Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Bí Tích Tiệc Ly

31/07/202409:59:00(Xem: 1777)

Dali_-_The_Sacrament_of_the_Last_Supper_-_lowres

Tấm tranh Bí Tích Tiệc Ly vẽ các phụ nữ bên trên là một trong những tác phẩm giá trị nhất của Dali, cũng như tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia của Mỹ tại Washington D.C.

 

Bao năm qua người thưởng ngoạn lẫn người Ky-tô hữu vẫn lũ lượt ghé thưởng ngoạn tấm tranh của người họa sĩ cận đại nổi tiếng người Tây Ban Nha Salvador Dali này mỗi khi có dịp đến bảo tàng. Nó như một tác phẩm nghệ thuật của nhân loại, tương tự bức tranh Bữa Tiệc Ly tưởng tượng của Leonardo da Vinci, không thuộc sở hữu hay thẩm quyền của riêng tôn giáo nào.

 

Vậy tại sao ban tổ chức Olympic tại Paris bị chỉ trích, lên án nặng nề khi ý tưởng của họ bị diễn giải là nhại theo bức tranh Bữa Tiệc Ly và màn trình diễn là báng bổ Ky-tô giáo?

 

Câu trả lời là, đây chỉ là câu chuyện chính trị tại Pháp, sử dụng tôn giáo như một phương tiện và đồng minh cho mục tiêu chính trị của mình.

 

Như tình trạng nước Mỹ, sự tranh chấp giữa hai phe tả-hữu cũng quyết liệt không kém. Cuộc bầu cử tại Pháp vài tuần trước tưởng đã thuộc về phe cực hữu, đưa nước Pháp sang một ngã rẽ khác.

 

Như mối tương quan chính trị thông thường tại vài quốc gia, nhóm cánh hữu bảo thủ liên kết với Ky-tô giáo như một đồng minh nhằm tấn công sự cấp tiến của cánh tả. Đồng thời điều này đã tạo cho một số lãnh tụ tôn giáo này ảo tưởng rằng họ có quyền quyết định các chính sách quốc gia, thay vì vai trò dẫn dắt tâm linh.

 

Nước Mỹ hiện nay cũng đang đối diện tình trạng này một cách nặng nề hơn.

Nếu đa số người dân Pháp cảm thấy hài lòng và thích thú với chương trình khai mạc Olympic 2024 tại Paris năm nay thì chính nhóm cực hữu và Công giáo Pháp đã khai mào cuộc tấn công vào một ban tổ chức Olympic cổ súy các quyền tự do và bình đẳng của con người, bị xem là "cực tả".

Lấy màn trình diễn được BTC lấy ý tưởng từ thần thoại Hy Lạp và tinh thần nguyên thủy của Olympic để cổ súy cho sự bình quyền của những người đồng tính hay chuyển giới trong cộng đồng LGBTQ+, nhóm cực hữu diễn dịch theo ý họ là dung tục, báng bổ tôn giáo.

 

Quả hiệu nghiệm và quyền năng. Điều này lan rộng đến người Ky-tô hữu khắp thế giới. Họ tấn công, đòi tẩy chay Olympic, vô tình trở thành con bài của phe cực hữu Pháp. Làn sóng này buộc ban tổ chức phải xin lỗi. Dù họ xin lỗi vì đã tạo ra sự hiểu lầm không cần thiết chứ không phải vì đã sai lầm.


FB_IMG_1722435603029


Một khán giả thuộc cộng đồng nói tiếng Anh viết rằng, "Tôi là người Ky-tô hữu, nhưng không phải điều gì cũng thuộc về chúng ta và không phải cái gì cũng báng bổ đức tin chúng ta. Nội dung và tính giáo dục lịch sử quanh những Olympic cùng khởi nguồn của nó là điều quan trọng trong trường hợp này. "

 

Nước Pháp từng là cái nôi của những cuộc cách mạng về dân chủ, nhân quyền và văn hóa, nghệ thuật. Tinh thần này đã được ban tổ chức Olympic cổ súy một cách cấp tiến qua các ý tưởng và sáng tạo nghệ thuật. Lễ khai mạc không hoàn hảo như bất cứ cuộc tổ chức quy mô nào và sự yêu thích cùng cảm nhận thuộc về khả năng và nhận thức của khán giả.

 

Nhưng trên hết, ban tổ chức đã thể hiện tốt nhất tinh thần bình đẳng, bình quyền của Olympic cùng các quyền tự do ngôn luận và diễn đạt tư tưởng cần thiết trong xã hội tiến bộ ngày nay.

 

Nhã Duy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.