Hôm nay,  

Năm Năm Đầu Tiên….

11/09/200600:00:00(Xem: 5910)
Hoa Kỳ mới chỉ tham chiến được năm năm - và còn phải thay đổi
Ngay giữa cuộc chiến, và suốt mười ngày qua, chính quyền của Tổng thống Bush đã tung ra nhiều chiêu pháp ngoạn mục liên hệ đến hồ sơ khủng bố.
Để kỷ niệm năm năm ngày Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công - vụ 9-11 - ông Bush và các vị cộng sự đã mở chiến dịch tranh cử cho đảng Cộng hoà, với rất nhiều đề nghị và lập luận nhằm giành lại thế thượng phong cho một chính quyền bị thất thế vì hồ sơ Iraq. Từ việc truy tố các đặc công của al-Qaeda tới nhà tù Guantanamo và yêu cầu Quốc hội phê chuẩn những luật lệ phù hợp với đòi hỏi của cuộc chiến - hầu tránh cho chính quyền bị lâm vào hoàn cảnh không vi hiến thì cũng phạm luật, ông Bush cố giành lại thế chủ động và đẩy phe đối lập vào hoàn cảnh bất lợi: chống lại đề nghị của đảng Cộng hoà khi dân Mỹ xúc động tưởng niệm biến cố 9-11 là đảng Dân chủ bị mang tiếng là thiếu dứt khoát với vấn đề khủng bố.
Những ai nghĩ rằng ông Bushy thô thiển và thiếu thủ đoạn chính trị có thể đã đánh giá lầm nhân vật này.
Tuy nhiên, sau 60 ngày chạy đua để giành thế đa số tại Quốc hội, các chính khách Mỹ vẫn phải đối đầu với một thực tế: Hoa Kỳ chưa thực sự có một quan niệm toàn diện và thích hợp với hình thái chiến tranh mới và trong năm năm qua, các lực lượng Hồi giáo cực đoan đã học bài và xoay chuyển chiến pháp của họ. Trong hai năm còn lại, nếu chính quyền Bush và cả Quốc hội Mỹ không nhìn ra và thuyết phục được người dân về những đòi hỏi của cuộc chiến. Hoa Kỳ coi như thất trận và sẽ triệt thoái, để lại những mầm loạn cho cả thế giới - mà chưa chắc đã ngăn ngừa được những vụ khủng bố khác ngay trong lãnh thổ.
Vì sao chúng ta lại có một kết luận bi quan như vậy" Vì Hoa Kỳ chưa có một quan niệm - đừng nói đến tổ chức - về cuộc chiến mang tính chất toàn diện và phi quy ước của quân khủng bố.
Hoa Kỳ là một đệ nhất siêu cường hiện chiếm vị trí độc bá trên toàn cầu. Trong lịch sử ngắn ngủi của mình, quốc gia này đã đánh bại mọi đối thủ trong các cuộc chiến quy ước, giữa các đơn vị chính quy và hậu cứ kinh tế của một quốc gia với một quốc gia. Hoa Kỳ có khả năng chiến tranh vượt trội so với mọi quốc gia đối nghịch nhờ một số đặc tính của xã hội và văn hoá Mỹ. Các đại cường như Đức, Ý hay Nhật đều bị đánh bại và khi quân ngũ tan rã, chính quyền phải đầu hàng để dành lại cơ hội xây dựng lại một quốc gia khác, với chính quyền mới, trên những đổ vỡ của chiến tranh do chính Hoa Kỳ viện trợ để tái thiết.
Nhưng siêu cường này không mấy thành công với loại hình thái chiến tranh phi quy ước, loại chiến tranh toàn diện, kết hợp khủng bố, phá hoại, du kích và đấu tranh chính trị. Một trường hợp nổi bật nhất chính là Việt Nam khiến một siêu cường quân sự đã thảm bại vì lý do chính trị, để lại cho các sử gia học giả hay chính khách tả hữu việc diễn giải vì sao đã thua.
Sau đó, không thiếu gì trường hợp thất bại khác, dù không lớn lao bằng, như tại Lebanon, Somalia, và ngày nay, tại Afghanistan và Iraq.
Một nhận thức sai lạc của chính người dân Mỹ lên tới lãnh đạo chính trị và học thuật tư tưởng rằng Hoa Kỳ là vô địch không có đối thủ đã khiến dư luận Mỹ coi thường kẻ thù. Việc Liên xô sụp đổ càng củng cố niềm tin ấy. Sự thật thì Liên xô sụp đổ không vì một trận thư hùng quân sự với Hoa Kỳ, mà vì những nhược điểm nội tại của chế độ cộng sản.
Nhiều người thực ra có rút tỉa bài học Việt Nam và nêu ra một số nguyên tắc chỉ đạo việcv chiến hoà, có nên tham chiến hay không. Nguyên (và là Cố) Tổng trưởng Quốc phòng Caspar Weinberger cùng người cộng sự là Tướng Colin Powell - sau này là Ngoại trưởng - đã đề ra những nguyên tắc ấy, gọi là chủ thuyết Weinberger hay Powell: "Hoa Kỳ chỉ tham chiến trong một số điều kiện nhất định, và một cách bất đắc dĩ khi chẳng còn giải pháp nào khác".
Nhưng, chủ thuyết ấy vẫn phản ảnh một cái nhìn thiên về quân sự hơn chính trị và không đề ra những chỉ dẫn cần thiết cho một hình thái chiến tranh khác. Đến thời (đương kim) Tổng trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, giới chức quân sự Mỹ đã kết hợp những yếu tố địa dư chính trị và kỹ thuật chiến tranh để nói đến việc chuyển hoá bộ máy quân sự cho hình thái chiến tranh mới. Gọn, nhẹ, với tầm tác xạ cao và chính xác hơn. Ông Rumsfeld đang chuẩn bĩ cải tổ bộ máy chiến tranh theo hướng ấy thì vụ khủng bố xảy ra.

Hai chiến dịch Afghanistan và Iraq, trong tháng 11 năm 2001 và tháng Ba năm 2003, đã chứng tỏ ưu thế quân sự của Mỹ: tiêu diệt bộ máy chiến tranh của đối phương và kiểm soát lãnh thổ địch. Nhưng, bộ máy chiến tranh ấy vẫn không làm chủ được tình hình, ở cả hai nơi.
Lý do là đối phương không còn là chế độ Đức quốc xã hay Phát xít Nhật, khi thua thì đầu hàng và trao lại lãnh thổ cho một chính quyền mới. Đối phương là một hệ thống chính trị và quân sự không coi việc trị dân là trọng, quốc kê dân sinh là chính. Họ là một tập thể không sợ chết và sẵn sàng gieo rắc cái chết cho chính đồng bào đồng đạo để Hoa Kỳ phải nản chí rút lui vì không bình định được lãnh thổ đang chiếm đóng. Trong những thủ đoạn chống trả ấy, khủng bố chỉ là một trong nhiều phương pháp…. Cuộc chiến gọi là chống khủng bố hay chống chủ nghĩa khủng bố đã bị gọi sai và bộ máy chiến tranh lân cả xã hội Mỹ không được chuển bị cho hình thái chiến tranh này.
Trong khi ấy, từ al-Qaeda tới chế độ Taliban tại Afghanistan, từ Hezbollah tới chế độ Tehran tại Iran đều đã biến chiêu. Họ trở thành tinh tế hơn trong thủ đoạn khủng bố, tinh vi hơn về chiến tranh tâm lý và sáng tạo không thua gì Hoa Kỳ về kỹ thuật chiến tranh.
Xưa kia, các chế độ Hồi giáo chống Mỹ (hay chống Israel) đã học theo bài bản Xô viết để xây dựng bộ máy chiến tranh theo lối quy ước, với võ khí và kỹ thuật Liên xô để bị đánh bại thê thảm (Egypt, Syria hay Iraq). Bây giờ, trong cuộc chiến bất cân xứng giữa một sieêu cường quân sự có nền kinh tế thịnh vượng làm hậu cứ với các chế độ chống Mỹ có kỹ thuật lạc hậu và kinh tế nghèo nàn (hơn), các chế độ hay lực lượng Hồi giáo đã lâm trận theo lối nhà nghèo, cải tiến võ khí rẻ tiền - mua của nhau hay cua Liên bang Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn - thành những dụng cụ giết người rất hữu hiệu - vì bất cần tới độ chuẩn xác - và phá hủy những chiến cụ bạc triệu của Mỹ.
Lối chiến tranh chân đất với hỏa tiễn cầm tay hay mìn "nội hoá", ráp chế thô thiển, đã khiến dân Hồi giáo mất mạng, lính Mỹ tử thương và Hoa Kỳ xuất huyết. Mà càng trả đòn dữ dội thì càng mang tiếng sát hại thường dân - Israel đã mắc tội ấy trước dư luận thế giới - vì trong cuộc chiến này, dân với quân sinh hoạt ở cùng nơi và dân là bia đỡ đạn cho quân!
Sự yếu kém của Hoa Kỳ về mặt tổ chức và tuyên truyền làm nốt phần vụ còn lại.
Về tổ chức thì các đơn vị thiện chiến - huấn luyện một chiến binh là tốn bạc triệu - phải đi làm sen đầm canh chợ và mục tiêu bắn sẻ mà bom khôn hay kỹ thuật điện tử tân kỳ không bảo vệ nổi. Nổ súng trả đòn mà lỡ trúng vào thường dân thì có khi ra tòa, thoát thì cũng bị bùa rìu của báo chí và dư luận. Hoa Kỳ không có loại cán bộ quân chính để lo việc bình định và đang căng mỏng lực lượng Vệ binh Quốc gia để xây dựng dân chủ cho quốc gia khác.
Về tuyên truyền, Hoa Kỳ không giải thích nổi với chính người dân chủ mình về nhu cầu tự vệ bằng cách viễn chinh và các chính trị gia đối lập không lỡ cơ hội đả kích chính quyền về chuyện ấy. Họ không hiểu được bản chất của cuộc chiến và những đòi hỏi nơi người dân. Đối nội đã vậy, về đối ngoại hệ thống thông tin tuyên truyền của Hoa Kỳ lại còn thô thiển hơn nữa và không tranh thủ được quần chúng Hồi giáo ôn hoà. Chiến cuộc càng gay gắt thì thành phần ôn hoà hiếm hoi ấy càng có cảm tình với quân khủng bố!
Từ 500 năm nay, các nước Tây phương đã áp đảo thế giới nhờ sức mạnh kinh tế đã thổi lên một hỏa lực hùng hậu. Bước sang thế kỷ 21, cái thế giới lạc hậu, nghèo túng và cực đoan nhất đang trả lời lại Tây phương, bằng cách thách đố siêu cường số một là Hoa Kỳ, bằng một hình thái chiến tranh không cần đời sống.
Hoa Kỳ thường lâm chiến và coi như chiến thắng quân sự là kết thúc chiến tranh, việc tái thiết hay tranh thủ trong hoà bình là chuyện chính trị. Vì vậy mà chuốc oán với nhiều nước. Bây giờ, khi bị thách đố bởi hình thái chiến tranh kết hợp quân sự - nôm na là giết người - với chính trị - nôm na là khai thác tinh thần chống Mỹ - với phần thưởng cho kẻ chiến thắng ở đâu đó trên… thiên đường, Hoa Kỳ bị bó tay.
Chính quyền Bush không chịu bó tay và kịch liệt chống trả. Nhưng nếu không nhìn lại vấn đề cho rõ và quan niệm lại chiến lược cho tinh - và nhất là không giải thích tường tận cho quần chúng - chính quyền sẽ bị đối lập bó tay.
Và Hoa Kỳ sẽ bại trận.
Sau vụ Việt Nam, Hoa Kỳ chỉ mất thế lực trên trường quốc tế trong gần 10 năm chứ đặc công Bắc Việt không đòi vào đánh bom tự sát trên lãnh thổ Mỹ. Nếu bại trận lần này, nước Mỹ sẽ khó yên vì kẻ thù nhắm vào mục tiêu khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rời Việt Nam sang Mỹ cách đây hơn mười năm. Ngày đó tôi không hề nghe bố mẹ tôi kể về cuộc chiến tranh Việt Nam và Mỹ.
Hiện tượng ngày càng có nhiều người dân Việt nam thuộc nhiều nghề nghiệp, thành phần khác nhau, bất chấp những đe dọa
Kinh tế quốc gia, ở đâu cũng vậy nhưng nhất là ở Mỹ, không phải là một thứ máy có một người –Tổng Bí Thư Đảng- bấm nút lên xuống
Năm 1950, Trung Cộng bắt đầu xâm chiếm nước láng giềng Tây Tạng. Ngày 10 tháng 3 năm 1959 dân Tây Tạng đứng dậy đánh đuổi quân xâm lược Trung Cộng
...Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc... Bạn tôi, chị Tâm Tuý cũng đã bị chôn sống...
Cuối tuần trước đó, sau khi những đoạn video chiếu MS Wright diễn thuyết xuất hiện trên trang web youtube.com, TNS Obama đã tự ý gọi các đài truyền hình
Báo chí và truyền hình vùng New Orleans trong dịp lễ Phục Sinh mấy năm trước đây đều nói tới một chuyện lạ xảy ra trong nhà thờ Chúa Lên Trời ở La Place
Sáng 28/03/2008, CSVN đã xử án Ký giả Trương Minh Đức tại toà án huyện Vĩnh Thuận (tỉnh Kiên Giang) với mức án 5 năm tù vì một tội danh rất mơ hồ
Tôi từng thuyết giảng rằng tất cả chúng ta đều muốn có hạnh phúc, hạnh phúc chân thực có đặc tính là an lạc và sự an lạc chắc chắn chỉ thành đạt
Tối thứ năm 27-3, đài truyền hình Pháp TF 2 tổ chức một cuộc đối thoại công khai về chủ đề nóng hổi : '' Thái độ đối với Trung quốc nên như thế nào " ''.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.