Hôm nay,  

Người Việt Đọc Sách

27/01/202300:00:00(Xem: 3033)

1
 
1.
Tại sao rất ít người Việt đọc sách Việt?

Tôi muốn nói đến sách văn chương, sách triết học, sách khoa học. Đây là ba nguồn kiến thức, tư tưởng lớn của nhân loại. Nếu lấy ra hết ba loại hiểu biết này, con người chỉ là đàn bò nhai lại và tranh cãi. Nếu một người không có hiểu biết nào từ ba nguồn cung cấp trên, người đó không thể khác hơn con bò. Tuy nhiên, việc này không bao giờ xảy ra.

Trong thời đại hôm nay, một người không nhiều thì ít, đều có một mớ hiểu biết về triết học, khoa học và văn chương. Những thứ này đính kèm theo học vấn và giao tiếp với đời sống hàng ngày. Chỉ khác nhau về phẩm-lượng của mớ hiểu biết đó.

Nghiền ngẫm sách là cách duy nhất để học hỏi.

Không phải chỉ đọc mà nghiền nát rồi suy gẫm.

Nghiền nát và suy gẫm đòi hỏi động não và mất thời giờ. Hai món này không nằm trong sở thích của đa số người Việt. Mặc dù bản sắc người Việt căn bản là sáng trí, thông minh, có khả năng cần cù, nhưng khả năng này thường hướng về vật chất hơn tinh thần. Lười biếng không cập nhật sự hiểu biết, thì sáng trí, thông minh sẽ trì trệ. Thường xuyên nhai lại và tranh cãi những điều cũ kỹ. Kiến thức của quá khứ không phải để nhai lại, mà để tiêu hóa rồi tạo ra kiến thức mới. Tranh cãi không phải để hơn thua, để tự hào, mà để tìm thấy vị trí của bản thân trong thế giới bao la.

Tất cả những gì nói bên trên không phải của tôi. Tôi đã nghe như thế, ông Zarathustra đã nói như thế: “Hỡi những anh em của ta, hãy nói cho ta biết: thân xác các người báo hiệu gì được cho linh hồn? Linh hồn các người há chẳng phải nghèo nàn, dơ bẩn cùng tự mãn đáng thương hay sao?

Thật ra, con người là một dòng sống dơ bẩn. Phải là biển cả bao la mới có thể dung thông tiếp nhận một dòng sông uế trược, không bị ô nhiễm. (1)” Viết bóng bẩy khó hiểu như vậy, ít người muốn đọc là phải.

Thời đại thời giờ hiếm hoi, sở thích nhiều hơn khả năng làm, ham muốn lớn hơn khả năng có, viết cần phải dễ hiểu nhưng sâu sắc, thâm trầm. Món ăn tinh thần khác với món ăn cụ thể, vì ăn thực tế xong, ngày hôm sau sẽ biết có tiêu hóa hay không? Còn tinh thần ăn xong, tiêu hóa hay tiêu hủy?

Không ai có thể liệt kê hết những ích lợi của đọc sách. Không ai có thể đọc hết sách. Nhưng càng đọc, càng biết, càng phong phú, Cho đến một hôm, nghe ông Groucho Marx nói: “Tôi thấy truyền hình rất giáo dục. Mỗi khi ai đó bật t.v. lên, tôi đi sang phòng khác, đọc sách.” Trong phòng đó, có treo câu châm ngôn của Mark Twain: “Người không đọc sách hay không hơn gì kẻ mù chữ.” (The man who does not read good books is no better than the man who can’t.)

Tại sao ít người Việt đọc sách Việt?

Do người viết hay do người đọc?

Một số bạn viết nói với tôi, họ không phải nhà văn. Lạ thật. Họ viết. Họ in sách. Thậm chí, còn tặng cho tôi mốt số tác phẩm của họ. Nhưng không nhận mình là nhà văn. Nhà văn đâu phải là trộm cướp, hải tặc, xã hội đen? Hay họ khiêm nhường? Suy nghĩ nhiều năm, một hôm, tôi vỡ lẽ, họ không tự nhận là nhà văn vì viết không có ai đọc.

Một cái vòng tròn: Người đọc không đọc sách có kiến thức cao, khiến người viết chỉ viết sách báo bình dân. Người đọc thích sách báo bình dân, khiến người viết không viết sách cao kỳ. Cái vòng tròn chạy như bánh xe từ thế hệ này sang thế hệ kia, không phải mù chữ, mà mù hiểu biết.
Trong những năm qua, tôi thấy nhà thơ Trịnh Y Thư dịch ba tác phẩm quan trọng:

- Đời Nhẹ Khôn Kham của nhà văn Milan Kundera. (The Unbearable Lightness of Being.) 2002.
- Căn Phòng Riêng, tiểu luận văn học của nữ sĩ Virginia Woolf. (A Room of One’s Own.) 2009. 
- Cái Cười & Sự Lãng Quên của nhà văn trí tuệ Milan Kunderra. (The Book of Laughter and Forgetting.) 2021.

Có bao nhiêu người đọc một trong ba hay cả ba tác phẩm? Công việc của nhà thơ Trịnh Y Thư không phải như ăn vài tô phở, uống vài ly rượu vang, mà cặm cụi mài óc, trồng chữ, biến hóa những gì khó hiểu thành dễ hiểu. Có người dịch được lại không có người đọc, làm sao dám nhận mình là dịch giả? Thời giờ đó, tâm tình đó, nếu để cho tình nhân, cho vợ con, cho mây gió, có lẽ, vẫn còn lời hơn. Những tác phẩm nêu bên trên là những cuốn sách khó dịch từ những tác giả nổi tiếng hàng đầu trên thế giới. Cảm ơn nhà thơ Trịnh Y Thư.

Và cảm ơn những nhà văn, nhà thơ, nhà viết, nhà dịch nào đã bỏ một phần đời của mình để làm nghệ thuật chữ, không nhất thiết phải có độc giả và hoàn toàn không thể kiếm tiền. Năm mới, chúc các nhà chế tạo, phát minh chữ tiến tới phong phú, nghèo hơn và tốn hao sức khỏe.

2.
Những ngày cuối năm âm lịch, tôi thường lưu luyến cái tựa đề hay dùng của nhà văn Võ Phiến: “Tàn Niên Tâm Sự.”

“Tàn niên,” tự dưng cảm thấy như có gì sắp mất. Tự nhiên cảm giác bùi ngùi. Tự động phải chấp nhận; “tâm sự”, một năm tuy ngắn nhưng dài đủ để tâm sự lòng thòng đủ mùi vị đắng cay chua chát. Nhưng Tết Tây đã qua, cần có một “quyết tâm” mới. một resolution cho 2023.

Thoạt đầu, tôi nghĩ đến việc bỏ uống rượu. Cờ bạc đã bỏ từ trẻ. Hút sách đã bỏ hơn 30 năm. Đàn bà không bỏ nhưng ngưng hoạt động. Chỉ còn rượu. Bỏ thì tiếc quá. Nếu bỏ rồi có làm người tốt hơn chăng? Hay chỉ ngẩn ngơ nuốt nước miếng mỗi khi bắt được mùi whisky, cognac, rượu vang?

Lưỡng lự mất hai tuần, ngày nào cũng ráng uống, kẻo quyết định bỏ, thì bầy chai lọ kia sẽ ra sao? Sau cùng, tôi thỏa thuận vẫn uống rượu, nhưng sẽ đọc sách nhiều hơn. Lấy cái cao bù vào cái thấp. Tôi biết, đọc sách không chắc sẽ làm mình tốt, nhưng sẽ làm mình xấu hổ khi có ý nghĩ hoặc hành vi xấu tính.

Nhưng đọc một mình biết lấy ai bàn thảo? Mời các bạn cùng đọc vài tác phẩm lãnh giải văn chương trong năm 2022, để mai mốt chúng ta có dịp chia xẻ.
Giải Pulitzer cho tiểu thuyết.
$15.000

2
The Netanyahus: Tường thuật một giai đoạn ngắn sau cùng, thậm chí không đáng kể trong lịch sử về gia đình Netanyahus rất nổi tiếng.
Của Joshua Cohen.
New York Review Books xuất bản.
Giá $12-$16

Lời giới thiệu của David N. Myers, The Los Angeles Review Books.

“Cohen đã thực hiện một loại pháp thuật văn học, biến nhân vật buồn bã, u ám của Benzion Netanyahu thành nhân vật chính của một cuốn sách hài hước náo nhiệt. Bằng cách đánh lạc hướng tư duy nhỏ nhen của văn hóa học thuật, The Netanyahus gợi lên sự vui nhộn của David Lodge, và trong cái nhìn xuyên thấu và những bước đi ngang ngược, vượt trội, nó gợi lên Philip Roth quá cố, người đã xé toạc tâm hồn của parvenu, người Mỹ gốc Do Thái, và nỗ lực tìm kiếm sự kính trọng của nhân vật không giống ai…”
Giải National Book Award.
$10.000

3

Tiểu Thuyết Chuồng Thỏ.
Của Tess Guntry
Alfred A. Knopf xuất bản.
Giá $14.00

Tiểu Thuyết Chuồng Thỏ (The Rabbit Hutch) là một cuốn tiểu thuyết đầu tay tuyệt đẹp kể về bốn thanh thiếu niên — vừa mới ra khỏi hệ thống nuôi dưỡng của tiểu bang — sống cùng nhau trong một chung cư ở vùng Trung Tây hậu công nghiệp, khám phá hành trình tìm kiếm sự tiên nghiệm và khao khát tình yêu.

Ba nam và một nữ, Blandine, người mà The Rabbit Hutch xoay quanh. Đẹp một cách ám ảnh và sáng sủa đến đáng sợ, Blandine bị cản trở bởi những cơ cấu sẵn có, con người và những nơi không chỉ khiến cô thất vọng mà còn làm cô tổn hại. Bây giờ tất cả những gì Blandine muốn là một cuộc chạy trốn, một cuộc chạy trốn thực sự về thể xác như những nhà thần bí mô tả trong những cuốn sách mà cô đã đọc.
                                       (Trích Cover Description.)
Giải Booker Prize.
50.000 Pound tiền Anh (khoảng gần 62.000 USD.)
 
 4
 
  
Bảy mặt Trăng của Maali Almeida.

Của Shehan Karunatilaka
Giá $15. 386 trang.

“Bằng sự tương phản nổi bật, và ngay cả tựa đề đã hứa hẹn một câu truyện kỳ lạ, The Seven Moons of Maali Almeida bất kính một cách bất thường về sự tàn bạo đa dạng ở Sri Lanka trong cuộc nội chiến kéo dài 26 năm ... Cuốn tiểu thuyết phá vỡ các phương thức kể chuyện thông thường để bộc lộ tính nhân văn trong một tình huống kỳ lạ, trải dài và bi thảm... Cuốn sách của Karunatilaka vô cùng tự tin vào tính chất dị thường trong văn học của nó, và tương tự như vậy trong việc đưa ra những nét đặc thù mang phong cách riêng trong đời sống bình thường của người Sri Lanka, vượt ra ngoài những vấn đề nghiêm trọng về chính trị, lịch sử, tôn giáo và thần thoại...”  (Trích Review của New York Time.)
Giải International Booker Prize.
50.000 Pound.

5
Ngôi Mộ Cát

Của Geetanjali Shree,
Harper Collin Publisher xuất bản
Giá $16

“Ngôi Mộ Cát là cuốn tiểu thuyết kể về một cụ bà 80 tuổi bị trầm cảm, “một người phụ nữ nhỏ bé đến mức có thể chui lọt vào bất cứ đâu”. Trong 100 trang đầu tiên, người đọc chỉ nhìn thấy lưng của cô ấy. Người ta tìm thấy cô nằm quay mặt vào tường trong ngôi nhà gỗ của một công chức ở phía bắc Ấn Độ. Cô rời khỏi nhà và cùng con gái đến Pakistan. Cô đến Lahore, nơi cô sống khi còn là một cô gái, và sau đó đến Khyber-Pakhtunkhwa, nơi cô đi tìm chồng cũ của mình, Anwar. Xuyên suốt cô ấy được biết đến với cái tên Ma, nhưng trong những trang cuối cùng, cô ấy đã nhận lại được danh tính thực sự của mình trong vòng tay của mối tình đầu và trở thành Anwar-Chanda.

Geetanjali Shree, nhà văn Hindi đầu tiên đoạt giải Booker quốc tế, dường như đột nhiên xuất hiện. Cho đến tháng trước, một số nhà báo Ấn Độ gốc Hindi rất nổi tiếng đã không biết tên cô ấy. Ở tuổi 65, bà đã viết được khoảng 30 năm và Ngôi mộ cát, do Daisy Rockwell dịch từ cuốn sách Ret Samadhi của bà, là cuốn tiểu thuyết thứ năm của bà.” (Trích The Guardian Review.)

Nhà văn triệu phú Jim Rohn khẳng định rằng, từ một người bình thường, nếu đọc sách đúng đắn sẽ có cơ hội trở nên phi thường. Điểu này khá dễ hiểu, như một người ốm yếu, nếu ăn uống theo chế độ tốt, đầy đủ, sẽ có cơ hội trở nên phì nhiêu. Nhà tư tưởng Ralp Waldo Emerson nói, hỏi người vừa quen, họ thích đọc sách gì, ta có thể biết họ là ai, trình độ như thế nào.

Giải Kirkus Prize
$50.000

6

Niềm Tin
Của Hernan Diaz
Riverhead Books xuất bản
Giá: $15

“[…] Tội ác đã được “quên đi, xin lưu ý bạn, vì nó đã được xử lý đúng cách,” các thi thể được xử lý gọn gàng và các tờ tiền được rửa sạch sẽ.
Dù sao, đó cũng là niềm hy vọng — hay nỗi sợ hãi, tùy thuộc vào việc bạn đứng về phía ai — và đó là thế giới mà Hernan Diaz khám phá trong “Trust”, cuốn tiểu thuyết thứ hai phức tạp, xảo quyệt và luôn gây ngạc nhiên của ông. Lòng tin: vừa là phẩm chất đạo đức vừa là sự sắp xếp tài chính, như thể đức hạnh và tiền bạc đồng nghĩa với nhau. Thuật ngữ này cũng có ý nghĩa văn học: Chúng ta có thể tin câu chuyện này không? Người kể chuyện này có đáng tin cậy không? Diaz chia cuốn sách thành bốn phần, và tiêu đề của phần đầu tiên cũng mơ hồ tương tự, lặp lại tiêu đề của toàn bộ tác phẩm. Nó có tên là “Bonds” và được trình bày dưới dạng một cuốn tiểu thuyết được viết ở ngôi thứ ba bởi một người tên là Harold Vanner. Chúng ta sẽ không biết anh ta là ai cho đến những phần sau, nhiều trang sau khi “Trái phiếu” kết thúc; hãy gọi anh ta là một tiểu thuyết gia bị lãng quên, trường hợp của anh ta đã được xử lý đúng cách. “ (Trích The New York Times. Michael Gorra.)

Women’s Prize cho tiểu thuyết.
$30.000 Pound.

7

Sách Sắc Tướng và Tánh Không.
Của Ruth Ozeki.
Penguin Books xuất bản.
Giá $10. 548 trang.

“Một cậu bé nghe thấy đồ vật nói chuyện và mẹ cậu, người không ngừng tích trữ mọi thứ.

Mọi thứ bắt đầu trở nên tồi tệ đối với Benny Oh vào năm anh ấy 12 tuổi, “cùng năm cha anh ấy qua đời và mẹ anh ấy bắt đầu lên cân.” Annabelle không chỉ tăng cân; bà tích lũy mọi thứ một cách ám ảnh - đồ dùng nhà bếp, quả cầu tuyết, thực sự không quan trọng là gì - để lấp đầy khoảng trống do cái chết của chồng trống vắng. Trong khi đó, những giọng nói Benny nghe thấy quá nhiều từ mọi thứ, từ cốc cà phê đến kính cửa sổ trở. Chuyện này đưa đến kết quả cậu phải vào chữa bệnh ở khoa tâm thần nhi đồng.

Cuốn sách kết nối việc tích trữ của người mẹ với thảm họa sinh thái đang rình rập, được kích hoạt bởi sự bất cẩn và lãng phí của con người.” (Trích Kirkus Review.)

*

Tôi vừa giới thiệu một số ít sách trong cả trăm cuốn sách hay xuất bản trong năm 2022. Nếu không đọc, thật là uổng.

Nhưng trong quá trình đọc sách, trước khi bàn tay cầm sách, lật trang, đưa lên tầm mắt, có một hành động rất cần thiết. Không có hành động này, không thể có sách hay để đọc. Đó là mua sách.

Đối với sách văn chương, sách trí tuệ, hãy tự hỏi mình, lần cuối đã mua cuốn sách Việt là lúc nào? Lần cuối, mua cuốn sách ngoại ngữ là khi nào? Đã đọc bao nhiêu sách báo miễn phí, mới trả tiền mua một cuốn sách vì thích, không phải vì quen biết, không vì lấy lòng tác giả?

Để trả lời vấn nạn này, ngao ngán, chỉ còn cách bắt thang lên hỏi ông trời.

Ghi:
(1) Zarathustra đã nói như thế. Nguyên bản: Friedrich Nietzsche. Bản dịch: Trần Xuân Kiêm.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.