Hôm nay,  

TQ Phải Bỏ Chính Sách ‘Vùi Gươm

13/12/200600:00:00(Xem: 10465)

TQ Phải Bỏ Chính Sách ‘Vùi Gươm, Chờ Dịp’ Của Đặng

Trước hết, chúng ta hãy nhắc lại nguyên tắc đối ngoại của chúng ta để tìm ra một sinh thái quốc tế có lợi hơn, phát triển sức mạnh quốc gia của chúng ta thiệt nhanh. Nguyên tắc này vẫn còn có giá trị. Vùi kiếm chờ dịp là một chính sách đúng trong quá khứ theo tình hình quốc tế lúc đó.

Thứ nhất: Phán xét cơ bản về các tình hình quốc tế

Sau sự sụp đổ của Liên bang Sô-viết, thế giới đã mất đi sự cân bằng. Thế giới Tây phương đột nhiên mất hẳn tụ điểm đối kháng mà họ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh lạnh. Cái động năng của hệ thống đối kháng trong chiến tranh lạnh đã phát hiện ra cả vạn đề xuất (htmects) trong thế giới của Tây phương về chính trị, văn hoá, ngoại giao, kinh tế, quân sự và nhất là những cái nhìn theo nội tâm. Toàn thể những cái trong hệ thống giá trị của Tây phương không dựa vào việc phát triển quan hệ tốt với các nền văn minh khác, chỉ dùng các thủ đoạn đối kháng bạo động. Mô phỏng đối kháng này đã dựa vào nội tâm có ác ý tạo ra  sách lược văn hoá hữu hiệu. Cái chủ thuyết đặt “Nhân quyền” cao hơn “Chủ quyền của một quốc gia” để mở ra một nền móng thuyết lý. Cái sáng kiến để loại bỏ cái tiềm thế nguy hiểm đã trở thành nguyên tắc chỉ đạo manh mẽ trong chính trị quốc tế. “Đánh phủ đầu” đã trở thánh cái hữu lý nhất để xua quân vào trong các vấn đề chung của  thế giới (world affairs)

Vấn đề là  Hoa kỳ cầm đầu Tây phương đã bị thất bại trong việc để cho thế giới lựa chọn, có nghĩa là quyền chọn nền văn hoá khác sau khi các đối kháng dưới mọi hình thức không còn nữa. Cái đối kháng khét tiếng nhất trên thế giới là cuộc đấu tranh một mất, một còn  giữa tân tư bản chủ nghĩa với xã hội chủ nghĩa, cả hai nay đang sống trong hoà bình và hài hoà. Song theo nhận thức ngày nay, hiệp đấu tranh này có vẻ như loài người đã rút ra kinh nghiệm để cảnh giác việc đổ máu cho một hiệp khác. Việc văn hoá xung đột là nắm ngay trong chính bản chất của nó, nhưng nó không phải là cớ gốc. Khả năng tự kiểm (self-critique) của Tây phương tất nhiên sẽ chiến thắng các lực lượng chính trị mù quáng và nhầm lẫn như hiện nay.

Nơi đây có hai quan điểm: Quan điểm thứ nhất là Hoa Kỳ không chú trọng vào bất cứ riêng quốc gia nào làm những mục tiêu mới. Trung quốc, Nga và bất cứ quốc gia Ả Rập nào thường có thể là mục tiêu mới của Hoa kỳ. Thứ hai là biến cố 9/11 khiến cho Hoa Kỳ tìm ra cách khai xướng cái mới để có dịp sả cái khả năng xung đột đã đè nén từ lâu.

Trước biến cố 9/11 Nga và Trung quốc đã hầu như thoát ra khỏi cái màn làm  mục tiêu mới cho Hoa Kỳ. Chiến lược uyển chuyển và thực tiễn của Nga và cả Trung quốc là đường lối “Vùi gươm, chờ dịp” (taoquang yanghui) với chiến lược chủ động cởi mở một cách khôn khéo để tránh Hoa Kỳ có ý đồ đưa trở lại làm mục tiêu, sách lược đi tắt đang làm Hoa Kỳ điên đầu. Vì thế chúng tôi công bố, biến cố 9/11 thực sự đã làm thế giới thay đổi hẳn, biến cố này chỉ biểu hiện cho cái khuynh hướng làm thay đổi toàn cầu do Hoa Kỳ độc diễn.

Song có cái yếu tố khác cho người ta quan tâm, cái yếu tố do nhu cầu lịch sử đã tạo cho tư bản bành trướng. Chủ nghĩa tư bản của thế kỷ thứ 19 đã chấm dứt việc tích luỹ sơ khởi tạo dựng tư bản và việc tăng lợi nhuận tại hầu hết các quốc gia tân tiến. Cũng vào thời kỳ này, lực sản xuất với khoa học, với kỹ thuật không thoả mãn nổi cái tham vọng của giới tư bản để bành trướng. Hậu quả đưa đến là giải pháp của  chủ nghĩa đế quốc. Thế chiến thứ nhất và thứ hai là những trường hợp điển hình tạo ra những cuộc chiến tranh giữa các đế quốc với nhau. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, khoa học và kỹ thuật một lần nữa tạo ra một bước lớn và phá đi nhiều mặt, quay sang bành trướng mạnh mẽ chân trời kinh tế  phát triển cho cả hai mặt về sản xuất và tiêu thụ. Những tiến triển cụ thể trong cuộc sống của loài người  cơ bản cho mở rộng các cơ hội thương mại để cho chủ nghĩa tư bản mở ra chuyện hoà bình như có an cư mới có lạc nghiệp.

Như vậy hoà bình mà thế giới đang chứng kiến thành hình sau hàng chục năm của chiến tranh lạnh. Ngày nay khoa học với kỹ thuật đang đi vào hiệp  thay đổi cơ bản. Nhưng giờ đây, cái đặc biệt rõ nét nhất là nhờ tin học và  tri thức đòi hỏi phải triển khai ra dạng vốn mới. Cái vốn vật chất xưa nay (đang chống lại vốn tin học) như công nghiệp vũ khí và công nghiệp chế tạo phải tìm ra những cửa ngõ mới để phát triển. Nhu cầu mới này đòi hỏi áp dụng lại chũ nghĩa đế quốc ngày xưa với cái nhỡn tiền như theo giải pháp đơn giản nhất.

Trong khi đó, thế hệ mới đã bắt đầu phản ảnh những mặt xấu xa của tư bản như tham nhũng, lấy của công làm của tư, làm giá địa ốc, làm giá chứng khoán để hốt tiền dành dụm của dân chúng (Lý thuyết kinh tế này được giải Nobel năm ngoái đưa ra cái yếu tố thoả mãn cuộc sống bằng chỉ số kinh tế). Cái phản ảnh mới này không được tư bản truyền thống dung tha, nó vẫn còn rút lợi nhuận bằng những phương cách ngày xưa.

 Thứ nhì: Vùi gươm, chờ dịp (taoguang yanghui) đã mất các điều kiện để tồn tại.

Hoa kỳ đã tìm ra cái tụ điểm mới để bá quyền và đã mở rộng cái hiểu thực rõ ràng về cái  gì có thể xẩy ra. Cái tụ điểm mới và  khai sinh cái mới đối với Hoa kỳ là “chủ trương chống khủng bố”, phương cách loại bỏ những chính quyển quốc gia vô lý (irrational) trên thế giới. Qua một đêm, chủ trương khủng bố được Hoa Kỳ xác định một cách võ đoán như là “Thế giới của kẻ thù nguy hiểm nhất” (Tội nghiệp cho Lý Tống chỉ vì nhiệt tình yêu quốc gia, một quốc gia mà Hoa Kỳ từng thừa nhận là hợp lý). Bất chấp sự trách móc nằm trong vấn đề này, bất chấp biết bao nhiêu  người đã mù quáng đi theo Hoa Kỳ trước kia, Hoa kỳ đã lôi từng người kéo vào con đường này. Tất cả đã được phán quyết theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, thế giới ngày nay không chỉ có vài quốc gia vô lý giám trực tiếp chống lại sức mạnh của Hoa Kỳ, tuy thế Hoa Kỳ vẫn còn có nhiều đối thủ “vô lý” tiềm ẩn.

Hoa Kỳ không sợ các thách thức của các quốc gia hữu lý, bởi vì những thách thức như thế còn biết đường mà lần, hậu quả có thể dự đoán qua cuộc tiếp súc trong các hội nghị thượng đỉnh để tìm cách hoà giải đôi bên dựa vào lý và lẽ phải.

Tuy nhiên những quốc gia vô lý (the irrational nations) không có thể nào chế ngự hay dự đoán là quốc gia có phần nguy hiểm đối với Hoa Kỳ mà ông Bush xếp loại quốc gia này vào hàng ác quỷ (devil). Còn  việc vùng lên nhanh của những quốc gia vô lý cũng như chiến thắng của những quốc gia này nắm trong hàng vạn đề xuất đã quay sang trọc giận những ai đang ôm cái “chủ trương văn hoá đơn phương” (cultural unilateralism). Như vậy bất kể chúng ta chờ dịp trực tiếp hay gián tiếp chúng ta không có thể gây được một chút ảnh hưởng nhỏ nhoi nào trong chiến lược của Hoa Kỳ đang triển khai, cũng không cản nổi Hoa Kỳ chủ động xen vào các cơ cấu hợp lý nội bộ của chúng ta cũng như các cơ cấu vô lý. Chẳng làm gì được trước một sức mạnh nhập nhằng, chúng  ta sẽ mất đi nhiều cơ hội quan trọng để đưa tới hậu quả tan rã nhanh chóng cái sinh thái ngoài mà chúng ta tạo ra được, lại còn mất đi thời gian kiến tạo ngoại giao theo nguyên tắc riêng của chúng ta trước đây

Lời tuyên bố của ông Bush “nếu các ngài không ngồi cùng với cúng tôi, các ngài là người ngồi chung với kẻ thù“ không có thể giải thích như là một chuyện cá nhân của ông Buch. Lời nói đó là một lá vả (fig leaf = thứ lá dễ rung lên khi có cơn gió rất nhẹ, theo ẩn dụ tiếng Anh có thể ví như cái lưỡi của phụ nữ), nó có vẻ như Hoa Kỳ sai trái đưa ra một chiến lược của tên đế quốc. Lời tuyên bố này sẽ ép chúng ta phải lựa chọn cho rõ ràng theo các hoàn cảnh quốc tế. Bị động để lựa chọn không hẳn là lựa chọn để hậu thuẫn các hoạch định chiến lược của kẻ mạnh. Chấp nhận chính sách đối ngoại theo chủ động không phải là việc lựa chọn riêng của chúng ta đi theo tham vọng có chiến lược lâu dài của chúng ta, nhưng cũng đưa ra ý kiến mới trong đường hướng quốc tế của chúng ta. Đòi hỏi này là nhờ đóng góp sáng kiến của chúng ta như thế nào để trình bầy cái rạng rỡ vinh quang của nền văn hoá Trung quốc có bề dầy kinh nghiệm lịch sử hơn bất cứ quốc gia nào khác.

Mối đe doạ thục sự cho chúng ta vào thời gian này là Hoa Kỳ kiểm soát dầu của thế giới tại Trung Đông và Hoa kỳ có thể can thiệp bằng quân sự tại Đông Á (East Asia). Cái nguy hiểm của các mối hoạ này không những thực và cũng có thể xẩy ra. Chúng ta là một nước đang phát triển rất nhanh, lẽ cố nhiên phải nghĩ tới tương lai để nhập cảng dầu. Với chiến tranh tại Iraq, với việc đụng độ giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn chưa giải quyết xong, lại còn thêm tình trạng đột biến (mutation) ngay tại eo biển Đài Loan, cái có thể là những vùng lân bang của chúng ta, ngay cả như lãnh thổ của chúng ta sẽ bị tấn công bằng một đòn quân sự độc nhất và nhanh không phải là không có được. Hoa kỳ có các căn cứ tàng trữ sẵn  vũ khi khắp nơi trên thế giới để chiến đoàn biệt kích di động sẽ tập trung ngay tại bất cứ nơi nào khi có động tĩnh với quân khí đã sẵn sàng tại nơi đó.

Uy thế của luật pháp quốc tế để giúp duy trì hoà bình trong chiến lạnh đã xuống thế hẳn. Chúng ta lợi dụng luật pháp này để đưa ra, nó  không còn có ý nghĩa nào nữa. LHQ được coi như đóng vài trò phụ cho Hoa Kỳ , Hoa Kỳ có thể rút ra khỏi các thoả hiệp quốc tế với nhạc kèn “The Star- Spangled Banner”, ngay như các điều luật của WTO, một tổ chức đã làm chúng ta bị ám ảnh mà Hoa Kỳ vi phạm sau khi tính toán cẩn thận như có lợi thì không thay đổi hay tao vi phạm chơi. Chúng ta không nên nuôi bất cứ mộng nào.

Trên sàn chơi quốc tế, một mặt các cường quốc lãng phí thời gian để đòi thỏa mãn cho bằng được những quyền lợi riêng của họ, mặt khác để cho các quốc gia bé nhỏ hưởng chút xíu ân huệ. Cái gọi là công bằng quốc tế hiện nay không còn nữa. Vào lúc này, một mặt giả khùng để chấp nhận cái vô trách nhiệm ấy, mặt khác kêu gọi cộng đồng quốc tế đi theo năm nguyên tắc sống chung với chiêu bài hoà bình và phát triển.

Thứ ba: Công thức hoá nguyên tắc chủ động ngoại giao với một siêu cường

Tổng hợp Quốc lực" (1) (Comprehensive National Power (từ ngữ này được dịch ra từ Hán ngữ, xin độc giả phải hiểu theo cái nghĩa ẩn dụ của Trung quốc))  đã đạt tới mức gần như siêu cường, chúng ta đang triển khai cấp kỳ. Đây là một thực tế không có thể nào tránh được, nó cũng không có thể làm thay đổi bất cứ ý chí nào của con người. Khi một siêu cường vùng lên cấp kỳ, nếu như không làm cho cái văn hoá đơn phương của Hoa Kỳ sợ, chúng ta vẫn còn nhiều mặt quốc tế khác phải đối chọi. Mức độ tham gia tỷ lệ theo hiện trạng của chúng ta có lợi nhiều hơn để xây dựng một sinh thái ngoài khá hơn.

Trước hết, nguyên tắc ngoại giao của chúng ta không được thay để nói rằng chúng ta làm hết mình để kéo dài sinh thái hoà bình có lợi cho chúng ta. Nhưng có một điểm phải minh bạch, cái này hoàn toàn khác hẳn thời kỳ “Vùi gươm chờ dịp”. Chúng ta không còn trông đợi để tìm quyền lợi của chúng ta trong đám siêu cường đang đấu tranh với nhau, dù rằng chúng ta vẫn có thể hoạt động chung với họ theo một chiến thuật riêng.

Chúng ta không còn hài lòng để thủ vai quan trọng như có tiếng mà không có miếng trong cái thế giới mất chất theo chiến lược cân bằng như chúng ta đã từng làm trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chúng ta chỉ có khả năng giúp chỉnh lại một sự không cân bằng nào đó có yếu tố quan trọng. Bất cân bằng đều không có lợi cho chúng ta, chúng cũng không ổn định được mãi. Vì thế, cái cấp bách cho chúng ta là phải làm ra một sự cân bằng tạm thời không dự đoán trước tuỳ theo tình hình chính trị.

Thứ nữa trong việc thương thảo với các siêu cường, trong việc tham dự các vấn đế quốc tế quan trọng, chúng ta phải có đủ can đảm đưa thẳng quyền lợi của chúng ta ra ngay. Không cần phải mắc cỡ với lũ cọp và lũ sói, không cần cái đạo đức thiêng liêng. Khi thương lượng với các quốc gia đang phát triển và quyền lợi của họ, chúng ta cần phải chủ động đứng về phía bên họ nói cho chững chạc, nói rõ ra cái quyền lợi riêng của họ. Tuy nhiên chúng ta không nên dùng lưỡi để lươn lẹo trước công lý quốc tế theo mình. Để làm được việc này, chúng ta phải hy sinh cái lưỡi đó để đưa ra cái lợi thực tế dù rằng chúng ta không nên hy sinh cái quyền lợi của những nước phát triển trong khi chúng ta tìm cái lợi thực tiễn cho chúng ta (Vụ chúng ta nhượng bộ nông nghiệp trong cuộc thương thảo của WTO). Theo quan điểm này, ngay cả vai trò của LHQ đã giảm đi nhiều, vấn đề không còn trầm trọng nữa. Chúng ta phải hành sử như Hoa Kỳ có đảm lượng để vi phạm các thoả hiệp quốc tế và các qui ước thế giới, vì rằng những gì thiêng liêng và theo thần thánh trước đây tất cả đã được mọi người giải thích, kể cá những nước bá quyền với thái độ theo thực tiễn (pragmatic attitude).

Theo thứ ba, trong lãnh vực hệ tư tưởng, chúng ta phải nhấn mạnh đến những tính chất thực về sự xung đột của các nền văn minh và các nguyên tắc con người bảo vệ các nền văn minh. Chúng ta không những chỉ một mặt nhấn mạnh sự xung đột giữa nền văn minh Trung quốc, nền văn minh Hồi giáo, và nền văn minh Ấn Độ và mặt khác nhấn mạnh đến  sự xung đột của văn minh Tây phương, nhưng cũng không quên đưa  ra cái quan trọng hơn nữa, nói thẳng  sự khắc biệt giữa văn minh Tây phương nằm trên lục địa Âu châu với văn minh Hoa kỳ . Nến văn minh Âu châu có một bề dầy lịch sử với các di sản súc tích. Văn hoá theo thương mại do chủ nghĩa tư bản đẻ ra chí là một dạng của văn minh Âu châu ngày hôm nay nhưng không còn lõi. Trên thực tế, việc chỉ trích và bác bỏ nền văn minh tư bản chính từ gốc của nền văn minh Âu châu mà ra. Tuy nhiên Hoa kỳ không có cái lịch sử này. Phán xét việc phát triển từ lúc bắt đầu của Hoa Kỳ, chúng ta có thể nhìn thấy nền văn minh tư bản không chỉ là dạng hay biểu thức của Hoa Kỳ, nhưng lại là những cái cơ bản của Hoa kỳ. Một số nguyên tắc của nền văn minh Âu châu phản ảnh tại Hoa Kỳ không những chỉ là cách nói cho đúng, nhưng không hẳn là bản chất của Hoa Kỳ. Chúng ta nên giảm bớt mức tham gia của chúng ta vào việc tranh cãi tư bản chủ nghĩa đối chọi với xã hội chủ nghĩa. Thay vào việc tranh cãi, chúng ta nên chỉ trích những thể chế này giả danh như tiến bộ, đưa ra các yếu tố có vẻ như thất bại nhưng có lợi cho quyền lợi cơ bản của con người

Theo thứ tư, chúng ta nên đưa ra chủ nghĩa quốc gia. Không còn cách nào hơn là quan niệm giật lùi. Tân đế quốc ầm ĩ dược Hoa Kỳ ứng dụng tuyệt nhiên cần thiết để ủng hộ chủ nghĩa quốc gia càng ngày càng tăng và bành lớn ra trong quần chúng Hoa Kỳ. Tân đế quôc cũng làm cho dân chúng Hoa Kỳ mất đi cái hợp lý. Tiền lệ là đế chế thứ ba của nước Đức. Chúng ta không nên công khai nhận đang yêu cái gì mà hiện nay chúng ta đang sợ.

Sau cùng, chúng ta nên tập trung hơn vào việc xây dựng và đeo đuổi các thể chế và các cơ cấu quốc tế mới, không lôi thôi với việc bảo vệ  trật tự quốc tế  cũ. Các nguyên tắc quốc tế hiện nay không có thể kìm nổi Hoa Kỳ một cách hữu hiệu, nhưng vẫn có thể chọn chúng tuỳ ý để cầm cương các quốc gia khác. Trong hoàn cảnh này, thiếu sức mạnh chắc chắn sẽ đưa chúng ta tới khốn cùng. Vì các cơ cấu quốc tế hiện nay không có thể chỉ đem ra áp dụng, đó là quyền của chúng ta cho phá huỷ chúng hoàn toàn, ít ra cũng cho chúng ta dịp để ngang hàng. Chúng ta phải nghiên cứu một cách nghiêm túc những cái lợi và hại làm suy yếu đi vai trò của LHQ trước khi chúng có bất cứ hành động nào để làm như thế.  Đeo theo cơ cấu quốc tế mới, chúng ta có hai chiến trường. Một mặt là thực hành, mặt kia là thuyết lý. Phần thực hành của chúng ta là chúng ta phải hành động theo nguyên tắc nói trên. Phần thuyết lý của chúng ta là chúng ta phải sử dụng tối đa đầu óc tưởng tượng để có thể đưa một số quan niệm  sáng tạo như những gì của quá khứ về “Không liên kết” (Non-Alignment) với “Năm Nguyên Tắc Sống  Chung Hoà Bình” (Five Principles of Peaceful Co-existence). Đây là đường chúng ta phải theo. Nền văn minh Trung quốc của chúng ta đã có sẵn những phương sách để theo đường như thế.

(Nguồn gốc của bài viết này: Chinese Political Science, 17 May 2003 – http:// www.ccrs.org.cn/2233/ReadNews.htm"NewsID=212) – Bài viết này do Lâm Phước Tú, sinh viên dược Việt gốc Hoa,  chuyển ngữ,  được Kim Lai soạn lại để độc giả  người Việt tường lãm quan điểm chính trị hiện nay của Trung Cộng.

Ghi chú (1) – Tổng Hợp Quốc Lực (CNP) là một quan niệm theo tư tưởng chính trị của Trung Cộng, căn cứ vào toàn lực của nhà nước Trung quốc. Cái đặc trưng của quan niệm này khác hẳn với quan niệm về sức mạnh chính trị của hầu hết các quốc gia Tây phương. Các tư tưởng gia chính trị của Trung Cộng cho rằng sức mạnh chính  trị có thể đem con số ra để tính. Chỉ số CNP bao gồm đủ các chỉ số định lượng để lập ra con số độc nhất đã được đảng Cộng sản Trung quốc dùng để đo lường sức mạnh của nhà nước Trung quốc. Chỉ số CNP dựa vào cả hai, các yếu tố quân sự (gọi là thiết lực) và các yếu tố kinh tế và văn hoá (gọi là nhu lực). CNP được ghi theo quan điểm chính trị của Trung Cộng không căn cứ vào bất cứ lý thuyết nào như Marx- Lenin hay  tư tưởng Trung hoa trước thế kỷ thứ 20. Tính toán ra chỉ số này, Trung Cộng xếp hạng sức mạnh Trung quốc chỉ đứng sau có Hoa Kỳ, các quốc gia như Nhật, Đức, Pháp, Anh và Nga đều có chỉ số CNP nằm dưới chỉ số CNP của Trung quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây trên tờ tuần báo The Economist số ngày 10 -16/11/2007 có một câu chuyện (China: Beware of demob) về những người lính giải ngũ của Trung quốc.
Tôi là Trần Thị Lệ, mẹ LS Lê Thị Công Nhân. Con tôi đã bị Công an thành phố Hà Nội bắt tạm giam ngày 06/3/2007 và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Paris là thủ đô của ánh sáng,  là biểu tượng của văn minh Tây Phương,  Người Việt Nam làm quen Paris
Để thông tin cho độc giả và nhất là các quản trị mạng (webmaster) biết hầu tránh được sự cố đáng tiếc như ykien.net đã gặp, chúng tôi quyết định công bố
Bên Mỹ, bằng quan trọng nhất là bằng lái xe. Ở Louisiana thì cứ bốn năm phải lấy bằng lại, chụp hình lại, kê khai rõ nặng bao nhiêu, cao bao nhiêu, mắt màu gì
Trong cuộc đời của một con người chẳng ai lại không phải trải qua những dâu bể thường tình là những đắng cay/ngọt bùi, sướng/khổ, yêu/ghét, được/thua
Từ hồi Tháng 3, 2006, Quận Fairfax , VA đã thực hiện chương trình giao bữa ăn nấu theo kiểu Việt Nam
Khó ai biết là vì tình hình Iraq thì 10 năm nữa những gì sẽ xảy ra tại Trung Đông. Mười năm về trước, người ta cũng không biết những gì sẽ xảy ra
Khó ai biết là vì tình hình Iraq thì 10 năm nữa những gì sẽ xảy ra tại Trung Đông. Mười năm về trước, người ta cũng không biết những gì sẽ xảy ra
Vào tháng 3 đầu năm nay 2007, một nhóm chuyên gia về giáo dục từ Trường Đại Học Stanford đã phổ biến bản tường trình
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.