Ukraine, ai thắng ai?

13/03/202310:36:00(Xem: 1353)
Thời cuộc

Ukraine War Image

Hai tay độc tài Xi và Pou tin chắc năm 2022 đã cho phép họ nắm lấy vai trò lãnh đạo thế giới thay Hoa Kỳ và Âu châu. Nhưng sự thật đã không xảy ra như họ mơ ước. Xi và Pou đã âm mưu nhau thiết lập một trật tự thế giới mới theo chủ thuyết độc tài của họ. Tháng 2 năm rồi,  Pou được Xi tiếp đón niềm nở ở Bắc Kinh và hai người đã long trọng xác nhận « tình bạn với nhau không giới hạn ». Ba tuần sau, Pou xua quân xâm chiếm Ukraine. Xi không che giấu được nỗi vui mừng của mình là Tây phương sẽ tan rã vì NATO vốn là cái « xác chết lâm sàng » từ lâu. Con đường chiếm lấy Đài Loan dễ như ăn bánh bao đang mở rộng thênh thang trước mắt Xi. Như Pou đã chiếm Crimée năm 2014 và 4 thành phố phía Đông của Ukraine.

 

Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác.  Ukraine chống trả kiêu hùng. NATO siết chặt hàng ngũ. Trên chiến trường quân đội Nga bị đánh tơi bời. Quyền lực của Pou chao đảo. Đồng thời, tại xứ Tàu, dân Tàu đứng lên biểu tình khắp nơi đòi Tự do và Dân chủ. Điều chưa từng thấy, cả từ thời Mao. Ngoại trừ cuộc biểu tình mùa Xuân 89 ở Thiên An Môn của sinh viên đòi dân chủ và bị Đặng Tiểu Bình cho xe tăng cán chết cả mươi ngàn người.

 

Dân Tàu biểu tình, hô lớn khẩu hiệu « Đả đảo Xi, Đả đảo đảng cộng sản ». Hệ thống kiểm soát dân chúng của nhà cầm quyền tàu là tinh vi và khắp nơi nên đã thâu hình cuộc biểu tình với những khẩu hiệu, những lời bất mãn của dân chúng để báo cáo. Và Xi đã biết hết. Sau đó, Xi phải tháo gỡ biện pháp « Zero Covid ». Nhưng Xi đã làm bánh bao hết bao nhiêu dân Tàu chống đối, thì chưa biết. Một cái tát tai Xi khá đau đúng vào lúc Xi nắm giữ Chủ tịch đảng thêm năm năm nữa. Và nắm chặt quyền lực tuyệt đối, Xi thực hiện giấc mộng Hoàng đế Tàu suốt đời. Nhung lịch sử cho thấy chế độ độc tài nào xưa nay vẫn có tuổi thọ của nó.

 

Xi làm người hòa giải nhưng bao lâu?

 

Xi muốn ủng hộ Pou tích cực để chiến thắng Ukraine nhưng không dám công khai. Từ một năm nay, Xi lợi dụng tình hình chiến tranh của Nga với Ukraine và gia tăng trao đổi thương mại với Nga. Pou  vừa thông báo như một tin mừng quan trọng Xi sẽ tới Moscow gặp Pou nhưng không nói rõ chi tiết.

Xi sẽ ủng hộ cụ thể để Pou thắng Ukraine hay chỉ muốn nhắc lại hai nước lâm chiến nên đối thoại tìm một giải pháp hòa bình? Cho tới nay, Xi vẫn chưa bao giờ lên án Pou xâm chiếm Ukraine là vi phạm luật pháp quốc tế. Trái lại, còn công kích Âu châu phong tỏa Nga về kinh tế: « Một số nước muốn liên kết quân sự để tìm một sự an toàn tuyệt đối, khiêu khích các khối xung đột nhau để các nước phải chọn phe phái và để tiếp tục thống trị đơn phương, bất chấp luật pháp và quyền lợi của kẻ khác ». Nên Xi thường kêu gọi Âu châu hãy tôn trọng chủ quyền các nước liên hệ trong cuộc chiến, cả Ukraine.

 

Từ đầu cuộc chiến Ukraine, Xi vẫn giữ 2 cách ứng xử: đoàn kết chặt chẽ với Nga chống Tây phương, nhưng giữ thận trọng với vấn đề viện trợ vũ khí cho Nga. Xi và Pou có chung một chủ trương chống Tây phương vì Tây phương là tiêu biểu cho Dân chủ Tự do mà điều này lại không phù hợp với cái trật tự mà họ muốn áp đặt lên thế giới khi họ thay thế được Tây phương. Hôm trước ngày kỷ niệm một năm tiến đánh Ukraine, Pou còn nhấn mạnh « Giới ưu tú Tây phương không cần che giấu mục tiêu của chúng là phải làm cho Nga thất bại, nghĩa là phải thanh toán chúng ta một lần cho xong ». Pou cũng xác nhận chính Tây phương phải lãnh trách nhiệm leo thang trong cuộc chiến ở Ukraine vì theo lập luận của Pou, Tây phương tích cực yểm trợ lực lượng tân Phát-xít ở Ukraine để chúng củng cố một quốc gia chống lại Nga.

 

Quan hệ giữa Tàu và Hoa Kỳ ngày càng căng thẳng nghiêm trọng, thường xuyên với nhiều khủng hoảng tưởng chừng đã dẫn tới xung đột nóng. Như vụ bà Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ thăm viếng chánh thức Đài loan. Vụ khinh khí cầu của Tàu bay thám thính trên lãnh thổ Hoa Kỳ trong nhiều ngày và bị bắn hạ.

Xi vẫn nhiều lần kêu gọi, từ nhiều tháng nay, là nên cùng tìm một giải pháp cho cuộc chiến Ukraine mà lại không lên án  Pou xâm lăng và vi phạm tội ác chiến tranh. Khi nói chuyện với TT. Biden, như lúc gặp nhau ở Nam Dương năm rồi, Xi tỏ ra mình luôn luôn chủ trương hòa bình, mong muốn có đối thoại để sớm chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Xi còn muốn Hoa Kỳ, NATO và Âu châu hãy cùng nhau nói chuyện với Nga.

 

Hoa Kỳ vẫn nghi ngờ Xi có thể đã viện trợ võ khí cho Pou. Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Kinh quả quyết không có và cũng không nghĩ sẽ làm việc này.

 

Thử nghĩ vai trò hòa giải của Xi sẽ kéo dài được bao lâu khi thấy tình hình cuộc chiến Ukraine xấu đi, bất lợi về phía Pou, liệu Xi có ra tay cứu bồ hay không?  Pou thua, Liên bang Nga tan rã, Xi sẽ cô đơn. Bao nhiêu quyền lợi ở Nga chưa kịp khai thác, mất hết. Về địa chính, các nước trong Liên bang Nga sẽ trở thành quốc gia độc lập. Âu châu và nền Dân chủ Tự do sẽ mở rộng thêm. Giấc mơ bá chủ thiên hạ của Xi sẽ là giấc mơ giữa ban ngày.

 

Xi viện trợ võ khí cho Nga?

 

Hiện tại Xi bảo không hề có viện trợ quân sự cho Nga. Nhưng cho tới bao lâu nữa? Chiến tranh Ukraine kéo dài làm cho Tàu lúng túng. Viễn ảnh thế giới ngày mai này sẽ như thế nào là điều Xi không mong muốn nhìn thấy trong khi nước Tàu đang khó khăn đứng dậy sau hậu quả cực kỳ thảm hại của biện pháp « Zero Covid ». Nếu nay mất Nga, một cường quốc bạn cần có, thì Xi sẽ vô  cùng cô đơn ở Á châu. Không phải chỉ vì bị Hoa Kỳ cấm vận về công nghệ cao mà bị Hoa Kỳ cô lập hoàn toàn ở Thái Bình dương. Hoa Kỳ tái lập căn cứ quân sự ở Phi-luật-tân, trở lại Đài Loan, ủng hộ Nhật phát triển lực lượng quân sự. Giữa 2 cường quốc đã không có đối thoại mà còn thường xuyên căng thẳng. Dư luận chống Tàu hiện nay chiếm đại đa số dân chúng Hoa Kỳ. Trong bối cảnh như vậy, Bắc Kinh phải nhìn nhận mình đang bị cô lập. Hơn lúc nào hết, Xi thấy cần có Pou bạn đồng minh môi hở răng lạnh và Pou phải là một đồng minh mạnh mới có giá trị.

 

Nhưng Xi vẫn chưa dám gởi võ khí cho Pou vì sợ bị Hoa Kỳ và Âu châu cấm vận kinh tế lúc này. Vả lại Xi thường huênh hoang tự cho mình là người yêu chuộng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế. Dĩ nhiên, Xi muốn kết thúc sớm cuộc chiến Ukraine nhưng phải có lợi cho bạn nhưng vẫn không dám xác nhận vì mối quan hệ về quyền lợi với nhau. Nên Xi cố đóng vai trò hòa giải.

 

Sau cùng, ai cũng thấy Xi tới nay đã thật sự học được bài học chiến tranh ở Ukraine. Sự chiến đấu kiên cường của dân và quân Ukraine vì lòng yêu nước đã làm cho bộ tham mưu Bắc Kinh phải liệu hồn mà thống nhất Đài Loan bằng võ lực năm 2027.

 

Người ta nói chiến tranh Ukraine là cuộc chiến một mất một còn  giữa Thiện và Ác, giữa Dân chủ và độc tài. Nếu Pou thắng thì hóa ra cái Ác là chân lý và độc tài trở thành giá trị qui chiếu của chánh trị ư?

 

-- Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
Vài năm sau này, cụm từ lỗi thằng đánh máy, xem chừng, thưa hẳn trên những trang báo của nước CHXHCNVN. Hỏi thăm mới biết rằng (với thời gian, cùng tuổi đời) mấy chả đều đã lần lượt chuyển qua từ trần ráo nạo...
Khi Putin xua quân xâm lăng Ukraine, quân đội Nga ra sức cướp bốc, bắn giết dân chúng Ukraine, hãm hiếp phụ nữ ở những thành phố ngoại ô Kiev như Irpin, Boutcha, Hostomel. Đây là những tội phạm chiến tranh được LHQ cho điều tra và lập hồ sơ để truy tố Putin ra Tòa án Quốc tế Đặc biệt. Nhưng về mặt chiến thuật, những hành động tàn bạo này có phải do chủ trương và được Putin vận dụng như một thứ vũ khí chiến tranh hay không?
Xác suất cựu Tổng Thống Donald Trump bị truy tố (indicted) và buộc tội (convicted) ngày càng rõ và càng lên cao trong thời gian gần đây...
US.IC: Các hoạt động của Nga ở Ukraine, có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn, cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây. * US.IC: Ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng ngày càng nhiều lực lượng không quân, hải quân, bảo vệ biển đảo- đe dọa các bên chống yêu sách của Trung Quốc về quyền kiểm soát đối với các khu vực tranh chấp. * US.IC: Sự thống trị của Trung Quốc trong khai thác và chế biến một số vật liệu chiến lược, bao gồm cả yếu tố đất hiếm, thể hiện một lỗ hổng lớn đối với Hoa Kỳ - sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến sản lượng trong sản xuất dân sự và quốc phòng ở Hoa Kỳ và phương Tây.
Mấy nay thiên hạ lùm xùm um cả lên, người trong đạo kẻ ngoài đời không tiếc lời tranh cãi, mạ lị, ngụy biện… Con thấy rất buồn cười nhưng không tiện xía vào và cũng chẳng biết bày tỏ tâm sự với ai. Nay con mượn chút chữ nghĩa bộc bạch nỗi lòng cùng với đức Phật, trước hết con xin lỗi đức Phật vì những chuyện vô minh xảy ra trong đạo pháp, thứ nữa con cũng xin lỗi cho những hý luận của người đời...
Hành tinh của chúng ta đang chứa rất nhiều rác. Kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, nhân loại đã sản xuất ra 30 ngàn tỷ tấn hàng hóa – từ những tòa nhà chọc trời và những cây cầu đến quần áo và bao ni-lông. Phần lớn chúng vẫn còn đó, dưới dạng rác thải. Trên thế giới, mỗi ngày có thêm 350 triệu tấn rác được ‘bổ sung’ vào con số trên. Tệ hơn nữa, phần lớn rác thải đều không được kiểm soát đàng hoàng – chúng bị đổ đầy trên đất liền, trên nước và tại các bãi rác lộ thiên ở các thành phố và thị trấn. Điều này không chỉ khiến mọi người gặp rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, mà còn gây hại cho thực vật, đất đai, và cả đại dương. Suy nghĩ về mớ rác mà con người chúng ta đang tạo ra có thể khiến quý vị bị choáng.
Bạn thường không mong đợi nhìn thấy một con búp bê voodoo trong tiệm làm móng. Nhưng nó đang nằm ở đây, xung quanh là những lọ sơn móng tay trong một cửa hàng phía tây nam Kiev – với một thuật ngữ xúc phạm dành cho “người Nga” được viết tay trên một mảnh vải trắng được khâu vào motanka, con búp bê bằng vải vụn truyền thống của Ukraine.
ĐÀI BẮC. Trong những năm gần đây, Đài Loan đã trở thành điểm tập hợp của phong trào LGBTQ ở châu Á. Năm 2019, quốc đảo này trở thành quốc đảo đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và các câu lạc bộ như Dalida, trước đây hoạt động bí mật, được đông đảo khán giả yêu thích. Tại Đài Loan, lễ hội Pride lớn nhất Đông Á được tổ chức; bộ trưởng kỹ thuật số quốc gia Audrey Tang là người chuyển đổi giới tính; và ở ngay giữa trung tâm Đài Bắc, một phần đường phố được sơn màu cầu vồng. Gần 2/3 dân số ủng hộ hôn nhân đồng tính
Diễn văn chính trị quan trọng đầu tiên trong cương vị Chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng đã nói về “đại đoàn kết toàn dân tộc”. Nhưng tại sao, sau 20 năm thi hành Nghị quyết về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003) mà chia rẽ vẫn còn?
... Không ít lúc, vẫn trộm nghĩ thêm rằng: nhờ lúc nào cũng có vài trăm TNLT chật ních trong những nhà tù, cùng những hòn vọng phu luôn ở bên ngoài nên người Việt cũng đỡ ngượng ngùng khi nhìn vào mặt nhau, và họ còn có kẻ để hướng tới, khi nghĩ đến tương lai của đất nước này!
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.