi của bản thân và tương lai con cái mình, tất phải thành lập công đoàn tự do độc lập, để hưởng lương bổng và lao động theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế. Công nhân VN từ đầu 2006 đã tự động đình công đòi hỏi theo hướng đó. Với các đại công ty, cơ xưởng có hàng chục ngàn thợ thuyền, phong trào công nhân sẽ lớn mạnh và công đoàn nhà nước dù muốn khống chế công nhân, cũng không làm được. Hơn nữa trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, chính giới tư bản cũng muốn lực lượng sản xuất khoẻ mạnh và thoải mái không có cảm giác kềm kẹp bất an khi làm việc để có năng xuất cao và sản phẩm tốt, mang lại lợi nhuận nhiều.

4/Trong chiến tranh, nông dân bị bóc lột xương máu nhiều nhất. Trong hoà bình họ bị bỏ quên. Phơi lưng dưới nắng làm ra hạt gạo, lại bị thu mua mang đi xuất khẩu. Không được lợi lộc bao nhiêu từ khi đổi mới. Ký kết thúc thương thuyết song phương với Mỹ để vào WTO năm nay, Hà nội đã phải nhượng bộ khá nhiều về hàng nông sản. Đây chính là cốt lõi đấu tranh của nông dân trong những ngày tháng tới:

. Đòi phải có quyền sở hữu đất đai.

. Đòi có quyền tự do canh tác.

. Đòi có quyền mang mảnh đất và sức lao động của mình trực tiếp hợp tác với tư nhân, kể cả ngoại quốc (có vốn, có máy cày, có thị trường tiêu thụ…).

. Sau khi làm đúng nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, nông dân có toàn quyền muốn bán gạo cho ai thì bán, kể cả xuất cảng lấy đô la. Rồi đây, công ty nước ngoài có quyền mở xuất - nhập cảng ở bên trong VN, nhà nước CS không thể dùng độc quyền thu mua lúa gạo, ép giá nông dân dễ dàng nữa.

Trở thành là một  bộ phận cấu thành của nông nghiệp toàn cầu, đây chính là cơ hội nông dân thoát khỏi chế độ CS bóc lột, trực tiếp giao thiệp với nông dân trên thế giới. Tất nhiên nông dân VN sẽ đòi hỏi triệt để với chính quyền CS để lấy lại những thiệt thòi trong qúa khứ.

B/ Mặt trận văn hoá:

1/Quan trọng nhất là vấn đề thông tin.

Mâu thuẫn trầm trọng đang nẩy nở mạnh giữa giới thông tin, làm báo, đài, xuất bản với giới kiểm soát văn hóa.

Mặt trận đòi tự do thông tin, tự do báo chí sẽ lớn mạnh. Chính quyền xiết sẽ bung, bị xé rào. Truyền thông quốc tế ủng hộ mạnh mẽ đệ tứ quyền này.

Dân sẽ ủng hộ những báo tường thuật, điều tra thất thoát. Bộ Chính Trị run vì sợ bị khui. Đây chính là cứ điểm cuối cùng  nhà cầm quyền cộng Sản sẽ liều chết cố thủ bảo vệ, không chấp nhận tự do báo chí, nhưng họ sẽ thất bại vì:

.Quần chúng cần thông tin đa chiều, không muốn nghe tuyên truyền  một  chiều phỉnh phờ nữa. Chính nông dân và công nhân đang đòi quyền được thông tin đầy đủ và sớm nhất. Hiện nay, giới trẻ dùng Internet thoát vòng bưng bít thông tin của CS, nhưng chưa nhiều và còn bị giới hạn chặt chẽ.

.Vào WTO, các dịch vụ từ bưu chính viễn thông, điện thoại di động đến internet…phải mở cửa. Thế độc quyền thông tin khó giữ vững. Hà nội không thể không tôn trọng thoả thuận TRIPS (những khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ), vì liên quan đến nhiều vấn đề khác như phát triển phần mềm máy tính hay nhượng quyền sản xuất thuốc tây giá rẻ cho bệnh hiv-aids chẳng hạn.

. Cộng đồng nguời Mỹ gốc Việt đang làm áp lực và đòi hỏi phải có thông tin hai chiều, có nghĩa là nhà cầm quyền Cộng Sản hiện nay có thể đưa sách báo, phim ảnh, video, băng nhạc sang Mỹ thì họ cũng phải chấp nhận cho người Mỹ gốc Việt gửi về trong nước những văn hóa phẩm tương tự.

2/ Vấn đề giáo dục:

.Trong khi sức sống xã hội nhộn nhịp với hiện diện của nhiều đại gia, và mũ chụp bưng bít thông tin vỡ ra từng mảng, liệu tiểu học, trung học, đại học có thể tiếp tục dậy chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh  được không" Chắc chắn giới trẻ không chịu. Phụ huynh càng không chịu, chắt bóp từng đồng cho con ăn học để thất nghiệp và lạc lõng.  Hiện tượng bỏ học, bỏ thi cao chưa từng thấy.

 .Đầu tháng 7-2006 tân bộ trưởng Giáo Dục lại nói đến cải cách giáo dục. Không biết lần này là lần thứ mấy. Lại rượu cũ bình mới. Không ai nghe nữa. Vấn đề là không có triết lý giáo dục. Càng thay đổi càng lung tung, càng nát bét.

.Để hoà nhập với thế giới, dân tộc ta đòi phải có ngay:

- Một nền giáo dục tiến bộ mang tính: Nhân bản, khoa học, đại chúng, khai phóng và sáng tạo, nhằm đào tạo con người chứ không phải đào tạo công cụ.

- Một nền văn hoá đa nguyên nhằm phát triển con người chứ không phải điều kiện hoá con người.

C/ Mặt trận chính trị:

1/Quần chúng VN quá chán ghét độc tài Cộng Sản  ngự trị quá lâu trên đất nước này, gây ra không biết bao nhiêu tội ác, khổ đau, tang tóc cho khắp hang cùng ngõ hẻm.

Người dân không ai bảo ai, tự chọn thái độ không hợp tác với chính quyền, luồn lách để sống. Người dân xa lánh lãnh đạo. Bộ Chính Trị cũng phải than: nào là quần chúng đang mất hết niềm tin nơi đảng cầm quyền, nào là đường lối không đi vào cuộc sống … Đơn giản là vì quần chúng sợ thòng lọng thắt cổ họ.

Bộ máy cầm quyền cồng kềnh, quan liêu, tham nhũng, vô hiệu năng, bị một  nhúm người trong Bộ Chính Trị chi phối từ trên xuống và theo hàng ngang tại tất cả các cấp chính quyền. Sở dĩ còn tồn tại là nhờ bạo lực: công an và quân đội.

Vấn đề là phải tách đảng độc tài ăn bám khỏi chính quyền, công an, quân đội do thuế của dân trả lương.

2/ Khi thi hành những điều khoản trong thương ước Mỹ-Việt có hiệu lực từ 2001, và sắp tới đây phải nghiêm chỉnh tuân thủ luật chơi của WTO, mâu thuẫn cơ bản sẽ lộ rõ công khai giữa một bên bộ máy chính quyền (bị  ràng buộc bởi các điều khoản đã  ký  với quốc tế) và bên kia bộ máy đảng do Bộ Chính Trị cầm đầu. Đây là trực dịên đối kháng giữa kinh tế thị trường với nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.

Trong thương trường, tin tức và biện pháp thay đổi từng giờ từng phút. Liệu Bộ Chính Trị với lãnh đạo tập thể không ai chịu trách nhiệm và chủ nghĩa Cộng Sản lỗi thời có đáp ứng được và lợi dụng được WTO để củng cố độc tài" Ai thua ai thắng đã quá rõ ràng. Luận điệu “cùng thắng” là cách nói của nước giầu giữ mặt cho nước nghèo (mà đây là nói những nước đã có kinh tế thị trường). Cộng Sản Việt Nam  vồ lấy để dối dân, lừa đảng viên, tự lừa dối mình.

3/ Quốc tế và quần chúng Việt Nam  mạnh mẽ đòi hỏi nhà cầm quyền phải  minh bạch về thuế khóa và ngân sách; đòi thực thi nghiêm chỉnh những hiệp định song phương và quốc tế, đòi tôn trọng luật chơi của WTO; đòi quyền tư hữu, quyền sở hữu đất đai…và nhất là bác bỏ mọi đổ lỗi cho doanh nghiệp. Chính giới lãnh đạo yếu kém, dấu thông tin, không có quyết định kịp thời, ăn trên đầu doanh nhân có khả năng, bè phái trong các bộ nghành, tham nhũng tràn lan từ cấp cao nhất là Bộ Chính Trị …phải chịu trách nhiệm làm cho doanh nghiệp Việt Nam không có sức cạnh tranh, cũng như không lợi dụng được những cơ hội khi gia nhập WTO.

4/ Ai cũng biết chống tham nhũng kiểu một mình một chợ của Cộng Sản Hà nội sẽ không đi đến đâu và chỉ là trò hề.

Muốn chống tham nhũng hữu hiệu bắt buộc phải có những công cụ (hữu hiệu tùy công cụ tốt xấu):

- tự do báo chí

- tam quyền phân lập (hành pháp, lập pháp và tư pháp)

- thay đổi định kỳ chính phủ qua bầu cử tự do.

Hiện phong trào quần chúng chống tham nhũng, chống lấy đất, lấy nhà, đòi tự do tôn giáo, chống đàn áp, nhất là đàn áp đồng bào Thượng ở Tây nguyên, đòi dân chủ hoá đảng, đòi quốc hội xứng đáng hơn…nghĩa là đòi Nhân Quyền và Dân Chủ đang dâng cao với ngày càng đông thế hệ trẻ tham gia, dưới nhiều hình thức và mức độ phong phú khác nhau.

5/ Người Việt hải ngoại giúp sức cổ vũ và làm áp lực rất nhiều. Quốc tế ủng hộ khá  mạnh.

Nhưng Sức Mạnh Quần Chúng phải lên cao nữa, cô lập Bộ Chính Trị thêm nữa.

Khi Sức Mạnh Quần Chúng bắt đầu thắng thế là lúc quyết định: chấm dứt độc tài Cộng Sản và dân chủ ra đời.

*

Sau khi gia nhập WTO, những gì sẽ xẩy ra"

Chế độ Cộng Sản biến chất sẽ tha hoá dữ dội dù muốn hay không.

Đây chính là lúc nhân dân ta đẩy mạnh phong trào đấu tranh cho Nhân Quyền, Dân Chủ và Lao Động đến thắng lợi. Muốn thế Việt  Nam cần:

1-  Gia tăng đầu tư, buôn bán với nước ngoài và trao đổi hai chiều thông tin - giáo dục - văn hoá, văn hoá phẩm…

Độc tài Cộng Sản chết trong trận địa kinh tế thị trường phát triển, vì chiêu thức Dân Chủ  của Sức Mạnh Quần Chúng quật ngã. Cũng trên nền kinh tế thị trường phát triển này mà mầm Dân Chủ mọc lên, lực lượng gieo trồng không ai khác là dân tộc ta.

2-  Đẩy mạnh cải cách luật pháp, hành chánh (hiện Liên Hiệp Quốc và nhiều nước dân chủ đang giúp) cho phù hợp với luật lệ quốc tế sẽ giúp tách đảng ra khỏi chính quyền khi mâu thuẫn giữa đảng và chính quyền căng thẳng vì phải thi hành các hiệp định song phương và đa phương.

3-  Nạn nhân bị cướp đất, cướp nhà, bị đàn áp…làm áp lực lên những đại biểu quốc hội (dù họ là đảng viên) để biến quốc hội thành diễn đàn khiếu nại của người dân thấp cổ bé miệng. Đồng thời xử dụng các đài ngoại quốc như đài phát thanh Tự Do Á Châu (RFA), đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), đài BBC Luân Đôn, đài RFI… hỗ trợ để phơi bầy mọi vi phạm quyền sống căn bản của nhân dân Việt Nam.

4-  Công nhân thành lập công đoàn tự do độc lập. Chắc chắn quốc tế ủng hộ. Các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư lớn, các tổ hợp thương mại lớn … cũng muốn giao thiệp thẳng với đại diện công nhân. Thương nhân có lợi và đạt hiệu quả hơn là qua trung gian công đoàn nhà nước.

5-  Năm 2007 Hà nội tổ chức bầu quốc hội kiểu “đảng cử dân bầu”. Nhân dân ta cần tố cáo, lên án trò lừa bịp dân chủ này. Đòi phải để ứng viên độc lập ra tranh cử. Đã có nhiều tiếng nói kêu gọi “phản ứng quần chúng” tẩy chay bầu cử dân chủ giả hiệu.

*

Tóm lại:

Quy luật kinh tế thị trường của WTO ngày càng trực tiếp chi phối đời sống hàng ngày của người dân. Lãnh vực tư sẽ phát triển mạnh.

Dân chúng dần dà nắm thêm thẩm quyền kinh tế trong tay. Cả thẩm quyền văn hoá nữa, dù chậm, do mở cửa bưu chính - viễn thông - điện thoại di động, internet… và  nhiều khía cạnh văn hoá đa dạng khác ẩn mình trong tự thân mỗi sản phẩm.

Cùng với kinh tế và văn hoá, tư tưởng nhân quyền, dân chủ lan nhanh, kiểm soát không dễ. Đấy là chưa nói những tác nhân sống động như du lịch, về thăm gia đình, đi du học, trao đổi giáo dục - văn hoá, hội nghị, hội chợ...Dân ta đang có lợi thế:

- sân đấu ngoài trời, giữa lòng kinh tế toàn cầu. Có nhiều ủng hộ viên dân chủ.

- đội ngũ quần chúng đông, chính nghĩa cao so với thiểu số độc tài phản động.

- ba môn đấu là:

a. Kinh tế thị trường: vốn là sở trường của tư nhân, và là sở đoản của Cộng Sản

b. Văn hoá đa nguyên hấp dẫn hơn hẳn chủ nghĩa Mác-Lê-tư tưởng Hồ Chí Minh..

c. Chủ trương tam quyền phân lập đang được ủng hộ mạnh hơn bao giờ hết để thế độc tài.

Nhân dân Việt Nam  có quyền tin tưởng lẽ tất thắng trong trận quyết đấu cuối cùng này, và khi chế độ Cộng Sản vĩnh viễn ra đi, sẽ chấm dứt hẳn mâu thuẫn quốc – cộng trong lòng dân tộc ta. Mâu thuẫn này đã chia rẽ dân tộc Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ vừa qua. Mọi nuối tiếc và trì hoãn theo những cái đã hết vai trò lịch sử chỉ là vô ích. Toàn dân ta sẽ đoàn kết một lòng từ Nam ra Bắc để cho ra đời một đường lối mới, một thể chế chính trị mới dựa trên các cuộc bầu cử tự do và công bằng,  nhằm giải quyết nạn chậm tiến, giúp Việt Nam phát triển mau chóng và đưa Việt Nam hội nhập, thích ứng  trong khung cảnh thế giới mới ngày nay.

7-2006

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo tin tức báo chí trong nước, vào ngày 22 tháng 6 vừa qua tại Sài Gòn, Bộ trưởng nông nghiệp, tài nguyên các nước thành viên Hội đồng Ủy hội Mekong đã ký một thỏa thuận nhằm duy trì dòng chảy trong lưu vực sông Mekong. Theo đó, các nước Thái Lan, Lào, Kampuchia, và Việt Nam
Báo cáo của WB về Đông Á nói đến khía cạnh thiếu lạc quan là Đông Á bị tụt hậu trong nỗ lực diệt trừ tham nhũng. Và VN đứng hạng thấp trong nỗ lực ấy nếu ta đối chiếu với báo cáo về chế độ cai trị vừa công bố... Trong hai ngày 19 và 20 tại Singapore, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Ngân hàng Thế giới có hội nghị thường niên với sự tham dự
Bỏ cả tháng trời theo dõi, vây bắt tôi, đêm 2-9, công an đã thành công mỹ mãn, đó chính là kết quả phối hợp vô cùng nhịp nhàng ăn cánh giữa công an bộ và công an cấp cơ sở - phường Đức Giang. Theo chính lời ông trưởng đồn Nguyễn Bỉnh Khiêm kể lại: Phải huy động hết lực lượng của đồn, từ trẻ đến già, gần cả tháng trời đeo bám
Điều không thể ngờ là sau hơn 30 năm quê hương ngừng tiếng súng, vẫn còn những thanh niên Việt Nam bỏ lại sau lưng mọi hạnh phúc cá nhân để đứng lên đáp lời sông núi. Càng không thể ngờ hơn nữa là sau hơn 30 năm chấm dứt chiến tranh lại có rất nhiều Cựu Chiến binh của hai bờ chiến tuyến
Đức Giáo hoàng bị khoá vào ngoặc kép khi ngoặc kép trong lời trích dẫn của ngài bị xoá... Người viết thường tránh đề cập tới đề tài tôn giáo vì với một số người, tôn giáo có những lý lẽ vượt ra ngoài lý trí. Người viết cũng không theo đạo Công giáo và nói chung vẫn cho rằng mọi tôn giáo đều bình đẳng. Nhưng lần này thì xin
Với viễn ảnh gia nhập WTO, Việt Nam có thể đi bước trước bằng cách cho phép thành lập công đoàn tự do, của tư nhân...Một khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam sẽ phải chấp nhận nguyên tắc bình đẳng giữa các doanh nghiệp, trong đó có cả sự bình đẳng về chế độ lao động và tiền lương. Việt Nam sẽ xử trí ra sao
Hoa Kỳ mới chỉ tham chiến được năm năm - và còn phải thay đổi. Ngay giữa cuộc chiến, và suốt mười ngày qua, chính quyền của Tổng thống Bush đã tung ra nhiều chiêu pháp ngoạn mục liên hệ đến hồ sơ khủng bố. Để kỷ niệm năm năm ngày Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công - vụ 9-11 - ông Bush và các vị cộng sự đã mở chiến dịch tranh cử
Ngân hàng Việt Nam sau WTO" Theo Tầu là khôn hay khốn" Ngày mùng bốn vừa qua, để đánh dấu năm năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ tôn trọng mọi cam kết khi gia nhập, cụ thể là sẽ mở rộng tất cả các thị trường nội địa , kể cả ngân hàng và viễn thông,
Với các chính khách, xăng dầu là chuyện quan trọng… một cách đại khái. Khi chiến sự bùng nổ tháng trước tại Trung Đông và việc Iran vờn Liên hiệp quốc như mèo con vờn chuột cống, dầu thô có lúc bốc giá tới 80 Mỹ kim một thùng. Vào mùa thiên tai bão lụt tại vùng Vịnh Mexico mà bom đạn lại tưng bừng nổ gần Vịnh Ba Tư thì xăng dầu lên giá
Hoa Kỳ lâm chiến gần năm năm mà vẫn chưa biết gọi tên cuộc chiến...Hoa Kỳ có quân lực tinh nhuệ và hùng hậu nhất thế giới, có nền kinh tế đang là đầu máy kinh tế cho thế giới, nhưng lại có thể thất bại trong một cuộc chiến sinh tử của thế kỷ 21 vì chưa minh định được kẻ thù, chưa có một cách gọi ngắn gọn khả dĩ phản ảnh cho đúng nội dung
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.