Hôm nay,  

Dịch Cúm Gà Á Châu: Toàn Cầu Lo Sợ

03/02/200400:00:00(Xem: 13005)
Tính đến hôm Thứ Hai, VN có 9 người chết vì bệnh cúm ga,ø và dịch cúm đã lây lan ra 47 trong số 64 tỉnh của Việt Nam, trong khi các nước Á châu cũng chấn động về dịch bệnh, khiến các thị trường chứng khoán Á châu đều tuột giá.
Đài RFA trao đổi với Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về nguy cơ lan rộng của dịch bệnh đối với kinh tế, như sau:
Hỏi: Các nước Á châu đều báo động về nguy cơ dịch bệnh lan rộng hầu như mỗi ngày, xin ông tổng kết sơ lược về tình hình dịch bệnh cúm gà, trước khi ta nói về hậu quả.
-- Tình hình biến chuyển khá nhanh nên tổng kết nếu có thì chỉ có giá trị được nửa ngày. Đến nay, đã có 10 nước Á châu được coi là bị dịch bệnh này. Đó là Nam Hàn, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Lào, Cambốt, Thái Lan, Indonesia và cả xứ Pakistan. Tin mới nhất thì trong 64 tỉnh, Việt Nam đã có 47 tỉnh bị nhiễm. Con số gia tăng gần như mỗi ngày. Bị rộng rãi nhất là tất cả 13 tỉnh của đồng bằng sông Hồng, miền Đông Nam bộ thì có sáu trong chín tỉnh bị nhiễm. Tình hình coi như đáng ngại nhất kể từ cuối tuần qua, khi Tổ chức Y tế Thế giới WHO báo động là dịch bệnh có thể lây từ người qua người, sau khi có hai chị em tại tỉnh Thái Bình bị lây bệnh hôm mùng 10 và từ trần hôm 23 ở Hà Nội. Trường hợp này sở dĩ đáng lo vì trong gia đình đã có một người anh bị bệnh và tạ thế trước đó. Nếu bệnh có thể lây từ người qua người, vấn đề trở thành cực kỳ nghiêm trọng và lập tức ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế toàn cầu, nhất là các ngành hàng không và dịch vụ liên hệ đến du lịch. Vì vậy mà hôm Thứ Hai, các thị trường Á châu vừa mở là cổ phiếu các công ty hàng không lập tức sụt giá, đặc biệt tại Hong Kong, Đài Loan và Thái Lan. Nhiều người đã nói đến một nguy cơ trầm trọng hơn dịch Sars năm ngoái.
Hỏi: Vẫn nói về tình hình chung thì dư luận thấy những gì trong sự lây lan ở từng nước"
-- Có ba nước đang được chú ý nhất là Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc. Thái Lan và Indonesia bị than phiền là đã thấy triệu chứng hiện dịch từ trước mà địa phương lại muốn ém nhẹm tin tức để khỏi gây hốt hoảng. Trung Quốc là nơi mà môi trường sinh sống không kịp cải tiến cùng tốc độ tăng trưởng trong hai chục năm qua và cũng có thói quen ém tin, cho nên nếu dịch bệnh lan rộng trong một quốc gia rộng bằng cả một lục địa thì tình hình coi như nguy ngập cho cả Á châu. Tại Trung Quốc, tổ chức Y tế Thế giới dự đoán là tình hình sẽ lây lan rất nhanh trong những ngày tới. Việt Nam được ngợi khen là không ém tin và lập tức kêu gọi quốc tế hỗ trợ nhưng do hệ thống hành chánh quá lạc hậu nên không đủ sức đối phó với dịch bệnh. Việt Nam được biết về dịch cúm gà từ cuối tháng 12 mà đến cả tháng sau, tức là sau khi ăn Tết, hôm Thứ Sáu vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ mới có phiên họp khẩn cấp để đối phó với dịch bệnh. Tại nhiều địa phương, giới hữu trách rõ ràng là gặp lúng túng trong cách thông tin, thuyết phục và yểm trợ dân chúng ứng phó với dịch bệnh. Tệ nạn quan liêu, cửa quyền và thiếu linh động cũng là nhược điểm được báo chí nói tới. Nơi đây, ta có một thí dụ điển hình của loại chính quyền độc tài mà không mạnh khi bất ngờ phải giải quyết những việc quốc kế dân sinh.
Hỏi: Vì sao các nước Á châu lại hay gặp loại thiên tai như thế này"
-- Thực ra, những rủi ro bất ngờ đều có thể xảy ra cho mọi quốc gia, khác nhau nếu có là phương thức tổ chức để ứng phó với các trường hợp đó. Từ bao năm nay, Việt Nam vẫn thường xuyên bị nạn lũ lụt và nạn nhân hàng đầu là trẻ em bị chết đuối. Lũ lụt xảy ra một phần vì thời tiết mà một phần nữa cũng vì tình trạng lạm thác môi trường, tức là khai thác môi trường một cách vô trách nhiệm nên mới gây sói mòn đất đai. Khi điều đáng tiếc đó xảy ra, và xảy ra khá thường xuyên, mà chính quyền không ngăn chặn nổi thì ta có vấn đề về trình độ tổ chức. Dịch viêm phổi cấp tính bột phát cuối năm kia và hoành hành năm ngoái tại Trung Quốc rồi lan qua các xứ khác, kể cả Việt Nam, là một thí dụ thứ nhì về trình độ tổ chức. Bây giờ chúng ta có dịch cúm gà, có khi phải gọi là cúm gia cầm và thực ra còn có nguy cơ lan rộng từ các loài chim chóc, kể cả chim thiên di là loài theo mùa mà bay từ xứ này qua xứ khác và gây bệnh cho gia cầm hay thủy cầm. Ta gặp nguy cơ dịch bệnh toàn cầu, khởi đi từ những yếu kém về tổ chức ở một số quốc gia châu Á.
Hỏi: Năm ngoái, khi dịch Sars bùng nổ, ông có nói đến việc ứng phó với dịch bệnh và quản lý tin tức làm sao để không gây hốt hoảng....

-- Vâng, đây là trường hợp điển hình của loại bài toán nan giải cho lãnh đạo, nhất là khi dịch cúm gà có thể lan từ người qua người, thay vì từ loài có lông vũ qua người. Bài toán sở dĩ nan giải vì mọi người phải cân nhắc lợi hại trước mắt và lâu dài để chọn thái độ ứng xử. Khi lầm tưởng rằng có thể ém nhẹm tin tức để dân chúng khỏi hốt hoảng, người ta dễ gây phản tác dụng vì làm dân chúng hết tin tưởng vào hệ thống thông tin của nhà nước, và khi mất tin tưởng, người dân dễ tin vào những điều bi quan nhất. Trong xã hội, khi người dân không tin vào chính sách yểm trợ của nhà nước thì sẽ tìm cách ém nhẹm tin tức và cố xử lý lấy bằng phương tiện eo hẹp của mình, cho tới khi dịch bệnh lan rộng quá khả năng ứng phó ra toàn địa phương là chúng ta gặp thảm kịch. Trong hệ thống hành chánh công quyền, nếu thiếu trang bị và thông tin chính xác thì ngay cả việc diệt trừ gia cầm nhiễm bệnh cũng có thể làm bệnh lây lan nhanh hơn. Tình hình thông tin của Việt Nam có cải tiến so với trước đây, nhất là nhờ một số báo chí có tinh thần sáng tạo và xông xáo, nên người dân được biết rõ hơn về những gì nên làm, nên tránh. Then chốt ở đây là chính quyền phải hiểu rõ tâm lý người dân và có chính sách yểm trợ thích đáng để chính người dân sẽ tiếp tay vào việc ngăn ngừa dịch bệnh. Việc tổ chức hệ thống yểm trợ, bồi thường và diệt trừ dịch cúm phải linh động biến báo thì mới chạy nhanh hơn bệnh. Giờ này thì đã quá trễ để sợ dân chúng sẽ hốt hoảng mà người ta nên nghĩ đến việc ngăn bệnh và xây dựng lại cả một khu vực kinh tế đang bị thiệt hại nặng.
Hỏi: Nói đến thiệt hại thì Việt Nam đã phải giết đến bảy triệu gia cầm....
-- Thực ra vẫn chưa thấm vào đâu so với Thái Lan, là nơi xuất khẩu gà vịt nhiều nhất khu vực Đông Á, với số thu là hơn một tỷ hai trăm triệu đô la một năm, bằng hai phần ba tổng số xuất khẩu của Việt Nam. Họ đã phải giết gần 20 triệu con và coi như sẽ còn bị ảnh hưởng nặng vì kỹ nghệ du lịch. Tôi không dám nói về những đặc tính y học của bệnh, nhưng nếu vi khuẩn cúm A có thể nhảy từ gà vịt chim chóc qua heo bò lên người hoặc nhất là lan từ người qua người thì kinh tế toàn vùng Á châu sẽ bị thiệt hại rất lớn.
Hỏi: Thưa ông, một cách cụ thể thì Việt Nam sẽ bị những gì"
-- Việt Nam chưa là nước xuất khẩu gia cầm đáng kể, nhưng gà vịt đã trở thành loại thực phẩm thông dụng khi mức sống được cải tiến đôi chút từ mươi năm nay. Vì dịch cúm gà, người ta sẽ không ăn, không nuôi, không mua bán vận chuyển gà vịt và phản ứng tự nhiên là phải tìm loại thịt khác để thay thế. Giá cả các loại thực phẩm khác do đó sẽ có giao động vì sản lượng gia tăng không kịp. Cho nên, ngoài thiệt hại về nhân mạng và mất mát vì gia cầm, sự tốn kém về phòng ngừa dịch bệnh, thì ta phải kể thêm hậu quả tai hại đối với ngân sách gia đình và quốc gia, như một loại thuế trời đánh, và đánh rất nặng trên những địa phương nghèo đói nhất. Đà tăng trưởng kinh tế vì vậy có thể giảm trong khi lạm phát sẽ lại tăng. Cho đến nay, phản ứng của chính phủ Việt Nam là nhà nước sẽ cùng dân chia sẻ sự thiệt hại theo tỷ lệ 50-50, tôi thiển nghĩ là phải tích cực hơn vậy thì mới có sức thuyết phục cao hầu khuyến khích mọi người tiêu hủy cho sạch số gia cầm trong các vùng bị nhiễm dịch. Đồng thời cũng nhân cơ hội này nghiên cứu việc khôi phục sản xuất về sau, với trình độ tổ chức cao hơn, hầu ngăn ngừa được những trường hợp lây lan còn có thể xảy ra trong tương lai. Việt Nam có thể kêu gọi các tổ chức quốc tế và các nước cấp viện yểm trợ kế hoạch sản xuất gia cầm theo tiêu chuẩn hiện đại hơn.
Hỏi: Ông có so sánh một chính quyền mạnh với một chính quyền độc tài mà yếu....
-- Trong một chế độ độc tài, nhà nước rất giỏi ngăn chặn truyền đơn kêu gọi tự do dân chủ và mặc tình khám xét bắt bớ những người không cùng chính kiến với đảng cầm quyền. Nhưng, một chính quyền độc tài thực ra lại là chính quyền yếu chứ không mạnh vì không có khả năng huy động guồng máy công quyền giải quyết các trường hợp cấp cứu bất ngờ và lại thường xuyên thiếu khả năng tác động vào sinh hoạt kinh tế của người dân theo chiều hướng có lợi cho công cuộc phát triển, thí dụ như thu thuế kém, không thể áp dụng luật lệ chính sách cho đồng bộ và minh bạch. Bộ máy hành chánh của một chính quyền độc tài luôn luôn mắc bệnh quan liêu và tham nhũng, vì vậy khi hữu sự trong trường hợp cấp bách thì chẳng yểm trợ được người dân cho thích đáng. Không phải ngẫu nhiên mà nạn nhân của các tai họa lớn thường lên đến số kỷ lục trong các xứ độc tài, như Liên xô vì vụ Chernobyl, hay những vụ động đất ở Armenia, ở Iran... Gần với mình thì hãy xem báo chí Việt Nam nói về tệ nạn thủ tục quan liêu của bộ máy công quyền khi dịch cúm gà vừa bùng phát thánh trước, ta thấy ra sự yếu kém đó. Kết luận ở đây là khi nhà nước sợ dân chủ hơn là sợ dịch bệnh thì dịch bệnh dễ lan rộng...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thật không có năm nào nhộn nhịp như cuối năm 2007, khi mà báo chí, đài phát thanh, các chương trình TV phát hình, các báo trên liên mạng
Điện thoại reo liên hồi, những người ở rất xa, vừa biết tin giờ chót có Đêm Thắp nến Tưởng niệm 40 năm
Trong niềm hân hoan chào đón một mùa Xuân mới, các Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Miền Đông HK
Khi nhìn sâu vào một trái cam, không cần ánh sáng của khoa học, ta cũng có thể thấy rõ trái cam được làm bởi rất nhiều điều kiện như là: đất, nước, gió, mây
Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo  thông báo: Phòng mạch Bác Sĩ tại 3610 W. First ST, # G Santa Ana, CA 92703 khám bịnh cho toa miễn phí giúp đồng đạo
Hiến pháp Mỹ được thông qua năm 1787, trong đó không hề có một chữ "Thượng Đế" (God). Thời kỳ đó cách nay đã hơn hai thế kỷ
Ông Đoàn Hữu Định đã được đa số đại diện các quân binh chủng trong Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng Hoa Thịnh Đốn
Hòa Thượng Thích Hạnh Đạo đã lên tiếng trên một số làn sóng phát thanh Quận Cam sáng Thứ Hai 7-1-2008, báo nguy về tình hình Thầy và chùa Phổ Đà,
Nhân dịp Lễ Giỗ Hoà Thượng Thiền Sư Thích Duy Lực vào ngày 13 tháng 1 năm 2008 tại Từ Ân Thiền Đường thành phố Santa Ana Hoa Kỳ
Sáng Thứ Bẩy đầu tiên của năm mới 2008, Nam California bỗng khoác một bộ mặt ảm đạm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.