Hôm nay,  

Tượng Đài Mà Biết Nói Năng...

24/10/200600:00:00(Xem: 9766)

Tiến Tới 1000 Năm Thăng Long: Tượng Đài Mà Biết Nói Năng...

Thời gian này, Hà Nội đang được mùa hội thảo, nào hội thảo về vấn đề thoát  nước cho nội thành trong mùa mưa, nước sạch cho sinh hoạt, nào kế hoạch phát triển Hà Nội trong tương lai.v.v. Hiện tại, dư luận người nghe đang xôn xao về một cuộc hội thảo xung quanh vấn đề tượng đài. Quả là:

Tượng đài mà biết nói năng

Thì nhà điêu khắc hàm răng chẳng còn (!)

Theo thống kê của ban tổ chức hội thảo, trung bình mỗi tỉnh thành Việt Nam có 3 tượng đài lớn nhỏ, 64 tỉnh thành trong cả nước khoảng hơn 200 cái, mỗi cái ngốn từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng, không nói đâu xa như tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, ngay giai đoạn đầu đã là 37 tỷ, chưa kể tiền làm đường riêng cho ô tô đưa tượng đài 40 tấn qua hàng trăm km từ Hà Nội lên Điện Biên, rồi tiền xây dựng khu tượng đài 37 tỷ, bằng ngân sách đóng góp suốt một năm của một tỉnh giàu như Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh v.v..nghiã là số tiền mà những kẻ làm tượng đài ngốn vào ngân sách trong suốt bao nhiêu năm qua không biết bao nhiêu mà kể. ấy thế, một điều vô cùng "bổ ích và lý thú" là tiền đầu tư thì lớn mà chất lượng tượng đài cái nào cũng na ná như nhau. Nếu là đề tài công nông binh bao giờ cũng là một anh mặc quần áo xanh tiêu biểu cho giai cấp công nhân bên cạnh một chị mặc áo bà ba hay nâu sồng - tượng trưng cho giai cấp nông dân, cuối cùng là một anh bộ đội cầm súng đứng gác, mặt sát khí đằng đằng, đến mức bọn trẻ trâu nào cũng có thể bĩu môi nhận xét: "Ôi dào, tưởng nặn tượng thế nào, chứ dễ ợt ờn ơn thế này, cháu cũng bắt chước được" Thậm chí với những đứa khéo tay xem chúng dùng đất nặn còn bắt mắt hơn, như thể đổ cả tỷ tiền mồ hôi công sức của nhân dân ra làm trò chơi con trẻ (!")

ở đề tài anh hùng dân tộc, danh tướng, danh nhân cũng hệt như nhau, hễ "văn" thì tay áo thụng, dâng sớ, còn "võ" thì vung kiếm lên trời cao. Trông rõ là oai, cũng vẫn đám trẻ chăn trâu ấy thi nhau nặn xem ai nhanh hơn, một cậu bảo:

-A, tượng của tao không giống lắm nhưng trông oai hơn hẳn tượng của mày, vì lưỡi kiếm vung cao hơn.

Cậu kia bĩu môi đáp:

- ừ oai lắm, oai khăn như bu tao vẫn bảo, tức là.. ăn khoai ấy cu ơi. Còn lâu mới oai danh, oai tiếng nhớ.

Thế là bọn trẻ cười như nắc nẻ.

Bố cục của vài trăm bức tượng trải suốt từ Bắc chí Nam bao giờ cũng chung một hệ thống, khuôn mẫu, trên nhỏ, dưới to cho... vững chãi, cốt có thể trơ gan cùng tuế nguyệt.

Trong cả vài triệu khách du lịch đến Việt Nam có không ít các nhà điêu khắc, cùng cánh tây ba lô đi khắp chiều dài đất nước và ngắm nghía không chán những bức tượng rồi buông lời nhận xét:

- Những công trình điêu khắc tượng đài ở Việt Nam chẳng những không kỷ niệm được các chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc mà còn...hy sinh luôn nền điêu khắc của các bạn. Đầu tháng 10, tôi cất công lên tận khu di tích đền Sóc Sơn, xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn) và đỉnh Đá Chông (Hà Tây) để xem tượng đài Thánh Gióng...Con đường dẫn lên nơi đặt tượng ngoằn nghèo, hun hút vì mặt bằng hẹp không đủ diện tích thi công...vậy mà trèo lên tới nơi... Ô là là, chả nhìn thấy người ngựa đâu (chỉ vì bố cục thiết kế thân tượng quá ngắn) nên chỉ thấy những búi tre to tướng nằm trên đám mây, người xem bị ngợp trong tre pheo, mây trời rồi chẳng còn nhận ra phần chính của tượng cần thể hiện là đâu nữa" Nếu gí sát tận mắt để nhìn cũng có cảm giác sợ hãi như thể cả đám mây tre nặng nề sắp nhấn chìm cả người lẫn ngựa xuống sông, xuống biển mất. Quan trọng nhất, tinh thần của tượng phải thể hiện được tính huyền thoại cần có thì các bạn lại dùng phương pháp tả chân, trông thực thà, quê kệch quá, ngược hẳn với câu chuyện dân gian

- Dạ thưa... ông cũng biết chuyện Thánh Gióng" Phóng viên Thuỳ Dương (báo Gia Đình và Xã Hội) hỏi:

- Tất nhiên, tôi phải hỏi những người bạn Việt Nam biết tiếng Pháp, hay tiếng Anh, đặc biệt là cậu phiên dịch này để họ nói lại cho tôi nghe chứ. Theo tôi đấy là một câu chuyện rất không nên luư truyền, nó chứng tỏ sự đói kém trong lịch sử đất nước các bạn, đói khắc khoải, đói triền miên, cái đói theo vào tận bữa ăn, giấc ngủ...Không tìm được no ấm ở ngoài đời thì phải tìm kiếm sự no lòng trong những câu chuyện cổ, phủ lên nó những lớp mỏng của huyền thoại. Làm gì có chú bé 3 tuổi nào lại ăn hết một lúc 3 nong cà, bảy nong cơm rồi vươn vai thành Phù Đổng Thiên Vương" Chẳng qua là đói quá, nên Việt Nam mới có mô típ cổ tích này, cũng như niêu cơm thạch Sanh cứ hết lại đầy vậy...

Ông quả là người tinh thông- nữ phóng viên xinh đẹp bộc lộ, không những giỏi về nghệ thuật điêu khắc, còn giỏi cả văn học nữa.

 - Cám ơn lời khen của chị, chính vì thế mà tôi buồn, phần vì nền điêu khắc Việt Nam đã...anh dũng hy sinh trong tay các nhà điêu khắc, phần vì các bạn đã chọn sai hình tượng. Gióng đâu phải người anh hùng dân tộc mà là một đứa con bất hiếu, một anh hùng vong bản.

 - Chết, sao ông lại nói thế"

- Thì tôi thấy từ xưa đến nay chưa có ai bỏ lại mẹ và bà con dân làng sau khi chiến thắng giặc cả. Vì sợ về làng lại gặp cảnh đói, không tìm đâu ra 7 nong cơm ba nong cà nên phải bỏ đi" Hay vì bà mẹ Gióng khác với các bà mẹ Việt Nam và các bà mẹ trên thế giới" Không mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, chỉ sáng sớm ra vườn, vô tình ướm chân vào dấu chân của người khổng lồ hoài thai ra Gióng nên có cách xử xự khác người như vậy" Nếu là người Việt, được viết tiếp câu chuyện bi hùng này, tôi sẽ để mẹ Gióng đi tìm con, trong bóng chiều chạng vạng, bóng bà mẹ già liêu xiêu bước, gào khản giọng trên những con đường mòn hun hút:

- Gióng ơi, về với mẹ, với làng đi con, mẹ con mình no đói có nhau, dù con có là thần là thánh vẫn là con của mẹ, Gióng ơi...

- Vâng, dù là người ngooại quốc, chúng tôi không thể bắt bẻ ngài được- nữ ký giả hỏi tiếp: Thưa ông thời gian vừa rồi, trong khu tưởng niệm ông ai về việc dựng tượng này không ạ"

 - À, tôi có trao đổi với ông Trần Tuy, phó chủ tịch hội đồng duyệt tượng Thánh Gióng khi đó.

- Ông có thể tiết lộ về cuộc trao đổi ngắn gọn ấy được không ạ"

- Có gì đâu, chúng tôi cùng liên hệ tới tượng Quan Vân Trường, ông ấy là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc, vậy mà khi xem tượng do người Trung Quốc tạc, chúng tôi luôn bắt gặp những nét uy nghi, hiển thánh trên gương mặt cũng như toàn bộ thân tượng, ngược lại Thánh Gióng của các bạn là nhân vật huyền thoại, càng phải tạo cảm giác hư ảo, như thể chỉ nhìn thấy hình bóng của Gióng thôi. Đó mới là nghệ thuật, tạc thế này không khác lắm với đám trẻ mục đồng, chỉ khác có tre pheo, và cưỡi ngựa, vì thế tôi bảo với Trần Tuy là cần phải tiếp tục chỉnh sửa và chuyển khối cho hoàn thiện hơn nữa.

Thật buồn vì cùng có mặt trong khu di tích hôm ấy, chắc chắn bao nhiêu nhà điêu khắc Việt Nam phải ngậm ngùi đồng tình với nhận xét trái tai của một người nước ngoài. Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo, khi kể lại với bạn bè đồng nghiệp còn phải ngậm ngùi bày tỏ: Tôi vô cùng xấu hổ, thật không còn nỗ lẻ nào mà chui, ước gì có cách... bay lên đỉnh Sóc Sơn như Thánh Gióng ngày xưa. Sao ông ta lại không sinh ra ở Việt Nam cơ chứ"

Trở lại với nội dung của cuộc toạ đàm, vấn đề bức xúc nóng hổi là tiền, chính xác hơn là sự giải ngân cho các khối tượng đài. Hoá ra thành phần ban giám khảo của các cuộc thi thường chiếm một nửa là quan chức địa phương - vô cùng ngô nghê về nghệ thuật tạc tượng -nhưng lại nắm vai trò quan trọng trong việc rót tiền cho công trình, sau đó mới đến lượt các nhà làm nghệ thuật. Vì vậy mọi kết quả cuộc thi để chọn ra mẫu tượng đẹp nhất bao giờ cũng gây sự bất bình trong giới nghệ sĩ.

Tiếp đó là sự xuất hiện của 5 đại gia trong làng điêu khắc, cứ ai chi đậm, thì vào vòng trong, còn ai chi nhạt, cánh cửa nghệ thuật thực sự khép lại trước mắt họ, đôi khi cũng có trường hợp ngoại lệ, người lạ mặt được lọt vào vòng cuối cùng của cuộc thi nhưng là "hình nhân thế mặt" của đại gia mình vốn đã chiềng mặt quá nhiều với giới nghệ thuật. Tất nhiên vấn đề tiền vẫn luôn đặt lên hàng đầu để có cơ may trúng thầu. Ai cũng biết, cuộc thi sáng tác tượng đài Lý Thái Tổ còn âm vang đến tận bây giờ, đơn giản vì ngay sau khi phát động, giám đốc công ty mỹ thuật nọ đã sai bậu xậu đi rỉ tai từng người, sẽ trích 40% số tiền đầu tư tượng đài cho những ai giúp công ty ông ta thắng thầu. Cuộc vận động nơi hành lang diễn ra vô cùng công khai và ngoạn mục, kết quả công ty họ đã được trúng thầu. 60% trong tổng số tiền đầu tư ấy khi ở lại với tượng đài tiếp tục rơi vãi mất nửa, nên cái nào khi hoàn thành cũng na ná như gà cùng một mẹ. Nhà điêu khắc Tạ quang Bạo, chủ tịch hội đồng điêu khắc thừa nhận:- Điều đơn giản mà ai cũng hiểu: Tượng đài là nơi làm kinh tế của các nhà điêu khắc Việt Nam. Các cuộc thi sáng tác và thi công tượng đài, cửa trước rất hẹp, còn cửa sau luôn rộng mở. Cửa trước giành cho nghệ thuật tạc tượng, còn cửa sau mới giành cho nghệ thuật...rải ngân, cứ đồng tiền đi trước, bia và mực nướng theo sau, còn tượng đài theo sau rốt...

Chưa kể cái gọi là bệnh kỷ niệm ở Việt Nam, trong tất cả các loại đổi mới tư duy thì tư duy kỷ niệm, tư duy nhân dịp được nhắc tới nhiều nhất. Cứ nước đến chân mới nhảy, cốt kịp ngày nọ, dịp kia, nên thường xuyên bị...nhúng nước (!) Chẳng ai là người Việt nam mà không biết Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ vừa khánh thành ngày 7-5 -2004, sau vẻn vẹn ba tháng đã rạn nứt, sụp lở nghiêm trọng phần móng và có nguy cơ nghiêng đổ. Vì thế sau kỷ niệm Điện Biên Phủ còn một loạt các công trình...hậu Điện Biên Phủ nữa, như...hậu seagame ấy. Thanh tra rồi lại thanh tra, cứ ông thầy ăn một, bà vãi ăn hai, còn ông cải ông cai ăn ba, ăn bốn, tiền chùa tiêu thoải mái. Riêng tượng đài Lý Thái Tổ phải chạy loanh quanh từ quảng trường đông kinh nghiã Thục sang vườn hoa Hàng Đậu, từ vườn hoa Chí Linh đến trước cửa thành uỷ Hà Nội số 2 Lê Trực, mỗi lần chuyển địa điểm tốn hàng trăm triệu đồng, còn quyết tử cho tổ quốc quyết sinh thì chưa kịp...quyết sinh đã phải...quyết tử ngay trong lòng Hà Nội sau hàng chục lần vừa chuyển, vừa đổi, cuối cùng đành quay lại vườn hoa hàng đậu, chen chúc với lô cốt, nhà hàng...

Cho đến nay, sau thời gian dự tính, bức tượng đã kịp hoàn thành, song điều quan trọng nhất là mẫu tượng được chọn vẫn chưa hề chỉnh sửa, không biết có phải vì các nhà điêu khắc chưa biết phải chỉnh sửa những gì so với yêu cầu của nghệ thuật, hay vì yếu tố quan trọng hàng đầu là nghệ thuật rải ngân đã hết, không thể rải tiếp được nữa"

Thật là thú vị và cũng thật là đau lòng. Giữa thời buổi cơ chế thị trường, mọi việc lớn nhỏ đều bị chi phối bởi quy luật giá trị. Cứ tưởng có tiền mua tiên cũng được, nào ngờ giữ thủ đô văn vật, bao nhiêu điêu khắc, kiến trúc đại tài có cả cục tiền mà nặn hòn đất cũng không xong.

Cũng may tượng đài chẳng biết nói năng, nên có xấu thế chứ xấu nữa, hoặc na ná giống nhau, như anh em cùng một mẹ, cũng chẳng thể lũ lượt kéo nhau đi kiện được. Xem ra ở Việt Nam, các nhà nghệ sĩ, điêu khắc có thể làm bất cứ việc gì, trừ nghệ thuật (Tất nhiên không thể nói đến trường hợp ngoại lệ là nghệ thuậtẨgiải ngân).

Hà Nội 22-10-2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tết Nguyên Đán sắp đến,  năm cũ sắp qua đi, đây cũng là dịp để chúng ta kiểm điểm lại một năm qua mình sống như thế nào
Nghị quyết ngày 26 tháng 3 năm 2004  viết rằng: “DDảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời
Sau hơn ba mươi năm sống Hoa Kỳ, người Việt ta đã hội nhập ngày một nhiều hơn vào đời sống chính trị Mỹ, để tham gia nhiều cuộc bầu cử chính trị
Dù đã có sự thu xếp trước từ ban tổ chức trung ương Đảng, dù đã có đàn anh Trung Quốc chấp thuận, tình hình nhân sự nội bô Đảng trước ĐH X
Vấn đề mà cả hai bạn thường thắc mắc với tôi đã có câu trả lời rồi đấy. Hai chủ nhật vừa qua, những gì đã xảy ra trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội
Một bản tin của Việt Báo đã nhầm lẫn tên của một nhà hoạt động trong khi tường thuật về một sinh hoạt ở San Jose. Việt Baó trân trọng cáo lỗi
Đây là một chương trình phát hình tiếng Việt ở địa phương vùng Hoa Thịnh Đốn, được thực hiện
Mỗi năm, bắt đầu về lúc giao thừa đón năm mới, hàng loạt các luật lệ mới của liên bang
Những dịp dể cho cả một dân tộc cùng nhau hướng về một tình cảm, một tư tưởngđể cùng rung động …thật là hiếm có
Tại nhà hàng Seafood Place #2 vào lúc 7 giờ tối thứ 6 ngày 28 tháng 12 năm 2007, hơn 500 Chư Tôn Đức Tăng Ni
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.