Hôm nay,  

Mỹ Nợ Thê Thảm, Thế Giới Sắp Biến Động

13/04/200500:00:00(Xem: 12585)
Mỹ đang nợ thê thảm, tình hình này sẽ ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu ra sao" Và đaặc biệt, sẽ có hậu quả nào đối với kinh tế Việt Nam.
Bài sau đây là cuộc phỏng vấn kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Đài Á Châu Tự Do thực hiện ngày 12-4-2005, toàn văn như sau.
Việc Hoa Kỳ là khách nợ lớn của thế giới trong khi nền kinh tế lại là đầu máy tăng trưởng cho thế giới. Điều nghịch lý này gây thắc mắc, vì nó sẽ dẫn kinh tế thế giới về đâu, nhất là sẽ gây hậu quả ra sao cho vùng Đông Á, một đầu máy xuất khẩu vào Mỹ"
Việt Long tiếp tục trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về hiện tượng này.
Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, kỳ trước, khi tìm hiểu về viễn ảnh kinh tế thế giới trong năm 2005 và 2006, ta được biết là cán cân vãng lai của Hoa Kỳ bị thiếu hụt kinh niên, mỗi ngày phải nhập hai tỷ đô la mới đủ cho yêu cầu tiêu thụ và đầu tư, trong khi kinh tế Mỹ lại đóng góp đến 60% vào tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới vì là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Trước khi tìm hiểu về hậu quả thì xin hỏi ông nguyên nhân vì sao lại có một nghịch lý như vậy"
Nạn thiếu hụt cán cân vãng lai
Đáp: Ta hãy nói về nạn thiếu hụt cán cân vãng lai trước, vốn là kết quả của ba lãnh vực sinh hoạt là xuất nhập khẩu, đầu tư hải ngoại và chuyển ngân tài sản. Từ 1991 đến nay, kinh tế Mỹ bị thiếu hụt tích lũy, chủ yếu do thiếu hụt cán cân ngoại thương, nhập nhiều hơn xuất. Vì sao lại có hiện tượng ấy, ta có thể kể ra nhiều lý do, duy có ba nguyên nhân sau đây là chính.
Hỏi: Xin ông trình bày tóm lược về ba nguyên nhân này.
Đáp: Thứ nhất là trong suốt 15 năm qua, từ 1991 đến 2004, lợi tức tại Mỹ đã gia tăng nhanh nhất so với các nước. Lợi tức gia tăng mới nâng cao số cầu về tiêu thụ và đầu tư, từ đó nâng cao nhập khẩu. Nạn thiếu hụt cán cân vãng lai vốn là kết quả của ba lãnh vực sinh hoạt là xuất nhập khẩu, đầu tư hải ngoại và chuyển ngân tài sản.
Từ 1991 đến nay, kinh tế Mỹ bị thiếu hụt tích lũy, chủ yếu do thiếu hụt cán cân ngoại thương, nhập nhiều hơn xuất. Lý do này khiến nhiều kinh tế gia lập luận rằng khiến hụt cán cân ngoại thương hay vãng lại không là vấn đề vì chỉ cho thấy tính năng động và thịnh vượng của kinh tế Mỹ. Ta phải để ý tới lập luận ấy vì nó sẽ ảnh hưởng đến các chủ trương hay chính sách chấn chỉnh khiếm hụt.
Nguyên do thứ hai là từ cuối thập niên 90, các nước đều muốn thụ đắc Mỹ kim, tức là làm chủ một phần của tài sản Mỹ. Vì sao như vậy thì ta có năng suất rất cao của kinh tế Mỹ, có tiến bộ kỹ thuật và việc giải tỏa kiểm soát tư bản, có nạn khủng hoảng Đông Á, Liên bang Nga và Brazil trong các năm 97-98 rồi Argentina vỡ nợ năm 2001 và có yêu cầu rất lớn về đô la tại Đông Á, nhất là tại Trung Quốc.
Điều đó dẫn tới hai hiện tượng là Mỹ kim lên giá so với các ngoại tệ khác, trong khi lãi suất dài hạn của trái phiếu Mỹ lại giảm. Hiện tượng ấy giải thích vì sao tư bản thế giới đã chảy vào Mỹ và vui vẻ tài trợ số thiếu hụt ngoại thương.
Nguyên do thứ ba là mức tiết kiệm tại Mỹ lại sút giảm. Tiết kiệm ở đây gồm có của tư nhân, của doanh nghiệp và của chính quyền qua ngân sách. Tiết kiệm tư nhân sút giảm vì tăng trưởng kinh tế và tài sản lên giá khiến dân Mỹ có cảm tưởng là mình giàu có hơn nên tiêu xài rộng rãi hơn, người ta gọi đó là "hiệu ứng phồn thịnh".
Yếu tố quan trọng nhất của nạn tiết kiệm sút giảm chính là bội chi ngân sách, từ thặng dư năm 2001 đã thành thiếu hụt năm 2003. Lý do chính không phải vì kinh tế suy trầm, vì tăng chi cho quốc phòng do nạn khủng bố và chiến tranh, lý do chính là sự phóng túng của chính quyền, cả Hành pháp lẫn Quốc hội. Và đây mới là vấn đề.
Hậu quả của tình trạng thu chi bấp bênh
Hỏi: Như vậy, tương lai sẽ ra sao, hậu quả sẽ thế nào với tình trạng thu chi bấp bênh như vậy"
Đáp: Nếu không có biện pháp chấn chỉnh thì thiếu hụt vãng lai của Mỹ, đang ở khoảng 660 tỷ Mỹ kim vào cuối năm 2004 có thể sẽ lên tới 800 tỷ vào cuối năm tới trong giả thuyết bi quan. Lạc quan hơn thì có dự báo của Ngân hàng Thế giới, mới công bố hôm mùng sáu vừa qua trong Báo cáo về Tình hình Tài chính Toàn cầu cho năm 2005.
Phúc trình của Ngân hàng Thế giới dự đoán Mỹ sẽ bị hụt khoảng 691 tỷ vào năm tới. Định chế này cũng dự báo là đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu đã lên tới đỉnh cao vào năm ngoái, và sẽ sút giảm trong năm nay, từ 3,8% sẽ chỉ còn 3,1%.
Tôi thiển nghĩ là các dự báo của định chế này thường lạc quan nhưng để ý là Ngân hàng Thế giới lần này có cảnh báo là trong khi kinh tế giảm đà tăng trưởng thì nhiều nguy cơ thất quân bình lại gia tăng và gây nhiều rủi ro cho các nước nghèo trong năm nay.

Khách nợ lớn của thế giới
Hỏi: Trở lại trường hợp Hoa Kỳ, vì sao một siêu cường và đầu máy tăng trưởng lớn nhất, đang lâm chiến tại nhiều nơi, lại là khách nợ của thế giới" Tình trạng ấy có thể kéo dài đến bao giờ"
Đáp: Ta đang gặp một nghịch lý là siêu cường kinh tế và quân sự đang bung ra toàn cầu lại thu hút đến 80% tiết kiệm của thế giới để tài trợ việc chi tiêu của mình. Trừ phi Hoa Kỳ bị suy trầm nặng, hoặc bị suy thoái, và đồng Mỹ kim tuột giá mạnh, thì thiếu hụt vãng lai của Mỹ sẽ vẫn tăng.
Điểm đáng chú ý ở đây là các chủ nợ của Mỹ lần này không phải là giới đầu tư tư nhân mà là các ngân hàng trung ương, họ tài trợ từ 80 đến 90% số thiếu hụt này và đang ôm một số tài sản Mỹ có thể mất giá nặng khi Mỹ kim tuột giá. Hiện tượng ấy mặc nhiên chi phối kinh tế các nước chủ nợ, nhất là Trung Quốc, hiện có dự trữ ngoại tệ tới 610 tỷ Mỹ kim, trong đó khoảng 455 tỷ là đô la.
Một thí dụ là khi có dự trữ ngoại tệ lớn như vậy, Trung Quốc dễ có chính sách tiền tệ rộng rãi, đẩy lên nguy cơ lạm phát và đầu cơ, là điều đang xảy ra. Vì Bắc Kinh lại giàng đồng nhân dân tệ vào tiền Mỹ nên ngân hàng trung ương của họ hết là cơ chế độc lập mà chịu sự chi phối của ngân hàng trung ương Mỹ.
Khi ngân hàng trung ương Mỹ nâng lãi suất, như ta đã thấy từ năm ngoái, Trung Quốc bị nguy cơ suy sụp nặng mà khó chống đỡ nổi. Chúng ta sở dĩ phải nhắc tới Trung Quốc vì đấy là đối tác lớn nhất của Mỹ mà cũng lại có nhiều vấn đề nhất trong toàn khu vực Đông Á. Đâm ra thế giới phải lệ thuộc vào những quyết định chi thu của Mỹ.
Các giải pháp chấn chỉnh
Hỏi: Bây giờ ta mới nói đến các giải pháp chấn chỉnh từ Hoa Kỳ. Vấn đề đầu tiên là chấn chỉnh từ đâu"
Đáp: Vấn đề được nêu lên nhiều nhất vì là yếu tố nặng nhất là nạn bội chi ngân sách, tức là tiết kiệm công quyền bị số âm. Chính quyền Bush hứa là sẽ tiết giảm 50% mức bội chi trong năm năm nhưng chưa chắc đã thành công. Ta có rất nhiều lý do phức tạp giải thích sự việc này.
Thứ nhất, Quốc hội có nhiều quyền về ngân sách hơn Tổng thống, ông Bush chỉ có quyền phủ quyết và bị trách là không hề dùng quyền đó.
Thứ hai, về thủ tục chuẩn chi ngân sách, có nhiều khoản có thể gọi là bắt buộc, tức là không được sờ tới, nên có giảm chi thì cũng chỉ giảm được một phần mà thôi.
Thứ ba là trong các khoản này, quyền lợi cử tri là một đòi hỏi chính trị, nên dân biểu nào cũng muốn giảm chi các khoản khác hơn là các chương trình có lợi cho địa phương mình.
Thứ tư, về phần tăng thu thì một số đại diện dân cử đòi tăng thuế hoặc ít ra chấm dứt kế hoạch giảm thuế của chính quyền Bush trong khi Hành pháp lại cho rằng giảm thuế sẽ giúp dân chúng có thêm tiền làm ăn, giúp cho kinh tế tăng trưởng nhờ đó căn bản lợi tức thọ thuế sẽ tăng, tức là thu nhập ngân sách sẽ tăng.
Một vấn đề thứ năm nữa sẽ gây tranh luận là kế hoạch cải tổ quỹ An sinh Xã hội bị hao hụt dần vì nạn lão hóa dân số. Việc cải tổ này có thể khiến ngân sách còn bị thâm hụt nặng hơn ngay trước mắt. Vì vậy, tiết kiệm công quyền chưa thể giảm ngay…
Tiết kiệm của tư nhân
Hỏi: Còn tiết kiệm của tư nhân, làm sao nâng cao được mức tiết kiệm này"
Đáp: Câu trả lời ngắn gọn mà chẳng trả lời gì cả là yếu tố văn hóa. Khi dân Mỹ còn hiệu ứng phồn thịnh thì làm sao thay đổi được quan niệm của họ về chi thu trong trường kỳ, trừ phi có một cuộc khủng hoảng"
Trong viễn ảnh ngắn hơn, người ta có thể dùng đến khí cụ thuế khóa để khuyến khích dân chúng tiết kiệm và tần tiện hơn trong chi tiêu.
Chính quyền Bush đang nghiên cứu một kế hoạch cải cách thuế khóa quy mô và đây đó đã nổi lên đề nghị là bỏ hết các sắc thuế để chỉ đánh thuế tiêu thụ và tính một hệ số trợ cấp cho dân nghèo. Mỗi khi tiêu xài là phải trả thuế thì ta sẽ dè dặt hơn. Nhưng việc cải cách thuế khóa đòi hỏi nhiều năm mới thành hình được.
Sau cùng, ta còn một yếu tố chi phối khác là lãi suất ngân hàng. Khi ngân hàng trung ương nâng lãi suất ngắn hạn của ngân hàng thì vay tiền để mua xắm sẽ thành đắt hơn; điều ấy sẽ khiến dân Mỹ bớt hồ hởi sảng.
Chữ "hồ hởi sảng" này là khái niệm kinh tế, không là một phát biểu nôm na. Nhưng, lãi suất tăng tại Mỹ sẽ khiến các nước khác, nhất là Đông Á, bị chấn động như ta đã nhiều lần nhắc tới. Vì ngần ấy lý do, từ ngân sách, thuế khóa hay lãi suất tại Mỹ, người ta mới lo ngại là thế giới có thể gặp biến động lớn về tài chính và kinh tế trong thời gian tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Độc tài, độc đảng là bà đẻ của tham nhũng vì hệ thống cai trị dựa trên sự bao che và tuỳ tiện để bảo vệ đặc lợi cho đảng cầm quyền.
Trong khi Quốc hội thảo luận cho có lệ thành phần tân Chính phủ do Nguyễn Tấn Dũng đề nghị để hòan tất thủ tục trao quyền lãnh đạo Nhà nước
Ông Patrick Creamer , Giám Đốc Văn Phòng Liên Lạc của Dân Biểu Chris Smith (R – NJ) cho biết Ủy Ban Ngoại Giao của Hạ Viện đã chấp thuận dự luật cải thiện
...cổ phần hoá rất chậm hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong khi lại lập thêm tổng công ty quốc doanh...
Tôi là một dân oan Việt Nam, là một người lương thiện đã chịu bao thủ đoạn tàn bạo của những đảng viên CSVN tha hoá biến chất
Các Công Tố Viên sẽ không yêu cầu một án tử hình hung phạm Terapon Adhahn nếu y bị kết án sát hại em Zina Linnik, 12 tuổi tại Tacoma.
Tình cờ đọc số báo Việt Weekly điện tử đề ngày 26 tháng 7 năm 2007, thấy anh viết một bài trình bầy quan điểm của anh về việc tham dự bữa tiệc
Thay mặt Hiệp hội thông công Tin lành các dân tộc Việt nam,chúng tôi xin trân trọng gữi thông cáo báo chí này đến cùng quí vị
Trong kinh Pháp Hoa, có phẩm “Dược thảo dụ” trong đó đức Phật so sánh căn cơ nhận thức và thấu hiểu Phật pháp của chúng sanh như cây cỏ trong rừng
LƯ THỊ THU DUYÊN, gia đình diện chính sách, có công với chế độ, hiện tôi đang ngụ tại 77/13B Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Sài Gòn
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.