Hôm nay,  

‘Cảo thơm lần giở’ nụ cười mỹ nhân

09/09/202411:28:25(Xem: 1634)
458820468_1070104651142638_8602224738200257739_n
Hình: từ Kamala Harris facebook


 

Tích xưa truyền lại, nàng Bao Tự – một trong thập đại mỹ nhân Trung Hoa thời Tây Chu năm 779 TCN, đã khiến cả một triều đại bị diệt vong bởi nụ cười của nàng. Hoàng đế Chu U Vương say đắm nhan sắc khuynh nước khuynh thành của nàng hoàng hậu, nhưng tiếc thay chưa bao giờ nhìn thấy nàng cười. U Vương ban lệnh, ai có thể làm cho mỹ nhân cười sẽ được thưởng nghìn lượng vàng. Do thế mà Lý Bạch cư sĩ đã viết lên câu: “Mỹ nhân nhất tiếu hoán thiên kim” – Nụ cười đáng giá nghìn vàng. Thử nhiều cách, cố gắng nhiều lần, nhưng mỹ nhân vẫn u sầu. Có vị quan hiến kế cho U Vương châm lửa đốt các tháp dầu – vốn được xây để phòng khi có giặc kéo đến thì đốt các cột lửa báo hiệu cho chư hầu đến ứng cứu. Khi nhìn thấy tín hiệu trên, các chư hầu nhanh chóng cứu viện. Khi tới nơi, họ tức giận vì biết bị Chu U Vương trêu đùa. Chứng kiến cảnh đó, Bao Tự mỉm cười. Hiển nhiên hoàng đế sung sướng. Nhưng sau đó, Tây Chu bị quân Khuyển Nhung tấn công. Các cột lửa của tháp dầu lần này vô hiệu, vì đã bị lừa một lần, chư hầu không đến vì nghĩ đây là trò đùa khác. Hậu quả là Chu U Vương bị giết ở Ly Sơn, nhà Tây Chu bị diệt vong. Kể từ đó, Bao Tự mãi là tội đồ của kế sách "Phóng hỏa hí chư hầu.”  Bao Tự khiến Chu U Vương và nhà Tây Chu bị tiêu diệt chỉ vì một nụ cười.

 

Nếu Bao Tự là “hồng nhan họa thủy” của Tây Chu thì nàng Muội Hỉ là “Thiên cổ đệ nhất hồ ly tinh” của triều Hạ. Cũng truyền thuyết kể rằng, Muội Hỉ nàng là phi tử của Kiệt Vương. Nàng thích nghe tiếng “xé vải” nên vua Kiệt đã hạ lệnh hàng ngày phải tiến cung 100 súc vải lụa để xé mua vui, đổi lấy tiếng cười của mỹ nhân. Hoàng đế vì mải mê chìm đắm trong tửu sắc, bỏ bê triều chính, nên muôn dân sống cảnh lầm than, ai oán thấu tận thanh thiên. Cuối cùng, vua Kiệt đã bị bộ lạc Thương tiêu diệt. Kiệt Vương trở thành thiên tử cuối cùng của triều Hạ.

 

Đó là chuyện đời xưa, là điển tích hơn 2.000 năm trước.

 

Còn chuyện đời nay? Kể làm sao hết những nụ cười của giai nhân, tài tử.

 

Đã hơn 60 năm kể từ ngày kiều nữ bạc mệnh Marilyn Monroe kết thúc cuộc đời nhiều vinh quang mà cũng lắm thăng trầm của mình, nụ cười khả ái cùng với mái tóc vàng của giai nhân này vẫn mãi là biểu tượng của một thời điện ảnh Hồ Ly Vọng.

 

“Người Đàn Bà Đẹp” Julia Roberts chỉ cần xuất hiện 45 giây, nụ cười tỏa nắng của nàng trị giá $1.5 triệu. Chính Julia cũng không thể giải thích vì sao nụ cười của mình lại lôi cuốn thế giới như thế, ngoại trừ một điều, cô nói: “Tôi cười tự nhiên thôi. Dù cười rạng rỡ hay cười nhẹ nhàng, tôi cũng không thể giả tạo.” Nụ cười – chính nó đã phản chiếu tâm hồn lạc quan yêu đời, tràn đầy sức sống của nữ minh tinh.

 

Đó là điện ảnh. Đó là nụ cười của các minh tinh, tài tử. Nụ cười đốn ngã bao trái tim si tình trên màn ảnh cũng như ngoài đời. Nụ cười mang đến bạc triệu cho phòng vé. Nụ cười quyết định số phận thành công hay thất bại của một tác phẩm điện ảnh.

 

Vũ khí bí mật của Kamala

 

Còn trong võ đài chính trị Mỹ và cả thế giới, chưa bao giờ một nụ cười lại được bàn tán nhiều như lúc này. Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.)

 

Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.

 

Kamala Harris là một phụ nữ đẹp. Năm 2013, Tổng Thống Barrack Obama từng nói: “Kamala Harris là một Bộ trưởng Tư pháp đẹp nhất.”   

 

Ngay cả Tổng Thống Nga Vladimir Putin hôm 5 Tháng Chín cũng phải nói Phó Tổng Thống Kamala Harris có một “nụ cười lan tỏa, chứng tỏ tất cả mọi thứ đều rất thuận lợi cho bà ấy.” Câu nói này có phải lời mỉa mai hay không thì chỉ có ông ta mới biết. Nhưng có lẽ cũng không ai thấy cần thiết phải hỏi kiểm chứng lại. Vì đó là sự thật.

 

Trở về cuộc tranh cử tổng thống 2020. Đêm tranh luận giữa hai ứng cử viên phó tổng thống, Kamala Harris (Dân Chủ) và Mike Pence (Cộng Hoà) chính là đêm đánh dấu “quyền lực phía sau nụ cười của Kamala.” Bà phản ứng lại những lần đối thủ ngắt lời bằng câu “Tôi đang nói.” Từng là một công tố viên, Bộ trưởng Tư pháp, Thượng nghị sĩ, Kamala Harris thừa kinh nghiệm và bản lĩnh để tranh luận với Mike Pence. Nhưng độc đáo là bà đã dùng chỉ một nụ cười và một cái gật đầu để yêu cầu đối thủ tôn trọng cuộc tranh luận. Kamala thậm chí không màng nhấn nhận chữ “Tôi” trong câu nói của mình. Thay vào đó, bà cười và gật đầu để đòi hỏi sự hợp tác.

 

Mike Pence càng dối trá trong cuộc tranh luận, Kamala càng mỉm cười. Không lời nói nào từ Mike Pence khiến cho bà bối rối. Khi Mike nhất quyết tranh lời, Kamaka dừng lại, đợi cho Mike nói hết, và bà lại mỉm cười, gật đầu và hỏi: “Ông đã nói xong chưa?”

 

Cây bút David Smith của The Guardian’s từng diễn đạt về trạng thái của Kamala trong buổi tranh luận đó là "Khả năng biến biểu cảm khuôn mặt thành vũ khí của Kamala Harris.”

 

"Hàng loạt những cái nhíu mày, mím môi và nhìn chằm chằm đầy khinh miệt của Thượng nghị sĩ California vào đối thủ của bà sẽ sống mãi trong ký ức của đảng Dân Chủ ngay cả khi những lời nói đó bị lãng quên trong tương lai.”

 

Có lẽ hàng chục năm kinh nghiệm dày dặn của một công tố viên, rồi bộ trưởng tư pháp, rồi thượng nghị sĩ đã cho Kamala một bản lĩnh sắt thép như thế. Những điều này cộng lại, thêm vào yếu tố giới tính – một người phụ nữ trong chính trường, đã mang đến cho Kamala Harris một “sự vị tha” nhưng nó sắt nhu đá và bén như dao. Cái vị tha của một bà mẹ mỉm cười khi phạt đòn đứa con ương ngạnh không vâng lời. Cái vị tha của những bà vợ nề nếp mỉm cười khi chất vấn các ông chồng đã sai còn cãi.

 

Bốn năm sau, khi chính thức nhận đề cử của Tổng Thống Biden và Đảng Dân Chủ, một lần nữa, Kamala Harris đã sử dụng vũ khí đầy quyền năng của mình để bước vào cuộc tranh cử – một cách tự tin, thuyết phục, và tràn đầy năng lượng.

 

Nụ cười này, làm cho Donald Trump phải… thật sự là Doanld Trump. Sau khi biết Kamala Harris là đối thủ của mình, chứ không phải “Sleepy Joe” như ông ta mong muốn, Trump liên tục tấn công nụ cười của Kamala, theo cách xưa nay Trump vẫn như thế.

 

"Tôi gọi bà ấy là Kamala hay cười,” Trump nói tại một cuộc vận động ở Michigan. "Bạn đã bao giờ thấy bà ấy cười chưa? Bà ấy điên rồi. Bạn có thể thể hiện được nhiều thứ qua tiếng cười. Bà ấy điên rồi, bà ấy thật sự điên rồi.”

 

Đáp lại, Kamala dõng dạc tuyên bố trong các chiến dịch tranh cử của bà: “Tôi hiểu rõ loại người như Donald Trump.” Và bà mỉm cười giữa lúc tiếng vỗ tay vang rền của hàng chục ngàn người ủng hộ.

 

Kamala Harris có nhiều hơn một hoặc hai lý do để bà tự tin nở nụ cười trước các đối thủ chính trị trong cuộc đua 2020, và tiếp tục dùng nó là vũ khí để chiến thắng. Trước nhất, Kamala Harris là sinh viên đầu tiên tốt nghiệp từ một trường đại học lịch sử của cho người da đen được đề cử vị trí cao như thế – phó tổng thống Hoa Kỳ, và bây giờ là ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ.

 

Thứ hai, bà từng xác nhận trong chương trình The Drew Barrymore Show vào tháng Tư, đó là bà “tự hào về nụ cười của mình” và giải thích vì sao bà giữ nụ cười này ở một vị trí đặc biệt trong trái tim của mình.

 

“Tôi thừa hưởng nụ cười từ mẹ tôi và tôi lớn lên bên cạnh những người phụ nữ luôn cười ‘thả ga.’ Họ cười khi ngồi quanh bếp, uống cà phê, kể chuyện và cười rộn ràng. Tôi không phải tuýp người cười khúc khích e thẹn. Tôi không bao giờ che giấu niềm vui của mình.”

 

“Tôi nghĩ rằng những người trẻ không nên bị giới hạn trong việc người khác nhận định về mình thế nào, bạn nên làm gì để trông như thế này, thế kia. Điều đó rất quan trọng.”

 

Tác giả của cuốn sách "Humor ist Chefsache" (tạm dịch "Hài hước là vấn đề của người điều hành") Eva Ullmann tin rằng văn hóa hài hước và tiếng cười đang thay đổi nước Mỹ. Ông viết trong một bài bình luận:

 

"Chiến dịch tranh cử của Hoa Kỳ không chỉ là về sự hài hước. Liên danh Harris-Walz có đường lối chính trị rõ ràng, họ có thể khẳng định mình và ở vị thế trội hơn. Họ không phải là nghệ sĩ giúp vui nhưng sự hài hước của họ có điều gì đó rất chân thành và thực tế, có điều gì đó hấp dẫn.”

 

Ngay từ ngày đầu tiên Kamala Harris chọn Tim Walz, thông điệp của chiến dịch đã được mở ra rất tinh tế: Niềm vui và sự hài hước. Niềm vui cho người dân Mỹ về một hy vọng sau tám năm vật lộn với tin giả và những lời dối trá. Hài hước để trả lại cho nước Mỹ một bản chất cởi mở, hiện đại nhưng không kém phần cạnh tranh.

 

Dù sao đi nữa, sẽ không khách quan nếu thiếu lời nhận định ở góc độ khoa học. Bác sĩ tâm lý Michael Titze, người nghiên cứu về nụ cười, nhận định trong một bài viết: “Khi một ai đó, như Kamala Harris, cười lớn, não sẽ giải phóng các chất truyền dẫn thần kinh khiến bạn cảm thấy vui vẻ. Không phải vô cớ mà có câu nói: ‘Tiếng cười là liều thuốc bổ tốt nhất.’ Những người vui vẻ rất thu hút người khác.”

 

Bác sĩ Titze phân tích thêm, cụ cười của Kamala Harris trong các cuộc vận động tranh cử, cách bà giao tiếp với người dân ở các tiểu bang cho thấy rõ về một hình thức giao tiếp. Nó như lời kêu gọi: “Hãy xem cách tôi làm, và nếu bạn đồng ý, hãy tham dự và chúng ta sẽ cùng nhau làm tiếp phần còn lại.”

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyền lực phía sau nụ cười của Kamala Harris. Với “vũ khí bí mật” này, bà có thể phá vỡ trần kính khắt khe, vững chắc mấy trăm năm của nước Mỹ, trở thành một nữ tổng thống da đen đầu tiên của Hoa Kỳ hay không thì chưa thể biết và không thể chắc. Chỉ chắc chắn một điều, với nụ cười và những mẩu chuyện đời rất bình dị của chính mình, bà đã mang đến cho người dân Mỹ một quan điểm rõ rệt về sự tương quan chặt chẽ giữa tố chất của người lãnh đạo quốc gia và nền tảng gia đình sẽ dẫn đến một nước Mỹ quật cường.

 

Kalynh Ngô

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, Chủ tịch nước Tô Lâm nổi lên là ứng viên hàng đầu thay ông Trọng. Nhưng Việt Nam dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ như thế nào? Thắc mắc này không khó trả lời vì tập quán của CSVN là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Mùa Hè năm ngoái, cũng vào khoảng này đây, gần như mọi cơ quan truyền thông (trên toàn thế giới) đều hớn hở loan tin: đã tìm thấy bốn em bé biệt tăm, sau khi khiến chiếc phi cơ Cessna 206 bất ngờ bị hỏng máy và rơi xuống rừng sâu núi sâu.
Thời đại Nguyễn Phú Trọng đã khép lại sau 57 năm chuyên chính vô sản và tiếp tục độc tài Cộng sản. Ông Trong qua đời ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi, đã để lại một gia sản dở dang “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”...
Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược quân sự toàn diện nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực? Sau đây là một số suy nghĩ cá nhân về vấn đề quan trọng này, tôi trình bày với tư cách là một học giả về Trung Quốc và không phải là đại diện chính thức của chính phủ Úc...
Tôi không thân thiết, và cũng chả quen biết chi nhiều với Trương Văn Dũng (TVD). Thản hoặc, mới có chút chuyện cần – cần phải trao đổi đôi ba câu ngăn ngắn – thế thôi. Tuy thế, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi nghe ông bị “túm”, và bị kết án tù. Dù rất ngại làm mất lòng thiên hạ (và cũng rất sợ gạch đá tán loạn, từ khắp bốn phương) nhưng tôi vẫn phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông Tô Lâm chưa hề bắt “lộn” một nhân vật bất đồng chính kiến nào (ráo trọi) nhất là trường hợp của TVD!
Khi bài này đến với độc giả thì Tổng Bí thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt gần một tháng mà không có lời giải thích nào của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lần gần nhất công chúng Việt Nam nhìn thấy ông Trọng là khi ông tiếp Tổng thống Putin thăm Hà Nội ngày 20/06/2024. Sau đó ông đã vắng mặt tại các buổi họp quan trọng...
Không ai biết chắc khi nào một đế chế sẽ sụp đổ. Chẳng ai có thể xác định chính xác thời điểm Đế chế La Mã, Bồ Đào Nha, Ottoman hay Anh kết thúc. Trong bài thơ "Waiting for the Barbarians", nhà thơ Hy lạp Constantine P. Cavafy nhiều lần khẳng định rằng những kẻ man rợ sẽ đến hôm nay. Người ta chờ đợi, như thể đây là chuyện thường nhật như việc một công ty sẽ phá sản, hay một buổi lễ ra trường vậy. Nhưng một đế chế thì sao? Liệu vào thời của mình, nhà thơ Hy Lạp Cavafy có thuộc về một đế chế nào đáng để gọi là đế chế không?
Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có năng khiếu hay tham vọng gì ráo trong lãnh vực thơ văn/thi phú. Suốt đời chỉ ước mong sao có sách báo để đọc, để thưởng thức những lời hay ý đẹp của giới văn nhân thi sỹ, là vui thích lắm rồi. Sở thích, cùng niềm vui, tuy giản dị thế thôi nhưng đôi lúc tôi vẫn bị lôi thôi vì những câu cú (vô cùng) tối nghĩa:
Tệ nạn “dưới đẩy lên, trên đùn xuống” và “vô trách nhiệm” không mới trong cán bộ, đảng viên CSVN, nhưng số người “sáng vác ô đi tối vác về” vẫn khơi khơi trong hệ thống cầm quyền mới là điều lạ. Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từng nói:“Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm”, nhưng không ai muốn về vườn vì chứng bệnh nan y “tham quyền cố vị” đã có trong máu thịt Đảng...
Đảng CSVN đang bối rối về câu hỏi: Tại sao phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh để xây dựng đất nước? Lý do đơn giản, vì đảng sợ “dân chủ”, nhát “tự do” và lo phải đối phó với tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng, đe dọa sự sống còn của chế độ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.