Hôm nay,  

Cuộc chiến kinh tế Mỹ-Trung Quốc

08/09/202300:00:00(Xem: 4778)
 
cuoc chien my trung
 
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục.
    
Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này. Nếu Hoa Kỳ đơn phương dừng lại các thành tựu này, hiển nhiên sẽ không khả năng cạnh tranh đối với Trung Quốc, mà ngược lại, Trung Quốc sẽ nâng cao vị thế siêu cường, nhất là hiện nay, Trung Quốc có nhiều đối tác thương mại hơn là Hoa Kỳ và các nước này được hưởng lợi từ đầu tư và thương mại của Trung Quốc.
   
Hai là, trong quá khứ, Mỹ đã cố tình làm chậm lại tình trạng tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Hiện nay, lịch sử tái diễn, Mỹ đang nhắm mục tiêu vào Trung Quốc.
So sánh Trung Quốc hiện nay với Nhật Bản trước đây, Jeffrey D. Sachs chẩn đoán thiếu cơ sở. Mức sống của dân Nhật vào năm 1990 là khoảng 60% của Hoa Kỳ; của dân Trung Quốc ngày nay là dưới 20%. Không giống như Nhật Bản, Trung Quốc đang phải chịu đựng nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn ngoài yếu tố cung cầu không cân bằng và nợ nần chồng chất, thí dụ như lão hoá dân số, những thất bại trong hoạch định chính sách kinh tế sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình tập trung quyền lực. Do đó, tình trạng tăng trưởng chậm ở Trung Quốc sẽ còn tồi tệ hơn và lâu dài hơn, có  nghĩa là, người dân Trung Quốc trở nên nghèo hơn Nhật.
   
Ba là, để giải quyết vấn đề đình trệ, Trung Quốc sẽ tìm kiếm các đối tác khằp thế giới để hỗ trợ tiếp tục cho
việc mở rộng thương mại và tiến bộ công nghệ. Thuận lợi nhất hiện nay cho Trung Quốc là đang thống trị nhóm BRICS khi nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi cộng lại. Trung Quốc cũng đang là một đối tác kinh tế và thương mại quan trọng đối với tất cả các nước khác. Tại hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg, Nam Phi tháng 8/2023, BRICS đã quyết định kết nạp thêm sáu thành viên mới gồm Saudi Arabia, Iran, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Argentina, Ai Cập và Ethiopia sẽ gia nhập vào ngày 1/1/2024. Với sự kết nạp này, BRICS sẽ tăng gấp đôi quy mô và vị thế địa chính trị và kinh tế. Có khoảng 40 quốc gia loan báo sẽ quan tâm đến tư cách thành viên, đặc biệt trong số đó có Algeria, Kuwait, Bangladesh, Venezuela và Thái Lan.
   
Nhìn chung  trong bối cảnh hiện nay, BRICS là dấu hiệu của sự tự tin mới, không còn chấp nhận mô hình trật tự phương Tây,
quan tâm đến việc thiết lập các quy tắc mới  trong chính sách tài chính, thương mại và kinh tế quốc tế. Nhưng BRICS là một cơ chế còn lỏng lẻo, không có sự hiểu biết chung về chính sách an ninh, nhất là chưa có sự đồng thuận cho Trung Quốc lãnh đạo trong hai lĩnh vực chính trị và tiền tệ. Sau đây lả bản dịch.
 
***
 
Nền kinh tế Trung Quốc đang đình trệ. Các dự báo hiện tại cho thấy tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm 2023 ở mức dưới 5%, thấp hơn so với các dự báo được đưa ra vào năm ngoái và thấp hơn nhiều so với các tốc độ tăng trưởng cao mà Trung Quốc có được cho đến cuối những năm 2010. Báo chí phương Tây loan tin tràn ngập về những hành vi được cho là sai trái của Trung Quốc: một cuộc khủng hoảng tài chính trên thị trường bất động sản, nợ nần chồng chất và các căn bệnh khác. Tuy nhiên, phần lớn sự đình đốn là kết quả của các biện pháp của Mỹ nhằm làm chậm tăng trưởng của Trung Quốc. Các chính sách như vậy của Mỹ vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Họ nên dừng lại.
   
Các chính sách chống Trung Quốc xuất phát từ một kịch bản quen thuộc trong việc hoạch định chính sách của Mỹ. Mục đích là để ngăn chặn sự cạnh tranh kinh tế và công nghệ từ một đối thủ quan trọng. Ứng dụng đầu tiên và rõ ràng nhất của vở kịch này là sự phong tỏa công nghệ mà Mỹ áp đặt lên Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh. Mỹ tuyên bố Liên Xô là thù địch của Mỹ và chính sách của Mỹ nhằm ngăn chặn việc Liên Xô tiếp cận các công nghệ tiên tiến.
   
Ứng dụng thứ hai của vở kịch ít rõ ràng hơn, và trên thực tế, thường bị ngay cả giới quan sát am tường thông qua. Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, Mỹ đã cố tình tìm cách làm chậm lại tình trạng tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Điều này có vẻ đáng ngạc nhiên, vì Nhật Bản đã và đang là đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, Nhật Bản đã trở nên "quá thành công", khi các doanh nghiệp Nhật Bản cạnh tranh với các doanh nghiệp Mỹ trong các lĩnh vực then chốt, bao gồm chất bán dẫn, điện tử tiêu dùng và ô tô. Thành công của Nhật Bản đã được ca ngợi rộng rãi trong những cuốn sách bán chạy nhất như Japan as Number One của Giáo sư Harvard Ezra Vogel, một đồng nghiệp tuyệt vời của tôi đã quá cố.
   

Vào giữa đến cuối những năm 1980, các chính trị gia Mỹ đã hạn chế hàng xuất khẩu của Nhật Bản vào thị trường Mỹ (thông qua cái gọi là các giới hạn "tự nguyện" đã thỏa thuận với Nhật Bản) và thúc đẩy Nhật Bản định giá quá cao đồng tiền của mình. Đồng Yên Nhật tăng giá từ khoảng 240 Yên mỗi đô la năm 1985 lên 128 Yên mỗi đô la năm 1988 và 94 Yên so với đô la năm 1995, định giá hàng hóa Nhật Bản nhằm nhăn chận ra khỏi thị trường Mỹ. Nhật Bản rơi vào suy thoái khi tăng trưởng xuất khẩu sụp đổ. Từ năm 1980 đến năm 1985, xuất khẩu của Nhật Bản tăng 7,9% hàng năm. Từ năm 1985 đến năm 1990, tăng trưởng xuất khẩu giảm xuống còn 3,5% hàng năm; và từ năm 1990 đến năm 1995, đến 3,3% mỗi năm. Khi tăng trưởng chậm lại rõ rệt, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã rơi vào tình trạng khó khăn tài chính, dẫn đến phá sản tài chính vào đầu những năm 1990.
   
Vào giữa những năm 1990, tôi đã hỏi một trong những quan chức có quyền lực nhất trong chính phủ Nhật Bản là tại sao Nhật Bản không phá giá đồng tiền để thiết lập lại tình trạng tăng trưởng. Câu trả lời của ông ta là Mỹ sẽ không cho phép làm điều đó.
   
Hiện nay, Mỹ đang nhắm mục tiêu vào Trung Quốc. Bắt đầu từ khoảng năm 2015, giới hoạch định chính sách của Mỹ đã coi Trung Quốc là mối đe dọa hơn là đối tác thương mại. Sự thay đổi quan điểm này là do thành công kinh tế của Trung Quốc. Sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc thực sự bắt đầu báo động các chiến lược gia Mỹ khi Trung Quốc công bố vào năm 2015 chính sách "Made in China 2025" để thúc đẩy sự tiến bộ của Trung Quốc lên đỉnh cao của các người máy, công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo và các công nghệ tiên tiến khác. Cùng thời gian đó, Trung Quốc đã công bố Sáng kiến Vành đai và Con đường (Nhất Đái – Nhất Lộ) để giúp xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại trên khắp châu Á, châu Phi và các khu vực khác, chủ yếu sử dụng tài chính, các doanh nghiệp và công nghệ của Trung Quốc.
   
Mỹ đã phủi bụi khỏi vở kịch cũ để làm chậm lại sự tăng trưởng đang tăng vọt của Trung Quốc. Tổng thống Barrack Obama lần đầu tiên đề xuất thành lập một nhóm thương mại mới với các nước châu Á sẽ loại trừ Trung Quốc, nhưng ứng cử viên tổng thống Donald Trump đã đi xa hơn, hứa hẹn chủ nghĩa bảo hộ hoàn toàn chống lại Trung Quốc. Sau khi thắng cử năm 2016 trên nền tảng chống Trung Quốc, Trump đã áp đặt thuế quan đơn phương đối với Trung Quốc, vi phạm rõ ràng các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Để đảm bảo WTO sẽ không ra phán quyết chống lại các biện pháp của Mỹ, Mỹ đã vô hiệu hóa cơ chế tòa hoà giải WTO bằng cách chặn các việc bổ nhiệm các thẩm phán mới. Chính quyền Trump cũng chặn các sản phẩm từ các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc như ZTE và Huawei và kêu gọi các đồng minh của Mỹ làm điều tương tự.
   
Khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, nhiều người (bao gồm cả tôi) kỳ vọng Biden sẽ đảo ngược hoặc nới lỏng các chính sách chống Trung Quốc của Trump. Điều ngược lại đã xảy ra. Biden đã tăng gấp đôi, không chỉ duy trì thuế quan của  Trump đối với Trung Quốc mà còn ký các sắc lệnh hành pháp mới nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận các công nghệ bán dẫn tiên tiến và đầu tư của Mỹ. Các doanh nghiệp Mỹ được khuyên một cách không chính thức nên chuyển chuỗi cung ứng của họ từ Trung Quốc sang các nước khác, một quá trình được dán nhãn "friend-shoring" thay vì thuê ngoài. Khi thực hiện các biện pháp này, Mỹ hoàn toàn xem thường các nguyên tắc và thủ tục của WTO.
   
Hoa Kỳ phủ nhận mạnh mẽ rằng họ đang trong một cuộc chiến kinh tế với Trung Quốc, nhưng như câu ngạn ngữ cũ, nếu nó trông giống như một con vịt, bơi như một con vịt và kêu như một con vịt, nó có thể là một con vịt (ám chỉ một người thiếu lương thiện khi thể hiện các kỹ năng vụng về, ND.) Hoa Kỳ đang sử dụng một chiến thuật quen thuộc, và các chính trị gia ở Washington đang viện dẫn những lời hùng biện quân sự gọi Trung Quốc là kẻ thù phải được kiềm chế hoặc đánh bại.
   
Kết quả được nhìn thấy trong sự đảo ngược xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Trong tháng 1/2017 khi Trump nhậm chức, Trung Quốc chiếm 22% lượng hàng hóa nhập khẩu của Mỹ. Vào thời điểm Biden nhậm chức vào tháng 1/2021, thị phần nhập khẩu của Trung Quốc tại Mỹ đã giảm xuống còn 19%. Tính đến tháng 6/2023, thị phần nhập khẩu của Trung Quốc tại Mỹ đã giảm mạnh xuống còn 13%. Từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm tới 29%.
   
Tất nhiên, các động lực của nền kinh tế Trung Quốc rất phức tạp và hầu như không được thúc đẩy bởi thương mại Trung Quốc-Mỹ. Có lẽ các xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ phần nào phục hồi. Tuy nhiên, Biden dường như không thể giảm bớt các rào cản thương mại với Trung Quốc trước thềm cuộc bầu cử năm 2024.
   
Không giống như Nhật Bản trong những năm 1990, vốn phụ thuộc vào Mỹ về an ninh, và do đó tuân theo các yêu cầu của Mỹ, Trung Quốc có nhiều không gian hơn để điều động khi đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ. Quan trọng nhất, tôi tin rằng, Trung Quốc có thể tăng đáng kể xuất khẩu sang phần còn lại của châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, thông qua các chính sách như mở rộng Sáng kiến Vành đai và Con đường. Đánh giá của tôi là nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc không chỉ sai lầm về nguyên tắc, mà còn thất bại trong thực tế. Trung Quốc sẽ tìm kiếm các đối tác trong toàn bộ nền kinh tế thế giới để hỗ trợ tiếp tục mở rộng thương mại và tiến bộ công nghệ.
 
Jeffrey D. Sachs
Đỗ Kim Thêm dịch
 
22/8/2023
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.