Hôm nay,  

Việt Nam 30 Năm Sau - Nguyễn Xuân Nghĩa Phỏng Vấn Sol Sanders: Csvn Manh Nha Sụp Đổ

30/04/200500:00:00(Xem: 12287)
CSVN CÓ MANH NHA SỤP ĐỔ, NỘI TÌNH TRUNG QUỐC ĐANG THAY ĐỔI

Thế liên hợp của ASEAN trước đà bành trướng Trung Quốc đã tan rã. Một nước Việt Nam dân chủ và thịnh vượng có hy vọng phục hồi ASEAN. Giả thuyết rất xa vời….
Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm thường nhắc nhở chúng ta rằng số phận Việt Nam luôn luôn gắn liền với những biến cố tại Trung Quốc - như lịch sử đã cho thấy, mỗi khi không có sự can dự của một nước thứ ba. Sau khi Hoa Kỳ can thiệp và rút lui trong nhục nhã, Việt Nam đang rơi lại vào cục diện tay đôi ấy.
Bỉnh bút Sol Sanders có thể là một nhân vật tiểu thuyết. Từ Hoa Kỳ qua Việt Nam làm ký giả hơn nửa thế kỷ trước (1951) ông được ký giả Như Phong Lê Văn Tiến của chúng ta dẫn vào mê cung bí hiểm của đấu tranh quốc-cộng, nên am hiểu tình hình Việt Nam hơn nhiều người Việt và dĩ nhiên là người Mỹ. Sau đó ông trở thành nhà báo kỳ cựu về Á châu, từng là Phó trưởng đoàn đại diện Ngân hàng Thế giới tại Tokyo, đặc phái viên của UPI và các tạp chí Business Week, U.S. News & World Report, chuyên gia về Việt Nam, Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Quốc. Sol Sanders hiện cư ngụ tại Washington D.C. và viết bình luận hàng tuần cho tờ báo điện tử World Tribune. Trong dịp kỷ niệm 30 năm sau chiến tranh, bỉnh bút Sol Sanders có viết một bài về Việt Nam và còn đặc biệt dành cho Việt Báo cuộc phỏng vấn sau đây do Nguyễn Xuân Nghĩa thực hiện:
Hỏi: Là một ký giả kỳ cựu đã theo dõi tình hình Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ và nay thường xuyên viết về các vấn đề Á châu, xin ông cho biết - theo quan điểm của ông - 30 năm sau chiến tranh, đâu là những vấn đề sinh tử của Việt Nam trong khu vực này"
-- Việt Nam hiện đang đối phó với một vấn đề truyền thống: sự thống trị của Trung Quốc. Dù một vài học giả Việt Nam (Hà Nội) thời trước 1975 có thể biện bạch diễn giải rằng cái thế bá quyền của Trung Quốc với Việt Nam chỉ là một ảnh hưởng hiền hòa, thậm chí hào phóng, tình hình ngày nay đã có vấn đề mới.
Có mọi lý do để tin rằng dù việc cải cách của Đặng Tiểu Bình đã có những thành tựu lớn lao, Trung Quốc hiện đang gặp vấn đề kinh tế và chính trị còn lớn lao hơn. Mức lệ thuộc gia tăng vào nguyên vật liệu nhập cảng và phương tiện xuất cảng - động lực phát triển các tỉnh duyên hải - nay đang gây ra khó khăn mới. Tất nhiên, năng lượng là khó khăn sinh tử nhất vì tài nguyên dầu khí và than đá của họ đã kiệt quệ trong một hệ thống tiêu thụ đầy lãng phí khiến sự hoang phí xăng dầu của Mỹ còn có vẻ là tằn tiện!
Trong khi các nước Đông Nam Á - kể cả Việt Nam - có thể thu lợi nhờ nhiều thị trường mới và nhờ thương phẩm của họ tăng giá, họ vẫn bị nguy cơ cạnh tranh từ Hoa lục: nếu được tự do xâm nhập, hàng chế biến của Trung Quốc sẽ tiêu diệt nền công nghiệp nhẹ của các nước này. Mà nền công nghiệp nhẹ ấy chính là cơ sở hình thành một nền kinh tế kỹ nghệ và dịch vụ. Dường như hàng chợ đen từ vùng Hoa Nam tuồn vào miền Bắc đã thực tế tiêu diệt nền kinh tế cá thể của các hộ gia đình.
Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Trung Quốc đang vận động để được công nhận là "một nền kinh tế thị trường đích thực" (là điều Hoa Kỳ chưa công nhận cho Việt Nam) và yêu cầu các nước trong Hiệp hội ASEAN công nhận như vậy qua các thương ước song phương ký kết với từng nước. Nếu điều ấy xảy ra, Trung Quốc sẽ trấn nước các thị trường lân cận với hàng hóa được trợ giá cho rẻ, với nhân công lãnh lương cực thấp…


Hỏi: Đó là một mối lo sinh tử cho Việt Nam về mặt kinh tế. Theo ông nhận xét, các nước ASEAN có thể làm gì để đối phó"
-- Cái thế ứng phó thống nhất của ASEAN - ít nhiều dựa trên lập trường vững chắc của Indonesia trong 30 năm cầm quyền của chế độ quân phiệt xứ này - cái thế ấy nay đã cáo chung. Sau khi kêu gọi một mặt trận liên thủ của ASEAN - và bị từ chối - Philippines bèn công nhận đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc trên vùng quần đảo Trường Sa (Spratly) và trên những túi dầu khí khổng lồ có thể nằm bên dưới. Chúng ta còn phải chờ đợi xem chương trình "hợp tác quân sự" giữa Manilla và Bắc Kinh có tầm chi phối sâu rộng đến đâu, sau loạt thỏa ước Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo vừa mới ký kết với Trung Quốc. Và cũng còn chờ xem sự liên kết ấy có ảnh hưởng thế nào trên quan hệ giữa Hoa Kỳ và Philippines, mối quan hệ vừa được hâm nóng vì nhu cầu diệt trừ các cơ sở khủng bố tại miền Nam Phillipines.
Hỏi: Nhưng dường như Philippines không là nước duy nhất trong ASEAN đã ngả theo trật tự Trung Quốc phải không"
-- Thưa đúng vậy. Indonesia cũng mới thương thuyết một loạt hiệp định với Bắc Kinh nhân chuyến thăm viếng Jakarta vừa qua của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Dù sao, đấy có thể chỉ là một màn trình diễn vì Indonesia xưa nay vẫn e ngại Trung Quốc xâm nhập vào Đông Nam Á khi họ sẵn có một cộng đồng Hoa kiều rất đông trong xã hội và rất mạnh trong kinh tế. Nhưng nói chung thì một lập trường thống nhất của toàn khối ASEAN chống lại đà bành trướng của Trung Quốc xuống Đông Nam Á là điều vô vọng, về cả mặt chiến lược lẫn chiến thuật.
Hỏi: Trong trường hợp ấy, Việt Nam có thể làm gì để ứng phó"
-- Trong phạm vi ASEAN, một chế độ khác tại Hà Nội, có khả năng chủ động hơn và dám từ bỏ về hình thức lẫn thực tế cái mô thức Mác-Lenin kỳ cục đã phá sản từ lâu và thoát khỏi luận điệu trung thành với "mô thức Trung Quốc" thì có thể châm ngòi cho một sự thức tỉnh của ASEAN, ít ra là về lý thuyết. Nhưng hiện nay giả thuyết này vẫn chỉ là một viễn ảnh xa xôi.
Hỏi: Như vậy, tương lai Việt Nam sẽ ra sao, ba mươi năm sau chiến tranh"
-- Tất nhiên, lịch sử luôn luôn có những biến cố bất ngờ. Điều đó có thể áp dụng cho Trung Quốc trong mấy năm tới. Dự phóng tương lai kinh tế Hoa Lục bằng cách dựa trên quá khứ vài chục năm qua là điều dại dột. Lý do là cơ chế xứ này mềm xèo - với các quái vật phản kinh tế là hệ thống ngân hàng phá sản và doanh nghiệp nhà nước mục nát vì học theo lề lối Xô viết - đang dội mạnh vào đảng, với một tầng lớp lãnh đạo tầm thường và thiếu kinh nghiệm - nhất là kinh nghiệm quốc tế - và một bộ máy tham ô lan rộng cùng sự bất mãn gia tăng của nông thôn, v.v….
Một vụ sụp đổ có thể đang manh nha, châm ngòi bởi biến cố gì và vào lúc nào thì ta chưa biết. Trong kịch bản ấy, cục diện thế giới lẫn nội tình Trung Quốc sẽ có thay đổi lớn. Người dân Trung Quốc sẽ ứng phó và hàn gắn đổ rỡ này như thế nào thì ta chưa thể đoán trước được.
Điều ấy khiến ta nhớ lại cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, là người thường xuyên nhắc nhở chúng ta rằng số phận Việt Nam luôn luôn gắn liền với những biến cố tại Trung Quốc - như lịch sử đã cho thấy, mỗi khi không có sự can dự của một nước thứ ba. Sau khi Hoa Kỳ can thiệp và rút lui trong nhục nhã, Việt Nam đang rơi lại vào cục diện tay đôi ấy.
Tình huống lịch sử này chứ không phải là sự mê sảng gần như đồng bộ của lãnh đạo Hà Nội ngày nay, mới là điều đáng chú ý và đáng lo sợ.

Nguyễn Xuân Nghĩa phỏng vấn

Ý kiến bạn đọc
01/02/201107:14:44
Khách
Người ta thường nói "cháy nhà ... lòi mặt chuột". Giờ thì thật rỏ... như ban ngày... Một điều hai điều là cố Tổng Thống...
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mở báo vào dịp lễ thì đề tài số một là các "gợi ý" hơi kỹ cho các cơ hội mua quà tặng. Thứ nào xem ra cũng vừa túi tiền mà rất hấp dẫn
Những diễn biến trong thời gian gần đây tại Việt Nam, kể từ vụ việc Trung Quốc công bố quyết định sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Tổ quốc ta trải qua Quốc nạn. Hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ thiêng liêng nước ta từ lâu đời đang bị ngang nhiên chiếm đoạt.
Tuyết Mai  được đến thăm Paris trước Giáng Sinh, sau khi đi xem nhiều danh lam thắng cảnh và Paris về đêm, một người bạn VN đưa Tuyết Mai 
Cuối thập niên 1970 dân Mỹ đã phải xếp hàng để mua xăng khi khủng hoảng năng lượng xảy ra
Hệ lụy của chính sách trả thù thâm độc qua những kỳ tích “Học tập cải tạo” và “Cải Tạo Công Thương” - mà đảng Cộng sản Việt Nam
Trong 15 năm giảng dạy Ngọc Học, tôi được cơ hội chứng kiến nhiều vụ nhầm lẫn về Đá Quý, nhứt là Kim Cương, gây tổn thất lớn
Nền văn học hải ngoại đang chứng kiến một nhà thơ Du Tử Lê "khác hẳn. Trái ngược hẳn…..."
Phong trào sinh viên, thanh niên và trí thức Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc là hồi chuông cảnh báo về một nguy cơ bị xâm lăng
Khoảng đầu thập niên 1970s, phong trào phản chiến khá mạnh ở miền Nam. Vì là chế độ tương đối tự do nên những bài nhạc phản chiến được sáng tác
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.