Hôm nay,  

Đỗ Thành Công Kiện Nhà Nước VN?

13/10/200600:00:00(Xem: 9683)

Đỗ Thành Công Kiện Nhà Nước VN"

Người xưa có câu: “Trong cái rủi, có cái may”, câu chuyện của anh Đỗ Thành Công cũng không ngoại lệ. Thật vậy, anh DTC là một người âm thầm, dấn thân cô độc với niềm khắc khoải “nợ nước tình nhà” làm sao cho trọn, trong chuyến tìm về tổ ấm quê hương, anh bị phát hiện: À! Đây rồi chính hắn là Trần Nam và câu chuyện 38 ngày tuyệt thực chống đối “Tự do hay là chết” đã đi vào huyền thoại. Từ cái rủi đó anh DTC đã nhận được những cái may mắn như sau:

- Trở lại mái ấm gia đình hạnh phúc hơn mà chính anh chưa bao giờ có được đó là người vợ hiền, yếu đuối ngày nào giờ đây đã trở thành người đồng chí hướng không thể nào vắng bóng trong quá xây dựng ước mơ hoài bão của mình. Nhân gian có câu: Sau lưng người đàn ông thành đạt luôn luôn có bóng dáng người đàn bà. Giờ đây anh Công sau lưng có sẵn một người đàn bà đúng nghĩa thì không lo gì mà không thành công theo tên gọi định mệnh của mình.

- Từ một con người của bóng tối, vô danh bỗng nhiên anh đã trở thành một người ra ánh sáng công luận mà không phải tốn công, tốn của để trả chi phí cho quá trình chuyển đổi này.

- Sự nghiệp chính trị của anh và đoàn thể đã thật sự bước ra công khai một cách đột biến không chọn lựa với nhiều thuận lợi trên giới truyền thông, chính trị mà không phải ai cũng có được. Đó là cái may mắn vô giá của một giai đoạn lịch sử đấu tranh dân chủ vậy.

Câu chuyện may rủi của đời người không phải là nội dung chính của bài viết này, mà nó chính là tiền đề không thể thiếu để xác định đúng tầm mức vị trí của cuộc khiếu kiện (nếu có) nổ ra giữa Đỗ Thành Công và nhà nước Việt Nam như thế nào"

Trong câu chuyện tù giam oan sai đã trình bày công khai trên báo chí, cho thấy Đỗ Thành Công là người bị hại trực tiếp, đương nhiên là có tố quyền thưa kiện để đòi lại thiệt hại chính đáng cho mình. Đó là tư cách cá nhân.
Ngoài ra với vai trò là cấp lãnh đạo trung ương của đảng Dân Chủ Nhân Dân cũng là nguyên cớ chính để công an vn bắt giữ vì dám đối khàng với đảng CSVN, do vậy DTC còn có tư cách pháp nhân đại diện cho tập thể của mình trong vụ kiện liên quan.

Một yếu tố nữa, dù không chính thức, không ai ủy nhiệm, cũng không ai thừa nhận, nhưng tự bản thân câu chuyện đã mang ý nghĩa đây lần đầu tiên một tiếng nói dân chủ chính thức khiếu kiện trực tiếp với thể chế độc tài Cọng Sản là chuyện xưa nay hiếm. Đây cũng chính là một bước ngoặt lịch sử của phong trào Dân Chủ phải trưởng thành đối đầu trực diện với Cọng sản, chứ không còn giai đoạn phản tỉnh, đấu tranh thụ động trong bóng tối nữa. Vì thế Đỗ Thành Công còn có tư cách là con người của công luận hiện nay.

Do vậy, Đỗ Thành Công sẽ không dễ dàng để tìm kiếm một bước đi thích hợp trong công cuộc khiếu kiện vì quyền lợi riêng tư của mình.

Giả sử rằng Đỗ Thành Công quyết định khởi tố vụ kiện thì sẽ có nhiều vấn đề đặt ra là kiện như thế nào" với tội danh gì" kiện ở đâu" kiện ai" và kiện trong thời điểm nào đạt hiệu quả cao nhất so với mục đích khiếu kiện" Đó chính là những công việc của người luật sư đại diện cho Đỗ Thành Công phải làm. Người viết không có duyên phận đó, với vai trò một bài báo công khai, người viết chỉ có thể nêu lên một vài khía cạnh của vấn đề có tính cách nhiệm ý, chứ không phải là tư liệu chính thức khởi kiện trong vụ kiện để bạn đọc không hiểu lầm mục đích bài viết.

1)- Dùng tội danh gì để khiếu kiện" Qua câu chuyện của Đỗ Thành Công chúng ta có thể sử dụng nhiều tội danh để khiếu kiện, thế nhưng dùng tội danh gì để đạt được mục đích khiếu kiện là một chọn lựa dựa trên pháp luật chứ không thể dựa trên cảm tính nhất thời.

- Sử dụng tội danh vu khống khủng bố sẽ không thành công, vì công an có thẩm quyền triển khai vụ án dưới mọi tình huống để triệt hạ đối thủ với hình phạt nặng nhất. Công an đã hù dọa, vu khống chụp mũ nhằm mục đích nắn gân cốt DTC và các đồng phạm để loài ra sơ sót nào hay không, chứ thật ra công an chẳng có bằng cớ gì để buộc tội khủng bố cho DTC cả. Như vậy sự chụp mũ vu khống có thể (") coi là một hành động bình thường của ngành công an Việt Nam.

Thế nhưng, trên bình diện quốc tế sở Ngoại Vụ thuộc bộ ngoại giao Việt Nam dùng văn phong tội khủng bố để quy chụp cho DTC khác biệt với quyết định khởi tố với tội “Âm mưu tuyên truyền chống lại nhà nước CHXHCNVN” là một hành vi ngoại giao bất lương hoàn trái nghịch với phong tục, tập quán ngoại giao quốc tế. Với văn bản này, tự thân của nó đã là một điều sỉ nhục cho đảng csvn nói chung và nganh ngoại giao nói riêng. Không cần phải đợi giới chức ngoại giao Hoa Kỳ lên tiếng, mà chính đảng csvn phải chính thức xin lỗi và đính chính. Phải chăng chuyện xin lỗi không hề có trong văn hóa mới của chế độ CNXH chăng" Ôi! nhục ôi là nhục!

- Sử dụng tội công khai mạ lỵ trên các báo chí Việt Nam: Theo bản chất của nền báo chí XHCN, thì báo chí chỉ là cái loa của đảng csvn nên tự thân của nó không có trách nhiệm gì vì những bài báo này được nặn ra và phổ biến vào một thời điểm với văn phong giống nhau, thì trách nhiệm thuộc về người đẻ ra cái sự vu khống chính là công an. Dùng tội danh này cũng không có tác dụng gì.

- Sử dụng tội danh giam giữ người trái phép, Như trong bài báo “Trục xuất DTC, tội phạm hay nạn nhân” người viết đã chứng minh rõ ràng là DTC vô tội, nhưng vẫn bị giam giữ để chờ đợi nghị định trục xuất người theo thủ tục hành chánh ra đời. Đây là một thiệt hại chính đáng. Vì nhà nước Việt Nam không thể nào xây dựng luật pháp lại dựa trên nền tảng thiệt hại của một công dân Hoa Kỳ được.

- Khiếu nại vì bị trục xuất oan ức trái pháp luật. Thật vậy vào thời điểm trục xuất, công an đã vi phạm pháp luật vì dựa vào một văn bản pháp luật chưa có hiệu lực pháp luật.

- Khiếu nại vì bị xâm hại giá trị nhân phẩm của một con người. Thật vậy DTC về thăm quê hương với tư cách công dân Mỹ, nhưng khi bị trục xuất dưới hình thức một tội phạm là bị trục xuất từ một trại tù, mà chính DTC chưa hề bị án tù một ngày nào cả. Đây chính là những điểm pháp lý then chốt để tiến hành vụ kiện.

2)- Khiếu kiện ở tòa án nào" Điều trước tiên là DTC không thể thưa kiện ở tòa án Mỹ về những thiệt hại nhân thân do sự giam giữ trái phép, vì vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến chính trị giữa hai nước. Một điểm nữa, nếu nhà nước Việt Nam không công nhận bản án của Mỹ thì cũng khó mà thực hiện nhất là những bản án mang tính chính trị.

-Có thể thưa ở tòa án quốc tế chăng, như trường hợp vụ kiện của Trịnh Vĩnh Bình ở Hòa Lan, điều này chỉ có thể làm được đối với những vụ án có tính chất kinh tế, và thiệt hai vật chất lớn lao và thường không mang tính chính trị cao. Đối với vụ án DTC thiệt hại vật chất không lớn, thiên nhiều về chính trị và có tính phục hồi giá trị về tinh thần nên không thích hợp để đưa ra khiếu kiện ở tòa án quốc tế.

- Như vậy chọn lựa tốt nhất là vụ kiện nên xảy ra ở việt Nam vì có những ưu điểm là vụ việc xảy ra tại Việt Nam, đấu tranh chính trị cũng tại Việt Nam, và nếu có thi hành án cũng tại Việt Nam. Điều quan trọng là tầm ảnh hưởng của vụ án cũng nằm trong phạm vi dân tộc Việt Nam.

Đến đây có người hỏi là tòa án và công an VN đều là người Cọng Sản, vậy đi thưa cho họ xử như vậy có thể làm trò cười cho thiên hạ xem hay không" Nếu câu hỏi này đặt ra cho một công dân trong nước thì điều này có thể xảy ra. Đàng này việc thưa kiện của một công dân Hoa Kỳ dưới sự giám sát công luận quốc tế và tòa đại sứ Hòa Kỳ nhằm bảo đảm xét xử đúng pháp luật Việt Nam thì không có gì phải lo ngại cả.

Hơn nữa theo Nghị định 97/2006/ND-CP ngày 15/9/2006 Quy định việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính. Điều 21 ghi rõ:” Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam về khiếu nại, tố cáo.” (http://www.vietnam.gov.vn/vanbanpq/lawdocs/ND97CP.DOC"id=16416).

Vì thế DTC là người bị trục xuất ra khỏi Việt Nam có thể công khai về lại Việt Nam để thực hiện quyền khiếu tố của mình theo điều luật đã dẫn chứng.

3)- Thời gian khiếu kiện: Vụ án khiếu kiện của DTC thuộc về lãnh vực hành chánh xuất phát từ quyết định trục xuất và giam giữ trái phép gây nên thiệt hại. Vì thế, thời hiệu khiếu nại không kéo dài như những thời hiệu thiệt hại trong hình sự hay dân sự. Theo luật khiếu tố, khiếu nại năm 1998

Điều 31 Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính.Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

(http://www.na.gov.vn/vietnam/vbpl.html)

Ngoài ra theo luật số 26/2004/QH11 ngày 15-6-2004 về sửa đổi, bổ sung một số điều của luật khiếu nại, tố cáo

Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 37 Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; người giải quyết khiếu nại lần tiếp theo phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại trong trường hợp cần thiết.

Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và phải gửi quyết định này cho người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan; khi cần thiết thì công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại đối với người khiếu nại và người bị khiếu nại.”

(http://www.na.gov.vn/vietnam/vbpl.html)

Theo tinh thần của điều luật này, Đỗ Thành Công có quyền công khai trở về Việt Nam để gặp gỡ đối thoại trực tiếp với người giải quyết vụ kiện. Chứ người giải quyết vụ kiện không thể im lặng hay giải quyết khi Đỗ Thành Công vắng mặt được.

Đến đây có người hỏi, nếu nhà nước Việt Nam chơi cái tình vờ, im lặng như từng đối xử với dân đen khiếu kiện thì sao" Người viết xin trả lời theo luật khiếu kiện 1998 qui định thời gian giải quyết khiếu tố khiếu nại lần đầu tiên cũng có quy định rõ ràng theo điều 36 Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Hiện nay Việt Nam đã ký kết tôn trọng phong tục và tập quán quốc tế, cũng như cam kết minh bạch trong tiến trình gia nhập WTO, thì Việt Nam sẽ khó tránh né để chìm xuồng vụ kiện trong im lặng mà không bị công luận quốc tế cũng như bộ ngoại giao Mỹ thông qua tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhắc bài trong nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân Hoa Kỳ.

Ngoài ra có một điềm cần chú ý ở đây, Đỗ Thành Công ngoài tư cách cá nhân, còn có tư cách pháp nhân của một đảng phái chính trị có thể nhân cơ hội để công khai thách thức tranh luận với đảng csvn về tính hợp hiến của điều 4 hiến pháp cũng là một trong những phương cách làm sáng tỏ vụ kiện.

Tóm lại theo luật pháp Việt Nam, Đỗ Thành Công là công dân Hoa Kỳ, người bị thiệt hại trực tiếp có quyền khiếu tố ở các cấp thẩm quyền tại Việt Nam. Như vậy vấn đề còn lại phương cách khởi tố như thế nào" Dẫn chứng và lý luận cũng như yêu cầu đạt được trong khiếu tố đó là công việc của luật sư cũng như ý chí của đương sự.

Đến đây có người hỏi liệu vụ kiện có đem lại kết quả mong muốn hay không" Nếu trả lời ngay kết quả vụ án thì chẳng khác gì là một thầy bói đoán mò vụ kiện.

Người viết xin trả lời là chúng ta chưa cần biết kết quả vụ kiện như thế nào và nội dung cũng như đòi hỏi của Đỗ Thành Công trong vụ kiện ra sao. Chúng ta chỉ cần thấy hình ảnh Đỗ Thành Công một tội phạm bị trục xuất giờ đây hiên ngang đứng giữa lòng thủ đô Hà Nội để khiếu kiện và thách thức Nông Đức Mạnh tổng bí thư đảng CSVN tranh luận công khai, đã là một thành công vô giá cho tiếng nói dân chủ rồi và cũng là một bước trưởng thành cho nền dân chủ Việt Nam.

Cái giá bao nhiêu để có được hình ảnh (bài học) này đối với người Cộng Sản, và người không Cộng Sản"

Ai sẽ là người trả lời được câu hỏi này"

(Việt Báo trân trọng cảm ơn tác giả đã có nhã ý gửi tới bài này.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào tháng trước, sau khi đắn đo trong phiên họp mùng bảy tháng Tám của Ủy ban Tiền tệ và Tín dụng (FOMC), Hội đồng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ quyết định
Sự việc này tưởng chừng là nhỏ nhưng thật ra không nhỏ chút nào và có thể gây hậu quả lớn vượt ra ngoài tầm kiểm soát và dự kiến của người trong cuộc
Thảm kịch dân oan đang là vấn đề nhức nhối của dân tộc. Chính vì thế, những người dân chủ nên để tâm suy nghĩ về vấn đề này để xác định cho mình
Trong tư cách là Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, ngày 27-8-2007 vừa qua, nhân kỷ niệm 62 năm "cướp chính quyền"
Trăn trở trước hiện trạng các đoàn biểu tình khiếu kiện đông người ngày càng rầm rộ kéo về 110 Cầu Giấy - Hà Nội và trụ sở Văn phòng 2 của Quốc hội
Đao, thương, kiếm, kích, súng đạn...dĩ nhiên là dụng cụ dùng để giết người. Còn ngòi bút của văn nhân, ký giả có thể giết người không"
Mùng sáu vừa qua, trùm khủng bố Al-Qaeda là Osama bin Laden công bố băng hình với các lập luận vừa đe dọa, vừa đả kích, vừa tuyên truyền
Rechungpa, cậu bé chăn dê và sau này trở thành đệ tử tâm truyền nhất của Milarepa, đã hội ngộ với đạo sư của mình năm lên 11 tuổi
Tu Chính án số 1 của Hiến Pháp Hoa kỳ xác địng rằng “Quốc Hội không được làm luật để  ngăn cấm hoặc giảm bớt 1) tự do ngôn luận
Muốn thấy thật phải buông bỏ, trút bỏ hết những ý muốn, vọng tưởng, mơ tưởng. Bỏ hết những gì mình muốn làm cho chính mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.