Hôm nay,  

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dựa theo chủ thuyết quốc tế hay cô lập?

24/02/202300:00:00(Xem: 3237)
 chu thuyet quoc te
 
Dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng  Hoa Kỳ vẫn còn là cường quốc quan trọng nhất trong trật tự thế giới hiện đại. Trong các phân tích về chính sách ngoại giao hiện nay, chủ đề Hoa Kỳ luôn gây nhiều thu hút cho công luận.
 
Nhìn trong toàn cảnh, dường như Hoa Kỳ luôn bị dao động giữa hai thái cực của chủ thuyết quốc tế và cô lập. Tại sao tình trạng này lại xảy ra? Những lý thuyết hay truyền thống nào làm cho Hoa Kỳ phải lâm cảnh như vậy? Có những yếu tố nào khác đã gây ảnh hưởng không? Dĩ nhiên, đề tài này đã có vô số các sách vở bàn đến và đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau.
 
Nói chung, câu trả lởi đơn giản nhất cho vấn đề là diễn biến tùy thuộc vào hai khía cạnh chủ yếu, một là tình trạng của hệ thống quốc tế luôn biến động và hai là Hoa Kỳ có còn là một tác nhân duy nhất tự quyền định đoạt không. Vấn đề lý thuyết trong mối bang giao quốc tế trở thành tâm điểm trong thế giới quan của người quan sát. Chính các khía cạnh khác nhau trong các lý thuyết tạo nên các cuộc thảo luận dị biệt trong thực tế.
 
Nhưng trong lĩnh vực học thuật, đóng góp nổi bật nhất là của Walter Russell Mead, tác giả Anh ngữ và Gebhard Schweigler, tác giả Đức ngữ. Cả hai đã tổng hợp các đường lối chính mà bài viết của David Sirakov sẽ được tóm lược sau đây.
 
Các lý thuyết
 
Theo chủ thuyết hiện thực, quốc gia sẽ dựa theo quyền lợi tối thượng của dân tộc mà hành động. Trong việc lựa chọn một chiến lược đấu tranh để sinh tồn, chính giới thường sử dụng bốn công cụ tiêu biểu là ngoại giao, thông tin, quân sự và kinh tế, trong tiếng Anh viết tắt là DIME biểu hiện cho Diplomatic, Informational, Military và Economic. Chiến tranh bùng nổ bị xem là giải pháp bất đắc dĩ cuối cùng cho đại cuộc quốc gia.
 
Trong khi đó, chủ thuyết tương thuộc nêu rõ hợp tác là phương tiện vô cùng cần thiết để giải quyết các xung đột quốc tế. Do đó, tình trạng ngày càng phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia chính là trọng tâm cần tìm hiểu.
 
Ngược lại, để giải quyết các thách thức trong chính tình quốc nội, chủ thuyết tự do đề cao vai trò của các chủ thể xã hội trong một quốc gia trước khi các cuộc đàm phán quốc tế có liên quan có thể tiến hành.
 
Do chiều hướng tâm lý xã hội luôn diễn biến phức tạp, nên vai trò cảm nhận thực tại xã hội trong việc xây dựng đất nước gây ảnh hưởng đáng kể đến trào lưu chung, kể cả trong các tranh chấp quốc tế; do đó, chủ thuyết kiến tạo theo cấu trúc thành hình. Gần đây, vai trò nữ quyền trong quan hệ giới tính cũng là một trào lưu mới gây nhiều tiếng vang trên chính trường quốc tế.
 
Tuy nhiên, những phân tích về mặt lý thuyết không còn đóng khung trong các công trình nghiên cứu hàn lâm, mà trở thành các yếu tố định đoạt cho giới hoạch định chính sách. Nhiều tác giả đã triển khai các mô hình lý thuyết trong nhiều phạm vi riêng biệt. Nhìn chung qua các bối cảnh lịch sử khác nhau, chính sách đối ngoại của Mỹ di chuyển theo hai trục chủ yếu: chủ thuyết quốc tế (Internationalism) so với chủ thuyết cô lập (Isolationism) với hai nội dung bao gồm thuyết hiện thực (Realism) hoặc duy tâm (Idealism).
 
Điểm khác biệt ở đây là Walter Russell Mead sử dụng tên của ba tổng thống Hoa Kỳ và một bộ trưởng tài chính để đặt tên cho các chủ thuyết, trong khi Gebhard Schweigler nêu ra các hình ảnh chủ yếu để mô tả nội dung. Cả hai tác giả không đề cao một dạng nào là thuần túy hay duy nhất mà xem tất cả trong một tổng hợp như sau:
 
chu thuyet quoc te 2
 
Lập trường cô lập
 
Nhìn lại lịch sử lập quốc, Hoa Kỳ đã thể hiện một thái độ cô lập đối với hệ thống quốc tế, tự xem mình như một mô hình quốc gia kiểu mẫu và ý thức hệ luôn có vai trò định đoạt. Hơn thế, Mỹ tự hào là tình trạng ngoại lệ (american Exceptionalism) trong lịch sử thế giới. Hình ảnh nước Mỹ là một "City upon the hill/ Thành phố trên một ngọn đồi". Mỹ chỉ muốn cho nội tình của Mỹ, một cộng đồng xã hội thu hẹp, được ổn định. Do đó, Mỹ cần tạo thêm nhiều động lực khích lệ mẫu mực cho tinh thần đoàn kết nội bộ để cùng chung lo phát triển. Lối suy nghĩ này cũng giải thích lý do tại sao các phong trào bài ngoại phát triển mạnh tại Mỹ như là chuyện tự nhiên.
 
Trước đây, chủ thuyết ngoại lệ cũng có giải thích theo cách hướng ngoại, “America number one" (Nước Mỹ là số một). Do đó,  Hoa Kỳ cũng nên mang các giá trị độc đáo ra nước ngoài. Về mặt truyền giáo, Mỹ sẽ hoạt động như một "crusade states, quốc gia thập tự chinh", thậm chí có thể mang vũ lực ra thế giới để thực thi chính sách. Sau này, ngược lại, cách giải thích “America First" (Nước Mỹ đứng trên hết) được hiểu với nhiều khía cạnh một cách rộng rãi hơn là thuần về tôn giáo.
 
George Washington, một bậc quốc phụ, trong bài diễn văn từ nhiệm vào năm 1796, đã nêu lên vấn đề ngoại giao quan trọng: “Why quit our own to stand upon foreign ground?" (Tại sao chúng ta phải rời bỏ đất nước mình để đứng trên đất nước người?" Chủ thuyết cô lập gợi lên một tinh thần duy tâm và trở thành một lý tưởng cơ bản mà sau này Thomas Jefferson, vị tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ (1801-1809), theo đuổi.
 
Theo quan điểm hướng nội của Jefferson,  khi nào Hoa Kỳ là một cộng đồng lành mạnh và hoạt động hữu hiệu thì mới có thể nắm bắt các các cơ hội kinh tế để phát triển toàn diện. Jefferson kêu gọi người Mỹ nên xác định quyền lợi quốc gia thành một lý tưởng hướng về một “more perfect union, liên minh hoàn hảo hơn” mà phần mở đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ đã nêu rõ. Để được xứng đáng là một khuôn mẫu cho thế giới, trọng tâm chính sách hoàn hảo là Hoa Kỳ nên tìm cách tránh tuỳ thuộc vào nước khác, thậm chí cũng nên tránh chuyện chiến tranh bùng nổ.
 
Lúc đầu, Tổng thống Dân chủ Lyndon B. Johnson (1963-1969) theo đuổi chủ thuyết cô lập mang đặc điểm duy tâm. Trong những năm đầu nhậm chức, Johnson mang đến một làn gió mới khi hy vọng Hoa Kỳ sẽ hồi phục tình trạng hoàn hảo thông qua các chương trình cải cách xã hội mà "Great Society, Xã hội vĩ đại” là thí dụ điển hình. Một trong nhiều mục tiêu đối nội của Johnson là “Civil Rights Act 1964, Đạo luật Dân quyền 1964”. Luật được đặt ra nhằm thiết lập quyền bình đẳng cho người Mỹ gốc Phi và chấm dứt sự phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử.
 
Nhưng về sau, khi bị ấn tượng mạnh là chiến tranh Việt Nam sẽ còn kéo dài, Johnson đã bắt đầu phiêu lưu trong chính sách đối ngoại. Trong chiều hướng nhằm thúc đẩy dân chủ hoá cho các quốc gia khác trên thế giới, nỗ lực của Johnson cũng  bị công luận quốc nội phản đối dữ dội bởi vì các nhu cầu cải cách trong chương trình nation-building at home càng ngày càng bức thiết. Cuối cùng, Johnson phải kết thúc các mục tiêu lý tưởng ban đầu.
 
Trái ngược với truyền thống Jefferson của phe cánh tả dưới thời Johnson, thái độ này hiện nay có thể được tìm thấy trong cách giải thích của phe cánh hữu nhiều hơn giữa các đại diện theo chủ thuyết tự do cũng như trong giới của Freedom Caucus, Đảng Tea Party.
 
Chủ thuyết cô lập mang nội dung hiện thực đi ngược lại với chủ thuyết cô lập với đặc điểm duy tâm vì phương sách này hướng ngoại nhiều hơn. Điểm khác biệt về cơ bản ở đây là thuyết hiện thực quan tâm đến việc sử dụng quyền lực quân sự để bào vệ quyền lợi quốc gia. Tiêu biểu cho chủ trương này là Andrew Jackson (1829-1837), tổng thống thứ bảy của Hoa Kỳ. Ông là hiện thân của một tinh thần dân tộc mang màu sắc dân túy để chống lại giới tinh hoa, hứa hẹn một "nước Mỹ cho người Mỹ".
 
Theo Jackson, Hoa Kỳ không phải có bất cứ một nghĩa vụ đặc biệt nào để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, mà nước Mỹ phải lo an ninh xã hội và phúc lợi kinh tế cho người Mỹ, và chủ yếu là lo cho người da trắng. Điểm quan trọng nhất trong việc hoạch định chính sách là chính phủ càng ít can thiệp càng tốt và chính sách đối ngoại phải chịu phụ thuộc vào sinh hoạt chính trị nói chung. Hậu quả của lối suy nghĩ này làm phát sinh các ác cảm sâu đậm đối với các loại liên minh quốc tế.
 
Thực ra, chủ thuyết Jackson ủng hộ việc liên tục mở rộng lãnh thổ của Hoa Kỳ về miền Viễn Tây và Thái Bình Dương. Nhiều người ủng hộ cho đây là số phận hiển nhiên (Manifest destiny) và muốn biện minh để hợp pháp hóa một số động lực can thiệp khi Mỹ mở rộng biên cương.
 
Về bản chất, đó là về việc xây dựng một "Fortress America, Pháo đài Mỹ", hình ảnh này cũng là luận điểm chính của Gebhard Schweigler.
 
Chủ thuyết Jackson đã định hình cho thái độ cô lập của Mỹ trước Thế Chiến thứ hai. Nhưng khi Donald Trump được bầu làm Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ (2017-2021), thuyết này đã trở lại chính trường với sức mạnh và niềm tin mới.
 
Ngay trong chiến dịch tranh cử năm 2016, tiềm năng của Trump đã phát huy đến cực điểm khi ca ngợi truyền thống Jackson. Walter Russell Mead lập luận rằng: "Donald Trump đang đóng vai trò như là người thể hiện các hy vọng về quyền lực theo lý thuyết của Jackson."
 
Nói chung, có những điểm tương đồng rõ ràng giữa hai tổng thống, từ niềm tin nơi một chủ trương độc đoán và dân túy cho đến chính sách ngoại thương theo tinh thần bảo hộ và cô lập.
 
Gebhard Schweigler lập luận trong năm 2008: “Trong thời đại toàn cầu hóa, sống cô lập trong môi trường quốc tế vừa là không thể được cũng như không ai mong muốn."
 
Tình hình thay đổi triệt để. Truyền thống tư duy theo Jackson trỗi dậy đã gây nhiều ngạc nhiên, vì chính giới không còn xem nước Mỹ như là một pháo đài kiên cố.
 
Tiến trình toàn cầu hóa và chủ thuyết can thiệp quốc tế của Mỹ trong những năm 70 đã gây ra phản ứng dữ dội trong công luận, việc cử tri đưa Donald Trump vào Nhà Trắng đánh dấu một bước ngoặt trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ.
 
Hô hào khẩu hiệu America First, Trump nhìn cụ thể hơn khi coi các hiệp định thương mại là không công bằng, xem các liên minh quốc phòng trong khu vực láng giềng quan trọng hơn và những liên minh quốc tế, nhất là khối NATO, là lỗi thời.
 
Lập trường quốc tế
 
Nhìn chung, kỷ nguyên thực thi chủ thuyết can thiệp quốc tế của Mỹ đã minh chứng là thành công. Việc Hoa Kỳ tham gia Thế chiến thứ hai vào tháng 12 năm 1941 đánh dấu là chủ thuyết cô lập từ nay kết thúc và Hoa Kỳ đã thực sự vươn mình trỗi dậy là một cường quốc trên chính trường hậu chiến.
 
Chủ thuyết quốc tế theo tinh thần hiện thực tỏ ra hữu ích đặc biệt trong bối cảnh phát triển này. Alexander Hamilton, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ (1789-1795) và là đối thủ của Thomas Jefferson làm đại diện chính cho trào lưu mới này.
 
Trái ngược với luận thuyết của Jefferson, Hamilton coi việc duy trì và mở rộng lợi ích kinh tế là ưu tiên hàng đầu trong chiều hướng phát triển của Mỹ.
 
Để đạt được lý tưởng này, Mỹ cần phải có một sức mạnh quân đội tương đương với sức mạnh kinh tế, vì trong trường hợp quyền lợi kinh tế Mỹ nguy khốn, quân đội Mỹ phải biết cách bảo vệ. Truyền thống này đề cao các nguyên tắc tự do hải hành và tự do thương mại quốc tế. Vì quyền lợi này là vô cùng thiết thực, nên luận thuyết này được công luận ủng hộ nhiệt tình.
 
" Battleship America, Chiến hạm Mỹ" là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh vĩ đại của nước Mỹ và ý thức về sứ mệnh cao cả của người Mỹ mà Gebhard Schweigler dẫn chứng.
 
Học thuyết Monroe bắt nguồn từ tên James Monroe (1817-1825), tổng thống thứ năm của Mỹ, ông được coi là người tiên phong quyết định cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thế kỷ 20.
 
Chiến tranh Lạnh với các cuộc xung đột ở Hàn Quốc và Việt Nam, cũng như chính sách ngăn chặn đối với Liên Xô và Khối hiệp ước Warsaw có thể được xem như là một cách thể hiện truyền thống của Hamilton. Các can thiệp của Mỹ sau khi kết thúc cuộc xung đột Đông-Tây, Iraq năm 1991, Somalia năm 1996 và Nam Tư cũ năm 1999 cũng đi theo chiều hướng suy luận này.
 
Tuy nhiên, những can thiệp cũng như cuộc chiến Afghanistan năm 2001 và Iraq năm 2003 cho thấy là Mỹ cũng đã gặp phải những cạm bẫy. Thực ra, các mô hình lý tưởng này khó nhận ra qua dạng thuần túy trong thực tế, ngay cả khi trường phái duy tâm cố biện minh nhằm hợp pháp hóa cho các can thiệp nhân đạo.
 
Lập luận của Gebhard Schweigler rất thuyết phục khi cho là cuối cùng, để giải quyết các cuộc xung đột, Mỹ phải tham gia chiến đấu bằng các biện pháp quân sự có ý thức. Do đó, sự can thiệp ít có lý do duy tâm hơn. Nhưng Walter Russell Mead nhận xét khác hơn khi cho là trong các nhiệm kỳ của Bill Clinton (1993-2001), George W. Bush (2001-2009) và Barack Obama (2009-2017) có một cuộc xung đột giữa một bên theo truyền thống của Hamilton, Jackson và Jefferson và một bên theo truyền thống của Wilson. Cho đến nay, cuộc tranh luận học thuật này vẫn còn kéo dài.
 
Chủ trương can thiệp quốc tế theo tinh thần duy tâm có lẽ được thể hiện rõ nét nhất qua Tổng thống Woodrow Wilson (1913-1921), vị tổng thống mở đường cho Hoa Kỳ tham gia trong Thế chiến thứ nhất năm 1917. Nổi tiếng khi tuyên bố "Thế giới phải được an toàn để xây dựng cho nền dân chủ”, Wilson còn gây ảnh hưởng quyết định đến việc thành lập Hội Quốc Liên. Điểm chính trong chủ thuyết Wilson là bảo vệ và mở rộng nền dân chủ bằng các biện pháp hòa bình. Khi mô hình dân chủ thu hút được công luận, nó sẽ đóng một vai trò công cụ của chính giới trong việc thực thi quyền lực mềm. Thoạt đầu, giới truyền giáo đã có những phản ứng mạnh và về sau cũng có những xung đột triền miên giữa chủ thuyết Wilson với các truyền thống khác.
 
Chiến tranh Lạnh kết thúc và sự phân hoá trong xã hội Mỹ
 
Không phải ngẫu nhiên mà các chính sách đối ngoại của các cựu tổng thống Clinton, Bush Jr. và Obama không thể được xếp vào loại mô hình duy nhất nào, mà là thể hiện tổng hợp về một cuộc xung đột giữa các truyền thống khác nhau. Có nhiều lý do để giải thích.
 
Một mặt, trước đó, Mỹ đạt được sự đồng thuận lưỡng đảng trong nhiều thập niên. Arthur Vandenburg (1928-1951) Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, lập luận rằng: "Chính trị thuộc đảng phái phải dừng lại ở biên giới quốc gia", có nghĩa là, các tranh chấp chính trị quốc nội không được gây ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại. Hoa Kỳ phải nói với thế giới bên ngoài bằng một lập trường duy nhất và mạnh mẽ. Lập luận này tác động tích cực trong sinh hoạt quốc hội và tạo uy thế quốc tế cho Mỹ lớn mạnh.
 
Nhưng tình hình quốc tế thay đổi. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhà nước Liên Xô và Khối liên minh Warsaw biến mất. Khi hai kẻ thù quan trọng không còn, Hoa Kỳ mở ra được một khả năng mới trong tương lai và tìm ra các khái niệm tốt nhất cho chính sách đối ngoại, cụ thể là trong hoàn cảnh bất chiến tự nhiên thành, vị thế cạnh tranh của Mỹ chỉ còn là tương kế tựu kế. Cuối cùng, Mỹ sẽ là trung tâm quyền lực độc nhất trong một trật tự thế giới mới.
 
Mặt khác, thực tế khác hẳn với mọi suy đoán. Từ năm 1993 cho đến nay, mức độ phân hoá chính trị và xã hội của Hoa Kỳ đã lên đến đỉnh điểm. Vì hai đảng không thể đạt được thỏa thuận về cơ bản trong nội tình, nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự rối loạn chức năng trong sinh hoạt công quyền. Dĩ nhiên, các rạn nứt này tác động tiêu cực đến chính sách đối ngoại.
 
Một trong số những thí dụ thể hiện rõ nhất là việc kết ước quốc tế. Việc Mỹ ký kết chỉ có hiệu lực khi Thượng viện chấp thuận với đa số 2/3 số phiếu. Luật thủ tục chấp thuận này được coi là tiêu chuẩn kim bản vị của các nỗ lực nghiêm túc về ngoại giao và làm cho Mỹ gây được niềm tin trong cộng đồng quốc tế.
 
Tuy nhiên, những năm gần đây cho thấy việc thông qua các điều ước quốc tế trở thành các trò chơi trong các tranh chấp chính trị và ý thức hệ của hai đảng. Hậu quả tác hại này làm cho nhiều sáng kiến về kết ước không còn được thông qua Thượng viện, vì chính giới hoạch định đo lường được nguy cơ thất bại quá cao. Cuối cùng, uy tín quốc tế của Hoa Kỳ sút giảm nghiêm trọng.
 
Thành tựu ngoại giao của Joe Biden
 
Trong hai năm đầu nhiệm kỳ, Joe Biden muốn đưa nước Mỹ trở lại tình trạng bình thường và gây uy tín sau nhiệm kỳ tổng thống đầy biến động của Trump bằng cách cố thực hiện các cải cách mang tính đột phá.
 
Với khẩu hiệu “Nước Mỹ đã trở lại”, Joe Biden đã thể hiện chủ trương hồi sinh chủ thuyết đa phương và hợp tác khu vực. Mỹ tham gia trở lại hiệp định khí hậu Paris, hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới, thực hiện các hội nghị thượng đỉnh đa quốc gia, tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán để giải quyết các cuộc khủng hoảng khu vực và ủng hộ các giá trị dân chủ.
 
Đối với Châu Âu, Mỹ thể hiện các yếu tố thực tế của truyền thống Hamilton, mà cụ thể là tăng cường mối quan hệ kinh tế và an ninh. Ngoài ra, lý tưởng của Wilson được thực thi khi Mỹ rõ ràng nhấn mạnh đến các giá trị dân chủ để tạo tinh thần đoàn kết trong các quốc gia phương Tây. Đồng thời, Mỹ cũng kêu gọi người dân trong nước phải tập trung vào việc xây dựng sức mạnh quốc gia và bảo vệ nền dân chủ đang lâm nguy.
 
Dù điều chỉnh được các chính sách của Trump đối với Trung Quốc, nhưng Biden mất thanh danh sau việc quân đội Mỹ triệt thoái vụng về tại Afghanistan. Từ tháng 2 năm 2022, việc Nga xâm lược Ukraine là một nguy cơ mới, bên cạnh các vấn đề bảo vệ an ninh cho Đài Loan và Biển Đông vẫn còn tồn tại.
 
Triển vọng
 
Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống vào tháng 11 năm 2022, khó khăn hiện nay cho Hoa Kỳ trong việc định hình một chính sách ngoại giao phù hợp càng chồng chất.
 
Kể từ năm 2023, Tổng thống Joe Biden phải làm việc với hai đa số khác nhau trong hai viện của Quốc hội. Trong khi đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện, Đảng Dân chủ có đa số suýt soát tại Thượng viện (51/41). Phải đối phó với những hậu quả này, liệu Joe Biden có thể thành công cho đến cuối nhiệm kỳ hay không, tương lai thật khó lường đoán.
 
Joe Biden đang chứng tỏ cố gắng dung hợp cả hai truyền thống, nhưng khó có được sự ủng hộ đa số Quốc hội trong mọi vấn đề. Một chủ thuyết duy tâm hay hiện thực không thể giải quyết vấn đề bảo vệ Đài Loan hay ủng hộ Ukraine. Việc Mỹ sẽ can thiệp quân sự tại Đài Loan hoàn toàn có những hậu quả khác biệt với chiến tranh đang tiếp diễn tại Ukraine Có lẽ các giải pháp trong tương lai sẽ tuỳ thuộc vào từng quyền lợi hiện thực nhiều hơn là nguyên tắc duy tâm phổ quát.
 
Các đại diện của đảng Cộng hòa theo truyền thống hướng nội của Jackson vẫn còn ảnh hưởng rất mạnh trong chính trường và công luận Mỹ. Chính giới Mỹ không còn lý tưởng quốc tế đủ cao cả để hy sinh người lính Mỹ cuối cùng nhằm bảo vệ Đài Loan hay Nhật Bản. Người dân Mỹ lo âu cho tình trạng lạm phát ngày càng gia tăng khi chiến tranh Ukraine còn kéo dài.
 
Các thành quả của phe theo Trump trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 năm 2022 là một chứng minh. Khi Trump chưa từ bỏ các ý tưởng trở lại Nhà Trắng, còn nhiều thách thức khác mà Joe Biden phải đương đầu.
 
Đỗ Kim Thêm
 
Tài liệu tham khảo:  
 
– Mead, Walter Russell (2017): The Jacksonian Revolt. American Populism and the Liberal Order, in: Foreign Affairs No. 2 (2017), S. 2-7.
 
– Schweigler, Gebhard (2008): Außenpolitik (Länderbericht USA. Geschichte, Politik, Wirtschaft, Gesellschaft, Kultur), in: Lösche, Peter/Loeffelholz, Hans Dietrich von (Hrsg.), Länderbericht USA. Geschichte, Politik, Wirtschaft, Gesellschaft, Kultur, 5. aktual. und neu bearbeitete Auflage, Bonn, S. 341-470.
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.