Hôm nay,  

Các Biện Pháp Cấm Thuyết Chủng Tộc Phê Phán: Nhiều Trường Học Đang Bị Đe Dọa Cắt Tài Trợ

21/04/202300:00:00(Xem: 1033)
Critical race theory
Hiện nay, ở 49 tiểu bang, ngay cả khi những nỗ lực loại bỏ thuyết chủng tộc phê phán (Critical Race Theory – CRT) không được ủng hộ ở cấp tiểu bang, chúng cũng đã được ban hành ở ít nhất một thành phố, thị trấn, hoặc bởi hội đồng trường học địa phương. (Nguồn: hình chụp lại từ VietFactCheck)
 
Một vài chủ đề trong lĩnh vực giáo giục đã nổi lên khắp các trang tin tức trong vài năm qua, trong đó nỗ lực cấm Thuyết Chủng Tộc Phê Phán* (Critical Race Theory – CRT) trong các trường học là một trong những chủ đề thống trị. Chủ đề này phổ biến đến mức các chuyên gia nghiên cứu tại UCLA School of Law Critical Race Studies Program đã lập ra một cơ sở dữ liệu mới để theo dõi các nỗ lực của chính quyền địa phương và tiểu bang trong việc cấm giảng dạy lý thuyết này cùng với những thứ khác.

Taifha Natalee Alexander, giám đốc và người giám sát cơ sở dữ liệu này, sẽ giải thích về mục đích tổng thể cũng như những gì nó đã chỉ ra cho đến nay.
Nhưng đầu tiên, lý thuyết chủng tộc phê phán là gì?

Theo trang Người Thông Dịch, thuyết chủng tộc phê phán chối bỏ “triết lý mù màu” tạm dịch từ “colorblindness” (những người theo triết lý này tin rằng chỉ cần đối xử với mọi người như nhau và không phụ thuộc vào màu da sẽ khiến cho xã hội công bằng hơn). Họ cho rằng sự phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại ở Hoa Kỳ sau nhiều thập kỷ cải cách dân quyền. Họ phê phán những luật lệ và định kiến, kể cả của những người có ý định tốt, đã khiến các trật tự về chủng tộc không hề thay đổi. Những người ủng hộ thuyết này hiểu rằng chủng tộc chẳng qua là quan điểm của xã hội, không liên quan đến cấu trúc sinh học. Theo họ, nâng cao và quan tâm đến trải nghiệm của những người đã bị phân biệt đối xử vì màu da là rất quan trọng. Tuy nhiên, thuyết chủng tộc phê phán không phải là một thế giới quan duy nhất, và những người theo đuổi thuyết này cũng có các chí hướng khác nhau. Theo như Giáo Sư Crenshaw, thuyết này nên gắn liền với hành động hơn là lời nói suông. Bà nói, “Lý thuyết này là một cách nhìn nhận, chú ý, đánh giá, tìm hiểu, và phân tích khái niệm về chủng tộc và vì sao bất bình đẳng chủng tộc được tạo ra và củng cố trong suốt chiều dài lịch sử đến tận ngày nay. Sự thật này sẽ không thay đổi trừ phi chúng ta công nhận rằng những bất công luôn tồn tại." Giáo Sư Matsuda thì cho rằng thuyết này là kim chỉ nam cho các thay đổi tiến bộ. Bà cho biết, “Theo tôi, thuyết chủng tộc phê phán công nhận sự ảnh hưởng của kỳ thị chủng tộc lên cuộc sống thường ngày, trong đó sự thật lịch sử và xã hội là những bằng chứng nói lên sự ảnh hưởng của phân biệt chủng tộc lên hệ thống pháp luật và văn hóa Mỹ. Qua đó, thuyết này muốn tiến tới một xã hội công bằng bình đẳng bằng cách xóa bỏ các hệ thống của nạn kỳ thị.”
 
1. Điều gì đã thúc đẩy việc theo dõi những nỗ lực cấm lý thuyết chủng tộc phê phán?
Theo bà Taifha Natalee Alexander, cơ sở dữ liệu này được lập ra ngay sau khi Tổng thống Donald Trump ban hành sắc lệnh hành pháp vào năm 2020, tìm cách ngăn chặn các cơ quan liên bang và cơ sở giảng dạy những thứ được mô tả là “khái niệm gây chia rẽ.” Những khái niệm này bao gồm các quan điểm cho rằng “Hoa Kỳ về cơ bản là phân biệt chủng tộc hoặc phân biệt giới tính.”
 
Các chuyên gia nghiên cứu đã dự đoán rằng các biện pháp ngăn chặn tương tự sẽ được thực hiện ở cấp địa phương và tiểu bang. Và đúng là như vậy. Một năm sau khi sắc lệnh hành pháp của ông Trump – có tên chính thức là Sắc Lệnh 13950 (Executive Order 13950) – được ban hành, các cơ quan chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương đã đưa ra 250 biện pháp nhằm cấm việc giảng dạy lý thuyết chủng tộc phê phán. Lý thuyết này nhằm giải thích cách chủng tộc và luật pháp được sử dụng để tạo ra sự phân biệt chủng tộc có hệ thống trong xã hội Hoa Kỳ. Dựa theo ngăn cấm này, một số sách vở đã bị cấm giảng dạy ở học đường.
 
Mặc dù sau đó Tổng thống Joe Biden đã thu hồi sắc lệnh hành pháp của ông Trump, nhưng ngày nay, số lượng biện pháp cấm lý thuyết này đã tăng lên 619, theo cơ sở dữ liệu CRT Forward được chính thức ra mắt vào năm 2021. Cơ sở dữ liệu này bao gồm khoảng thời gian kể từ khi ban hành sắc lệnh của ông Trump cho đến nay.
 
Mục đích tổng thể của CRT Forward là theo dõi thời điểm và cách thức các biện pháp cấm lý thuyết chủng tộc phê phán lan rộng trên toàn quốc. Bà Taifha Natalee Alexander tin rằng điều này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về mức độ sâu rộng và phạm vi của các cuộc công kích của chính phủ nhằm vào lý thuyết chủng tộc phê phán.
 
2. Cơ sở dữ liệu cho thấy những gì?
 
Cơ sở dữ liệu không chỉ xác định và theo dõi các biện pháp cấm lý thuyết chủng tộc phê phán. Mỗi biện pháp cũng có kèm theo phân tích. Cụ thể hơn, người ta sẽ xem xét từng biện pháp để xem loại cơ sở, tổ chức nào bị nhắm mục tiêu. Thí dụ về các tổ chức bị nhắm mục tiêu bao gồm các trường K-12, cao đẳng và đại học, cũng như các cơ quan chính phủ.
 
Các phân tích cũng tìm hiểu loại hành vi nào đang bị cấm hoặc bắt buộc. Thí dụ: nếu có một biện pháp dựa vào việc giám sát chương trình giảng dạy của trường hoặc các bài học trên lớp, thì điều đó cũng sẽ được lưu ý, và xem xét liệu các biện pháp đó có đi kèm các hình phạt hay không, chẳng hạn như bị mất nguồn tài trợ.
 
3. Cơ sở dữ liệu đã đưa ra những khuynh hướng nào đáng chú ý?
 
Gần đây, Chương trình Critical Race Studies Program tại UCLA đã công bố báo cáo “Theo Dõi Cuộc Tấn Công Nhằm Vào Lý Thuyết Chủng Tộc Phê Phán” (Tracking the Attacking on Critical Race Theory). Đây là một báo cáo từ Dự Án Theo Dõi (Tracking Project) của CRT Forward. Báo cáo nêu bật năm khuynh hướng chống thuyết này trên toàn quốc và nội dung cụ thể của chúng:
 
- 40% các biện pháp chống CRT sử dụng lại ngôn từ trong sắc lệnh hành pháp của Trump.
- Các biện pháp chống CRT đã được đưa ra ở 49 tiểu bang.
- 90% tất cả các biện pháp, và 94% các biện pháp được ban hành, là nhắm mục tiêu vào hệ thống giáo dục K-12.
- Trong số các biện pháp nhắm mục tiêu vào hệ thống giáo dục K-12, 73% ‘nhúng tay’ vào việc giảng dạy trên lớp, và 75% ‘dòm ngó’ các tài liệu ngoại khóa.
- Trong số các biện pháp do cơ quan lập pháp tiểu bang đưa ra, cứ 3 biện pháp thì có 1 cái bao gồm các điều khoản khiến các khu học chánh bị cắt tài trợ nếu vi phạm.
 
Khi tính đến các nỗ lực của địa phương, cơ sở dữ liệu cho thấy các biện pháp chống CRT đã được đưa ra ở mọi tiểu bang, ngoại trừ Delaware. Điều đó có nghĩa là ở 49 tiểu bang, ngay cả khi những nỗ lực loại bỏ lý thuyết chủng tộc phê phán không được đưa ra ở cấp tiểu bang, chúng cũng đã được ban hành ở ít nhất một thành phố, thị trấn, hoặc bởi hội đồng trường học địa phương.
 
Lấy California làm thí dụ. Ở tiểu bang này, dù không có lệnh cấm nào về lý thuyết chủng tộc phê phán được đề nghị ở cấp tiểu bang, nhưng ở cấp địa phương, đã có 11 lệnh cấm được đề nghị, và 7 trong số đó đã được ban hành. Vì vậy, tỷ lệ các biện pháp chống lại lý thuyết chủng tộc phê phán được ban hành ở California cao hơn ở các bang như South Carolina, nơi có 19 lệnh cấm được đề nghị và 3 cái trong số đó đã được ban hành.
 
Việt Báo tổng hợp theo bài “Efforts to ban critical race theory have been put forth in all but one state – and many threaten schools with a loss of funds” của Taifha Natalee Alexander, Giám đốc dự án CRT Forward, Trường California, Los Angeles, được đăng trên trang TheConversation.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Chính trị độc tài” và “Tư tưởng hẹp hòi” của đảng Cộng sản Việt Nam là hai nguyên nhân khiến trí thức thờ ơ với đất nước. Nhận xét này không có gì là “đột phá” mà là căn bệnh di căn do đảng đẻ ra để tự hành hạ mình. Hãy lấy bài học “trí thức Việt kiều” ngại về giúp nước để suy nghĩ...
Hầu hết mọi người đang thảo luận về các phiên tòa sắp tới của Donald Trump ở New York, Florida – và thứ Ba vừa qua, đại bồi thẩm đoàn ở Washington, D.C. đã truy tố Trump tội âm mưu lừa gạt chính phủ Hoa Kỳ, âm mưu cản trở một thủ tục tố tụng chính thức, âm mưu chống lại các quyền, cản trở và cố gắng cản trở một thủ tục chính thức, sử dụng Bộ Tư pháp để tiến hành "các cuộc điều tra tội phạm bầu cử giả" và cố gắng ngăn chặn chứng nhận bầu cử vào ngày 6 tháng 1/2021. Trump phải ra tòa hai ngày sau đó và các phiên tọa sắp tới tại thủ đô sẽ phải có sự hiện diện của ông. Liệu điều đó có ảnh hưởng đến khả năng vận động tranh cử của Trump cho đề cử ứng viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa?
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã tập trung vào việc đảm bảo an ninh cho chế độ của mình. Ông đã thanh trừng bất cứ ai có tiềm năng là đối thủ chính trị, tái cơ cấu quân đội và bộ máy an ninh nội bộ, xây dựng một nhà nước giám sát kiểu Orwell, và thúc đẩy thông qua các luật pháp mới với mục đích đàn áp mọi chống đối, phản biện, nhân danh an ninh quốc gia. Nền tảng cho tất cả những công cuộc cải cách này là cái mà Tập gọi là “khái niệm an ninh quốc gia toàn diện”, một khuôn khổ nhằm bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và chính quyền điều hành của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sự bảo vệ bao gồm cả chính cá nhân Tập.
Bắt đầu từ giữa những năm của thập niên 1980, các giới quan sát người Ấn Độ và quốc tế ngày càng tin là chế độ độc tài của Trung Quốc sẽ quản lý sai lạc nền kinh tế, trong khi Ấn Độ dân chủ sẽ nổi lên như là một đất nước hùng mạnh và phát triển nhiều hơn. Thay vào đó, Ấn Độ hiện nay đang phải trả một cái giá cho việc thiếu đầu tư trong nguồn nhân lực của mình.
Giới yêu hội họa, hẳn nhiên, đều biết tác phẩm Em Thúy của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Bức danh họa này hoàn tất vào năm 1943, và “đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.” Tuy thế, không mấy ai để ý là có đến hai phụ nữ tên Nguyễn Thị Minh Thúy (và hai đều được dư luận nhắc đến như là nguyên mẫu của tác phẩm nổi tiếng trên) nhưng cuộc đời của họ lại hoàn toàn khác hẳn nhau.
Việt Nam muốn nâng cấp ngoại giao với Mỹ làm gì là câu hỏi được đặt ra, sau khi Tổng thống Joe Biden tiết lộ vào ngày 28/7/2023 rằng: "Tôi nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tôi tới G20. Ông ấy muốn nâng tầm để Mỹ thành đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc"...
Tôi nghe T.S Mạc Văn Trang than phiền mà không khỏi sinh lòng ái ngại: “Bớt ‘nổ’ đi, bớt ‘diễn’ đi, Trung ương ‘diễn’ một thì cơ sở ‘diễn’ mười, cái gì cũng ‘diễn’ thành lố bịch, ấu trĩ, dối trá, đạo đức giả. Những cái đó ảnh hưởng xấu đến văn hoá, đạo đức toàn xã hội.” Nói thế e có (hơi) quá lời chăng? Khối vở “diễn” vui lắm chớ, tuy tình tiết thì “lố bịch” thật nhưng cũng chả gây “ảnh hưởng xấu xa” gì (mấy) nên vẫn được tái diễn hăng năm.
Chuyện thanh niên trong nước chán Mác và hết muốn nghe theo Bác, phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với Đảng là mối lo hàng đầu hiện nay của đảng CSVN. Vấn đề này không mới, nhưng lại được các cơ quan báo chí, truyền thông của đảng nhắc đi lặp lại mãi chứng tỏ tình hình mỗi ngày một nghiêm trọng, nhất là khi các chứng bệnh tham nhũng, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” lan rộng trong đảng viên, từ cơ sở lên trung ương...
Thử nghĩ xem: mỗi đồng chí lãnh đạo chỉ cần (độ) vài triệu dollar, cùng với năm ba cái biệt phủ hay biệt thự là… đã đủ rồi, đủ cho một cuộc sống ung dung (có thể kéo dài đến vài thế hệ) nếu đừng phung phá quá...
Ngày 18 tháng Bảy 2023, gia đình của bị cáo Phạm Trung Kiên, trong vụ án « chuyến bay giải cứu », đã tức tốc nộp thêm 8 tỷ đồng cho cơ quan chức năng sau khi bị đề nghị án tử hình. Trước đó, gia đình ông Kiên đã nộp hai lần để « khắc phục hậu quả » : lần đầu 12 tỷ đồng, lần sau 15 tỷ đồng. Báo chí chính quyền còn cho biết ông Phạm Trung Kiên đã hứa sẵn sàng nộp thêm tiền để hy vọng giảm án...
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.