Hôm nay,  

‘Câu Tiễn’ Jack Smith và cái chết của Tam Quyền Phân Lập

01/12/202412:32:00(Xem: 1782)

Tam quyền phân lập 1 

 

Một lần nữa, Donald Trump đã đạt được điều chưa bao giờ áp dụng được với bất kỳ công dân nào ở quốc gia luật pháp như Hoa Kỳ: thoát khỏi sự trừng phạt của nhiều cáo trạng dân sự và hình sự liên bang của mình, bằng cách tái ứng cử, và tái đắc cử thành tổng thống.

 

Những vụ án đóng tên ‘tội phạm Donald Trump’

 

Trong hai vụ kiện ở cấp liên bang, bản cáo trạng nêu bật vai trò của Trump trong cuộc tấn công đẫm máu vào Capitol Hill ngày 6/1/2021 từng là một trong những thách thức pháp lý quan trọng nhất mà Trump phải đối mặt. Thẩm phán liên bang Tanya Chutkan đã lên kế hoạch cho một phiên tòa tại Washington, DC, vào tháng Ba, nhưng bị trì hoãn sau khi đội ngũ của Trump kháng cáo rằng ông ta được miễn trừ với tư cách là một cựu tổng thống.

 

Tháng 2/2024, lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp Mỹ, tòa kháng án liên bang Hoa Kỳ khu vực District of Columbia đã phải giải quyết vấn đề: Liệu một cựu tổng thống có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho những hành động của ông ta khi còn tại nhiệm hay không?

 

Câu trả lời là “Miễn truy tố ông Trump sẽ làm sụp đổ hệ thống tam quyền phân lập của nền dân chủ Hoa Kỳ.”

 

Vào tháng 7, Trump và đội ngũ luật sư kháng cáo lên Tối Cao Pháp Viện. Lập luận của số đông thẩm phán do Trump đề cử đã nghiêng về phía Donald Trump, ban cho các tổng thống quyền miễn trừ khỏi bị truy tố, ngay cả đối với các tội danh mang tính chất cá nhân.

 

Không bỏ cuộc, Công tố viên đặc biệt Jack Smith trình lại vụ án vào tháng 8, với lập luận rằng các tội ác bị cáo buộc không liên quan đến nhiệm vụ chính thức của Trump.

 

Cáo trạng hình sự liên bang thứ hai đệ trình ở Florida năm 2022, Jack Smith cáo buộc Trump đã cố tình lưu trữ các tài liệu mật quốc gia tại tư dinh Mar-a-Lago và cản trở FBI thực thi nhiệm vụ thu hồi lại. Đặc vụ FBI đã thu hồi hơn 100 hồ sơ mật và các luật sư của Trump cuối cùng đã bàn giao thêm bốn tài liệu khác được tìm thấy trong phòng ngủ của cựu tổng thống.

 

Chánh án liên bang Aileen Cannon, do Trump bổ nhiệm, đã kéo dài vụ án, gây chậm trễ ngoài ý muốn của đội ngũ pháp lý liên bang.

 

Vụ án hình sự thứ 3 Trump đang mang trên người là vụ can thiệp bầu cử ở Georgia. Khuya ngày thứ Hai của tháng 8/2023, Donald J. Trump và 18 đồng phạm bị đại bồi thẩm đoàn gồm 23 người của thành phố Atlanta, bang Georgia, buộc tội âm mưu lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 tại bang này. Một số đồng phạm đã nhận các thỏa thuận nhận tội, nhưng Trump vẫn phủ nhận hành vi sai trái, đội ngũ pháp lý của Trump tiếp tục chống lại các cáo buộc.

 

Hiện tại, vụ án đã bị đình trệ do các kiến nghị và kháng cáo.

 

Vụ án thứ 4, Trump và Trump Organization bị kết tội gian lận trong một vụ kiện dân sự do Tổng chưởng lý New York, Letitia James, đệ trình. Tòa xác định Trump và Trump Organization đã tăng giá trị tài sản để bảo đảm các khoản vay và lợi ích bảo hiểm, dẫn đến các hình phạt cụ thể, bao gồm giải thể một số hình thức kinh doanh của Trump và khoản tiền phạt $250 triệu. Đương nhiên là Trump kháng cáo quyết định này của tòa án New York.

 

Vụ án thứ năm của Donald Trump là án thanh toán tiền bịt miệng Manhattan, New York. Ngày 2/6/2024, bồi thẩm đoàn ở Manhattan, New York, kết luận Trump phạm 34 tội danh trong vụ làm giả hồ sơ kinh doanh khi chi tiền bịt miệng minh tinh phim khiêu dâm Stormy Daniels trong cuộc tranh cử hồi năm 2016.Vụ án này đánh dấu trường hợp đầu tiên một cựu tổng thống Hoa Kỳ bị bồi thẩm đoàn buộc tội đại hình.

 

Tuy nhiên, Chánh án New York, Juan Merchan, đã hoãn việc tuyên án, ban đầu dự kiến vào ngày 26/11/2024, để xem xét yêu cầu bác bỏ hoàn toàn vụ án của Trump. Nhóm pháp lý của Trump đòi “vụ án nên bị loại bỏ do Trump đã tái đắc cử và bất kỳ bản án nào cũng có thể cản trở chức trách tổng thống của Trump.”

 

Các công tố viên Manhattan phản đối, nhưng đã đồng ý với phán quyết trì hoãn, thừa nhận rằng bản án sẽ không thể tiếp tục, cho đến khi Trump rời nhiệm sở vào năm 2029.

 

Vụ án thứ sáu của Donald Trump, đã được phán quyết, liên quan phỉ báng và tấn công tình dục do nhà văn Jean Carroll khởi kiện. Một bồi thẩm đoàn đã phán quyết Trump phải trả cho bà Jean Carroll hơn $5 triệu tiền bồi thường thiệt hại. Hiện tại, đội ngũ pháp lý của Trump đang kháng cáo.

 

‘Câu Tiễn’ Jack Smith và cái chết của Tam Quyền Phân Lập

 

Thứ Hai, 25/11, công tố viên đặc biệt Jack Smith chính thức đệ đơn rút lại cáo trạng gồm bốn tội danh đang chờ xử lý Donald Trump tại Washington, D.C. Vài phút sau, Smith rút cả đơn kháng cáo Thẩm phán Aileen Cannon bác bỏ vô lý bản cáo trạng Trump lấy tài liệu mật và cất giấu tại tư dinh Mar-a-Lago.

 

Lý do của Jack Smith là những cáo trạng chống lại Trump sẽ không thể hoàn thành hoặc đưa ra xét xử trước khi Trump nhậm chức ngày 20/1/2025. Do đó, theo chính sách lâu năm của Bộ Tư pháp, “cấm truy tố một tổng thống đương nhiệm.”

 

Trong trang cuối cùng của đơn đệ trình, Jack Smith nêu rõ: “Vì những lý do nêu trên, Chính phủ đề nghị tiến hành theo Quy tắc tố tụng hình sự liên bang 48(a) để bãi bỏ, giữ quyền tái khiếu tố (without prejudice) không ảnh hưởng đến bản cáo trạng thay thế.”

 

Có nghĩa rằng, cho đến hiện tại và cả ngày 20/1/2025 tuyên thệ nhậm chức – Trump vẫn là một tổng thống tội phạm. Với đệ trình của Jack Smith, hai vụ án hình sự này có thể được hồi sinh – tái khiếu tố – sau khi Trump rời nhiệm sở vào năm 2029.

 

Đời Xuân Thu từ 771 đến 476 trước công nguyên, nước Việt bị nước Ngô thôn tính. Vua nước Việt là Câu Tiễn bị bắt làm tù binh. Vua nước Ngô là Phù Sai nhốt Câu Tiễn vào ngục, bắt chịu đủ mọi hành hạ, khổ sở và luôn bị bêu riếu, làm nhục. Câu Tiễn cắn răng chịu đựng, thậm chí nếm phân Phù Sai để đoán bệnh, nuôi chí chờ cơ hội phục thù. Khi được thả về nước, quyết tâm phục hận, chui rèn ý chí trên đống củi gai, ngày nào cũng nếm một giọt mật đắng để rèn luyện tinh thần. Sau hai mươi năm trời khổ nhọc, Câu Tiễn xuất đại binh đánh bại quân Ngô.

 

Jack Smith đã phải cam chịu đệ đơn bác bỏ quá trình điều tra hai năm qua của ông, và tận dụng yếu tố cuối cùng của luật pháp Hoa Kỳ là “without prejudice” với hy vọng luật pháp sẽ được thực thi. Tuy nhiên, chính rào cản pháp lý khiến việc truy tố trong tương lai gần như không chắc chắn.

 

Biên tập viên Michael Tomasky của New Republic phỏng vấn các chuyên gia pháp lý cho biết, bất kỳ bộ trưởng Bộ Tư pháp nào (Attorney General – AG) do Trump bổ nhiệm – đều có thể ra lệnh “dissmisal with prejudice – bãi bỏ không cho tái khiếu tố” –sau khi Trump hoàn thành nhiệm kỳ tổng thống của mình.

 

Một bộ trưởng tư pháp của chính quyền Trump 2.0 hoàn toàn có thể từ chối hợp tác với bất kỳ cuộc điều tra độc lập nào chống lại Trump; không bảo lưu các bằng chứng quan trọng; bật đèn xanh cho Bộ Tư pháp không theo đuổi các cáo buộc liên quan Trump sau khi nhiệm kỳ của Trump kết thúc.

 

Nếu một năm trước, ai đó nói với tôi rằng Trump sẽ thoát tất cả tội trạng kể cả đại hình, tôi sẽ cười và nghĩ “ở Mỹ, không ai đứng trên luật pháp.” Rất nhiều người tôn trọng hiến pháp Hoa Kỳ cũng có niềm tin ấy. Nhưng giờ đây, kể cả khi Jack Smith có làm “Câu Tiễn” hay muốn “lùi một bước, tiến ba bước” thì hệ thống tam quyền phân lập của nền dân chủ Hoa Kỳ đã chết dưới thời Trump 2.0.

 

Cũng là Michael Tomasky, đã đau đớn thốt lên: “For Trumpian enablers, what’s good for the golden goose never seems to be good for the gander.” (hay “Những gì có lợi cho ngỗng vàng, thường không lợi cho ngỗng đen”).

 

Hiểu một cách đơn giản, hãy thử hình dung, nếu một người dân đen hồi hưu, tự tiện mang về nhà họ một tài liệu mật hoặc một tài sản của công ty, người đó sẽ chịu tội gì?

 

Kalynh Ngô

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.