Hôm nay,  

Việt Nam Giữa Trung Quốc Và Hoa Kỳ

22/06/200500:00:00(Xem: 10413)
Nghịch lý kinh tế: nhà tiêu thụ Hoa Kỳ và nhà sản xuất Trung Quốc rất cần nhau trong khi hai nước lại đầy mâu thuẫn, từ kinh tế đến chính trị và an ninh. Trong hoàn cảnh ấy, Việt Nam ra sao"
Cuộc phỏng vấn với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, nhân cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống George W. Bush, sẽ do Việt Long thực hiện.
Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, hôm nay Thủ tướng Hà Nội Phan Văn Khải và Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush có cuộc hội kiến được coi là lịch sử, trong khi dư luận lại chú ý đến cái bóng trùm lên hậu cảnh của quan hệ Mỹ-Việt là Trung Quốc. Nhân dịp này, xin ông trình bày về quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ để chúng ta nhận định rõ ràng hơn vị trí của Việt Nam.
-- Tôi xin đồng ý là ta sẽ trao đổi về quan hệ mà tôi xin gọi là Mỹ-Hoa (thay vì Mỹ-Trung - vì chỉ có người Trung Quốc mới nói xứ mình là trung tâm thiên hạ). Lý do vì là mối quan hệ này sẽ còn chi phối Việt Nam về dài với Trung Quốc là một láng giềng cực lớn, có mối tương quan đầy phức tạp với Hà Nội, trong khi Hoa Kỳ là một siêu cường trên nhiều mặt tại Đông Á và là nguồn lợi đáng kể cho Việt Nam về ngoại thương lẫn đầu tư, kỹ thuật và thậm chí an ninh.
Hỏi: Trước hết, chúng ta hãy nói về mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
-- Thưa vâng, và nơi đây ta đang gặp một nghịch lý đáng chú ý, là hai cỗ máy kinh tế có ảnh hưởng toàn cầu lại như bị giàng vào nhau. Một bên, ở vế cung, là sức sản xuất hàng hố rất mạnh và rẻ của Trung Quốc. Bên này, ở vế cầu là sức mua của kinh tế Mỹ do tập quán tiêu xài rộng rãi của Hoa Kỳ với đà tiêu thụ tư nhân gia tăng bình quân gần 4% một năm, gấp đôi các xứ công nghiệp hay tân hưng khác. Vì sức tiêu thụ rất lớn ấy, từ cả chục năm nay kinh tế Mỹ là đầu máy tăng trưởng cho thế giới và đóng góp đến 60% vào đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu - trong đó có Đông Á và cả Trung Quốc. Thực ra, những gì trước đây Mỹ mua của Đông Á thì nay lại mua tại Trung Quốc vì vậy mà kinh tế Hoa lục đạt xuất siêu với Hoa Kỳ nhưng bị nhập siêu với các nước Đông Á còn lại và quan hệ đôi bên mới chi phối cả Đông Á.
Tuy nhiên, mặt trái của sự việc ấy là số tiết kiệm của Mỹ lại giảm, từ 6% tổng sản lượng GDP vào mươi năm trước nay chỉ còn chừng 1,5%, và Hoa Kỳ bị nhập siêu về thương mạị, bội chi ngân sách khiến tỷ lệ khiếm hụt cán cân vãng lai - là tổng số chi thu về mậu dịch, đầu tư và chuyển ngân tài chính - đã vượt 6,5% tổng sản lượng GDP. Vì vậy, mọi người đều chờ đợi sự điều chỉnh tự nhiên của thị trường theo quy luật cung cầu tại cả hai nước, như Mỹ phải giảm chi, Mỹ kim sụt giá. Tuy nhiên Mỹ kim quả là có sụt giá từ đầu năm 2002 đến đầu năm nay, nhưng, việc điều chỉnh có hậu quả toàn cầu lại không xảy ra tại Mỹ mà có thể sẽ xảy ra tại Hoa lục. Nói vắn tắt, Hoa Kỳ không bị chấn động mà Trung Quốc có khi lại bị khủng hoảng.
Hỏi: Xin ông giải thích cho câu chuyện ly kỳ này - vì sao Trung Quốc có khi bị khủng hoảng"
-- Câu chuyện ly kỳ ấy thực ra cũng khá phức tạp. Trước hết, hãy nói về Hoa Kỳ, chẳng vì ta ở tại Mỹ hay chủ quan “phục Mỹ” mà vì quy luật khách quan của kinh tế. Từ vài năm nay, thế giới đều đốn là việc điều chỉnh chi thu sẽ đánh sụt sức mua của thị trường Mỹ làm kinh tế thế giới bị thiệt hại. Một biểu hiện của việc điều chỉnh ấy là lãi suất sẽ tăng, trị giá tài sản như nhà cửa sẽ sụt làm dân Mỹ sẽ tằn tiện hơn. Trong 12 tháng qua ngân hàng trung ương Mỹ quả là đã nâng lãi suất ngắn hạn tám lần, mỗi lần 25 điểm, mà kết quả lại không xảy ra như dự đốn. Lãi suất ngắn hạn tăng mà lãi suất dài hạn kể cả lãi suất địa ốc không tăng theo, vật giá vẫn ổn định và giới tiêu thụ Mỹ tiếp tục lạc quan như nhiều báo cáo tuần qua đã cho thấy.
Hỏi: Nếu vậy thì việc điều chỉnh sẽ không xảy ra bên Hoa Kỳ mà bên phía Trung Quốc hay sao"
-- Từ phía Hoa lục, ta đã thấy chỉ dấu đình đọng sản xuất và mâu thuẫn về cơ chế và chính sách. Một phần do kinh tế nóng máy làm chính quyền phải hạ nhiệt trước hết để ngừa trái bóng đầu cơ địa ốc sẽ bể, phần khác là do áp lực bên ngoài đang chặn đà xuất khẩu của họ. Thế giới cứ bị mê hoặc bởi thành tích tăng trưởng 9% của kinh tế Hoa lục mà không thấy nhiều nhược điểm bên trong. Tuần qua, Bắc Kinh dự tính lập một quỹ 15 tỷ Mỹ kim để vực giá cổ phiếu vốn sụt liên tục từ 2001 đến nay. Nếu dân Hoa lục tin vào triển vọng kinh tế của họ thì làm gì có chuyện ấy" Khi chính quyền phải bơm tiền vào thị trường chứng khốn thì ta biết là có vấn đề, chưa nói tới hàng loạt những tai tiếng gần đây về tham ô trong hệ thống ngân hàng quốc doanh của họ. Điều đáng chú ý ở đây là lãnh đạo Bắc Kinh thấy rõ nguy cơ của mình trong khi dư luận bên ngoài vẫn còn hồ hởi lạc quan, y như những gì đã xảy ra trước khi Liên xô sụp đổ.
Hỏi: Trong kịch bản ấy thì hậu quả sẽ là gì đối với thế giới và Hoa Kỳ"

-- Đầu tư và xuất khẩu vốn chiếm đến 80% GDP Trung Quốc và tăng đến 30% tính cho toàn năm. Nếu phải hạ nhiệt thì kinh tế khó đạt tốc độ 9% vào năm tới và bị rủi ro động loạn sau đó vì nạn thất nghiệp, ngân hàng sụp đổ và dân chúng bất mãn vì tham nhũng trong đảng. Gặp giả thuyết có xác suất rất cao ấy, nhiều chuyện có thể xảy ra. Trước tiên, cả nền kinh tế Đông Á vốn lệ thuộc nhiều vào sức sản xuất và xuất nhập khẩu của Hoa lục sẽ bị suy trầm, tỷ lệ tăng trưởng có thể mất một phần ba vào năm tới, như từ 6% còn 4%. Thứ nữa, từ mấy năm qua, Hoa lục ồ ạt mua nguyên vật liệu để nuôi bộ máy sản xuất khiến giá thương phẩm thế giới tăng vọt; nếu kinh tế xứ này bị trũng, giá thương phẩm sẽ sụt, như ta đã thấy về dầu khí khi đà nhập khẩu của Hoa lục bắt đầu giảm từ đầu năm nay. Ngoài ra, vì chế độ chính trị mờ ám, suy sụp kinh tế dễ dẫn tới biến động chính trị và đảng viên cán bộ sẽ tẩu tán tài sản ra ngoài - qua Mỹ, để mua bất động sản chẳng hạn. Tại Mỹ, ngần ấy động lực sẽ đẩy lui áp lực lạm phát và đẩy lui cả mối lo giá nhà sẽ sụt tại miền Tây Hoa Kỳ. Hậu quả chung từ Hoa lục là lãi suất tại Mỹ không tăng mà giảm, phân lời trái phiếu sụt, giới tiêu thụ tiếp tục rộng rãi chi tiêu… Kết luận bất ngờ là thất quân bình Mỹ-Hoa không điều chỉnh đột ngột tại Hoa Kỳ mà sẽ gây khủng hoảng cho Hoa lục từ năm tới trở đi.
Hỏi: Vừa rồi là những mắc mứu kinh tế giữa đôi bên, bây giờ chúng ta nói về loại vấn đề khác… Vì sao kinh tế hai nước cần nhau đến như vậy mà gần đây mối quan hệ lại có vẻ căng thẳng"
-- Vâng, đây mới là điều làm dư luận thế giới lo ngại. Trong lãnh vực kinh tế, mâu thuẫn đã xảy ra khi Hoa Kỳ phàn nàn về các đề mục sau đây: thứ nhất, khởi sự từ tháng Chín năm kia và ngày càng gay gắt là chế độ hối đối Trung Quốc; thứ hai là việc hàng hố quá rẻ của Hoa lục đã tràn ngập thị trường Mỹ; thứ ba, kể từ đầu năm nay, là hạn ngạch hàng dệt may của Trung Quốc; và thứ tư là việc Bắc Kinh không chấp hành luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài lãnh vực kinh tế, Hoa Kỳ lại còn đặt câu hỏi là dù chẳng bị xứ nào đe dọa, vì sao Bắc Kinh lại tăng chi quốc phòng và nhiều hơn số thông báo, lại ồ ạt mua võ khí và dàn quân ra nhiều nơi, và còn yêu cầu lãnh đạo Trung Quốc cho biết hư thực về vụ thảm sát Thiên an môn hồi tháng Sáu năm 1989. Trước đấy, Hoa Kỳ còn yêu cầu Liên hiệp Âu châu đừng bãi bỏ lệnh cấm vận võ khí với Bắc Kinh sau vụ Thiên an môn và tuần qua, vốn dĩ đang bị khủng hoảng, thượng đỉnh Liên Âu cuối cùng đã bỏ đề mục ấy ra khỏi nghị trình của họ. Phía Bắc Kinh thì cho rằng Mỹ gây áp lực đa diện sau khi tăng cường liên kết về quốc phòng với Nhật Bản và Úc Đại Lợi và có ý đồ vừa bênh vực Đài Loan vừa tiến sâu vào Trung Á. Nói vắn tắt, hai bạn hàng gần gũi nhất đang có những mâu thuẫn gay gắt nhất với nhau trong các lãnh vực ngoại giao, chính trị và an ninh.
Hỏi: Thế dư luận thế giới nhận định ra sao về mâu thuẫn này"
-- Một số doanh gia và kinh tế gia Mỹ thì thiên về giả thuyết lạc quan là vì lợi ích kinh tế, hai bên cuối cùng sẽ hòa giải với nhau. Nhiều học giả thì cho rằng sau những hục hặc nhất thời vì áp lực bảo hộ mậu dịch tại Mỹ và xu hướng thủ cựu tại Bắc Kinh, đôi bên vẫn cố sống chung trong trạng thái mâu thuẫn thường trực. Một số sử gia hay nghiên cứu về hiện tình Trung Quốc thì cho rằng hai nước sẽ tranh đua với nhau về an ninh chiến lược và sẽ là đối thủ về dài. Nói chung, đấy là ba giả thuyết phổ thông trong làn sóng lý luận đang bùng lên trong thời gian gần đây.
Hỏi: Bản thân ông thì nghĩ sao về tình hình này"
-- Tôi cho rằng Hoa Kỳ muốn Trung Quốc cải cách về kinh tế cho thông thống minh bạch và về chính trị cho dân chủ tự do hơn thì mới đảm nhiệm được vai trò ổn định của một cường quốc. Ngược lại, Bắc Kinh sẽ tiếp tục chiều hướng “trong bá ngoài vương”, nói chuyện áo cơm và hoà bình mà không hề từ bỏ chủ trương bá quyền bên ngoài và độc tài bên trong. Đây là đề mục khó nói ngắn gọn mà có lẽ phải cần một cuốn sách! Vì vậy, tôi e là mâu thuẫn đôi bên sẽ tăng chứ không giảm. Sau khi tạm giải quyết xong mối lo khủng bố và ổn định Iraq, từ nay Mỹ sẽ chú trọng nhiều hơn đến Đông Á. Rồi chủ trương phát huy dân chủ của chính quyền Bush sẽ khiến quan hệ đôi bên khó hòa dịu, cho tới khi khủng hoảng bùng nổ và người dân Trung Quốc phải chọn con đường khác, với một hệ thống chính trị khác. Xét vào chi tiết thì những đòi hỏi về mậu dịch của Mỹ thực ra có lợi ích kinh tế rất thấp cho Mỹ, những đòi hỏi an ninh mới là sinh tử.
Hỏi: Bây giờ ta mới trở lại chuyện Việt Nam: trong cảnh căng thẳng như vậy, Việt Nam sẽ ra sao và nên làm gì"
-- Câu trả lời không đơn giản là lãnh đạo Hà Nội nên ngả theo Trung Quốc hay Hoa Kỳ! Câu trả lời là người Việt nên làm gì thì có lợi nhất cho mình" Tôi trộm nghĩ rằng trước hết là nên đẩy mạnh giải tỏa kinh tế để phát huy sức mạnh của mình nhiên hậu mới có sức tự vệ về quốc phòng, như Nam Hàn hay Đài Loan đã cho thấy. Nhưng tự do kinh tế là tất yếu mà không tất đủ để xây dựng dân chủ, làm cho dân giàu nước mạnh. Việt Nam phải cải cách cả chính trị và nên chủ động thực hiện càng sớm càng hay - khi chưa gặp sức ép nay mai của khủng hoảng trong khu vực và sẽ lọt vào trò vương bá của Trung Quốc. Khi mình là đối tác kinh tế của nhiều cường quốc và khi xã hội bên trong thuần nhất một lòng thì mình dễ bảo vệ được nền độc lập. Trước mắt thì tôi cho rằng Mỹ chả cần Việt Nam là “đối tác chiến lược” hay tiền đồn chống Trung Quốc mà chỉ cần Việt Nam đủ vững để khỏi là mũi xung kích của Bắc Kinh, như đã từng làm ngày xưa, hoặc sẽ bị vỡ đôi vì những bất ổn nội bộ khi kinh tế đã mở ra mà chính trị vẫn lạc hậu xoay vào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Suốt ba tháng qua ở San Jose, thành phố với gần 100 nghìn người Việt sinh sống và chiếm 10% số cư dân
Ngày 29 tháng Hai, 2008- Shiseido, nhà tiên phong trong lĩnh vực làm sáng da từ năm 1916, giới thiệu sản phẩm mới White Lucent Brightening Eye Treatment
Muốn có căn nhà vững thì không những phải cần có nền tốt mà tường cũng phải cứng để cho cột, kèo bám vào chống giông bão. Đảng cầm quyền cũng vậy
Các chế độ độc tài không phải là một khối thuần nhất. Dù là độc tài cộng sản, độc tài quân phiệt, độc tài cá nhân... đều giống nhau ở điểm
Trong những ngày qua, Việt Nam đã như lên cơn sốt về giá cả với quyết định tăng giá xăng dầu quá đột ngột. Lồng bên dưới nỗi bất an đó còn có một hiện tượng
Trung Quốc (TQ) đang trên đà phát triển vượt bực nhất là trong những năm gần đây. Hiện tại, TQ là quốc gia thứ hai chỉ đứng sau Hoa Kỳ về thành phẩm sản xuất
Có nơi nào trên trái đất này Mật độ đắng cay như ở đây" Chín người - mười cuộc đời rạn vỡ. Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy… Có nơi nào trên trái đất này
Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận đã tưng bừng tổ chức một buổi gây quỹ Cây Mùa Xuân Thương Phế Binh
Nhiều thanh niên nam nữ, Phong trào Tự Do Việt Nam, Phân Bộ Phila và New Jersey,  phong trào Cờ Vàng từ Cali…
Chùa Việt Nam tại Houston, Texas xin trân trọng thông bạch  đến  Chư  Tôn  Đức  Tăng  Ni,  quý  Cơ  Quan  Truyền  Thông
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.