Hôm nay,  

Hoà ước cho Ukraine: Diễn tiến và triển vọng

21/02/202500:00:00(Xem: 1183)

GettyImages-645343236

Bức tranh tường đường phố ở Brooklyn mô tả Tổng thống Trump trong tay Tổng thống Nga Putin. Một bức tranh tường mô tả Vladimir Putin nháy mắt tháo mặt nạ Donald Trump được vẽ trên một cửa hàng bên ngoài quán bar Levee ở Brooklyn vào ngày 25 tháng 2 năm 2017 tại Thành phố New York. Bức tranh tường do Damien Mitchell vẽ, nằm ở khu phố Williamsburg nổi tiếng và đã trở thành một điểm thu hút nhỏ với những người chụp ảnh và chụp ảnh selfie bên cạnh nó. (Ảnh của Spencer Platt/Getty Images)



Bức tranh tường đường phố ở Brooklyn mô tả Tổng thống Trump trong tay Tổng thống Nga Putin. Một bức tranh tường mô tả Vladimir Putin nháy mắt tháo mặt nạ Donald Trump được vẽ trên một cửa hàng bên ngoài quán bar Levee ở Brooklyn vào ngày 25 tháng 2 năm 2017 tại Thành phố New York. Bức tranh tường do Damien Mitchell vẽ, nằm ở khu phố Williamsburg nổi tiếng và đã trở thành một điểm thu hút nhỏ với những người chụp ảnh và chụp ảnh selfie bên cạnh nó. (Ảnh của Spencer Platt/Getty Images)

Diễn tiến

Gần ba năm sau khi Nga tấn công xâm lược Ukraine, Mỹ và Nga đang bắt đầu xúc tiến công cuộc đàm phán, nhưng Mỹ tuyên bố là châu Âu không được tham gia diễn biến này. Do đó, nhiều tranh chấp cố hữu giữa châu Âu và Mỹ về Ukraine mang lại một sắc thái nghiêm trọng hơn, trong khi chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Hiện nay, châu Âu có những phản ứng quyết liệt vì muốn trực tiếp tham gia vào tiến trình đàm phán.

Các cuộc đàm phán

Các đại diện cấp cao của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết là họ muốn bắt đầu các cuộc hoà đàm với Nga và Ukraine tại Ả Rập Saudi trong những ngày tới.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, Michael McCaul cho biết là Ngoại trưởng Mario Rubio, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz và Đặc phái viên về các vấn đề Trung Đông của Nhà Trắng Steve Witkoff sẽ đến Ả Rập Saudi để chuẩn bị cho một cuộc gặp tay ba Trump, Vladimir Putin và Zelensky "để cuối cùng mang lại hòa bình và chấm dứt cuộc xung đột". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đã được mời tham gia, nhưng Mỹ chưa xác định danh tính ai sẽ đại diện cho Nga sẽ đến Ả Rập Saudi.

Trước đó, Ngoại trưởng Rubio và đối tác Nga Sergei Lavrov đã điện thoại lần đầu tiên  để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ.

Gần đây nhất, ngày 12 tháng 2, Trump đã điện đàm cho Putin để bàn về khả năng chấm dứt cuộc chiến Ukraine. Cả hai nguyên thủ đồng ý là sẽ có một cuộc gặp mặt trực tiếp. Trump tỏ ý muốn là các cuộc đàm phán cần bắt đầu ngay tại Quốc gia Ả Rập. Sau đó, Ả Rập Saudi đã tuyên bố sẵn sàng đứng ra tổ chức.

Điểm quan trọng nhất là trước khi điện đàm với Putin, Trump đã không liên kết phối hợp với các đồng minh ở châu Âu hoặc Ukraine. Do đó, có nhiều lo ngại đầu tiên là Ukraine và châu Âu sẽ bị loại ra khỏi các cuộc đàm phán. Sau đó, chính phủ Mỹ xác minh là Kyiv được quyền tham gia. Ngoài ra, trong khuôn khổ Hội nghị An ninh Munich hôm thứ Sáu, Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance cho biết thêm rằng châu Âu cũng nên tham gia. Tuy nhiên, điều này dường như không chắc chắn, bởi vì Đặc phái viên Mỹ về Ukraine, Keith Kellogg, đã phản ứng một cách né tránh về việc tham gia này của châu Âu. Ông cũng nêu lý do là các cuộc đàm phán trước đây đã thất bại vì có quá nhiều bên tham gia.

Phản ứng của châu Âu

Để đối phó về kế hoạch đơn phương của Trump, theo lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ thuộc Liên Âu sẽ thảo luận vấn đề này trong một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt tại Paris.

Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết sẽ tham dự hội nghị vì đây là "khoảnh khắc chỉ có một lần trong đời đối với an ninh quốc gia của chúng ta" và rõ ràng châu Âu phải đảm nhận một vai trò lớn hơn trong khối NATO. Anh sẽ dấn thân để đảm bảo cho Mỹ và châu Âu gắn bó với nhau, đồng thời, sự chia rẽ trong nội bộ liên minh không được phép làm chi phối "kẻ ngoại thù".

Mark Rutte, Tổng thư ký khối NATO, kêu gọi châu Âu cần tham gia nhiều hơn vào tiến trình chấm dứt chiến tranh Ukraine. "Nếu người châu Âu muốn có tiếng nói, họ phải làm cho mình là thành phần có liên quan. Châu Âu phải đưa ra các đề xuất tốt để đảm bảo hòa bình cho Ukraine.”

Trong khi đó, Thủ tướng Đức  Olaf Scholz (SPD) cho biết là tinh thần thống nhất xuyên Đại Tây Dương phải "luôn luôn được đảm bảo".

Phản ứng của Ukraine

Tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Ukraine Zelensky nói rõ rằng, châu Âu phải tham gia vào tiến trình hoà đàm. Cụ thể là Châu Âu, Mỹ và Ukraine cần phải phối hợp trong một chiến lược quốc phòng và an ninh thống nhất với một kế hoạch hành động rõ ràng trước bất kỳ cuộc đàm phán nào. Zelensky cũng kêu gọi châu Âu nên thể hiện tinh thần "độc lập", và đã đến lúc phải thành lập "quân đội chung cho châu Âu". Với quan điểm mới của Trump, mối quan hệ cũ giữa châu Âu và Mỹ "sắp kết thúc". Châu Âu phải "đoàn kết và hành động theo cách mà không ai có thể nói không với châu Âu".
Vài ngày trước, Zelensky đã tỏ ra cởi mở khi nói về việc trao đổi lãnh thổ trong các cuộc đàm phán. Nếu tổng thống Mỹ thành công trong việc đưa Ukraine và Nga vào bàn đàm phán, "chúng tôi sẽ trao đổi lãnh thổ này lấy lãnh thổ khác". Nhưng Zelensky không nói rõ là những vùng lãnh thổ nào mà Ukraine có thể đòi lại.

Sau gần ba năm chiến tranh, Ukraine ngày càng ở vào vị thế phòng thủ. Theo nhiều tiên đoán mới nhất, nếu Mỹ không còn tiếp tục hỗ trợ quân viện, Ukraine sẽ khó có cơ hội để sống còn.

Trong các đêm gần đây, Ukraine đã tường thuật là có các cuộc tấn công mới của Nga với 143 máy bay không người lái. 95 trong số chúng bị đánh chặn, 46 đạt được mục tiêu. Ít nhất một người bị thương. Tại thành phố phía nam Mykolaiv, một đám cháy bộc phát trong một tòa nhà cơ sở hạ tầng quan trọng, nhưng nhanh chóng được dập tắt, nhưng vẫn chưa xác định đó là loại tòa nhà nào.

Theo thông tin chính thức khác tại Kyiv, có 5 tòa nhà dân cư và một số cửa hàng và văn phòng đã bị hư hại do các mảnh vỡ máy bay không người lái rơi xuống, nhưng không gây thương vong. Trong khi đó, Nga cho biết có một người thiệt mạng do một cuộc tấn công ở khu vực Belgorod.

Phản ứng của Nga

Sau cuộc điện đàm giữa Putin và Trump, phát ngôn viên của tổng thống Dmitry Peskov cho biết là quan hệ Nga và Mỹ đang trong một bước ngoặt đáng kể vì cả hai hiện nay đang nói về hòa bình và không phải là chiến tranh.

Ông Peskov nói: "Đây là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy rằng bây giờ chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại". Cuộc gặp đầu tiên giữa Putin và Trump có ý nghĩa đặc biệt trong hoàn cảnh hiện tại. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng không ngăn cản các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ, vì chúng "có thể được dỡ bỏ nhanh nhất có thể".

Vài ngày trước, cựu Tổng thống Dmitry Medvedev, một người tuân theo đường lối cứng rắn của Putin, đã tỏ ra hài lòng về cuộc điện đàm, vì đây là một bằng chứng cho sức mạnh của Nga và sự yếu kém của châu Âu. "Thời đại của châu Âu đã kết thúc".

Triển vọng

Hiện nay có quá nhiều các nhận định về tương lai của Ukraine, nhưng ba kịch bản chính có thể hình dung ra cho tương lai đất nước, nhìn chung là lành ít và dữ nhiều cho Ukraine.

Kịch bản một: Xung đột đóng băng

Kịch bản đầu tiên là đóng băng các cuộc xung đột tại Ukraine, có nghĩa là ngưng bắn da beo, các vùng lãnh thổ của Ukraine bị Nga chiếm đóng trên thực tế sẽ do Nga tiếp tục kiểm soát, nhưng sẽ không được Ukraine và cộng đồng quốc tế công nhận là thuộc về Nga.
 
Để Ukraine có thể chận đứng việc Nga sáp nhập thêm các vùng lãnh thổ khác, Ukraine sẽ nhận được sự đảm bảo an ninh, ví dụ như dưới hình thức hỗ trợ quân sự. Cho đến nay, có 50 quốc gia đã đồng ý các đảm bảo an ninh cho Ukraine.
 
Ngoài ra, có những giải pháp khác được đề xuất, thí dụ như hòa ước sẽ được giám sát bởi Uỷ ban Quốc tế Kiểm soát Đình chiến. Giải pháp này chưa được xác định cụ thể như thế nào. Nhưng khó khăn trước mắt là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã loại trừ việc triển khai quân đội Mỹ cho mục đích này. Ngoài ra, vấn đề nan giải hơn là quân đội gìn giữ hòa bình ở Ukraine sẽ không phải là nhiệm vụ chung của khối NATO. Hơn nữa, hiện nay, Thủ tướng Olaf Scholz từ chối sự tham gia của Đức vào các đội quân như vậy.
 
Hegseth cũng đã loại trừ việc Ukraine gia nhập khối NATO. Nếu điều này được ghi lại trong một hòa ước, có nghĩa là Vladimir Putin sẽ đạt một mục tiêu. Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất của kịch bản này là Nga có thể tiếp tục tự trang bị vũ khí để phát động một cuộc tấn công mới trong tương lai.

Kich bản hai: Đảm bảo hỗ trợ 

Đây có thể là một giải pháp thuận lợi hơn cho Ukraine: Mỹ và các nước thuộc khối NATO trong châu Âu đảm bảo hỗ trợ cho Ukraine giống như Điều 5 của Hiệp ước NATO. Điều này có thể đem ra áp dụng trong trường hợp Moscow không tôn trọng hoà ước, ví dụ như khi quân đội Nga vượt biên giới, xâm phạm lãnh thổ, như đã được được hai bên thỏa thuận.
 
Ngay cả khi không có sự đảm bảo như vậy cho Ukraine, sau khi ký kết thoả ước hoặc hay trong khi đàm phán, các đối tác châu Âu có thể tiếp tục cấp quân viện và đầu tư mạnh hơn vào ngành công nghiệp vũ khí cho Ukraine. Do đó, Ukraine có thể trở thành một quốc gia tiền tuyến, tự lo an ninh và có thể trở thành thành viên của Liên Âu trong trung hạn.

Kịch bản ba: nhượng lãnh thổ và không đảm bảo 

Kịch bản thứ ba là tồi tệ nhất cho Ukraine, nó sẽ xảy ra nếu như Trump quyết định ngừng toàn bộ tất cả các quân viện cho Ukraine và hoàn toàn không còn quan tâm đến tương lai của Ukraine ngay cả trước khi đạt được hòa ước. Trong trường hợp này, hậu quả nghiêm trọng cho Ukraine là từ nay an ninh lãnh thổ sẽ trở thành một vấn đề thuần túy của Ukraine.
 
Khi Trump và Putin đạt được một thỏa thuận như vậy, điều đó sẽ là điềm báo nguy cho vận mệnh của Ukraine cho dù chính quyền và dân chúng Ukraine có cực lực phản đối hay không.

Cùng lúc này, Nga có thể tuyên bố là giành được tất cả các lãnh thổ Ukraine kể từ năm 2014 cho đến nay. Tình hình này sẽ làm cho Ukraine càng khó khăn hơn trong việc tái chiếm vùng lãnh thổ mà họ được hưởng đúng theo luật pháp quốc tế.
 
Người dân Ukraine đã đặt niềm hy vọng vào giải pháp trong vòng 24 tiếng đồng hồ của Trump. Nhưng cho dù bất kể kịch bản nào sẽ xảy ra, rõ ràng là cuộc điện đàm giữa Trump và Putin vào ngày 12 tháng 2 năm 2025 vừa qua chỉ làm cho tương lai của Ukraine trở nên đen tối hơn.
 
Cuối cùng, tình bạn thân thiết của Trump và Putin sẽ mang lại cho Putin một món quà vô giá. Putin sẽ không còn phải lo sẽ bị ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế để trả lời về tội xâm lăng  Thay vào đó, Trump tưởng thưởng cho Putin như là một kẻ thắng cuộc bằng cách Putin trọn quyền khai thác các tài nguyên quý giá trong các lãnh thổ đã chiếm đóng tại Ukraine. Lịch sử về sự thất bại của Hịệp định Paris năm 1973 và sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà năm 1975 đang được Nga lặp lại 50 năm sau tại Ukraine.   

Đỗ Kim Thêm
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người tị nạn đã không còn được chào đón tại Hoa Kỳ kể từ ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Ngay trong ngày nhậm chức 20 tháng 1 năm 2025, ông đã ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn của Hoa Kỳ (U.S. Refugee Admissions Program, USRAP) trong vòng 90 ngày. Dù vào tháng 2 năm 2025, tòa án liên bang đã ra phán quyết yêu cầu khôi phục chương trình tái định cư người tị nạn, chính quyền Trump vẫn khẳng định rằng không thể thực hiện điều đó ngay lập tức, do hệ thống tiếp nhận người tị nạn đã bị giải thể gần như toàn bộ.
Trong bài diễn văn dài 90 phút trước Quốc hội Hoa Kỳ, Donald Trump nhắc lại tham vọng “giành lấy” Greenland “bằng cách này hay cách khác.” Trump tuyên bố rằng Greenland có ý nghĩa “sống còn đối với an ninh quốc gia” của Hoa Kỳ. Dù nhấn mạnh rằng chính phủ của mình “hoàn toàn ủng hộ quyền tự quyết của Greenland,” ông vẫn không quên mời gọi “nếu các bạn đổi ý, chúng tôi sẵn sàng chào đón các bạn gia nhập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Khi Ukraine từ bỏ kho vũ khí nguyên tử và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT Nuclear Nonproliferation Treaty) với tư cách là một quốc gia phi hạt nhân vào năm 1994, họ đã thi hành một phần của Bản ghi nhớ Budapest (Budapest Memorandum), gồm một số các đảm bảo an ninh bởi Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Những đảm bảo này nhằm bảo vệ chủ quyền của Kyiv, và biên giới của họ sẽ được tôn trọng. Nhưng khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, những cam kết đó đã chứng tỏ là vô nghĩa. Ukraine thấy mình đơn độc, sự sống còn phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây và nằm trong tay một kẻ thù được trang bị bằng chính những vũ khí mà Kyiv đã giao nộp. Những tác động này không dừng tại Ukraine mà lan rộng. Trên toàn cầu, các chính phủ đang đánh giá lại ý nghĩa thực sự của các bảo đảm an ninh.
Trong thế giới đấu tranh sinh tồn của loài vật, chuyện cá lớn nuốt cá bé là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong xã hội loài người ngày nay dù đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba hơn hai thập niên và được mệnh danh là thời đại văn minh tiến bộ vượt bực vẫn không thiếu chuyện kẻ mạnh ăn hiếp người yếu trong mối quan hệ giữa người với người. Tình trạng mạnh hiếp yếu còn diễn ra khốc liệt hơn trong mối quan hệ ở cấp quốc gia: nước lớn bắt nạt hay xâm lăng nước nhỏ. Ở đây cũng xin giải thích một chút về cách dùng chữ nhược tiểu trong tiêu đề của bài viết này. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này hoàn toàn không có ý nghĩa đánh giá tiêu cực về quốc gia được đề cập đến. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này là để chỉ cho sự yếu kém về quân sự và kinh tế so với những nước mạnh về quân sự và kinh tế đi xâm lược. Sự yếu kém về quân sự và kinh tế không đồng nghĩa với sự yếu kém về quyết tâm và đồng lòng bảo vệ đất nước của quốc gia bị xâm lược. Ngược lại, cuộc chiến tại Ukraine hiện nay và Việt Nam
Trong lịch sử thế giới, Việt Nam là dân tộc đã trải qua một cuộc nội chiến với kết quả là bản án tử kết thúc chế độ tự do dân chủ miền Nam ngày 30/4/1975. Hơn ai hết, những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa hiểu rõ cảm giác “bị lừa dối” hoặc “bị phản bội” từ bản Hiệp Định Paris do Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính quyền VNCH, với sự ủng hộ của Tổng Thống Richard Nixon lúc đó. Vì thế mà kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine ba năm trước, người dân Việt Nam luôn tỏ rõ lập trường cùng với các lãnh đạo Châu Âu đứng về phía dân tộc và đất nước Ukraine, trừ chính quyền CSVN đã hai lần bỏ phiếu trắng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Điều gì thực sự xảy ra khi niềm tin nơi người đàn ông ở Tòa Bạch Ốc đang lung lay? Chúng ta sắp tìm ra câu trả lời rồi. “Ông ta không thể cho biết khi nào Canada sẽ tổ chức bầu cử. Chuyện gì thực sự đang diễn ra ở đó? Ông ta đang cố gắng duy trì quyền lực phải không?” Donald Trump đã viết trên mạng xã hội sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau vào tuần trước.
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Elon Musk đang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền mới của Trump. Là người đứng đầu Bộ Cải Tổ Chính phủ (Department of Government Efficiency – DOGE), Musk có quyền lực gần như vô hạn trong việc cắt giảm hoặc tái cơ cấu lại chính phủ liên bang theo ý mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Musk còn có ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiều vấn đề chiến lược quan trọng. Một trong những vấn đề nổi bật chính là TQ. Trong khi phần lớn nội các của Trump đang theo đuổi chính sách cứng rắn đối đầu với Bắc Kinh, Musk lại là một ngoại lệ rõ rệt. Là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Linggong Kong (nghiên cứu sinh của trường Auburn University) không hề ngạc nhiên trước những phát biểu ủng hộ Bắc Kinh của Musk trong suốt nhiều năm qua. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại TQ.
Một nữ nhà văn sống ở Pháp, bày tỏ trên Facebook của bà rằng: “Xin tiền, rất khổ! Zelenski không chỉ khẩu chiến với Trump mà cả... Biden. Hai tổng thống đã cãi nhau trong một cuộc điện đàm tháng 6/2022, khi Biden nói với Zelensky rằng ông vừa phê duyệt thêm $1 tỷ viện trợ quân sự cho Ukraine, Zelenski lập tức liệt kê tất cả các khoản viện trợ bổ sung mà ông ấy cần. Sự không biết điều này đã khiến Biden mất bình tĩnh, ông liền nhắc nhở Zelenski rằng người Mỹ đã rất hào phóng với ông ấy và đất nước Ukraine, rằng ông ấy nên thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn.”
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.