2023: Cuộc Chiến Nga-Ukraine Có Thể Sẽ Vẽ Lại Bản Đồ Chính Trị Thế Giới

23/02/202321:00:00(Xem: 2264)
ban do chien tranh
Ngoài những tổn thất về sinh mạng và vật chất, chiến tranh còn làm thay đổi số phận của các xã hội và quốc gia; của các thị tộc, các nền văn hóa và các nhà lãnh đạo. Các cuộc chiến lập ra các đường tiếp cận mới đối với các nguồn lực và sức ảnh hưởng, xác định ai có gì – và ai không có gì. (Nguồn: pixabay.com)

  

Chiến tranh đang tái định hình lại thế giới. Ngoài những tổn thất về sinh mạng và vật chất, chiến tranh còn làm thay đổi số phận của các xã hội và quốc gia; của các thị tộc, các nền văn hóa và các nhà lãnh đạo. Chiến tranh lập ra các đường tiếp cận mới đối với các nguồn lực và sức ảnh hưởng, xác định ai có gì – và ai không có gì. Nó cũng đặt ra tiền lệ về cách biện minh cho các cuộc xung đột khác trong tương lai và các cuộc chiến có thể sẽ sắp lại bàn cờ chính trị thế giới.

 

Tròn một năm sau khi xung đột vũ trang nổ ra vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, cuộc chiến Nga-Ukraine hội tụ đủ hết tất cả những nguy cơ trên.

 

Trong khi Ukraine ‘dấn thân’ vào một trận chiến sống còn vì sự tồn vong của đất nước, thì Nga dường như rất ‘hân hoan’ với quyết định thu phục không được thì triệt tiêu luôn Ukraine. Bên nào cũng có lý do để quyết không nhân nhượng.

 

Nếu hai lực lượng vũ trang Ukraine và Nga đều cầm cự được mà không bị sụp đổ, thì thực tế nghiệt ngã là cuộc chiến có thể sẽ kéo dài thêm suốt năm 2023 – và thậm chí là lâu hơn thế.

 

2023 sẽ là một năm rất quan trọng

 

Những gì xảy ra ở Ukraine trong năm 2023 sẽ rất quan trọng. Đầu tiên, nó sẽ tiết lộ liệu có bên nào có khả năng giành chiến thắng cuối cùng hay không, hay liệu sẽ xảy ra khả năng “xung đột đóng băng”*.


* Xung đột đóng băng là tình trạng xung đột vũ trang diễn ra và đã chấm dứt nhưng không có hiệp ước hòa bình hoặc khuôn khổ chính trị nào giải quyết xung đột theo hướng hài lòng của các bên tham chiến.

 

Năm 2023 sẽ kiểm định quyết tâm của tất cả các phe tham dự chính và cả các bên hậu thuẫn cho họ:

- Khả năng Ukraine đẩy lùi các cuộc tấn công dữ dội của Nga và tái chiếm lãnh thổ của mình.

- Mức độ mà Tổng thống Vladimir Putin có thể thuyết phục, giành sự ủng hộ trong nước.

- Và thậm chí cả ý đồ của Trung Quốc khi đang cân nhắc cung cấp vũ khí cho Moscow.

 

Trong năm 2023, tình hình chiến sự cũng sẽ cho thấy mức độ quyết tâm của phương Tây trong việc đứng lên chống lại những kẻ bắt nạt cao cỡ nào. Liệu họ sẽ mạnh tay hơn trong việc hỗ trợ cho Kyiv, hay sẽ chuyển qua hỗ trợ nhỏ giọt, hoặc thậm chí trở nên thờ ơ vì quá mỏi mệt trước chiến tranh?

 

Hiện tại, Ukraine vẫn đang chiếm thế thượng phong, ngay cả khi các lực lượng vũ trang của Nga gần đây đã vực dậy phần nào. Nhưng trong những tháng tới, Kiyv sẽ phải đối mặt với hai thách thức chính.

 

Đầu tiên, họ sẽ cần phải lãnh thụ được các đòn tấn công của Nga trong khi tiến hành các đợt tấn công của riêng mình, điều này sẽ cần phương Tây cung cấp xe tăng hạng nặng, phi đạn tầm xa hơn và thậm chí cả máy bay chiến đấu.

 

Thứ hai, Ukraine sẽ cần nhận được viện trợ và hỗ trợ quốc tế liên tục để đảm bảo trật tự xã hội không bị phá vỡ do bị suy thoái kinh tế, và để có thể giảm thiểu thiệt hại cho các cơ sở hạ tầng quan trọng.

 

Tập trung chú ý vào quân đội và quyền lực của Putin

 

Ngược lại, để có thể xoay chuyển tình thế, Nga sẽ phải làm sao nâng cao hiệu suất hiện tại của các lực lượng vũ trang. Nhiều người coi những thất bại gần đây trong cuộc tấn công vào Vuhledar ở đông nam Ukraine của Nga là khúc dạo đầu cho một đợt tấn công mùa xuân, không phải là điềm tốt lành gì.

 

Với ước tính khoảng 80% toàn bộ lực lượng bộ binh của Nga hiện đang tham gia vào cuộc xung đột, cùng với hàng chục ngàn tân binh mới được huy động đến mặt trận, có thể thấy, những người đứng đầu giới lãnh đạo quân sự của Nga đang chịu áp lực lớn phải tốc chiến tốc thắng.

 

Thất bại trong mục tiêu đó có thể sẽ khiến ông Putin ‘sứt đầu mẻ trán.’ Để duy trì trật tự xã hội, ông ngày càng trở nên đàn áp, cấm đoán nhiều loại sách, dính líu vào các chiến dịch cưỡng bách ngầm và bỏ tù những người lên tiếng phản đối chiến tranh.

 

Và dù có vẻ như cuộc đấu đá nội bộ gay gắt giữa các lực lượng vũ trang và tổ chức bán quân sự Wagner Group hiện đã được giải quyết, thì việc nó được tiến hành công khai cho thấy Putin không còn được ‘tận hưởng’ quyền kiểm soát sắt đá như trước đây đối với các cấp lãnh đạo Nga.

 

Tất nhiên, vẫn còn rất lâu mới có thể thấy một cuộc cách mạng nào khác ở Nga (dù là từ tầng lớp lãnh đạo hay thường dân). Với giới tinh hoa chính trị của Nga, hiện không có thay thế nào ‘ngang tầm’ để có thể loại bỏ Putin và rủi ro để thử làm điều đó là rất cao. Xã hội Nga thì vẫn thờ ơ – nếu không muốn nói là rất nhiệt tình ủng hộ – đối với chiến tranh.

 

Tuy nhiên, tình hình có thể thay đổi. Putin không thể cứ mãi đổ lỗi cho phương Tây, hoặc cứ cho thanh trừng các cơ quan, bộ ngành bởi sai lầm của chính mình. Quyền lực của ông có ‘vĩnh cửu’ hay không phụ thuộc vào những gì mà ông đã hứa hẹn với dân Nga: bảo vệ họ và mang lại cho họ cuộc sống ổn định với mức sống ngày càng tốt hơn. Trong năm qua, ông đã phá vỡ cả hai phần của thỏa thuận đó, huy động một số lượng lớn người Nga đi chiến đấu ở Ukraine, và đưa ra các biện pháp trừng phạt cứng rắn với những ai chống đối.

 

Với việc mang tân binh ra làm bia đỡ đạn, và rút cạn phần lớn quỹ tài sản có chủ quyền của Nga vào năm 2022 để giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế của đất nước, Putin đã tạo ra áp lực kép đối với xã hội Nga.

 

Đầu tiên, nhu cầu huy động tân binh rồi sẽ trở nên thường xuyên, bắt buộc và vô tận. Thứ hai, các biện pháp trừng phạt sẽ cứng rắn hơn nhiều. Và các khu vực giàu có và có ảnh hưởng như Moscow và St Petersburg sẽ lần đầu tiên cảm thấy cuộc sống của họ bị ảnh hưởng bởi chiến tranh trong năm 2023.

 

Nếu chiến tranh leo thang, nó có thể sẽ leo thang ngay trong năm nay

 

Trong 12 tháng qua, Điện Kremlin đã nhiều lần ám chỉ về khả năng nổ ra chiến tranh hạt nhân hủy diệt và nguy cơ đối phương sử dụng “bom bẩn” (bom phóng xạ). Nga cũng vận dụng thuật ngữ “phát xít” để gắn vào nhiều đối tượng thù địch.

 

Cho đến nay, phương Tây đã phải hành động hết sức khéo léo để ứng phó với những hăm he đe dọa của Điện Kremlin. Năm vừa rồi, họ đã có nhiều nỗ lực để giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga – công cụ gây ảnh hưởng chiến lược của Nga. Tuy nhiên, trong năm 2023, Nga có thể gia tăng nỗ lực tạo ra các rạn nứt trong nội bộ phương Tây hoặc gây ảnh hưởng lên dân chúng các nước này.

 

Khuynh hướng Putin mạo hiểm có nghĩa là có thể xảy ra bất kỳ hành động nào trong cái gọi là “vùng xám.”, được chứng minh qua các báo cáo rằng Điện Kremlin đã hậu thuẫn cho một âm mưu đảo chính ở Moldova và hỗ trợ những người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia phản đối quan hệ chặt chẽ hơn với Kosovo. Ở phương diện rộng hơn, các lực lượng Nga có thể tống tiền, tấn công mạng, phá hoại và thậm chí là ám sát trên lãnh thổ NATO, cùng với các hành động khiêu khích khác. Họ cũng có thể thử chiêu gây ảnh hưởng đến dân chúng phương Tây.

 

Nhưng cũng giống như những người Báp-tít và những kẻ buôn lậu trong thời kỳ cấm đoán, Nga sẽ tiếp tục gây áp lực bằng cách cố gắng tìm cách đoàn kết các nhóm có vẻ khác biệt, chẳng hạn như trong các chiến dịch phản chiến đã tập hợp phe cực tả chống chủ nghĩa toàn cầu lại với phe cực hữu đầy thuyết âm mưu.

 

Trọng tâm của NATO sẽ chuyển về phía đông

 

Cả Ba Lan và Estonia đã trở thành những nước đấu tranh mạnh mẽ cho chủ quyền của Ukraine, đồng thời họ cũng đóng vai trò đáng kể trong việc thúc đẩy các nước Châu Âu vốn do dự hơn, như Đức và Pháp, hướng tới lập trường cứng rắn hơn với Nga. Các ứng viên xin gia nhập NATO là Phần Lan và Thụy Điển cũng đang bận rộn, cả hai quốc gia đều tăng chi tiêu quốc phòng từ 10% đến 20% trong năm 2022.

 

Ngoại trừ trường hợp Hungary, nhóm Bucharest 9 (hình thành vào năm 2015 trước biến cố Crimea) đã trở thành một lực lượng mạnh bên trong khối NATO. Nhóm này tích cực ủng hộ việc chuyển giao các hệ thống vũ khí hiện đại hơn cho Ukraine.

 

Tháng 1 năm 2023, Ba Lan tuyên bố tăng chi tiêu quân sự lên 4% GDP và đặt hàng mua vũ khí nhiều hơn, bao gồm cả từ Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Sự phối hợp chính sách giữa Warsaw và Washington cũng đã tăng lên, đặc biệt là trong việc bố trí các hệ thống vũ khí NATO, nhân sự và cung cấp huấn luyện cho các lực lượng Ukraine – bao gồm cả chuyến thân chinh bất ngờ của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Kyiv hôm Thứ Hai tuần này để công bố gói viện trợ quân sự mới, trước khi tới Ba Lan để kỷ niệm tròn một năm chiến sự Nga-Ukraine.

 

Thách thức mà NATO phải đối mặt là cách tiếp cận 2 tốc độ trong vấn đề Ukraine có khả năng tạo thêm sự chia rẽ trong nội bộ liên minh. Một số nước Tây Âu chần chừ, lưỡng lự trong phản ứng trước cuộc xung đột Nga-Ukraine, còn một số quốc gia vùng Baltic và Ba Lan thì lại hành động quyết liệt.

 

Cuối cùng, những dự đoán về cuộc chiến Nga-Ukraine trong năm 2023 có thể sẽ không trở thành sự thật. Năm vừa qua đã dạy chúng ta nhiều điều: về cách kẻ yếu thế có thể đứng lên chống lại kẻ mạnh; về sự nguy hiểm của việc trả bất cứ cái giá nào để đổi lấy hòa bình; và về cái sai khi tin rằng những lời thuyết phục có thể lọt tai những kẻ chuyên quyền.

 

Nhưng có lẽ quan trọng nhất là nó đã dạy chúng ta đặt câu hỏi về những giả định về chiến tranh. Giờ đây, tròn một năm chiến tranh nổ ra ở Châu Âu, điều mà nhiều người từng cho rằng không thể xảy ra, chúng ta sẽ nhìn xem chiến tranh có thể định hình thế giới như thế nào.

 

Nguyên Hòa phỏng dịch
theo bài “A year on, Russia’s war on Ukraine threatens to redraw the map of world politics – and 2023 will be crucial”
của Matthew Sussex, được đăng trên trang TheConversation.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱The White House: Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với CHND Trung Hoa về các vấn đề gây quan ngại xuyên quốc gia - cả hai bên đều nhận ra tầm quan trọng của việc giao tiếp ở cấp lãnh đạo như một phương tiện để ổn định mối quan hệ và quản lý cạnh tranh. ✱Global Times: Cuộc họp tại Vienna kéo dài hơn 10 giờ đồng hồ với việc hai bên đã có những trao đổi "thẳng thắn, sâu sắc, thực chất và mang tính xây dựng" về các chủ đề lớn, trong đó có quan hệ song phương. ✱TT Biden: Chúng tôi sẽ gặp nhau - chúng tôi đang tìm cách làm giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc.
Tôi có dịp được đi nhiều nơi, được gặp gỡ nhiều người, và cũng được nghe lắm lời bình phẩm (không được tử tế hay tế nhị gì cho lắm) về quê hương và đất nước của mình. Tuy thế, tôi chưa bao giờ bị một “vố” nặng như Trần Đĩnh cả.
Các thủ thư giờ đây có thể phải đối mặt với nhiều năm tù giam và hàng chục nghìn đô tiền phạt vì cung cấp sách được cho là khiêu dâm, tục tĩu hoặc “có hại” cho trẻ em theo luật mới của tiểu bang cho phép truy tố hình sự đối với nhân viên trường học và thư viện. Theo phân tích của Washington Post, ít nhất bảy tiểu bang đã thông qua luật như vậy trong hai năm qua, sáu trong số đó được thông qua trong hai tháng qua — mặc dù các thống đốc của Idaho và North Dakota đã phủ quyết luật này. Một chục tiểu bang khác đã xem xét hơn 20 dự luật tương tự trong năm nay, một nửa trong số đó có khả năng sẽ xuất hiện trở lại vào năm 2024, tạp chí này nhận định.
Với thời gian, mọi ước vọng đều trở nên những niềm hoài vọng xa xăm trong khi cái mảnh đất quê hương khốn khổ (và bao người ở lại) thì vẫn ngóng trông… mỏi cổ!
Trong Diễn văn bế mạc Hội nghị bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ ngày 17/05/2023 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cố gắng vẽ ra hình ảnh lạc quan nhưng tình trạng Tham nhũng, Tiêu cực và Suy thoái Tư tưởng chính trị trong Đảng đã nhạt nhòa khả năng lãnh đạo của ông...
Trong thế kỷ qua, ở Việt Nam bỗng từ đâu xuất hiện một con người mà mặt thật được che giấu kỹ dưới nhiều lớp dày mỏng khác nhau, nhiều cách khác nhau. Từ đời sống bản thân, tên họ, tuổi tác. Đều bằng dối trá và bưng bít. Do bản chất của con người gian ác. Điều này, dĩ nhiên là một hiện tượng quái lạ đã khêu gợi sự tò mò của một số người nên đã làm tốn khá nhiều công sức và giấy mực nhưng vẫn chưa phơi bày được đầy đủ sự thật. Thật rùng rợn! Con người đó có tên là Hồ Chí Minh. Mà cái tên Hồ Chí Minh cũng do ông chôm của người khác, Cụ Hồ Học Lãm. Và cả cái tên Việt Minh của Cụ Lãm nữa!
Dân miền núi chúng tôi không biết “bà Tú Đễ” là ai sất, và cũng chả mấy người có khái niệm chi về cái thứ “đạo đức thật/giả” dưới miền xuôi cả. Nói một cách hết sức giản dị, chất phát, và chân thành là chúng tôi chịu hết nổi rồi. Con giun xéo mãi cũng quằn (thôi) nói chi đến con người – dù là người miền núi. Vừa thôi Tám!
Tự do báo chí ở Việt Nam lâm vào tình trạng rất nghiêm trọng, đứng hàng thứ 178 trên tổng số 180 nước trong bảng số Tự do Báo chí trên Thế giới. Việt Nam tụt 4 hạng từ hàng thứ 174 năm 2022. Bảng thống kê này do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) công bố ngày 3/5/2023, đánh dấu 30 năm kỷ niệm Ngày Tự do Báo chí Thế giới. Việt Nam lần này chỉ đứng trên Trung Quốc và Bắc Hàn...
✱ Foreign Policy: Chiến dịch quân sự đặc biệt của TT Putin vào cuối tháng 2 năm 2022 là tính toán sai lầm lớn nhất của Điện Kremlin kể từ cuộc xâm lược Afghanistan năm 1979. ✱ Harvard Edu.: Nga đánh giá sai sức kháng cự của Ukraine với sự chuẩn bị yếu kém của quân đội Nga, và mệnh lệnh ở Ukraine không rõ ràng, khiến quân đội Nga thất bại nên họ đã trút giận lên các thường dân một cách tàn bạo. ✱ General Miller: Ông Putin đã sai khi nghĩ rằng ông ta có thể phá vỡ NATO, khi ông ta phát động cuộc chiến tranh xâm lược vô cớ với hàng trăm nghìn lực lượng Nga vượt qua biên giới bằng nhiều cách. ✱ TASS: Điện Kremlin thừa nhận chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine rất khó khăn...
Thiệt là may phước. May mà tuyệt đại đa số dân Việt đã đi “theo tiếng gọi của lương tri,” và từ chối đứng chung bọn với cái đám đầu trâu mặt ngựa!
300x250_CTA-Vietnamese-NguoiViet
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.