Hôm nay,  

Cải Cách Kinh Tế Sau Đại Hội

19/04/200600:00:00(Xem: 6280)

Những việc cải cách về chính trị, cơ chế và luật pháp lẫn sách lược kinh tế vẫn là đòi hỏi khách quan...Phải trả lại đất nước cho người dân, trả lại quyền định đoạt về đời sống cho người dân...chứ đừng nhân danh người dân hay giai cấp này thành phần nọ là làm điều khuất tất nữa.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Hôm Thứ Ba 18, Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức họp Đại hội toàn đảng của khoá X để chọn lựa tập thể sẽ lãnh đạo và cầm quyền tại Việt Nam trong thời gian tới. Nhân dịp này, Diễn đàn Kinh tế đaì RFA có cuộc trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về những việc cải cách ông cho là cần thiết cho Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam. Tiết mục chuyên đề này sẽ do Việt Long thực hiện.


 


Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Đại hội khoá X bắt đầu nhóm họp tại Hà Nội, chúng tôi xin đề nghị là trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi về những chương trình kinh tế mà đảng Cộng sản Việt Nam nên thực hiện trong thời gian tới, căn cứ trên những triển vọng và thách đố trước mắt. Câu hỏi đầu tiên, xin ông đánh giá sơ khởi về Đại hội X như một bối cảnh của những quyết định cần thiết về kinh tế trong tương lai.


 


- Tôi không biết có ai biết rõ Đại hội này sẽ ra sao, kể cả những người ở trong cuộc. Tuy nhiên, căn cứ trên tình hình thực tế của Việt Nam và của riêng đảng Cộng sản trong thời gian qua, tôi xin nêu lên vài nhận xét thô thiển sau đây, trước khi chúng ta nói về chuyện kinh tế.


 


Tôi cho rằng đảng Cộng sản Việt Namsẽ hoàn toàn đổi khác trong cả hai giả thuyết.


 


Thứ nhất, nếu đảng tiếp tục tổ chức Đại hội và quyết định về đất nước theo quy cách cũ,  tức là theo kiểu thoả hiệp để tồn tại bằng mọi giá, thì Việt Nam sẽ sớm bị khủng hoảng và đảng sẽ phải có đại hội giữa nhiệm kỳ để chọn lãnh đạo và đường lối mới và sẽ tan rã sau đó.


 


Giả thuyết thứ hai, nếu đảng có thể thay đổi lần này thì Trung ương đảng và các cơ chế lãnh đạo của khoá X sẽ phải tiến hành nhiều thay đổi quan trọng, gần như là một cuộc cách mạng, và đảng sẽ không còn là đảng Cộng sản nữa.


 


Trong cả hai giả thuyết, đảng Cộng sản Việt Nam đang họp đại hội cuối cùng của ho. Sau đó, Việt Nam sẽ có thay đổi lớn, và có lẽ là thay đổi tốt đẹp hơn sau một vài năm bất ổn.


 


Hỏi: Ông thường có những nhận định nghịch lý, trước khi ta nói qua tiết mục cải cách kinh tế, ông có thể giải thích vì sao lại nhận định như vậy chăng"


 


- Tôi thiển nghĩ cái "nhân" của sự thay đổi đã có - chủ yếu là lòng dân bất mãn với tình trạng này và thấy là phải có thay đổi. Cái "duyên" là chuyện không thể chấp nhận được trước và trong vụ PMU18, khiến đảng thực tế bị khủng hoảng và triệu tập Đại hội trong một không khí khẩn trương. Nếu đảng vẫn hành xử như xưa, dân sẽ phản ứng khiến lãnh đạo và chính quyền Việt Nambị tê liệt. Cho nên, xoay cách nào thì cũng phải thay đổi, chủ động và ôn hoà để mau chóng cải cách thì vẫn hay hơn.


 


Hỏi: Bây giờ, ta bước qua lãnh vực kinh tế. Theo ông nghĩ, Việt Namnên cải cách như thế nào trong tương lai"


 


- Vụ PMU 18 vừa qua có cho ta hai bài học, một là về chính trị, hai là về kinh tế, mọi cải cách hay thay đổi sẽ phải trước tiên xuất phát từ chuyện nóng hổi đó.


 


Thứ nhất, về chính trị, người dân và cả quốc tế đều không chịu được sự thể là một viên chức nhà nước có tội tầy trời mà vì là một đảng viên cao cấp nên việc điều tra và truy tố có được tiến hành hay không thì vẫn do quyết định của đảng, có khi của chính cấp lãnh đạo liên hệ với nghi can. Đâm ra toàn dân phải chấp nhận một loại luật lệ, còn đảng viên lại có siêu luật lệ khác thường dân. Pháp quyền nhà nước mặc nhiên bị vô hiệu hoá bởi đảng quyền.


 


Thứ hai, về kinh tế, ta thấy ra chuyện mà trên diễn đàn này chúng ta đã có lần đề cập. Bài học kinh tế đầu tiên là… bài học kế toán. Tôi có lần minh diễn bằng một trương mục kế toán, một tài khoản hình chữ T in. Dưới nét ngang có tiêu đề của trương mục là nét dọc, phân làm hai. Phần bên trái là xuất xứ của tài sản và phần bên phải là mục tiêu sử dụng. Mọi tài sản, của tư nhân hay quốc gia đều có xuất xứ, là vốn hay vay, và dùng vào mục tiêu gì thì phải có sự cân nhắc về lợi ích và cả việc bồi hoàn lại tài sản đi vay. Vì đảng quyền và đường lối kinh tế, chuyện ấy không minh bạch…


 


Hỏi: Xin hỏi ngay là vì không minh bạch nên mới có tham nhũng hay lạm dụng phải không"


 


- Tài nguyên đất nước, từ đất đai, dầu khí, cây rừng đến ngân sách quốc gia hay cả tiền viện trợ dưới dạng ODA là cho vay nhẹ lãi có thời gian ân hạn lâu…, tất cả đều là tài sản của dân, nhận từ đời trước để bảo đảm cuộc sống an toàn thịnh vượng cho đời sau. Chúng không miễn phí và được dành cho thiểu số nào đó sử dụng mà khỏi cân nhắc lời lãi và nhất là không giải trình kết quả cho người dân, cho các cơ quan hữu trách do người dân góp phần lập ra.


 


Một sự cân nhắc kinh tế nhất là xem có thế nào sử dụng tài sản ấy một cách có lợi hơn không, kinh tế học gọi đó là "phí tổn thời cơ", vì tài sản dùng nơi này thì hết dùng vào việc khác có khi có lợi hơn. Kết quả là ai có quyền sử dụng hay quản lý tài sản ấy, và có lợi ra sao"


 


Hỏi: Ông nói có lợi là thế nào, có lợi cho ai"


 


- Thưa đấy là câu hỏi đầu tiên của mọi quyết định kinh tế đấy. Có lợi cho những ai, ngay trước mắt và trong dài hạn" Sự chọn lựa ở đây là phải có lợi cho người chủ tài sản, là người dân, từ đời này đến đời sau. Trong một cơ chế tự do, người dân có quyền tìm hiểu và chọn lựa cách dùng và chọn cả người quản lý hữu trách, qua Quốc hội do họ bầu lên chẳng hạn.


 


Trong chế độ đảng quyền, cái gọi là "định hướng xã hội chủ nghĩa" coi thường chuyện ấy nên mới có hiện tượng PMU18 rất phổ biến, khi một nhóm người được đảng đề bạt và dùng tài sản người dân sai mục tiêu mà dân không biết. Mà có biết thì cũng chẳng làm gì được vì kẻ phạm pháp lại được sự che chở của đảng ở cấp cao hơn. Ở xứ khác, chỉ sử dụng ít hiệu năng mà còn mất chức. Tại Việt Nam, sử dụng sai mục tiêu và còn rút ruột dự án, tức là bòn rút công sản và đáng lẽ bị tội hình, thì vẫn hy vọng thoát nạn nhờ tung tiền chạy án trong đảng. Nếu đảng cứ ung dung họp Đại hội mà không xét tới cái "định hướng xã hội chủ nghĩa" và thay đổi cơ chế chính trị thì một số đảng viên và nhất là dân chúng sẽ không chịu được nữa.


 


Hỏi: Từ những nhận định trên, ông cho rằng đâu là những ưu tiên của cải cách kinh tế"


 


- Tôi nghĩ trước tiên phải tháo gỡ ách tắc chính trị đang đẩy kinh tế sai mục tiêu và gây thiệt hại cho dân chúng, cả đời này lẫn đời sau. Người dân bắt đầu biết vậy chứ không cúi đầu mừng rỡ là sau đổi mới mình làm ăn tương đối dễ dãi hơn. Cái mất thường vô hình, cái được thì ngắn hạn và có khi chỉ thu hẹp cho một thành phần. Giờ này chuyện được mất ấy đã rõ. Cho nên, ưu tiên về kinh tế lại thuộc phạm vi xây dựng pháp quyền nhà nước và chấm dứt sự độc đoán của đảng quyền. Nó phi lý vì gây lãng phí kinh tế, nó bất công vì tài sản của đại đa số dân chúng chui vào một thiểu số trong đảng, và nó đáng xấu hổ cho cả nước khi một số tài sản ấy lại do nước khác viện trợ cho dân ta dưới dạng nhẹ lãi.


 


Quốc hội phải là cơ chế thực sự làm luật và luật ấy phải có giá trị cưỡng hành. Ở giai đoạn đầu, có thể ta còn lúng túng lầm lẫn, nhưng ít ra dân biết và sửa sai qua bầu cử, qua đề cử người sáng suốt và đứng đắn hơn. Cần nhất là dân phải tin vào luật do họ góp phần lập ra, nếu không, không thể có kinh tế thị trường và hợp đồng buôn bán tử tế trong tự do.


 


Hỏi: Cải tổ cơ chế chính trị và luật pháp rồi, việc kinh tế kế tiếp là gì, theo ông nghĩ"


 


- Việc ưu tiên kế tiếp vẫn chưa là kinh tế vì trong khi cải tổ cơ chế chính trị thì dân vẫn sống, vẫn sinh hoạt kinh tế, dù có thể là chưa theo hướng tốt đẹp nhất thì cũng đã rõ được một việc, là trách nhiệm của chính quyền. Việc ưu tiên là chính quyền làm gì với trách nhiệm ấy"


 


Tôi nghĩ là nên cải cách hành chính cho toàn diện và triệt để hơn. Dù chẳng được ai dạy kinh tế hay kinh doanh, người dân vẫn biết làm ăn, có thể chưa đạt kết quả tối hảo so với công sức và tài sản đổ ra. Nhưng, Việt Namchưa có loại công bộc đúng nghĩa trong bộ máy nhà nước hiện đại. Vì vậy, cải cách hành chính sẽ phần nào kiện toàn được bộ máy ấy, để công chức các cấp biết trách nhiệm của mình, với dân và với nước, và làm gì cũng phải giải trình kết quả cho ai đó trong bộ máy nhà nước, trước sự thấu hiểu, theo dõi và giám sát của người dân.


 


Vì bộ máy ấy còn yếu, lại bị đảng khống chế bằng bộ máy song hành, nên công chức phải ưu tiên phục vụ đảng hơn là dân. Từ nay, họ phải sợ dân hơn đảng, hơn bất cứ một đảng chính trị nào, thì xứ sở mới khá ra được. Điều trước tiên có thể thấy là nạn tham nhũng và cửa quyền sẽ được dần dần giải trừ.


 


Hỏi: Với cơ chế chính trị và bộ máy công quyền được kiện toàn thì đâu là những ưu tiên kinh tế ông cho là cấp bách cho Việt Nam"


 


- Tôi nghĩ là sách lược ưu tiên nhất vẫn phải chú trọng đến lãnh vực xã hội. Đó là phát triển thị trường nội địa qua tái phối trí phương tiện cho nông thôn và các vùng chậm phát triển. Dân số Việt Namđủ đông để thị trường nội địa gồm hơn 80 triệu người có thể là đầu máy kinh tế mạnh hơn thay vì chỉ chú trọng đến xuất khẩu và thành thị. Muốn vậy, cần cải tổ luật lệ về đất đai và thuế khoá, cụ thể là đền bù tài sản nông dân một cách công bằng minh bạch hơn, và đầu tư mạnh hơn vào giáo dục, y tế, gia cư và tiện ích công cộng cho vùng quê, với sự kiểm soát chặt chẽ hơn của chính người dân. Dù tốc độ tăng trưởng có thể sẽ thấp hơn trong vài năm vì mình đầu tư vào phẩm hơn lượng, sau vài năm tình hình sẽ khác hẳn. Lúc đó, nông thôn mới là hậu phương bền vững và ổn định cho cả tiến trình hiện đại hoá xứ sở.


 


Hỏi: Ngoài ưu tiên ấy, ông còn thấy một đường hướng kinh tế nào khác là ưu tiên không"


 


- Nên giải phóng tư doanh và tư nhân hoá việc quản trị khối lượng công sản lớn lao đang do nhà nước quản lý dưới sự khống chế của đảng, là doanh nghiệp nhà nước. Cái định hướng xã hội chủ nghĩa và cách trưng thu tài sản vào tay đảng, tức là vào tay thiểu số đảng viên có chức có quyền, đã gây lãng phí vì yếu tố thời cơ sử dụng như ta vừa nói. Đồng thời nó sản sinh ra tham ô, khiến công quyền là bộ máy vét tiền cho đảng viên cán bộ và coi thường người dân.


 


Cho nên, dù Đại hội đảng có thật lòng không thì những việc cải cách về chính trị, cơ chế và luật pháp lẫn sách lược kinh tế vẫn là đòi hỏi khách quan. Nói cho ngắn gọn thì phải trả lại đất nước cho người dân, trả lại quyền định đoạt về đời sống cho người dân, chứ đừng nhân danh người dân hay giai cấp này thành phần nọ là làm điều khuất tất nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những lúc gần đây báo chí tại hải ngoại hay đề cập đến vấn đề thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam và Trung quốc thường bị nhiễm chất cấm hoặc không đáp ứng đầy đủ
Trong thời gian gần đây, trong một số các cuộc tranh luận liên quan đến tự do báo chí
Sau gần một tháng trời đoàn người dân oan gần 20 tỉnh thành phía Nam đã phải sống cảnh màn trời chiếu đất, dầm mưa dãi nắng
Dùng thủ đoạn có thành công không hay chỉ thất bại" Thành công trong trường hợp nào và thất bại trong trường hợp nào"
Tình trạng một số người dân tập trung về Sài Gòn và Hà Nội khiếu kiện vượt cấp diễn ra từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng
Chúng tôi xấu hổ vì Việt Nam có ĐCS, chúng tôi tự hào vì Việt Nam có Nguyễn Vũ Bình".
Mùa hè trong nước đang nóng, cái nóng nung người nóng nóng ghê! Thời sự trong nước cũng nóng, nóng nóng ghê, nóng dồn dập
Với lời Phật dạy về hai hạng người đáng quý “ thứ nhất là, chưa từng phạm tội; thứ hai là, phạm tội mà biết thực tâm sám hối” thì người CS đã không ở nơi hạng nào!
Văn Bút Quốc Tế lại lên án chế độ Hà Nội tiếp tục vi phạm nghiêm trọng các quyền Tự do Phát biểu, Thông tin và Báo chí.
Gần đây, một số báo chí Việt ngữ đã loan tin về vài nhân vật trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã tham dự buổi tiếp tân tối ngày 22-6-2007 tại Dana Point
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.