Hôm nay,  

Kỷ niệm 50 năm ngày ký kết Hiệp định Paris (27.1.1973 - 27.1.2023)

27/01/202316:53:00(Xem: 6314)
Bình luận -- Tìm hiểu lịch sử

kim them

Hiệp Định Paris, nguồn ảnh: https://www.rfa.org/vietnamese)

 

Nội dung Hiệp định

 

Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình.

 

Theo dự kiến, sau đó, miền Bắc và miền Nam bàn bạc và thoả thuận việc Việt Nam thống nhất, từng bước sẽ được thực hiện trên cơ sở không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài.

 

Ngay sau khi ký kết Hiệp định Paris, bất cứ một người dân Việt bình thường nào cũng nhận ra là Bắc Việt chiếm trọn mọi ưu thế và thành công trong việc lừa đảo được Henry Kissinger.

Nhìn chung, Bắc Việt và MTGPMNba thắng lợi chính: Một là, toàn bộ binh sĩ Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam; hai là, công nhận sự hiện diện của 140.000 quân chính quy QĐNDVN ở miền Nam và chính phủ “ma” MTGPMN; ba là, quy chế khu phi quân sự sẽ không đuợc luật quốc tế công nhận và không ai sẽ can thiệp khi vi phạm.

 

Dù kiểm soát trên 50% dân chúng và 75% lãnh thổ, nhưng VNCH thất bại nặng nề, vì không có tiếng nói chính thức trong hội nghị. Hai mục tiêu duy trì binh sĩ Hoa Kỳ để tiếp tục hỗ trợ QLVNCH và trục xuất binh sĩ QĐNDVN ra khỏi miền Nam đều không có kết quả.

 

Trong một mật ước với Hà Nội, Tổng thống Richard Nixon hứa sẽ viện trợ tái thiết cho miền Bắc và sẽ không hành quân trên lãnh thổ Lào và Campuchia.

 

Hoa Kỳ tự cho mình là thắng lợi khi mang binh sĩ hồi hương, một lối thoát trong danh dự mà Tổng thống Kennedy và Johnson không đạt được. Tổng thống Nixon buộc Hà Nội phải từ bỏ yêu sách là một chính phủ liên hiệp không có chính quyền Tổng thống Thiệu tham gia và công nhận chính phủ VNCH là một thực thể chính trị để đối thoại.

 

Tổng thống Nixon ý thức về khó khăn của việc thực hiện Hiệp định vì QĐNDVN còn đóng tại miền Nam và việc tiếp tục ném bom miền Bắc trong tương lai là khó khả thi. Khi cải thiện bang giao Nga-Hoa, Tổng thống Nixon mở rộng được các ưu thế dành cho Hoa kỳ, nên các áp lực quốc tế và quốc nội trong cách giải quyết vấn đề Việt Nam giảm đi đáng kể; dù vậy, ông vẫn còn nhiều lo âu về mật ước với Tổng Thống Thiệu.

 

Riêng Kissinger, vốn dĩ không dành thiện cảm cho VNCH và quan tâm đến tương lai của miền Nam, nên cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Ông tiên đoán sẽ có một khoảng cách thích hợp cho việc đình chiến và sự sụp đổ của miền Nam. Khi đuợc hỏi miền Nam sẽ còn sống được bao lâu sau ngày ngưng bắn, ông trả lời: “Nếu may mắn chế độ Sài Gòn chỉ sống sót được trong vòng một năm rưi.” 

 

Dù tiên đoán Hà Nội không tôn trọng Hiệp định và miền Nam sụp đổ, tại sao Kissinger không chuẩn bị các biện pháp khác nhằm ngăn chặn các hậu quả tàn khốc này? Đây là câu hỏi mà mọi người Việt miền Nam đặt ra, nhưng không được Kissinger trả lời.

 

Do sự im lặng này mà hầu hết người miền Nam nguyền rủa Kissinger đã phản bội VNCH và xem nhẹ các giá trị sống còn của miền Nam, vô đạo đức không thể tha thứ, khi đem Hiệp định Paris làm một món quà triều cống cho Trung Quốc.

 

Kissinger luôn né tránh biện minh trách nhiệm đạo đức cá nhân và những sai lầm trong Hiệp định. Ông tiếp tục đổ trách nhiệm cho chính quyền và dân chúng miền Nam là những người có quyền tự do tự định đoạt số phận của mình. Về trách nhiệm của phía Mỹ, ông dẫn chứng là Nixon bị buộc phải từ chức sau vụ Watergate và Quốc hội còn không muốn tiếp tục viện trợ cho VNCH.

 

Giải Nobel Hoà bình cho Hiệp định Paris

 

Ngay trong thời điểm ký kết cũng như về sau, công luận quốc tế luôn nghi ngờ về thiện chí hiếu hoà nghiêm chỉnh của Bắc Việt và giá trị thi hành của Hiệp định. Gần đây, Uỷ ban Nobel Hoà bình đã tiết lộ nhiều chi tiết mới trong việc quyết định trao giải cho Kissinger và Lê Đức Thọ, hai nhà đàm phán Mỹ và Hà Nội.

 

Hai ngày sau khi ký kết hiệp định Paris, John Sanness, học giả, thành viên người Na Uy của Ủy ban đã đề cử cho Kissinger và Lê Đức Thọ được nhận giải. Lập luận chính của Sanness là: 

“… điều tích cực là các cuộc đàm phán đã dẫn đến một thỏa thuận sẽ chấm dứt xung đột vũ trang giữa Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ… trong thời gian tới người ta mới hiểu rõ (loại) ý nghĩa mà các hiệp định sẽ có trong thực tế.” Ông Sanness qua đời năm 1984.

 

Quyết định trao giải đã bị hai trong số năm thành viên của Ủy ban phản đối và từ chức. Hiện nay, tất cả thành viên này đã qua đời.

 

Khi nhìn lại việc quyết định trao giải trong toàn cảnh, ông Stein Toennesson, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo, đã nhận xét là Ủy ban cũng đã nhận thức được hiệp định: “Không có khả năng được giữ vữngngạc nhiên hơn lúc đó ủy ban có thể đưa ra một quyết định tồi tệ như vậy… vì đã đưa Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam… mà không có bất kỳ giải pháp hòa bình nào ở Nam Việt Nam.”

 

Việc Lê Đức Thọ nhận giải có chi tiết khác: “ Uỷ ban không thể trao cho một mình Kissinger… sau đó họ bổ sung thêm Lê Đức Thọ, người mà họ biết rất ít.” Khi được tin đề cử nhận giải, ông Thọ có gởi điện văn từ chối với nội dung: “Khi hiệp định Paris về Việt Nam được tôn trọng, không còn tiếng súng và hòa bình thực sự được thiết lập ở miền Nam Việt Nam, tôi sẽ xem xét việc nhận giải thưởng này”.

 

Một chi tiết khác là Kissinger muốn trả lại giải ngay sau khi Sài Gòn sụp đổ. Qua một bức điện gởi tới Ủy ban, ông bày tỏ: “Hòa bình mà chúng tôi tìm kiếm thông qua các cuộc đàm phán đã bị đảo lộn bằng vũ lực”. Nhưng Ủy ban quyết định không nhận lại giải thưởng. Cho đến nay, Kissinger không bình luận gì về các nguồn tin mới này.

 

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký kết Hiệp định Paris tại Việt Nam

 

Dù ý nghĩa của việc tái lập hoà bình cho Việt Nam qua Hiệp định không còn nữa khi Bắc Việt đã công khai vi phạm hưu chiến, nhưng ngày 13 tháng 1 năm 2023, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tổ chức chương trình “Hiệp định Paris 1973 - Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai”.

 

Tham dự buổi gặp gỡ hữu nghị này có 26 đại biểu quốc tế đến từ 15 quốc gia. Các tham dự viên là những người đã ủng hộ cho Việt Nam trong công cuộc kháng chiến.

 

Trong thông điệp gởi tới cuộc hội thảo, bà Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh: “Hiệp định Paris là thắng lợi to lớn về chính trị và ngoại giao của nhân dân Việt Nam, là bước ngoặt lịch sử dẫn đến cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

 

Nhân dịp này, Phó chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Phan Anh Sơn khẳng định: “Hiệp định Paris là chiến thắng của “lương tri”, của niềm tin vào chính nghĩa, là chiến thắng của nhân dân Việt Nam…

 

Ngày 16 tháng 1 năm 2023, Bộ Ngoại giao, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Quốc phòng đồng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”. Tham dự hội thảo có khoảng 350 đại biểu. Đa số thuộc giới lãnh đạo, các nhân chứng lịch sử, đại diện thành viên hai đoàn đàm phán, các nhà khoa học và chuyên gia.

 

Hội nghị kết thúc với khẳng định: “Hiệp định Paris tạo cục diện mới để đi đến thắng lợi cuối cùng là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, một minh chứng lịch sử sống động cho khát vọng hòa bình và truyền thống ngoại giao hòa hiếu của dân tộc Việt Nam.”

 

Có hai điều đáng chú ý trong hai buổi lễ này. Thứ nhất, không còn ai nhắc đến hai lời hứa long trọng cho tương lai tươi sáng của miền Nam trong khi Bắc Việt và MTGPMN nỗ lực ngoại vận tại Paris.

 

Thủ tướng Phạm văn Đồng tuyên bố với báo Le Monde ngày 18 tháng 5 năm 1972 là: "Miền Nam sẽ phải chuyển đổi dần dần để giảm bớt những khác biệt. Với thời gian, thống nhất đất nước sẽ tự nó đến. Thời gian sẽ là một yếu tố quyết định. Để thành công, cần phải có một lịch trình khá mềm dẻo.”

 

Sau đó, cùng một lập trường, ngày 11 tháng 9 năm 1972, CPCMLTCHMNVN long trọng cam kết tại Paris là: “Sẵn sàng đi đến một hiệp định mà miền Nam sẽ không bị áp đặt dưới một chế độ cộng sản hoặc một chế độ do Mỹ tài trợ.”

 

Hiệp định Paris có ghi rõ các nguyện vọng này của bốn bên qua:

 

Điều 11:Hai bên sẽ thực hiện hòa hợp, hòa giải dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với bên này hay bên kia, bảo đảm các quyền căn bản của người dân”.

 

Điều 15: Thực hiện thống nhất từng bước trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận giữa miền Bắc và miền Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào.

 

Thứ hai, nội dung hội thảo kỷ niệm 50 năm này hoàn toàn giống với Hội thảo khoa học “50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968-2018) - Tầm vóc và bài học lịch sử" được Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 26 tháng 1năm 2018.

 

Cuối cùng, Hội thảo 2018 cũng khẳng định tương tự, có nghĩa là, nêu cao ý nghĩa lịch sử và tôn vinh những đóng góp to lớn của đảng viên và nhân dân trực tiếp chiến đấu,  không ai nhắc đến việc thảm sát hơn 5000 dân Huế vô tội.

 

Nhìn chung, các hội nghị khoa học đã khép lại quá khứ lịch sử một cách có khôn ngoan chọn lọc. Thảm sát thường dân Huế và vi phạm Hiệp định Paris không phải là sự thật lịch sử và là bài học cho thế hệ hậu chiến.

 

Kết luận

 

Hiệp định Paris đã thuộc về quá khứ khi nửa thế kỷ trôi qua. Nhìn lại thời gian lắng đọng, chúng ta có những lý do chính đáng để không tham gia mừng lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký kết mà cần tỉnh thức:

 

Một là, Chúng ta cùng nhau thành tâm tưởng niệm cho các những người của hai miền đã nằm xuống và không còn cơ hội để nhận ra ý nghĩa đích thực và cao cả về công cuộc đấu tranh và Hiệp định Paris.

 

Hai là, Đảng tiếp tục dành độc quyền tuyên truyền thành tích và ban phát chân lý lịch sử. Hiệp định Paris không bao giờ là một minh chứng cho khát vọng hòa bình và truyền thống ngoại giao hòa hiếu của dân tộc. Đảng đã lừa dối được Mỹ, công luận thế giới, đồng bào miền Bắc và miền Nam về ý nghĩa đấu tranh. Đảng vi phạm hưu chiến gây bao tang tóc cho nhân dân miền Nam và toàn dân đại bại vào năm 1975.

 

Ba là, Việt Nam đã được một mục tiêu thống nhất lãnh thổ, những vẫn chưa thành công trong việc kiện toàn độc lập, hoà giải và hoà hợp dân tộc. Đó chính là ý nghĩa mà nhân dân mong muốn. Bối cảnh đất nước thay đổi, nhiều giông bão đang khởi đầu.

 

Bốn , Đã đến lúc thế hệ hậu chiến phải đứng lên đảm  nhận trách nhiệm chính trị trước lương tâm và lịch sử để hoàn thành giấc mơ thanh bình và thịnh vượng của toàn dân. Lịch sử đang nhìn chúng ta và chờ đợi một khởi đầu mới huy hoàng cho đất nước, mà mục tiêu trước mắt là toàn thể người dân quyết định quyền dân tộc tự quyết thông qua các cuộc bầu cử tự do.

 

– Đỗ Kim Thêm

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.