Hôm nay,  

Quyền Hành Tuyệt Đối, Hư Hỏng Tuyệt Đối

13/11/200600:00:00(Xem: 7315)

Quyền Hành Tuyệt Đối, Hư Hỏng Tuyệt Đối

Người Pháp có câu: “Pouvoir pourrit.” (quyền hành đưa đến thối nát), và người Anglo Saxon nói “Absolute power, absolute corruption” (quyền hành tuyệt đối đưa tới tham nhũng tuyệt đối). Đó là một hiện tượng phản ánh bản chất của con người. Nói cách khác không có người thánh thiện hay một chế độ thánh thiện có thể ra khỏi cái quy luật đó. Áp dụng vào chính trị hiện tượng xã hội đó là nguyên nhân của một xã hội hư hỏng và thối nát nếu một cá nhân hay một đảng cầm quyền quá lâu.

Vì vậy mà ý niệm dân chủ ra đời với quan niệm căn bản là  người cầm quyền phải qua sự đồng thuận của đa số nhân dân qua các cuộc bầu cử có hạn kỳ để tránh sự cầm quyền quá lâu của một cá nhân hay của một đảng chính trị. Và cẩn thận hơn các quốc gia dân chủ đều được vận hành trên căn bản pháp trị dựa vào một bản hiến pháp làm luật lệ tối thượng, trong đó nguyên tắc chính yếu là sự phân quyền: quyền làm luật (dưới bản hiến pháp) dành cho Quốc hội; quyền thi hành luật, còn gọi là quyền cai trị dành cho Nhà nước (hiểu một cách đơn giản là Chính phủ); và quyền xử án (đơn giản là quyền Tư pháp) nếu có sự vi phạm luật pháp. Phân quyền như vậy để các quyền làm luật, quyền cai trị và quyền phân xử độc lập với nhau, kiểm soát lẫn nhau tránh việc tập trung quyền hành. Bên trên cái hệ thống tự kiểm soát đó là sự tự do phát biểu ý kiến của người dân, đơn giản hơn là quyền tự do ngôn luận qua các phương tiện truyền thông.

Âu châu có truyền thống dân chủ, và nước Anh đã gần như độc quyền truyền bá cái truyền thống dân chủ đó qua sự chinh phục các thuộc địa Úc châu, Canada và Mỹ quốc. Cho nên sau khi được độc lập các quốc gia này là những trung tâm dân chủ bền vững. Đặc biệt là Hoa Kỳ, sự vùng lên chống ách cai trị của người Anh để giành quyền độc lập một cách gian khổ trong thế kỷ thứ 18 đã dạy cho họ rằng ý thức dân chủ và tự do ngôn luận là vũ khí để chống lại quyền hành tuyệt đối.

Nhưng lịch sử của quốc gia có nền dân chủ hoàn mỹ nhất trên trái đất là Hoa Kỳ cũng không khỏi trải qua những giai đoạn mà quyền hành tuyệt đối đã đưa quốc gia đến bờ vực thẳm. Trong suốt 12 năm kể từ năm 1994 đảng Cộng hòa nắm quốc hội (ngoại trừ một thời gian ngắn từ giữa năm 2001 đến cuối năm 2002 đảng Dân chủ nắm đa số tại Thượng viện do sự đổi đảng - từ Cộng hòa sang Dân chủ - của một Thượng nghị sĩ), và từ năm 2004 sau khi tổng thống George W. Bush đắc cử nhiệm kỳ 2, quyền hành tuyệt đối nằm trong tay đảng Cộng hòa.

Cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã tạo điều kiện cho tổng thống Bush trở thành một vị tổng thống có một sứ mệnh là chống khủng bố để bảo vệ nhân dân Hoa Kỳ. Sự đắc cử trước đó chưa đầy một năm của ông qua sự vật lộn với luật lệ để cuối cùng được chọn làm tổng thống qua một phán quyết của Tối cao Pháp viện (không cho bang Florida tiếp tục đếm phiếu) làm cho ông là một tổng thống chưa có sự mệnh của dân giao phó. Nhưng sau cuộc khủng bố đã có hơn 80% dân chúng hậu thuẫn sau lưng như một chiếu chỉ trao quyền “tiền trãm hậu tấu” cho tổng thống Bush.

Không ai nghi ngờ tổng thống Bush với sự ủng hộ của hai viện quốc hội và giới truyền thông sẽ đánh Afghanistan để diệt trừ nhóm al Qaeda tận gốc nếu chính quyền Taliban của Afghanistan không chịu giao nạp Osama bin Laden, lãnh tụ al Qaeda và là người cầm đầu vụ khủng bố 911. Một quyết nghị của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc chính thức cho phép Hoa Kỳ đánh Afghanistan như một hành động tự vệ. Nhưng trong khi chuẩn bị hành quân đánh Afghanistan, tổng thống Bush và các phụ tá cực hữu của ông (thường được gọi là “nhóm neoconservatives”) đã chuẩn bị kế hoạch đánh Iraq để lật đổ Saddam Hussein.

Việc đầu tiên là biện minh trước thế giới Saddam Hussein có vũ khí giết người tập thể. Nhưng đứng trước thực tế các đoàn thanh tra Liên Hiệp quốc không tìm được bằng cớ gì xác thực để chứng minh điều này nhóm cực hữu do Phó tổng thống Dick Cheney cầm đầu đã không ngần ngại tung hỏa mù (với sự hợp tác mặc nhiên của cơ quan tình báo CIA) như tung tin Saddam Hussein có chương trình mua quặng uranium của Nigeria, Saddam Hussein tiếp tục chế tạo vũ khí hóa học (vì Saddam đã dùng một lần năm 1991 giết những người Kurds nổi dậy chống ông ta).

Và sau cùng khi thời điểm tốt nhất cho cuộc hành quân đánh Iraq là tháng 3 (2003) tới mà Hoa Kỳ vẫn chưa thuyết phục phục được Hội đồng Bảo an Liên  hiệp quốc thông qua một quyết nghị cho phép đánh Iraq, Hoa Kỳ vẫn tiến đánh Iraq với lập luận “nếu liên quan đến an ninh của Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ không cần chờ đợi sự chấp thuận của cộng đồng quốc tế”. Chính phủ Bush tin tưởng rằng quân đội Hoa Kỳ sẽ được dân chúng Iraq mang hoa ra tiếp đón, và sau khi Saddam Hussein bị lật đổ một chế độ dân chủ sẽ nở rộ từ thành phố Baghdad tỏa ra khắp vùng Trung đông như một làn gió mát thổi qua vùng đất chưa bao giờ biết thế nào là dân chủ. Lúc đó mọi sự sẽ an bài và thế giới sẽ vỗ tay tán thưởng.

Sự chủ quan của nước lớn và của những nhà lãnh đạo dân sự từ tổng thống Bush đến phó tổng thống Cheney, bộ trưởng quốc phòng Rumsfeld, đại sứ Bremer thiếu kinh nghiệm chính trị đã đưa đến những quyết định sai lầm không thể hiểu được như giải tán toàn bộ quân đội Iraq của Saddam Hussein (trong khi chỉ cần thải hồi một số tướng lãnh cấp cao), giải nhiệm tất cả đảng viên đảng Bath là đảng cầm quyền của Saddam Hussein ra khỏi tất cả các chức vụ hành chánh (trong khi chỉ cần giải nhiệm vài lớp ở bên trên và duy trì các viên chức cấp điều hành ở dưới).

Với chủ thuyết mới của Rumsfeld là quân đội phải “nhẹ và nhanh” (chưa bao giờ được thử nghiệm) Rumsfeld không chịu đưa đủ quân vào Iraq như khuyến cáo của các tướng lãnh để ổn định và nhất là để kiểm soát tất cả các kho vũ khí của Saddam Hussein trên toàn quốc. Đảng viên đảng Bath thất nghiệp và hàng trăm ngàn lính Iraq rã ngũ không tiền nuôi vợ con đã trở thành quân phiến loạn chống lại sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ với những kho vũ khí Hoa Kỳ chưa kịp kiểm soát.

Quyền hành tuyết đối trong tay nhóm cực hữu đưa đến những sai lầm chủ quan tuyết đối trên chiến trường Iraq làm cho chỉ trong một thời gian ba năm Iraq tiến tới tình trạng nội chiến làm chết hơn nửa triệu sinh mạng người Iraq chưa kể hơn 2.800 binh sĩ Hoa Kỳ tử trận mà nền dân chủ chờ đợi tại Iraq chỉ là một ảo ảnh ngoài tầm tay.

Trong khi đó quyền hành tuyệt đối cũng đưa đến những chính sách nội bộ quá khích và sai lầm. Quốc hội coi thường dân chúng, phe phái bao che, không chu toàn nhiệm vụ kiểm soát hành pháp và làm việc một cách lấy lệ miễn sao có thể bảo đảm chiếc ghế mỗi lần bầu cử tới. Năm 2006, quốc hội họp 60 ngày (trong khi ngày làm việc trung bình một năm cho mọi công dân Mỹ là 250 ngày).

Bất cứ dự luật nào của đảng Cộng hòa cũng được thông qua bất chấp phiếu thuận hay chống của đảng Dân chủ, nên các dân biểu và Thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa lợi dụng chua thêm vào bộ luật những chương trình nhỏ cho địa phương (một thủ tục làm luật có mục đích giảm thì giờ thảo luận những nhu cầu đương nhiên gọi là “earmark” đã bị các dân biểu và nghị sĩ lợi dụng đưa vào những chuơng trình không có gì gọi là đương nhiên để đổi lấy những quyền lợi từ giới lobbyists). Một trong những sự lợi dụng này đã bị báo chí phanh phui khi một dân biểu của bang Alaska đã  “earmark” 223 triệu mỹ kim để làm một chiếc cầu nối liền thành phố Ketchikan của bang Alaska với một hòn đảo gồm 50 cư dân!

Không có sự kềm chế của quốc hội tổng thống Bush giải quyết công việc quốc gia theo cảm tính. Mua chuộc cử tri cao niên ông làm luật trả tiền thuốc (gọi là Medical Part D) cho 40 triệu cử tri cao niên kể từ năm 2006 tiêu tốn ngân sách mỗi năm 120 tỉ mỹ kim. Những chi phí mua chuộc cử tri và giảm thuế (chính yếu cho thành phần giàu có trong xã hội), cộng với chi phí chiến tranh phi mã tại Iraq ngân sách thặng dư 236 tỉ mỹ kim lúc tổng thống Bush bước vào Bạch cung đã biến thành thâm thủng trên 200 tỉ mỹ kim sau sáu năm tổng thống Bush cầm quyền.

Sau cùng (ngày 7/11/2006) dân đã lên tiếng. Đảng Dân chủ chiếm đa số tại quốc hội và đáng ngạc nhiên là nắm đa số tại Thượng nghị viện. Chỉ một ngày sau đó tổng thống Bush cho biết ông đã chấp thuận để bộ trưởng Donald Rumsfeld từ chức và bổ nhiệm Robert Gates, một cựu giám đốc CIA thay thế. Ông đã gặp các lãnh tụ của đảng Dân chủ là bà Nancy Pelosi, và Thượng nghị sĩ Harry Reid, hai người sẽ lãnh đạo Hạ viện và Thượng viện và tỏ ý hợp tác để giải quyết bế tắc của quốc gia.

Đảng Dân chủ sẽ hành xử như thế nào" Ưu tiên là cuộc chiến Iraq. Người ta hy vọng rằng đảng Dân chủ sẽ không đưa ra kế hoạch rút lui tức khắc, mà sẽ hợp tác với tổng thống Bush thiết lập một kế hoạch rút lui từ từ sao cho cuộc nội chiến sẽ không xẩy ra, hoặc có xẩy ra cũng trong mức độ chấp nhận được trước khi một phe phái của người Iraq có thể kiểm soát tình hình, và thế nào để không ảnh hưởng đến uy tín của Hoa Kỳ trên toàn thế giới mặc dù chiến lược gieo rắc dân chủ là chính sách cột trụ tạo hòa bình và giảm căng thẳng trên thế giới của tổng thống Bush đã chứng tỏ không hữu hiệu. Hòa bình thế giới cần được xây đắp trên một căn bản thực tế và công bình hơn chứ không thể bằng chính sách “thay thế lãnh đạo” (regime change) với sức mạnh quân sự.

Giải pháp chia ba Iraq cũng là một giải pháp khả dĩ nếu giải pháp này giúp tránh được nội chiến. Nếu vì khác biệt chủng tộc và tôn giáo không sống được với nhau thì tách ra cũng là một điều tự nhiên. Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ Nam Tư, Tiệp Khắc đã được chia ra nhiều nước và nhờ đó đã có hòa bình sau một thời gian đánh giết lẫn nhau (Nam Tư) và căng thẳng (Tiệp Khắc). Quốc tế thường không thích chính sách chia cắt, nhưng chia cắt một nước ra thành nhiều nước nhỏ tự nó không làm cho thế giới bất ổn. Những nước nhỏ như Singapore, Hồng Kông đã là những trung tâm kinh tế quan trọng và đóng góp không nhỏ vào sự phồn thịnh của thế giới.

Đảng Dân chủ cần chứng tỏ sự quan tâm đối với các phong trào đòi dân chủ trên thế giới (như truyền thống của đảng Dân chủ), nhất là tại các nước đang phát triển hoặc các nước còn ở dưới những chế độ độc đảng, và làm cho tiếng nói ủng hộ dân chủ của Hoa Kỳ có thực chất hơn. Và trên hết đảng Dân chủ cần một chính sách chống khủng bố làm yên lòng dân chúng Hoa Kỳ đồng thời làm yên lòng thế giới. Chính sách của tổng thống Bush “đánh khủng bố ngoài nước Mỹ” để bảo toàn an ninh cho nước Mỹ có thể sẽ không còn hữu hiệu. Nước Mỹ có thể cần dùng chính sách “ăn miếng trả miếng”: một cuộc tấn công nào vào quyền lợi của Hoa Kỳ và giết người Mỹ một cách tập thể sẽ được trả đũa bằng tất cả sức mạnh của Hoa Kỳ. Từ bỏ quan niệm Hoa Kỳ là bất khả xâm phạm có thể làm cho Hoa Kỳ có an ninh hơn.

Nội bộ, đảng Dân chủ sẽ dùng quyền điều tra để kiểm soát hay điều chỉnh các chính sách hiện hành của chính phủ và trên hết là đảng Dân chủ cần tự chế để không dùng quyền đa số cả hai viện quốc hội để đặt vần đề “truất quyền” tổng thống Bush.

Phong cách làm việc giữa hai đảng Cộng hòa (nắm Hành pháp), và đảng Dân chủ (năm Quốc Hội) sẽ tạo tư thế của hai đảng đối với cuộc bầu cử tổng thống cuối năm 2008. Nếu đảng Dân chủ giúp giải quyết được những bế tắc trước mắt như dân chúng chờ đợi và bày tỏ qua cuộc bầu cử ngày 7/11/2006 vừa qua đảng Dân chủ có nhiều thế để thắng. Trái lại nếu đảng Dân chủ không đưa ra được một giải pháp gì mà chỉ biết lo vun đắp quyền lực phe phái thì thế mạnh của đảng Dân chủ sẽ mất. Đây sẽ là cơ hội tốt cho thượng nghị sĩ John McCain.

Biến chuyển chính trị tại Hoa Kỳ trong 12 năm qua là một bài học chung cho những nhà lãnh đạo trên thế giới, nhất là các nước còn trong chế độ độc tài.

Trong 12 năm cầm quyền tuyệt đối đảng Cộng hòa đã tạo ra một ông tổng thống quá khích tuyệt đối và một quốc hội tham nhũng tuyệt đối làm cho dân tình ly tán, và làm cho một siêu cường có khả năng kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới lại có ít uy tín nhất trên thế giới. Sự việc đó đã xẩy ra trong một quốc gia có truyền thống dân chủ, có những cơ chế để bảo đảm dân chủ, và có quyền tự do ngôn luận là điều đáng suy nghĩ.

Những người lãnh đạo tại Việt Nam cần làm một sự so sánh để thấy 12 năm quyền hành tuyệt đối đã tạo ra những gì cho Hoa Kỳ để suy diễn những gì nhân dân Việt nam đang phải gánh chịu với quyền hành tuyệt đối của đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt 31 năm qua nếu chỉ kể từ năm 1975. Một đất nước chỉ có cái mã bề ngoài, nhưng bên trong mục nát từ văn hóa, xã hội, giáo dục y tế và đạo lý con người. Tệ hại nhất là nhân danh một quốc gia tham gia phong trào chống khủng bố trên thế giới lại dùng những phương pháp khủng bố (lột truồng nhà tu để làm nhục, dọa bỏ bạch phiến để có cớ bỏ tù, gây tai nạn lưu thông, dùng du đảng hành hung … ) đối với những người đấu tranh cho dân chủ trong nước.

Người cộng sản Việt Nam hay nói tới trí tuệ và tình yêu nước nhiệt thành. Thì hãy vận dụng trí tuệ để nhận ra con đường phải theo và dùng tình yêu nước thúc bách để hành động. Một cuộc trưng cầu dân ý mỗi người một phiếu để hỏi 60 triệu người dân (trên 18 tuổi) có chịu chấp nhận điều 4 Hiến pháp trao quyền tuyệt đối cho 3 triệu đảng viên đảng cộng sản không là một bước khởi đầu tốt.

Nov. 12, 2006

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.