Hôm nay,  

Cách Mạng Văn Hoá… Kiểu Hồ

19/05/200600:00:00(Xem: 6492)

Vì sao Hồ Cẩm Đào trở lại bài bản Mao Trạch Đông"<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Ngày xưa, hơn hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình đánh giá Mao Trạch Đông theo tỷ lệ "tứ-lục". Bốn phần tiêu cực, sáu phần tích cực.

 

Ngày nay, Hồ Cẩm Đào lại có cái nhìn khác.

 

Chưa khi nào Hồ Cẩm Đào công khai phê phán Mao Trạch Đông. Năm 2003, nhân lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Mao, họ Hồ còn nhiệt liệt ngợi ca người lèo lái vĩ đại của cuộc cách mạng, khiến đảng viên và trí thức Hoa lục chưng hửng. Họ đều biết rằng Mao đã phạm nhiều sai lầm. Để khỏi gây thêm tổn thất cho đảng, cùng lắm thì đánh giá thành tích của ông theo lối tứ lục của Đặng Tiểu Bình, chứ hoàn toàn đề cao lãnh tụ như Hồ Cẩm Đào ngày nay thì hơi quá.

 

Đã thế, tuần qua, nhân lễ kỷ niệm 40 năm ngày Mao Trạch Đông phát động "Cách mạng Văn hoá Vô sản Vĩ đại" - 16 Tháng Ba 1966 - người ta còn thấy hình ảnh của Mao được đánh bóng trên nhiều góc cạnh.

 

Trong hơn chục năm cầm quyền, chưa khi nào Giang Trạch Dân có một chút cảm tình với lãnh tụ Kim Chính Nhật của Bắc Hàn. Tuần qua, báo chí Bắc Kinh lại nức nở ca tụng quan hệ "môi hở răng lạnh" giữa Trung Quốc và Bắc Hàn, với những lễ lạc tưởng niệm một người con lớn của Mao đã hy sinh trong cuộc chiến Cao Ly. Giới quan sát Nam Hàn cho rằng nếu quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn tiếp tục nguội lạnh và chính quyền Bush bị tê liệt vì cuộc chiến Iraq, Trung Quốc sẽ lặng lẽ củng cố vai trò của mình với Bắc Hàn. Và có ngày sẽ từ chi phối tiến tới chinh phục để rồi sẽ sát nhập luôn Bắc Hàn.

 

Hồ Cẩm Đào có thể sẽ là người thi hành chánh sách ấy.

 

Đúng hay sai, chúng ta chưa biết, nhưng thấy là cuộc Đại văn cách của Mao đang được họ Hồ xét lại.

 

Từ đầu năm nay, Bắc Kinh ra lệnh cấm mọi sinh hoạt liên hệ đến Đại văn cách. Các học giả và trí thức bị cấm không được qua <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />New Yorktham dự cuộc hội thảo về "Mười năm hỗn loạn" của cuộc Đại văn cách. Đã vậy, mọi dữ kiện hay thông tin về việc Trung Quốc nhảy vào chiến tranh Cao Ly đều bị phong tỏa. Các sử gia Hoa lục ngày nay cho rằng cuộc chiến ấy là sai lầm đầu tiên của Mao sau khi cầm quyền năm 1949.

 

Không còn nhắc gì đến những sai lầm tai hại của Đại văn cách, tuần qua báo chí Hoa lục lại ồ ạt nói về yêu cầu cách mạng trong thời đại mới. Tờ Nhân dân Nhật báo còn có bài bình luận đáng chú ý ở kết luận: phải tiến hành cuộc cách mạng ấy… nhờ sức mạnh của quần chúng, với sự tham gia của các đại biểu của những quyền lợi khác nhau.

 

Chuyện Bắc Hàn và phát động cách mạng qua quần chúng là hai biểu hiện đáng quan tâm của một vấn đề. Hồ Cẩm Đào hâm nóng sự nghiệp của Mao để tiến hành một cuộc cách mạng tương tự như của Mao Trạch Đông. Nói cho gọn, Trung Quốc đang lên cơn sốt và đấy là điều đáng ngại cho các lân bang, nhất là lân bang loại "phiên trấn", như Bắc Hàn.

 

Hay Việt Nam.

 

Năm xưa, Mao Trạch Đông phát động Đại văn cách để xua sinh viên, học sinh và thợ thuyền tấn công vào cơ sở đảng. Chính thức là để bảo vệ thành quả cách mạng, thực tế là để bảo vệ quyền lực của Mao trong hệ thống lãnh đạo sau những sai lầm tai hại của ông trong "Bước nhảy vọt vĩ đại." Giang Thanh trong đám "tứ nhân bang" chỉ là kẻ thừa hành, với nhiều sáng kiến kinh hoàng, nhưng đại đạo diễn của thảm kịch ấy vẫn là Mao Trạch Đông.

 

Ngày nay, Hồ Cẩm Đào cũng phát động quần chúng, nhất là giới vô sản bần cùng tại nông thôn, vào một cuộc đấu tranh chống lại hệ thống thư lại của đảng, với hứa hẹn là sẽ tái phân lợi tức cho dân nghèo ở thôn quê và giải trừ tham nhũng trong bộ máy đảng. Vì vậy, cuộc Đại văn cách của Mao đang được đánh giá lại, trình bày lại. Nó trở thành hữu dụng, và cần thiết.

 

Sau những quyết định điên rồ của Mao khiến xã hội Trung Quốc bị khủng hoảng và kinh tế suy sụp, Đặng Tiểu Bình đã tiến hành cải cách để cứu vãn tình hình. Việc làm giàu không còn bị kết án mà còn được khuyến khích. Giang Trạch Dân tiếp tục chiều hướng ấy theo chiến lược nghiến răng sản xuất tối đa, bất kể lời lỗ. Quả nhiên kinh tế tăng trưởng với tốc độ làm chóng mặt những kẻ dại khờ - rất đông ở bên ngoài, ở Tây phương và Hoa Kỳ.Lên cầm quyền, Hồ Cẩm Đào nhìn ra mặt trái của phép lạ kinh tế.

 

Lý tưởng công bằng của cuộc cách mạng do đảng Cộng sản Trung Quốc phát động nay đã bị đảng hy sinh. Làm giàu là tốt, nhưng đảng viên làm giàu nhanh hơn cả nhờ "xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa". Đồng thời, trong khi các tỉnh duyên hải bung ra làm ăn, các tỉnh nằm sâu trong lục địa vẫn lẹt đẹt đi sau để nhặt nhạnh cơm thừa canh cạn. Và xã hội đang bị đe dọa vỡ đôi vì khoảng cách giàu nghèo bị đào sâu, dân cư tại nông thôn bị ức hiếp, bị cướp đất và không được đền bù trong khi đảng viên trở thành tỷ phú.

 

Quần chúng bần cùng không thể chấp nhận nổi tình trạng ấy. Họ biểu tình bạo động. Và người dân nói chung cũng không chịu nổi tình trạng đảng viên trục lợi và tham ô lan rộng. Đảng Cộng sản mất hậu thuẫn, niềm tin và có thể bị lật đổ.

 

Để đối phó với mối nguy này, Hồ Cẩm Đào và tầng lớp lãnh tụ mới bèn nói đến một khái niệm khác, không phải là làm giàu hay tích lũy sự giàu có này, mà là phân phối sự giàu có cho đồng đều hơn.

 

Sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ương vào năm ngoái, Quốc hội đã đề nghị chương trình ấy trong kỳ họp Tháng Ba vừa qua. Nội dung là chú trọng đến phẩm hơn là lượng của tăng trưởng và tái phân lợi tức đang tập trung vào các đô thị và các tỉnh duyên hải về nông thôn và những vùng chậm phát triển trong lục địa.

 

Nội dung ấy mặc nhiên đe dọa nồi cơm, và tài sản, của các đảng viên đã mau mắn làm giàu, chẳng những các đảng viên ở khu vực giao tiếp với thế giới bên ngoài mà cả đảng viên ở nông thôn đã trục lợi nhờ vị trí thống trị của mình. Và tất nhiên là họ chống.

 

Việc cải cách theo chiều hướng tái phân lợi tức của Hồ Cẩm Đào là trò chơi nguy hiểm. Nếu không cải cách, xã hội Trung Quốc sẽ vỡ đôi vì nông dân nổi loạn. Nếu cải cách, đảng có thể vỡ đôi, hay tan thành trăm mảnh. Bài toán lưỡng nan ấy khiến Hồ Cẩm Đào nhớ tới kỹ thuật đấu tranh chính trị của Mao. Khi lãnh đạo ở trung ương không còn điều động được chính bộ máy đảng ở địa phương để thi hành việc tái phân lợi tức, lãnh đạo phải huy động quần chúng, như Mao Trạch Đông đã từng làm để tập trung lại quyền hạn.

 

Báo chí Hoa lục vì vậy mới đồng loạt nói đến nhu cầu tham gia của "mọi thành phần quần chúng" vào tiến trình cải cách kinh tế.

 

Hồ Cẩm Đào muốn chấm dứt đường lối tản quyền Đặng Tiểu Bình đã áp dụng và phe đảng Giang Trach dân đã triệt để khai thác, hầu đảng viên các cấp từ nay phải thi hành nghị quyết của trung ương. Và khi cần tập trung quyền hạn, ông phải huy động được hậu thuẫn của các thành phần liên hệ về quyền lợi. Của quần chúng bần cùng ở ngoài đảng. Vì miếng cơm của họ, "các đại biểu quyền lợi" này sẵn sàng tham gia vào tiến trình quyết định của trung ương.

 

Ngay trước mắt, báo chí Bắc Kinh cho biết là sẽ tiến hành bầu cử trực tiếp để chọn người lãnh đạo cấp tỉnh, thành và quận huyện. Bao giờ việc này sẽ được áp dụng thì người ta chưa biết, nhưng chỉ đoán rằng quyền lực và quyền lợi các đảng bộ địa phương sẽ bị bào mỏng, và rằng lãnh đạo ở Bắc Kinh đương nhiên sẽ tuyển chọn rất kỹ những người ra ứng cử. Việc mở rộng quyền tham dự này còn giúp trung ương thông hiểu để nắm vững được tình hình của địa phương, là điều thế hệ Giang Trạch Dân không làm nổi, nếu ta nhớ lại những tai nạn về môi sinh hay dịch bệnh đã bùng nổ mà trung ương không biết vì bị địa phương ém nhẹm.

 

Nghĩa là, nói theo kiểu lạc quan Tây phương, Hồ Cẩm Đào dùng ý niệm dân chủ để tập trung lại quyền lực. Hoặc nhìn theo lịch sử Á Đông, huy động nông dân vào cuộc tranh chấp quyền bính ở trung ương. Lại là chuyện hợp tan muôn thuở của một xứ quá rộng mà không có một ý niệm gì về dân chủ hay thể chế liên bang.

 

Năm xưa, Mao Trạch Đông đã phát động Đại văn cách để loại bỏ các đối thủ quanh mình, từ Lâm Bưu đến Lưu Thiếu Kỳ hay Bành Đức Hoài. Nhưng cuối cùng ông cũng thất bại và gây phản ứng ngược là cuộc cách mạng kinh tế của Đặng Tiểu Bình. Hồ Cẩm Đào không thể không biết rủi ro ấy khi xua dân đi làm cách mạng cho đảng bằng cách tân công ngược vào các đảng viên. Nếu ông thất bại, đảng sẽ hết lý do tồn tại.

 

Chính là điều ấy mới khiến người ta nhìn lại chuyện Bắc Hàn. Và nhìn xa hơn, tới Đài Loan hay Việt Nam.

 

Nếu có thất bại thì đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn xứng đáng nắm quyền vì có công với lịch sử và dân tộc nhờ bảo vệ quyền độc lập và tư thế quốc tế của mình. Trung Quốc mà bị nội loạn thì các lân bang sẽ vất vả, đấy cũng là một bài học của lịch sử.

 

Chuyện khống chế và có khi sát nhập cả Bắc Hàn chưa chắc đã là giả thuyết mơ hồ. Nam Hàn e ngại cũng phải.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Liên Xô - quê hương của Cách mạng Tháng Mười đã không còn nữa, nhưng bản chất ưu việt và những cống hiến to lớn của chủ nghĩa xã hội đối với nhân loại
Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ điều 4 hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố chúng ta tự sát
Sống trong chế độ Cộng sản hàng chục năm ngoài miền Bắc trước năm 1975, người dân đã quên đi chiếc bàn ủi để ủi áo quần
Cách đây một tháng, tại Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương APEC, Tổng thống George W. Bush đã đề ra một ý kiến
Ở Hoa Kỳ, nhật báo có dông dộc giả nhất là tờ The Wall Street Journal, WSJ, phát hành năm ngày trong tuần. Ðây là tờ báo chuyên về kinh tế tài chánh Hoa Kỳ
Cuộc tranh dấu dòi nhân quyền và dân quyền tại Miến Ðiện là biến dộng chính trị dang dược cả thế giới quan tâm. Nó dã khởi sự từ ngày 19-8
Gần 500 thực-khách đã có mặt ở nhà hàng Thần Tài ở Falls Church, Virginia, hôm thứ Sáu vừa qua, 28/9, trong niềm thương xót ở cho dân oan ở quê nhà
Quả tình là một cuộc chạy đua bất ngờ, không cân xứng, khi tôi nghĩ tới việc phải viết tập “Máu &amp; Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn”
Gần 500 thực-khách đã có mặt ở nhà hàng Thần Tài ở Falls Church, Virginia, hôm thứ Sáu vừa qua, 28/9, trong niềm thương xót ở cho dân oan ở quê nhà
Ngài đến Hamburg lần nầy là lần thứ tư, chính thức như một quốc khách, và cũng là lần thăm viếng lâu nhất
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.