Hôm nay,  

Khải Đi Mỹ, Nước Việt Đi Về Đâu?

01/06/200500:00:00(Xem: 10836)
Tuần qua, Phủ Tổng thống Hoa Kỳ thông báo là Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải sẽ thăm Hoa Kỳ tháng 6 và chuyến thăm đánh dấu 10 năm bình thường hóa ngoại giao giữa hai nước. VN có lợi gì"
Đài RFA đã phỏng vấn kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về biến cố này, do Việt Long thực hiện hôm 31-5 sau đây.
Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, trong chương trình chuyên đề tuần này, chúng ta sẽ cùng trao đổi về chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Khải. Trước hết, xin ông cho biết ấn tượng chung của ông về biến cố này.
-- Ở trong lãnh vực truyền thông, chúng ta chú ý trước tiên đến việc chuyến viếng thăm của ông Khải được loan báo ra ngoài như thế nào, sau đó ta mới lần lượt đi vào nội dung và kết quả.
Đầu tiên là các tin tức về chuyến thăm viếng đều xuất phát từ Hoa Kỳ, sớm nhất vào trung tuần tháng Tư do những nguồn tin được gọi là từ giới chức ngoại giao Mỹ. Sau đó, đương kim Đại sứ Mỹ tại Hà Nội là ông Michael Marine nhiều lần đề cập tới việc ấy, như khi trả lời phỏng vấn của đài Á châu Tự do hôm 25 hay tại cuộc tiếp xúc với một số nhân sĩ và truyền thông Việt Nam ở miền Đông Hoa Kỳ hôm 27 vừa qua. Trong khi ấy, Hà Nội lại rất kín tiếng, mãi đến hôm 28 mới loan tải, tôi xin trích nguyên văn "Mỹ hoan nghênh chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải". Đó là bản tin ngắn do tờ Nhân Dân loan tin của Thông tấn xã Việt Nam, trích dẫn nguồn tin của Agence France Press, một thông tấn xã Pháp!
Xuyên qua sự việc ấy, tôi có nhận xét là phía Hoa Kỳ coi việc này là bình thường và giới hữu trách công khai thảo luận vậy mà phía Hà Nội lại giữ kẽ. Nhật báo của đảng loan tin của một thông tấn xã trích dẫn một thông tấn xã Pháp, với ấn tượng là Mỹ hoan nghênh chuyến thăm viếng của Thủ tướng Việt Nam. Về việc này, ta có hai giả thuyết. Một là lãnh đạo Việt Nam vẫn còn mặc cảm, nhẹ thì ta nói là "tình trong như đã mặt ngoài còn e", hoặc "Mỹ cần ta chứ ta không cần Mỹ," đó là lề lối ngoại giao nhược tiểu và thiếu tự tin. Hai là chính Thủ tướng Phan Văn Khải cũng không muốn thổi phồng việc này, phải ra vẻ dửng dưng vì sợ rách việc.
Vì sao phải giữ kẽ
Hỏi: Ông có nhận xét ly kỳ thật, nhưng vì sao lại có hiện tượng giữ kẽ như vậy"
-- Tôi nhớ lại một thí dụ bản thân đã chứng kiến. Tháng Chín năm 1999, tôi là đặc phái viên của đài Á châu Tự do tháp tùng phái đoàn báo chí của Tổng thống Bill Clinton tham dự thượng đỉnh của Diễn đàn APEC tại New Zealand. Năm đó ta sở dĩ chú ý đến hội nghị ấy vì chờ đợi là nhân cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Khải và Tổng thống Clinton, đôi bên sẽ giám sát lễ ký kết Hiệp định Thương mại Mỹ-Việt. Tôi nhớ là khi mình bày tỏ sự hoài nghi về việc ký kết, các giới chức Mỹ như Cố vấn An ninh Samuel Berger, Cố vấn Kinh tế Gene Sperling và Phát ngôn viên John Lockhart của Tổng thống Clinton tỏ vẻ ngạc nhiên, thậm chí khó chịu. Hôm đó là Thứ Sáu mùng 10, qua Thứ Hai 13, họ tỏ vẻ lúng túng vì Hà Nội không chịu ký, do lãnh đạo ở nhà chưa đạt nhất trí về một điều đã muốn và theo đuổi từ 10 năm. Tôi đoán là ông Khải khi đó còn lúng túng hơn nữa. Vì vậy bây giờ mới có chuẩn bị một phản ứng rất dè dặt.
Thành quả bang giao Việt-Mỹ
Hỏi: Thì mãi sau đó bản Hiệp định mới được ký kết và có đem lại lợi ích cho Việt Nam hơn là cho Hoa Kỳ. Nhân đây, xin ông tổng kết sơ lược về thành quả bang giao giữa đôi bên.
-- Sau 10 năm sau bình thường hóa bang giao, Hoa Kỳ cố xem Việt Nam là một xứ bình thường, đôi bên có đạt nhiều lợi ích chung mà cũng có loại vấn đề cần thảo luận. Phía Việt Nam thì chưa, vì lãnh đạo Hà Nội có lối suy nghĩ khác, và khác với lối suy nghĩ của người dân. Người dân đều thấy bang giao với Mỹ có lợi. Ba tháng đầu năm nay xuất siêu được một tỷ ba, là bán một tỷ rưỡi, mua có hơn hai trăm triệu. Cả năm ngoái xuất siêu được hơn bốn tỷ, năm kia hơn ba tỷ, năm 2002 gần hai tỷ, năm 2001 gần 600 triệu. Suốt thời gian ấy, Việt Nam còn được Mỹ viện trợ nhiều về giáo dục, kỹ thuật, y tế xã hội. Chính đảng viên cán bộ cũng thấy ra mối lợi cụ thể cho họ khi Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may qua Mỹ. Ngược lại - và đây là mặt trái của vấn đề và là điều bất lợi cho Việt Nam - đầu tư của Mỹ vào Việt Nam còn quá thấp vì nhiều trở ngại trong môi trường đầu tư ở Việt Nam, là điều chúng ta đã có nói.
Hỏi: Nhưng trong ba tháng đầu năm nay thì đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhiều so với cùng thời kỳ năm ngoái"

-- Đúng vậy, nhưng đó là chuyện lượng và phẩm và đa số vẫn là đầu tư từ các nước Á châu chứ không phải từ các nước Tây phương có nền kinh tế tự do .
Dự đoán kết quả chuyến đi
Hỏi: Ta có thể trở lại đề tài này trong một lần khác. Bây gip, mời ông trở lại chuyến thăm viếng của ông Khải. Ông dự đoán kết quả sẽ ra sao"
-- Tôi không chờ đợi nhiều về kết quả thực tế dù chuyến thăm viếng sẽ rất ngoạn mục về hình thức. Phái đoàn đông đảo của ông Khải sẽ thăm viếng nhiều nơi, ký kết nhiều thỏa ước ở nhà gọi là "đầy ấn tượng", nhưng phái đoàn vẫn chập chờn ẩn hiện chứ khó công khai minh bạch như phái đoàn của một quốc gia khác. Lý do là dù Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ mà lãnh đạo Việt Nam chưa bình thường hóa quan hệ với chính người Việt Nam, ở trong nước lẫn bên ngoài. Nguyên nhân là vì họ chưa có cơ chế và tư duy bình thường.
Cơ chế và tư duy bình thường
Hỏi: Xin ông giải thích cho rõ hơn về hiện tượng ấy. Thế nào là cơ chế và tư duy bình thường"
-- Tôi xin đơn cử một thí dụ mà ở ngoài hầu như ai cũng biết. Việt Nam không thiếu gì phái đoàn kinh doanh bung ra tìm đầu mối xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Sau khi đem mẫu mã đi chào hàng họ đều được tiếp đón nồng hậu, nhiều hợp đồng đã được ký kết nhưng sau đó lại bị hủy bỏ. Lý do là khi trở về tổ chức bộ máy sản xuất rồi đưa hàng qua Mỹ thì bị từ chối vì hàng hóa này khác hẳn mẫu mã đã trưng bày và thỏa thuận mà lại còn trễ hạn nữa.
Chỉ vì ta chưa có cơ chế bình thường để tôn trọng những cam kết với thiên hạ về chất lượng hay thời hạn. Cụ thể là tham nhũng, quan liêu, mánh khóe vặt đã làm nhiều người sạt nghiệp sau khi đầu tư công sức vào việc mở rộng thị trường hay mở rộng quan hệ với Mỹ. Nếu một công ty Mỹ qua Việt Nam, cũng với nguyên vật liệu và thiết bị kỹ thuật ấy, họ hoàn tất được việc sản xuất và tái xuất khẩu ra ngoài. Nếu họ thấy xứ khác có lợi hơn thì đầu tư qua nơi ấy, ta lại mất luôn một đầu mối kinh tế có lợi. Nào có phải là dân mình kém, nhưng vì cơ chế kỳ cục của ta xuất phát từ lối tư duy chưa bình thường do chưa biết đánh giá lợi ích cho thiết thực.
Phái đoàn của Thủ tướng Khải có thể cũng tái diễn việc ấy, tức là thuyết phục được thiên hạ ở ngoài với mẫu mã và hứa hẹn đầy ấn tượng mà về nhà lại không thuyết phục nổi cái cơ chế đầy ách tắc và lối tư duy đầy nghi kỵ hạn hẹp của bộ máy lãnh đạo. Nếu suy rộng từ địa hạt kinh doanh sang kinh tế lên tới chính trị hay quan hệ chiến lược, ta thấy ách tắc này còn lớn chừng nào. Vì vậy mà tôi không chờ đợi nhiều kết quả cụ thể từ chuyến thăm viếng này.
Chưa bình thường hóa
Hỏi: Ông có nói là lãnh đạo Việt Nam chưa bình thường hóa quan hệ với chính người Việt, ở trong và ngoài nước. Ông có thể giải thích thêm điều ấy chăng"
-- Tôi xin lấy một thí dụ đầy hoang tưởng mà lại bình thường ở các nước bình thường khác. Nếu lãnh đạo một quốc gia có gần hai triệu dân mình cư ngụ tại Mỹ mà qua thăm Hoa Kỳ, điều gì sẽ xảy ra" Ông ta hay bà ta sẽ được đón tiếp nồng nhiệt ở mọi nơi, sẽ thăm viếng các địa phương có nhiều kiều bào cư ngụ nhất. Trước đó, sứ quán của họ được chính kiều bào giúp đỡ và chuẩn bị cho chuyến thăm viếng, kể cả giới thiệu và hướng dẫn việc vận động trung tâm này hay nhân vật nọ hầu đạt thành quả tối đa cho đồng bào ở nhà. Hãy nghĩ tới cộng đồng Ấn Độ và đầu mối về công nghệ thông tin của họ để đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm hay dịch vụ điện toán cao cấp cho người Ấn ở nhà, hoặc vận động cho quyền lợi của Ấn Độ trong vụ Kashmir, cho hòa bình ở Nam Á. Vào dịp khác ta sẽ trở lại chuyện công nghệ thông tin ấy.
Đáng tiếc là cho đến nay thí dụ đó vẫn là hoang tưởng mà có lẽ chỉ có trên mặt báo Việt Nam khi họ được chỉ thị loan tải tin tức đầy ấn tượng về chuyến đi của ông Khải trong khi ở tại chỗ, tại Hoa Kỳ này, thực tế lại xảy ra hoàn toàn khác. Lãnh đạo Hà Nội lạm dụng ngôn từ mà gọi người Việt ở ngoài là "Việt kiều", hoan nghênh việc họ gửi tiền về nhà nhưng không hoan nghênh những đề nghị của họ về cải cách cơ chế chính trị vì thực ra vẫn coi người Việt ở nhà như con tin để khai thác nguồn lợi từ nước ngoài. Do đó mà mối quan hệ giữa chính quyền và người dân vẫn chưa được bình thường, từ kinh tế đến chính trị, chẳng vì lý do cơ chế lãnh đạo thiếu nhất trí mà vì tư duy của họ chưa rõ ràng về quyền lợi lâu dài của dân tộc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
Tới cuối thế kỷ, cũng từ Hải Phòng, Việt Nam lại phát động một phong trào Đông Du khác, ngó bộ rầm rộ và khí thế hơn nhiều. Đợt này thì Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia (Hà Nội) chưa kịp cập nhật, tôi cũng chỉ biết được (phần nào) là nhờ nghe qua nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Ông kể lại mẩu chuyện nhỏ của một vị bác sĩ, một ông công nhân và một chàng thủy thủ – cả ba đều là nhân viên thuộc công ty Liên Hợp Hải Sản Biển Đông – và chuyến Đông Du ngắn ngủi của họ (vào năm 1990) khi Nhà Nước Việt Nam vừa quyết định mở cửa ra với thế giới bên ngoài
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.