Hôm nay,  

Việt Nam: Hộ Khẩu Để Xiết Cổ

06/10/200600:00:00(Xem: 8364)

Hoa Thịnh Đốn.- Đảng Cộng sản Việt Nam tự khoe “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền”, nhưng lại  không chừa một mánh khoé nào  để xiết cổ  người dân, nhất là những người thuộc vào hàng  thấp cổ, bé  miệng trong xã hội.
Bằng chứng tiêu biểu nhất là người dân không được hưởng các quyền tự do đã được quy định trong Hiến pháp  đầu tiên năm 1946 cho đến Hiến pháp tu chính sau cùng năm 1992.

Bài này chỉ tập trung vào quyền tự do cư trú của công dân.

Trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Hồ Chí Minh đã dõng dạc nói:  "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”

Những Quyền này sau đó đã được cụ thể hóa trong  Điều 10 của Hiến pháp đầu tiên  năm 1946: “Công dân Việt Nam có quyền:

- Tự do ngôn luận

- Tự do xuất bản

- Tự do tổ chức và hội họp

- Tự do tín ngưỡng

- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.

Đến năm 1992, Hiến pháp tu chính sau cùng  cũng lập lại trong  Điều 68: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.”

Nhưng thực tế đảng “nói vậy mà không phải vậy”. Người dân Việt Nam, từ khi đảng CSVN chiếm quyền cai trị đất nước một mình, đã chà đạp lên các Văn kiện nồng cốt lịch sử  vừa nêu.

Nếu tính từ 1946 đến bây giờ, năm 2006, thì thời gian 60 năm  người dân mất các quyền căn bản ghi trong điều 10 Hiến pháp  đầu tiên đã dài đủ chưa, hay cần phải thêm 40 năm nữa cho vừa 100"

Giáo sư Tương Lai, một trong số Nhà giáo khả kính ở trong nước đã nói lên  cảm nghĩ của ông về vấn đề này trong Tạp chí Tia Sáng ( Bộ Khoa học Công nghệ): “Cái quán tính “xin–cho” của một thời bao cấp để một dấu ấn quá đậm trên gương mặt xã hội cho nên nhiều lúc, nhiều nơi, nhiều cơ quan công quyền và cán bộ quản lý nhà nước các cấp, có khi ở cấp rất cao, đã quên mất “quyền của dân”.

 “Đó là “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đại hội X vừa rồi khẳng định “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân” đòi hỏi chúng ta phải nghĩ sâu về quyền của dân. Từ “chuyên chính vô sản” đến “nhà nước pháp quyền” là một bước tiến dài trên hành trình dân chủ hóa đời sống xã hội và thể chế hóa quyền dân chủ ấy trong nội dung hoạt động của nhà nước và luật pháp do nhà nước ấy tạo dựng.”

“Con người sinh ra đã là tự do, vậy mà ở khắp mọi nơi, con người lại bị cùm kẹp”. Câu nói bất hủ ấy mở đầu cho “Khế ước xã hội” của J.J Rousseau, ra đời vào năm 1762, một trong những tác phẩm đặt nền móng cho dân chủ pháp quyền và luật pháp phục vụ cho nền dân chủ đó, xem ra vẫn còn có sức lay động tư duy của những người đang muộn mằn xây dựng “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” hôm nay!” (Quyền của Dân, Tia Sáng, 20-6-1006)

Sự “muộn mằn” này là do những lớp cầm quyền của đảng CSVN nối tiếp nhau, từ thời Hồ  Chí Minh, đã kéo dài ra để hành dân.

Giáo sư Tương Lai viết tiếp: “E rằng, tư duy của không ít người cầm quyền, kể cả của người đang soạn thảo, đang xem xét ban hành Luật, vẫn còn lướng vướng chuyện quản lý cái quyền “không ai có thể xâm phạm được” của dân. Hình như người ta quên mất rằng,“quyền thiêng liêng không ai xâm phạm được” ấy đã được xác lập hơn 60 năm nay với Tuyên ngôn Độc lập 2.9.1945 và Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chuyện Nhà nước phải có nghĩa vụ tổ chức thực hiện bằng được những quyền đó! Để thực hiện nghĩa vụ đó, người ta phải soạn Luật, xem xét thông qua Luật, ban hành Luật, thực thi Luật. Quyền của dân và quản lý  cái quyền ấy đang bị giằng kéo của quán tính một thời.”

Ông bảo Nhà nước: “Hãy chỉ dừng lại chuyện soạn thảo Luật cũng thấy rõ sự lướng vướng đó. Chỉ xin dẫn ra một ví dụ về Luật Cư trú: trong 4 chương, 47 điều dự luật chỉ có 2 là nói đến quyền công dân, còn 45 điều là nói về quản lý chính cái quyền công dân đó. Chính vì thế, vấn đề “bỏ” hay “giữ” sổ hộ khẩu” đang là một cuộc chơi “kéo co” không cân sức. Đây là sự giằng kéo giữa quyền tự do công dân được quy định trong Hiến pháp với nhu cầu quản lý Nhà nước trong vận hành guồng máy xã hội. Có lẽ nên làm một chuyện “ôn cố tri tân” để điểm xuyết vào câu chuyện kéo co không cân sức rất ngoạn mục này bằng hình ảnh hai loại “sổ” đã từng ám ảnh con người thời bao cấp, thậm chí là “ác mộng” mà khi tỉnh ra còn toát mồ hôi. Đó là “sổ gạo” và tiếp đó là “sổ hộ khẩu”: “Làm sao mà thất sắc như mất sổ gạo thế kia"”, “thằng cha mặt đần như mất hộ khẩu”. “Sổ gạo” thì đã “mồ yên mả đẹp”, nhưng “sổ hộ khẩu” thì xem ra đang “nhả chẳng ra cho, nuốt chẳng vào”.

“Có tình hình này là vì quán tính của quyền lực đang tạo ra một lực hút, dồn thuận lợi về cho người nắm quyền, cho “Nhà nước”, đẩy những bất lợi về cho dân. Chẳng riêng gì hộ khẩu và Luật Cư trú, cuộc “kéo co” không cân sức bởi lực hút của quyền lực này diễn ra phổ biến trong nhiều dự thảo Luật khác. Bóng ma bao cấp vẫn ám ảnh không ít trong tư duy về “quản lý”, và dấu ấn ấy vẫn hằn rõ lên trong các dự thảo Luật quản lý là phải giữ thật chặt, gói thật kỹ, nếu buộc phải mở thì mở he hé, mở từ từ, mở nhỏ giọt để thực hiện cái phương châm “quản lý được đến đâu thì mở ra đến đó” như thời thảo luận về Luật doanh nghiệp. Đó là một quan điểm lỗi thời về quản lý.”

Sau khi nêu ra những “trăm mưu ngàn chước” của đảng và nhà nước bịa ra ra để nắm đầu dân, Nhà giáo Tương Lai cảnh giác những cái đầu đá sạn: “Vì vậy nếu không đổi mới tư duy về quản lý, không nhanh nhạy và táo bạo tháo gỡ mọi trói buộc vô lý để mở đường cho sự bứt phá vươn lên của mọi hoạt động, sẽ phải trả giá cho sự lạc hậu, thậm chí lạc điệu trước tốc độ chuyển đổi quá nhanh của cuộc sống.”

CHI TIẾT LUẬT CƯ TRÚ

Nhưng  Luật Cư trú là cái gì mà ghê ghớm thế"  Theo báo Điện tử của Trung ương đảng thì: “Dự án Luật cư trú gồm 5 chương, 49 điều nhằm quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về cư trú, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; tạo khuôn khổ pháp luật thuận lợi để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt nam làm ăn sinh sống.”

Với nội dung như thế, Tác giả  của nó là Bộ Công an đã trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 5/4/2006: “Để đáp ứng yêu cầu đăng ký, quản lý cư trú trong tình hình mới và tạo thuận lợi cho mọi công dân thực hiện quyền tự do cư trú và lựa chọn nơi cư trú ở trong nước theo qui định của pháp luật, thì việc xây dựng và ban hành Luật cư trú là cần thiết. Đó cũng là yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.”

Tuy nói thế, nhưng cái Bộ  nổi tiếng “khủng bố người dân vô tội là chính” này đã  cùng với Nhà nước,  ra sức đấu tranh duy trì việc  khai báo và kiềm soát “Hộ khẩu” công dân như hiện nay.

Bài tường thuật của báo đảng cho biết: “Qua thảo luận, một số ý kiến đề nghị Luật này điều chỉnh cả vấn đề di dân. Chính phủ thấy rằng, vấn đề di dân là vấn đề kinh tế-xã hội cần được giải quyết bằng các chính sách, biện pháp khác nhau để điều chỉnh và không thể đưa vào phạm vi điều chỉnh của Luật này… Một số ý kiến đề nghị bỏ sổ hộ khẩu vì lâu nay sổ hộ khẩu được gắn với một số đặc quyền của thời kỳ bao cấp, không phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay. Trong nhiều trường hợp, sổ hộ khẩu bị một số cơ quan, tổ chức sử dụng làm căn cứ, điều kiện cho các giao dịch, đi lại và đó là hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, kể cả quyền tự do cư trú và lựa chọn nơi cư trú. Chính phủ cho rằng: Những vướng mắc, phiền hà về điều kiện, thủ tục cấp sổ hộ khẩu, cũng như một số cơ quan, tổ chức sử dụng sổ hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân như ý kiến trên cần phải được Luật cư trú giải quyết triệt để.”

Giải quyết triệt để đến đâu thì hãy chờ, nhưng có điểm chủ yếu là Nhà nước đã chống lại ý kiến của một số Đại biều Quốc hội muốn bỏ chế độ Hộ khẩu.

Báo đảng giải thích: “Chính phủ nhận thấy trong điều kiện hiện nay, sổ hộ khẩu vẫn rất cần thiết cho việc quản lý, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phục vụ các chính sách phát triển quan trọng của Nhà nước như: Thống kê, điều tra dân số, qui hoạch, bố trí dân cư, tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, đăng ký nghĩa vụ quân sự nên chưa bỏ được. Vì vậy, Dự thảo Luật cư trú được xây dựng theo hướng: Giữ “Sổ hộ khẩu” nhưng thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu phải thật đơn giản, thuận tiện, tránh phiền hà...”

Điều này chẳng có ý nghĩa nào khác hơn là Đảng chỉ cởi các khâu nút của  giây Thòng lọng dẫn tới cổ họng người dân mà không cắt  bỏ nó đi cho dân dễ thở.

Ban Thường vụ Quốc hội, sau khi nghe báo cáo của Bộ Công an đã có ý kiến ra sao"

Báo điện tử VietnamNet ngày  25/09/2006 cho biết: “Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của QH Nguyễn Văn Thuận cho biết: Nhiều ý kiến tán thành giữ mô hình quản lý cư trú hiện nay. Theo đó, sổ hộ khẩu (SHK) được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân (đối với trường hợp thường trú), sổ tạm trú được cấp cho đối tượng tạm trú.”

 “Một số đại biểu đề nghị đổi mới mô hình quản lý cư trú theo hướng nhập chung SHK và chứng minh nhân dân thành sổ cư trú để cấp cho cá nhân, đối với người chưa thành niên hoặc có thể cấp độc lập, hoặc cấp theo bố mẹ, người giám hộ.”

“UBTVQH nhận định: Trong điều kiện hiện nay khi cơ sở vật chất, kỹ thuật, khả năng của bộ máy quản lý chưa thể đáp ứng được yêu cầu quản lý bằng phương pháp mới thì vẫn cần duy trì quản lý cư trú như cũ. Bởi vì, bên cạnh việc bảo đảm quyền cư trú của công dân thì vấn đề cư trú còn liên quan trực tiếp đến yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.”

 “Trong khi đó, tình hình an ninh trật tự toàn xã hội vẫn diễn biến phức tạp, tội phạm gia tăng, yêu cầu phòng, chống khủng bố đang đặt ra cấp thiết. UBTVQH cho rằng: Việc giữ mô hình quản lý cư trú như hiện nay vẫn đảm bảo quyền tự do cư trú công dân, đồng thời quản lý được hiệu quả.”

Thông cáo chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 06-04-2006 lại ỡm ờ hàng hai: “Về dự án Luật Cư trú: Tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan. Thông qua công tác đăng ký, quản lý cư trú, lực lượng công an nhân dân và các cơ quan chức năng nắm được di, biến động về dân cư, nhân khẩu và hộ khẩu...

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, các quy định trước đây về cư trú không còn phù hợp, thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, việc ban hành Luật Cư trú là nhằm đáp ứng yêu cầu đăng ký, quản lý cư trú trong tình hình mới và tạo thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do lựa chọn nơi cư trú.”

Nhưng ngoài lý do mơ hồ như  “an ninh quốc gia” để tước quyền Tự do Cư trú của công dân, cái Quốc hội bù nhìn gọi dạ bảo vâng của đảng CSVN  đã  bịa thêm  lý do “chống khủng bố” để duy trì chính sách Hộ khẩu đã làm điêu  đứng nhân dân từ nửa Thế kỷ qua.

Cũng nên biết nhóm chữ “chống khủng bố” chỉ  được phổ biến rộng rãi sau khi Hoa Kỳ bị quân khủng bố của Osama Bin Laden bất ngờ tấn công ngày 11/9/2001. Việt Nam chưa bao giờ bị coi là “trạm dừng chân” hay  nơi “ẩn náu” của các nhóm khủng bố Hồi giáo, nói chi đến khả năng có quân khủng bố người Việt đi theo Bin Laden"

Vì vậy,lý do duy trì Hộ khẩu đế “chống khủng bố” chẳng qua chỉ là cái cớ  để cho phép viên chức nhà nước, nhất là lực lượng Công an,  có lý do đề hành dân dễ dàng hơn. Nhưng còn vô số dân hiện sống rải rác ở các đô thị vì nhu cầu kiếm ăn không có Hộ khẩu thì sao" Chẳng nhẽ  Nhà nước coi họ là “Quân khủng bố” à "

HỘ KHẨU CŨNG THEO QUAN THẦY"

Nhưng tại sao lại gọi là “Hộ khẩu”"  Theo lời giải từ trong nước của  Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuâm Yêm  thì  “Từ “hộ khẩu" trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc “hukou”. Từ năm 1955, sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, học tập kinh nghiệm của Trung Quốc, Chính phủ và Bộ Công an đã áp dụng một biện pháp quản lý xã hội, quản lý dân gọi là “hộ khẩu". Theo Điều lệ hộ khẩu tạm thời ban hành năm 1955, đã xuất hiện cụm từ “hộ gia đình.”

 “ Đây là đơn vị quản lý dân số, gồm những người có quan hệ gia đình như ông, bà, bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột và những người khác được chủ hộ cho nhập vào cùng ở chung một nhà. Hộ gia đình còn được gọi là hộ nhân dân. Từ năm 1955 đến nay, Chính phủ đã ban hành các Nghị định 104-CP ngày 27/6/1964, Nghị định số 04-HĐBT ngày 7/1/1988, Nghị định 51-CP ngày 10/5/1997 để quy định về đăng ký, quản lý hộ khẩu.”

Ông Nghiêm viết: “Ở nước ta từ khi giải phóng miền Bắc, trong quá trình xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, công tác hộ khẩu đã được chú ý thực hiện. Hiện nay, đăng ký quản lý hộ khẩu được xác định là biện pháp quan trọng để góp phần quản lý xã hội, bảo vệ trật tự, an ninh, xác định quyền cư trú hợp pháp để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân...”

“Tuy có tác dụng và hiệu quả nhất định, nhưng nhìn chung công tác đăng ký quản lý hộ khẩu một thời gian dài và ở nhiều nơi lâu nay quá nhấn mạnh việc đăng ký, đếm dân, "quản dân”, buộc dân phải theo yêu cầu, đòi hỏi của cơ quan quản lý, cho hộ khẩu coi như một thứ “ơn huệ” với dân... nhiều thủ tục phiền hà, tác dụng nghiệp vụ còn rất hạn chế, vẫn hành chính đơn thuần...”

Tuy nhiên ông Nghiêm không muốn Nhà nước bỏ chế độ “Hộ khẩu” mà chỉ yêu cầu sửa đổi cho dân đỡ vất vả. Ông viết kết luận: “Đăng ký, quản lý hộ khẩu, đăng ký và quản lý hộ tịch, cấp phát và quản lý chứng minh nhân dân, cấp phát và quản lý hộ chiếu vừa là chính sách, vừa là biện pháp quan trọng của Nhà nước để quản lý xã hội, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm phục vụ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, đổi mới các công tác này đã và đang là yêu cầu cấp bách. Có như vậy chúng ta mới có thể nói: bình cũ nhưng rượu mới. Và hộ khẩu vẫn tiếp tục thể hiện các giá trị của mình và có các sứ mệnh lịch sử mới trong thời kỳ mới.”

Nhưng dù có giải tỏa bao nhiêu lực cản để giúp dân đỡ vất vả  thì chế độ “Hộ khẩu” của Việt Nam vẫn là biện pháp cướp đi  các quyền tự do của công dân. Nó chẳng những tiêu biểu cho Chế độ độc tài Cảnh sát trị mà còn chà đạp Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp, Bộ Luật cao nhất của Nước.

Nhưng tại sao đảng CSVN lại sợ dân có Tự do cư trú và các quyền Tự do khác" Hay là dân đã chán đảng đến tận cổ nên đảng phải tìm mọi cách xiết lại cho khỏi buông ra"

(10-06)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, từng bước chúng biến đất nước nầy thành một nhà tù vĩ đại, từng bước chúng muốn biến vua quan nước này
Từ thế kỷ 17, năm 1686, chúa Nguyễn Đàng Trong đã tổ chức một Hải Đội Hoàng Sa để thường xuyên tuần tiểu đảo Bãi Cát Vàng, tức Hoàng Sa
Quê nhà Cần Thơ lọt thỏm giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long cho nên chỉ hiểu biết tận tường đất nước con người như mùa màng
Thưa quý thính giả, trong khi Hà Nội tiếp tục im lặng và chưa có một hành động cụ thể nào trước việc Trung Quốc ngang nhiên xâm lấn chủ quyền Việt Nam
Trước sự kiện Trung Cộng tuyên bố chủ quyền và thiết lập hệ thống chính quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, giới thanh niên trong nước đã lên tiếng
Về tâm lý học, con người thường tin vào những điều mình muốn tin. Nhưng sự thật đôi khi không làm hài lòng ý muốn đó.
Ngày 2-11-2007 Quốc Vụ Viện Trung Quốc (TQ) thông qua việc thiết lập đơn vị hành chính huyện Tam Sa thuộc tỉnh đảo Hải Nam
Hành động cấm dân chống Tàu xâm lược của Nhà nước Cộng sản Việt Nam trong hai Cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội ngày 9 và 16-12
Ông Trương Văn Ba, một cư dân tại Hawaii, đã trở về Việt Nam để vận động cho cuộc dân chủ hóa đất nước bằng phương pháp ôn hòa
Đại Lễ Tam Hợp Vesak trong năm 2008 cũng là dịp để một nhà sư học giả Hoa Kỳ đứng giữa lòng Hà Nội
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.