Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Nguyễn Tất Thành

24/05/202400:00:00(Xem: 1516)

nguyen tat thanh

 

Dù sống cùng thời nhưng khác nơi nên tôi không gặp Nguyễn Tất Thành lần nào ráo. Giao lưu, tương tác, chit chat …  (qua không gian mạng) cũng không luôn. Bởi vậy, tôi chỉ đoán già/đoán non rằng con đường học vấn của ổng không dài và (dường như) cũng không được suôn sẻ gì cho lắm.

Trăm năm trong cõi người ta

Cái gì không biết thì tra gu gồ!

Tôi rà rà chút xíu thì thấy Quân Đội Nhân Dân Online có loạt bài (“Thời Trai Trẻ Tìm Đường Cứu Nước Của Bác Hồ”) với những đoạn sau:

Năm 1909, Nguyễn Tất Thành theo cha, lúc đó là Phó bảng vào huyện Bình Khê thuộc tỉnh Bình Định nhậm chức tri huyện. Sau đó Người được cha gửi vào Quy Nhơn học tiếng Pháp. Những tưởng việc học hành sẽ thuận lợi nhưng chẳng bao lâu, tháng 1 năm 1910, cha Người bị triều đình bãi chức và triệu hồi về Huế. Việc học tập của Nguyễn Tất Thành nguy cơ dang dở…

Cuối năm Canh Tuất (1910), Nguyễn Tất Thành rời Trường Dục Thanh về Sài Gòn tiếp tục con đường đã định… Năm 1960, tập sách Bác Hồ do nhiều tác giả viết in tại Hà Nội đã được Bác Hồ xem. Khi đọc, Bác nói với đồng chí thư ký: Bác không có ý định dừng lại Phan Thiết song đến đó thì tiền lộ phí đã cạn mới quyết định ở lại tìm việc làm để có tiền đi tiếp cuộc hành trình …

Đến Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành xin vào học một trường kỹ thuật do Pháp quản lý, dạy về hàng hải. Sau này, đồng chí Hà Huy Giáp kể lại, có lần Bác nói: “Bác đâu có ý định học thợ, nhưng trong lúc lang thang để tìm cách sang phương Tây, mà có nơi cho mình học, có cái ăn là mình vô thôi”.

Cũng với cách suy nghĩ tương tự (“có cái ăn là mình vô thôi”) năm 1911, Nguyễn Tất Thành  nộp đơn xin “vô” Trường Thuộc Địa nhưng không lọt. Về sự kiện này, trong một cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí Hợp Lưu (số phát hành vào tháng 11 năm 2020) T.S Vũ Ngự Chiêu cho biết:

Đầu tháng 2/1983, khi làm việc trên kho tài liệu trường Ecole coloniale, tức học hiệu huấn luyện các viên chức thuộc địa Pháp, trên đường Oudinot, quận 7, Paris, tôi vô tình khám phá ra nhiều hồ sơ học viên người Việt tại học hiệu này, như Bùi Quang Chiêu, Đèo Văn Long, Phan Kế Toại, Trần Trọng Kim, Lê Văn Miễn, v.. v...

Thật vô tình, tìm thấy tập hồ sơ xin nhập học nhưng không được chấp nhận của Nguyễn Tất Thành, tức HCM sau này… Trong biên khảo tam ngữ Một ngôi trường khác cho Nguyễn Tất Thành (Paris: 1983) tôi đã trình bày khá rõ: Người mà chúng ta biết như HCM sau này đã rời nước không vì muốn tìm đường cứu nước, mà chỉ vì những tao ngộ bản thân (cha bị cách chức, tống giam, nên phải bỏ học nửa chừng, v.. v...). Từ cổng hậu đóng kín của trường Thuộc Địa, HCM sẽ tìm thấy cánh cửa mở rộng của Đại Học Phương Đông của Liên Sô Nga 12 năm sau.

Tập tài liệu mỏng, viết bằng ba thứ tiếng (Một ngôi trường khác cho Nguyễn Tất Thành - Another school for young Nguyễn Tất Thành -  Une autre école pour le jeune Nguyễn Tất Thành) của Vũ Ngự Chiêu và Nguyễn Thế Anh đã đặt ra một câu hỏi hơi nhậy cảm: “Hồ Chí Minh ra đi cứu nước hay kiếm cơm?

Theo tôi thì cả hai và không có cái nào sai cả. Có thực mới vực được đạo chứ. Hơn nữa, cứu cánh (vẫn) biện minh cho phương tiện cơ mà. Nguyễn Tất Thành học ở Paris hay Moskva đều ça va tuốt.

Tôi chỉ hơi có chút lăn tăn không hiểu là vì do ảnh hưởng nền giáo dục Đại Học Phương Đông của Liên Sô, hay vì do con đường học vấn (không được êm xuôi lắm) của chính mình mà kể từ khi Nguyễn Tất Thành lãnh đạo thành công cuộc cách mạng vô sản ở VN thì xẩy ra một hiện tượng hơi bị bất thường. Nhà tù ở đất nước này bỗng mọc lên khắp nơi còn nhà trường thì thưa thớt hẳn. 

nguyen tat thanh 2



Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1945 - 1976) đã có người ta thán: Trại lính, trại tù, người đi không ngớt/ Người về thưa thớt dăm ba. (“Nguyễn Chí Thiện - 1965)

Qua đến thời Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì đúng là giai đoạn hoàng kim của nhà tù. Đỉnh điểm có thể lấy ngày 4 tháng 10 năm 2019 làm dấu mốc. Ngày hôm đó, báo Công An Đà Nẵng hớn hở loan tin: “Khánh thành nhà tạm giữ của Công An Quận Hải Châu với tổng mức đầu tư là hơn 9,8 tỷ đồng trên thửa đất có diện tích 2.064 m2.”

Trời! Bộ tính bắt nhốt hết cả huyện hay sao mà làm nhà tạm giam cấp quận “bao la” dữ vậy, mấy cha?

Cổ kim – có lẽ – không có xứ sở nào tổ chức lễ khánh thành nhà tù như thế cả, và cũng không nơi đâu mà thiên hạ lại đổ xô đến nơi để xây trường tấp nập như ở VN:

-         Nhật Bản đã viện trợ xây dựng 158 trường học tại Việt Nam

-         Người Úc sang xây trường cho học sinh vùng lũ Quảng Bình

-         Việt Nam và Vương quốc Anh hợp tác thúc đẩy giáo dục đại học

-          Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam xây dựng đại học

-         Hàn Quốc giúp VN xây dựng trường tiểu học

-         Pháp cam kết giúp Việt Nam xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế

-          Cựu binh Mỹ góp sức xây trường ở Việt Nam        

-          Lính công binh Mỹ giúp Việt Nam xây trường học      

Mọi công trình xây cất, giúp đỡ, viện trợ đều được chấp nhận với không ít e dè, và rất nhiều nghi ngại – theo như tường thuật của nhạc sỹ Tuấn Khanh :

“Tháng 8-2022, Lính thủy trên tàu bệnh viện Mercy của Hải quân Hoa Kỳ vừa khánh thành công trình phúc lợi là một trường học cho trẻ em ở Phú Yên. Toàn bộ chi phí được phía Mỹ tài trợ và sức lao động của lính thủy Mỹ nhằm ghi dấu cho một công trình mang tính hữu nghị và giáo dục.…

Nhưng những chuyện nói trên cũng không quan trọng bằng chuyện một chương trình giao lưu và hoàn toàn thiện nguyện từ một quốc gia khác, mà không hiểu sao phía truyền thông dư luận viên pro (ủng hộ) nhà nước tổ chức rất công phu những ngôn luận phủ nhận những hoạt động này, và nói rằng đây chỉ là những thứ mua chuộc để phá hoại Việt Nam, hay là giả dối để âm thầm tổ chức diễn biến hòa bình.”

Ôi! Tưởng gì chớ “những thứ mua chuộc để phá hoại Việt Nam” (“hay là giả dối để âm thầm tổ chức diễn biến hòa bình”) thì nghi kỵ hay dè bỉu như thế là phải giá. Cái “giá” này chỉ hơi bị hớ, bị hố (hay bị lố) sau khi trang Vnexpress đi tin:

“Cậu bé gốc Việt quyên tiền xây trường ở Quảng Nam… Nam Harrison, 12 tuổi, kết hợp với một chuỗi cửa hàng bán sandwich quyên góp được 10.000 USD để xây một ngôi trường cho trẻ em ở tỉnh Quảng Nam. Nam được vợ chồng bà Maria Cina Harrison nhận nuôi từ năm một tuổi tại một trại trẻ ở ngoại thành Hà Nội và hiện sống tại khu Sherman Oaks, quận Los Angeles, bang California.

nguyen tat thanh 3



Hai năm trước, khi lần đầu trở về thăm Việt Nam, cậu bé được bố mẹ nuôi đưa đến thăm vùng núi ở tỉnh Quảng Nam, nơi vợ chồng Harrison đang kết hợp với tổ chức từ thiện Children of Vietnam để xây dựng một trường học. Sự nghèo khó ở đây đã khiến Nam bị sốc.”

Giản dị rứa thôi: “Sự nghèo khó ở đêy đã khiến Bé Nam bị sốc” rồi quyên góp, gây quỹ xây trường cho những đứa trẻ bất hạnh cùng tuổi với mình thôi, chớ em không hề có ý “mua chuộc Việt Nam” hay “âm thầm diễn biến hòa bình” (hay “bình hòa”) cái con bà gì sất.

Nỗi bất hạnh của lũ trẻ con không trường học (hay “trường không có nhà vệ sinh”) khiến tôi chạnh lòng nhớ đến tiếng thở dài (cố nén) của nhà báo Huy Đức: “Lịch sử không có chữ NẾU. Nhưng, đôi khi tôi vẫn cứ không cầm lòng được, suy nghĩ vẩn vơ, Việt Nam sẽ ra sao, nếu từ tháng 8-1945 vẫn là Chính phủ Trần Trọng Kim”.

Tôi lại “suy nghĩ vẩn vơ” theo kiểu khác, giản dị hơn: Nếu đơn xin vào học Trường Thuộc Địa của Nguyễn Tất Thành không bị trả về thì dân Việt, có thể, đã không vướng họa (họa cộng sản) từ bấy lâu nay!” 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.