Hôm nay,  

Xin lỗi Đức Phật

17/03/202321:02:00(Xem: 2874)

phat image 1

Mấy nay thiên hạ lùm xùm um cả lên, người trong đạo kẻ ngoài đời không tiếc lời tranh cãi, mạ lị, ngụy biện… Con thấy rất buồn cười nhưng không tiện xía vào và cũng chẳng biết bày tỏ tâm sự với ai. Nay con mượn chút chữ nghĩa bộc bạch nỗi lòng cùng với đức Phật, trước hết con xin lỗi đức Phật vì những chuyện vô minh xảy ra trong đạo pháp, thứ nữa con cũng xin lỗi cho những hý luận của người đời.

 

Vào sâu đời mạt pháp, pháp bị bẻ cong, bị gán ép bậy bạ tỷ như: “Đạo pháp và XHCN” của nhóm hồng tăng tà sư đã và đang làm. Đời mạt pháp, những vị sư chân chính đáng kính trọng bị cô lập, bị quấy nhiễu, bị ngăn cản hành đạo. Đời mạt pháp, pháp Phật bị đánh tráo, bị trộn chung với những trò ma mị mê muội của thế gian, tỷ như: lên đồng, cầu cơ, trục vong, giải hạn, phong thủy, bói toán, du lịch tâm linh… Đời mạt pháp, vô minh tăng cấu kết với quan quyền, thế lực chính trị để làm chỗ dựa, lấy việc kết thân với nhà giàu, quan chức làm vinh hạnh, toàn những việc không sao hiểu nổi hay chấp nhận được, càng nói càng đau lòng. Đúng như năm xưa đức Phật huyền ký: “Sư tử trùng thực sư tử nhục”. Thưa Thế Tôn, con sư tử hùng mạnh, oai dõng khi nó hống lên thì lũ chồn, cáo, chim, chuột... phải im hơi lặng tiếng, không một con vật nào dám hại nó, ấy vậy mà nó lại bị tổn thương vì những con vi trùng trong thân nó. Những loài trùng độc gặm nhấm, đục khoét thân thể nó. Sư tử không chết vì bên ngoài, sư tử chết vì bên trong, vì sư tử trùng. Cái trò gắn đuôi: “Đạo pháp và XHCN” chẳng khác nào đem con chuột nhắt buộc vào đuôi con sư tử, cái ý đồ mượn oai sư tử để khiển dụng các loài khác nhưng tiếc thay sư tử là sư tử, chuột là chuột đâu có ai lầm lẫn được! Đời mạt pháp ma tăng làm thế chẳng khác nào sư tử trùng đang phàm thực sư tử nhục.

 

Thưa Thế Tôn, chúng con chỉ là hạng Phật tử sơ cơ, nhìn thấy sự việc như thế thì đau lòng nhưng không biết làm gì hơn vì chúng con vốn đức bạc, tài sơ, trí thô, huệ cạn, lại còn thiếu vô úy… Nên chúng con chỉ còn biết đê đầu sám hỗi và xin lỗi đức Phật mà thôi!

 

Người tộc Viêt hay tộc Hán bấy nay sống với vô thần đã lâu, tiêm nhiễm thói ngạo mạn, tự đại trong khi bản tánh thì lại vô minh, vô tri... vì thế mà họ sống, nói năng và hành động rất liều, rất vị kỷ. Những việc mà nhóm hồng tăng tà sư làm quấy khiến cho họ ra sức cười chê, châm chọc, mỉa mai đạo pháp. Họ vơ đũa cả nắm, họ đang tạo nghiệp xấu cả thân lẫn miệng và ý, đáng tiếc làm sao!

 

Thưa Thế Tôn, nếu năm xưa Ngô triều dùng bạo lực đàn áp, tấn công trực tiếp vào đạo cả, việc này đã tổn thương nặng nề, máu chảy thịt rơi, lửa cháy… Nhưng cũng chính sự tàn bạo đã khiến bốn chúng gác lại dị biệt bất đồng để cùng đứng lên tranh đấu, vì thế mà đạo pháp sang một trang sử mới với sự đoàn kết thống nhất thành công lớn. Ngày nay thì lại khác, cũng lực lượng vô minh nhưng nham hiểm và thâm độc hơn. Người ta dùng ma tăng hồng sư để phá hoại đạo pháp từ trong ra, dùng chính những hồng tăng như sư tử trùng, cấy trùng độc vào thân sư tử, hòng biến sư tử thành vật lệ thuộc để sử dụng, dùng sư tử phục vụ cho mục đích cai trị của mình.

 

Xin lỗi Thế Tôn, đây là sự thật đã và đang xảy ra, đã và đang gây tác hại nặng nề. Chánh pháp bị phá hoại, bị xuyên tạc. Niềm tin và bồ đề tâm của hàng Phật tử sơ cơ bị lung lay, bị thối lui. Pháp Phật cũng như mọi pháp khác của thế gian này, không thể tránh khỏi thịnh suy, có lúc lên có lúc xuống. Chúng con vô phước sanh vào thời mạt pháp, sống vào buổi pháp đang mạt, đang bị phá hoại. Chúng con vẫn nhớ lời di giáo của đức Phật: “Lấy giáo giới làm thầy, lấy sự thật làm ngọn đèn...” Ngày nay vì hàng tứ chúng tùy tiện diễn dịch để biện minh cho việc phá giới và vì thế mà đạo pháp suy vi. Ngày nay người ta chỉ chăm chú mỗi việc xây chùa to Phật lớn khắp nơi mà không chịu xây đức dựng người. Chùa to Phật lớn nhan nhản tràn lan ấy vậy mà tìm một vị thầy có pháp học pháp hành, nói và làm đúng chánh pháp thì tìm không dễ, quả thật rất hiếm hoi. Những hồng tăng tà sư chìm đắm trong danh văn lợi dưỡng, thích kết giao quan gia, phò thế tục đăng đàn nói nhảm, nói xàm, nói bừa để làm vui lòng thế lực chính trị vô minh, những thế lực thừa ác thiếu thiện, nhiều sân si ít tỉnh giác, tràn đầy tham lam trống hoác lương tri… hàng Phật tử sơ cơ ngu muội cũng theo những vị hồng tăng dâng cúng tiền bạc của cải, tin theo lời ma mị trục vong trừ tà … để rồi tiền mất tật mang và quan trọng hơn là chịu chung cái nghiệp xấu với tà sư.

 

Thưa đức thế Tôn, ngày xưa khất thực là sự sống còn để nuôi thân mạng mà tu hành. Khất thực để buông bỏ cái tôi, cái bản ngã. Khất thực để không tham đắm vật chất, không dính mắc vào lục trần, để không phải tích trữ vật thực hay của cải. Khất thực để cho người dân gieo phước...Khất thực là một pháp hành quan trọng và hữu hiệu trong việc thúc liễm thân tâm, thực hành tứ oai nghi cũng như thực hành chánh pháp. Ngày nay mọi sự đã khác, hòan cảnh và quốc độ đều khác, việc khất thực không còn như xưa vì ngày nay chùa chiền vật thực chất đầy kho, ăn ngày ba bữa còn ăn thêm, ăn dặm, ăn tối, ăn vặt… ăn bất cứ thời giờ nào. Việc khất thực ngày nay (nhất là các chùa bắc tông) chỉ là sự phù diễn tắc trách, sự phô bày thô. Bát khất thực ngày xưa chỉ lấy đủ thức ăn cho một bữa và không phân biệt món gì. Ngày nay bát khất thực chẳng đựng thức ăn, chỉ toàn là kẹo bánh và đồ ăn vặt như snack, chip và tiền lẻ. Mỗi vị đi khất thực còn được bố trí thêm một người mang theo cái túi đi bên cạnh để khi bát đầy thì trút vào túi cho thầy. Việc khất thực ngày nay trông thật nhếch nhác và phản cảm. Khất thực kiểu này chỉ tăng thêm ngã mạn vì được Phật tử cung kính cúng dường vừa ràng buộc dính mắc và tham đắm vì phần vật cúng dường của mình. Phật tử sơ cơ không biết đã đành, nhiều chùa lại khuyến khích như thế, những vị mặc cà sa dửng dưng chấp nhận hay bằng lòng chấp nhận như thế thì quả thật đúng là mạt pháp.

 

Thưa đức Thế Tôn, con vẫn biết không nên nói lỗi người, không nên chê trách người mà hãy nhìn lỗi mình. Tuy nhiên sống trong một cộng đồng thì mình không thể làm ngơ hay im lặng đồng lõa với cái sai. Đời cũng có câu danh ngôn: “Không phải cái xấu cái ác mạnh mà là vì sự yếu hèn của những người im lặng”. Sự im lặng đồng lõa khác với sự im lặng sấm sét của Thế Tôn và những bậc thánh giả.

 

Thưa Thế Tôn, Chúng con lên tiếng vì không muốn đồng lõa với cái sai, cái xấu. Lên tiếng không phải vì hý luận hay chê bai. Chúng con lên tiếng hy vọng được nghe và chấn tác, sửa lại những cái bất cập. Học phải hành, pháp không phải để nói huyền nói diệu, pháp phải áp dụng vào ngay trong cuộc sống. Bát chánh đạo là pháp căn bản, là con đường trung đạo, con đường chuyển phàm thành thánh. Bát chánh đạo là căn bản dù cho có tu theo bất cứ pháp môn nào hay dòng truyền thừa nào. Bát chánh đạo không dành riêng cho một ai mà là cho tất cả. Học và phải hành, với những việc làm và lời nói sai trái của hồng tăng tà sư thì mình phải dùng chánh kiến để biện biệt để không hùa theo sự sai vạy. Mình phải dùng chánh ngữ để nói năng, không nói năng bậy theo họ. Mình tinh tấn tu học đúng chánh pháp chứ không theo sự tà vạy nghiệng lệch, nếu theo tà sư mà cố gắng tu thì đó là tà tinh tấn. Nếu như tu sĩ trong đạo có phép mặc tẩn thì mình ngoài đời phải rời bỏ những hồng tăng ma sư ấy. Mình dấn thân, tự cất bước và theo học những minh sư, những vị thầy giữ đúng chánh pháp, cúng dường đúng không cúng dường để phục vụ cái bản ngã ích kỷ của những cá nhân đang phá pháp.  Trong thời buổi này thì càng phải vận dụng chánh tư duy để biết chánh pháp và tà pháp. Chính những lúc này mới thấy được sự áp dụng pháp học và pháp hành trong đời quan trọng như thế nào. Chúng con vẫn nghe và biết học Phật không phải để trở thành gỗ đá vô tri, vô cảm. Học Phật để tự sửa mình, giúp người, giúp đời. Học Phật không phải là học lý thuyết suông mà phải áp dụng vào ngay trong cuộc sống hàng ngày. Nhà Phật vẫn xem hành mới là quan trọng chứ không phải nói suông. Với hàng Phật tử sơ cơ như chúng con thì giữ ở mức độ không sát, đạo, dâm, vọng, tửu là tốt rồi; tuy nhiên một cách tương đối chứ bảo tuyệt đối thì không thể! Ở đời chẳng có gì tuyệt đối vì đời vốn là tục đế và đối đãi. Người đời thường hiểu một cách máy móc, chấp chặt vào danh tự cho nên có không ít người cứng nhắc tỷ như: “uống rượu thuốc trị bệnh có phạm giới chăng? Bạn bè gặp nhau làm một ly cũng không dám, hoặc món ăn lỡ dính tí thịt thì cũng không ăn…”  Phật chế giới là để giúp người tu học tự mình giữ lấy thân mình, để không sa đà vào tham đắm dính mắc hoặc đam mê. Giới như cái hàng rào ngăn chặn để mình không sa ngã chứ không phải là cái nhà ngục để nhốt mình. Ngũ giới Phật chế ra cũng chính là căn bản đạo đức của mỗi con người. Con người dù có dán lên trán mình nhãn hiệu tôn giáo gì đi nữa cũng cần phải có cái đạo đức căn bản: không sát, đạo, dâm, vọng, tửu. Hầu hết các tôn giáo cũng khuyên và răn tín đồ của mình không được trộm cắp, uống rượu, tà dâm, nói dối, giết chóc...Nếu tất cả mọi người trên thế gian này đều giữ năm giới thì thế giới này sẽ không có giết chóc; không có trộm cắp cướp giật; không có rối loạn vì dâm; không có bất an vì dối trá, lường gạt; không có say xỉn làm bậy nói càn… và như thế thì thế gian này sẽ trở thành thiên đàng, tịnh độ ngay trên mặt đất.

 

Thưa đức Thế Tôn, Rất tiếc là chúng con bây giờ vẫn học nhưng chưa hành, hoặc giả có hành nhưng chưa được bao nhiêu, khoảng cách giữa học và hành còn rất xa . Pháp Phật là chân lý, là sự thật nhưng chúng con chưa kham nổi, vào sâu đời mạt pháp, pháp bị thao túng, bị bóp méo và thêm thoắt để phục vụ cho thế lục chính trị vô minh. Việc này ảnh hưởng xấu đến đạo cả, làm thối thất bồ đề tâm của không ít người, làm xói mòn niềm tin của những người vốn dĩ đã lười tu học và khiến cho họ có cớ để giải đãi biện minh cho việc buông lung.

 

Xin lỗi đức Phật!

 

Con đê đầu sám hối những lỗi lầm của bản thân, con thật sự không muốn nói hay viết về những việc xấu hoại đạo phá pháp như thế này, tiếc thay sự việc càng ngày càng tệ, thiên hạ um sùm cả lên. Người trong đạo kẻ ngoài đời bàn tán nói ra nói vào, đàm tiếu lung tung nhưng không nhìn thấu được bản chất của vấn đề vì thế mà đánh đồng tất cả đều là hồng tăng tà sư. Người ngoại đạo thừa dịp cười chê phỉ báng vì thế con mới mạo muội viết ra những dòng chữ này. Chúng con xin lỗi đức Phât. Chúng con đê đầu sám hối những tội lỗi của mình. Chúng con vẫn vững niềm tin ở Thế Tôn, vẫn kính ngưỡng ba đời mười phương Phật, vẫn hành trì theo chánh pháp và con đường giải thoát mà Thế Tôn đã khai sáng.

Sư tử trùng phàm thực sư tử nhục, sử thế gian cũng như sử Phật đều trải qua nhiều thăng trầm biến động, quy luật tự nhiên là thế, thịnh suy liên lỉ… Vì vậy chúng con tin tưởng đạo pháp rồi cũng sẽ vượt qua. Những con vi trùng kia có thể gây hại một lúc nào đó chứ không thể hoại diệt được Phật pháp. Phật pháp ở thế gian này còn dài lâu, tất nhiên cũng sẽ có lúc bị diệt (khi có một vị Phật mới ra đời) nhưng cái thời gian ấy còn xa lắm, có dùng con số thiên văn cũng không sao tính toán hay hình dung được. Khả năng của hàng Phật tử sơ cơ cũng như của loài người ở thế gian này thì vô phương nhận biết hay tính toán. Thật đúng như lời Thế Tôn trong các kinh thường viết: “Hằng hà sa số, vô lượng, vô số, bất khả thuyết, bất khả lượng, bất khả tư nghị.”

 

Tiểu Lục Thần Phong

(Ất Lăng thành, 08/22)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.