Hôm nay,  

Donald Trump – Việt Nam trong nhiệm kỳ II

11/11/202410:27:00(Xem: 523)
vn court

Quan hệ Mỹ-Việt Nam trong nhiệm kỳ II của Tổng thống Cộng Hòa Donald Trump sẽ không có những thay đổi đặc biệt, nếu liên lạc giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh vẫn giữ nguyên trạng như thời Tổng thống Dân Chủ Joe Biden.
    Việt Nam và Hoa Kỳ đã nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược toàn diện” ngày 10/09/2023, nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Joe Biden. Hai nước đã tăng cường hợp tác kinh tế và quốc phòng sau thỏa hiệp này.
    Về lĩnh vực thương mại, Việt Nam “xếp thứ 3 trong các nước mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất, thứ 6 về giá trị nhập khẩu và thứ 8 về tổng kim ngạch thương mại.” (theo Doanh nghiệp & Kinh doanh). Bài viết nói thêm: “Theo số liệu mới được Cục Thống kê Dân số Mỹ công bố, trong năm 2022, Mỹ nhập khẩu 127,52 tỷ USD hàng hóa của Việt Nam, đồng thời xuất khẩu sang Việt Nam 11,4 tỷ USD. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam là hơn 116 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Mỹ có thâm hụt thương mại.” Trung bình mỗi tháng, Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam 950 triệu USD, nhập về 10,6 tỷ USD, thâm hụt khoảng 9,7 tỷ USD.” “Mỗi tháng trong năm 2022, Việt Nam thặng dư thương mại hàng hóa với Mỹ khoảng 10 tỷ USD.”

QUỐC PHÒNG

Trong lĩnh vực Quốc phòng, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Jedidiah P. Royal cho biết: “Hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt còn bao gồm các nỗ lực tăng năng lực quốc phòng và sản xuất quốc phòng, cũng như củng cố khả năng theo dõi-giám sát hàng hải của Việt Nam. (theo VOA Tiếng Việt, ngày 1/10/2024)
    Chi tiết hợp tác này còn được giữ kín, nhưng từ khi Tổng thống Barack Obama “bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương” cho Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016 Mỹ đã bán cho Việt Nam tầu tuần dương, máy bay, xe tăng, chiến cụ để bảo trì vũ khí bỏ lại Việt Nam sau chiến tranh. Ngoài ra Việt Nam cũng đã mua nhiều loại Radar theo dõi không phận và trên biển trong bối cảnh đề phòng tấn công từ Trung Quốc.

QUYỀN CON NGƯỜI

Trong lĩnh vực “quyền con người”, chuyến thăm Việt Nam năm 2017 của Tổng thống Donald Trump đã khiến các nhà dân chủ và tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam thất vọng. Tuyên bố chung chỉ viết ở điểm thứ 10: “Lãnh đạo hai nước ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.”
    Ngoài ra, các viên chức Mỹ thời đó không cho biết liệu ông Trump có yêu cầu phía Việt Nam thả hết “tù nhân lương tâm”, theo yêu cầu của phía đối lập ở Việt Nam hay không. Nhưng các vụ đàn áp tôn giáo và dân chủ vẫn tiếp tục như cũ. Tổng thống Trump là người làm thương mại, vì vậy ông đã quan tâm đến hợp tác kinh tế nhiều hơn. Ông Trump coi vấn đề “quyền con người” là chuyện nội bộ của Việt Nam.

    Đảng CSVN tỏ ra “hả dạ” với lập trường “quyền lợi Mỹ trên hết” của ông Trump, nhưng các nhà đấu tranh và các Tổ chức nhân quyền Thế giới không hài lòng, cho rằng ông Trump đã “chỉ nghĩ đến quyền lợi Mỹ”.

BIỂN ĐÔNG

Về tình hình Biển Đông, Tuyên bố chung năm 2017 viết: “Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của quyền được tiếp cận tự do và mở khu vực Biển Đông đối với cộng đồng quốc tế, tầm quan trọng của việc duy trì thương mại hợp pháp không bị cản trở, và sự cần thiết phải tôn trọng tự do hàng hải-hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác. Hai bên tái khẳng định lập trường về Biển Đông được nêu trong các Tuyên bố chung Việt Nam-Hoa Kỳ và Hoa Kỳ-ASEAN trước đây, bao gồm việc kêu gọi các bên không có những hành động làm leo thang căng thẳng, quân sự hóa các cấu trúc đang tranh chấp, và hạn chế một cách phi pháp các quyền tự do trên biển; tái khẳng định cam kết chung đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý.”
    Lãnh đạo hai nước kêu gọi thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và sớm hoàn tất một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Hai bên cũng kêu gọi tất cả các bên yêu sách ở Biển Đông làm rõ và thực thi những yêu sách biển của mình phù hợp với luật pháp quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, và thực hiện một cách thiện chí những trách nhiệm pháp lý quốc tế của mình trong quá trình quản lý và giải quyết tranh chấp.”
    Lập trường chung này không mới mà chỉ lặp lại những cam kết giữa hai nước trước đây. Điều này có thể hiểu Mỹ quyết tâm bảo vệ “lưu thông hàng hải và hàng không an toàn trên Biển Đông”, đồng thời cũng cam kết bảo vệ đường lưu thông Đông-Tây  huyết mạch này.

AN NINH KHU VỰC

Về an ninh khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, lập trướng của ông Trump trong nhiệm kỳ thứ nhất đã “xích lại gần Trung Quốc” hơn, nhưng chỉ về mặt thương mại. Ông Trump không từ bỏ cam kết Hoa Kỳ bảo vệ an ninh vùng đất bao la này, nhưng, cũng nhu châu Âu, ông đòi hỏi có sự đóng góp của các nước giầu có trong khu vực như Nhật, Nam Hàn và Úc Đại Lợi. Ông Trump cũng duy trì liên lạc và hợp tác chặt chẽ với “khối 4 nước”, gồm Mỹ, Nhật, Nam Hàn và Úc để đương đầu với đe dọa quân sự của Trung Quốc.
    Vì vậy, từ thời Tổng thống Obama, Mỹ đã di chuyển lực lượng từ châu Âu và Trung Đông về vùng Á châu, Thái Bình Dương, song song với hợp tác Quốc phòng với Ấn Độ để bảo đảm an ninh cho Ấn Độ Dương.
    Dưới thời Tổng thống Joe Biden, chính sách này chỉ có tăng cường thêm, vì vậy, không ai nghĩ Tổng thống Donald Trump sẽ thay đổi trong nhiệm kỳ II của ông.

– Phạm Trần
(11/024)

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
Nếu một năm trước, ai đó nói với tôi rằng Trump sẽ thoát tất cả tội trạng kể cả đại hình, tôi sẽ cười và nghĩ “ở Mỹ, không ai đứng trên luật pháp.” Rất nhiều người tôn trọng hiến pháp Hoa Kỳ cũng có niềm tin ấy. Nhưng giờ đây, kể cả khi Jack Smith có làm “Câu Tiễn” hay muốn “lùi một bước, tiến ba bước” thì hệ thống tam quyền phân lập của nền dân chủ Hoa Kỳ đã chết dưới thời Trump 2.0.
Kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào năm 2022, chính giới phương Tây và các chuyên gia an ninh tranh luận sôi nổi về vấn đề liệu Nga có đe dọa khối NATO và khởi chiến chống châu Âu không. Cho dù đến nay, một cuộc tấn công như vậy chưa xảy ra, nhưng dựa theo tinh thần hiếu chiến và khả năng tiến hành chiến tranh của Nga tại Ukraine, chính giới và công luận cho là Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thử thách sức mạnh quân sự của phương Tây bằng cách tấn công vào một trong các quốc gia ở sườn phía đông của khối NATO. Theo các kịch bản được suy diễn thì diễn biến có thể sẽ hình thành trong 5 đến 8 năm tới.
Nếu bạn để dành một ngày nghỉ hoặc ít nhất, nửa buổi không làm gì, chỉ để suy nghĩ về bản thân. Hãy tự hỏi, sống trong xã hội, trong đất nước, trong nhân loại, bạn thuộc về thiểu số hay đa số? Quan niệm của bạn tương tựa quan niệm chung của đám đông hay bạn có quan niệm sống khác, thường xuyên không đồng điệu hoặc bất mãn với quan niệm tiêu chuẩn mà đám đông tin tưởng?
Cuộc bầu cử năm 2024 đánh dấu một thất bại nặng nề cho Đảng Dân chủ, với việc mất gần bảy triệu cử tri so với năm 2020. Ngay cả ở những thành trì mạnh như California và New York, Kamala Harris cũng mất hàng trăm nghìn cử tri ở các thành phố lớn nhất. Chiến dịch tranh cử của Harris có thể được coi là một thất bại, nhưng câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại như vậy? Cuộc tranh luận về nguyên nhân hiện đang diễn ra gay gắt.
Nhà báo Thái Hạo xem chừng rất buồn lòng vì một câu nói của giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (“cái nước mình nó thế”) nên lớn tiếng than phiền: “Sự trì trệ, hỏng hóc ... của một quốc gia, một tổ chức hay một cá nhân, tất thảy đều có nguyên nhân của nó. Vấn đề là phải tìm ra, chỉ ra, phân tích ra, dám nhìn thẳng vào sự thật và khuyết điểm mà sửa chữa hoặc làm lại, chứ không phải buông một câu ‘cái nước mình nó thế’ rồi xong
Chênh lệch vẫn còn khít khao, nhưng chiều hướng có lợi cho Derek Trần vì sau mỗi ngày kiểm phiếu, Derek Trần lại bỏ xa Michelle Steel thêm vài chục phiếu từ ngày 16/11/2024 đến nay. Còn lại khoảng hơn 6,000 phiếu chưa kiểm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.