Hôm nay,  

Những Điều Trông Thấy 2022

30/12/202200:00:00(Xem: 4005)

 

Những-Điều-Trông-Thấy_hình-chính
Những Điều Trông Thấy (gồm cả những điều không trông thấy trong năm 2022)

Nếu cảm giác của tôi thường âm u trong những ngày cuối năm âm lịch, thì cảm giác đó, ngược lại, bừng sáng, háo hức, tò mò, trong những ngày cuối năm dương lịch. Nhìn lại những gì đã xảy ra, vô số những sự kiện quan trọng, hoặc sẽ trở thành quan trọng, trong năm qua, thường xuyên đưa ra nhiều câu hỏi, khiến những câu trả lời trở thành nhiều nỗ lực tìm hiểu tài liệu, suy đoán hậu quả, thánh thức bản thân, và có lẽ, dẫn đầu là niềm vui lạc quan. Những năm gần đây, tôi hầu như quyết định, chỉ có lạc quan mới có thể đi qua một thế giới đương đại, phức tạp giữa đúng và sai, hỗn loạn giữa chính trị và cách sống hàng ngày. Có lẽ, lạc quan, không phải để chống đối thú tính vì chẳng bao giờ con người có thể thắng được, là cách dẫn đưa thú tính đến những nơi bớt dơ bẩn và man rợ.

Lạc quan 1: Nuclear Fusion.
Phản Ứng Tổng Hợp Hạt Nhân. 

2

                     Ảnh: Chụp lại từ CNN .

                
Theo như ước đoán của một số khoa học gia, tổng số năng lượng của thế giới sử dụng sẽ nung nóng địa cầu đến mức tạo ra nhiều tai ương từ khoảng thời gian 2050 trở đi. Việc đi tìm một năng lược trong sạch là một trong số vấn đề lớn hàng đầu. Một trong ước muốn khi du hành vũ trụ lên mặt trăng hay sao hỏa hoặc bất kỳ ngôi sao nào khác là để tìm những nguyên liệu mới phục vụ cho con người. Cứ thử tưởng tương khi chúng ta bị giới hạn năng lượng sử dụng hàng ngày như những thời kỳ thiếu nước hoặc cạn xăng. Cứ tưởng tượng chúng ta phải sống trong u tối để địa cầu bớt sôi sục. Hy vọng tìm thấy nguồn năng lượng trong sạch và vô hạn đã được khám phá. Cứ tưởng tượng chúng ta có thể sử dụng điện thả cửa mà không cần phải trả chi phí. Chẳng đáng lạc quan sao? Nhưng còn hơn thế nữa, năng lượng trong sạch sẽ tạo ra nhiều hiệu quả bất ngờ mà hôm nay con người chưa hiểu rõ.

Phản ứng tổng hợp hạt nhân đã là một giấc mơ năng lượng khó nắm bắt trong hơn một thế kỷ. Về lý thuyết, nghe có vẻ đơn giản. Các ngôi sao, bao gồm cả Mặt Trời, tạo ra năng lượng thông qua quá trình gọi là phản ứng tổng hợp, đó là khi các nguyên tử hợp nhất với nhau ở nhiệt độ và áp suất cao để tạo ra một nguyên tử nặng hơn. Thông thường, điều này liên quan đến các nguyên tử hydro kết hợp để tạo thành helium. Phản ứng giải phóng rất nhiều năng lượng, đó là lý do tại sao các nhà khoa học trên địa cầu muốn tái tạo sự việc này một cách có kiểm soát. (Trước đây họ đã làm được điều này một cách không kiểm soát, được gọi là bom khinh khí.) (Trích The Verge. What in the world is nuclear fusion and when will we harness it? Justine Calma.)

Để tạo châm ngòi lửa hạch nhân, Cơ sở National Ignition Facility phải chuyển đổi năng lượng lazer thành tia X bên trong hohlraum, sau đó nén chặt một viên nhiên liệu cho đến khi nó nổ tung, tạo ra nhiệt độ plasma và áp suất cao.

3

Ảnh: Lawrence Livermore National Laborratory.

Nếu thí nghiệm này thành công, và có lẽ, sẽ thành công dù một thời gian chờ đợi, năng lượng hạt nhân chắc chắn sẽ cung cấp năng lượng cho phần lớn thế giới. Chỉ cần 1 gam nhiên liệu, có thể tạo ra năng lượng tương đương với 8 tấn dầu hỏa. Đó là một sản lượng đáng kinh ngạc tỷ lệ 8 triệu trên 1.
Tìm thấy và sử dụng nguồn năng lượng trong sạch sẽ giải quyết được vấn đề nhà kính giảm thiểu sức nóng là khí hậu thay đổi và giúp việc không khí trong lành được phục hồi. 

Lạc Quan 2: Rồi Sẽ Qua Đi.

Sự kiện chính trị nếu nhìn bằng góc cạnh tiêu cực, sẽ vô cùng chết đuối và sợ hãi. Làm sao có thể yên vui khi bị đe dọa ngày đêm. Hàng ngày chúng ta bị thả bom bởi tin tức, hầu hết là chán nản, gần hết thuốc chữa, đen tối và gây căm phẫn, gây xung đột. Tại sao chúng ta bỏ phiếu cho những người đại diện để làm cho chúng ta điên đảo, phiền phức? Có phải vì chúng ta đã chọn mặt gửi vàng gửi lầm tướng cướp? Hay có lẽ, chỉ toàn là cướp, bầu ai cũng vậy? Hay tại mình dở, ngu ngốc, không biết chọn lựa? Hay tại mình hời hợt dễ tin, bị xỏ mũi đi bỏ phiếu?… Có quá nhiều câu hỏi, cho dù trả lời được hay không, cũng làm cho mình bất an. Nhưng hãy lạc quan, lịch sử đã chứng minh, không có lúc nào mà con người hoàn toàn được bình an. Nhưng không có tồi tệ nào giết chết nhân loại. Ánh sáng luôn luôn đến mỗi ngày sau đêm tối.

Thứ hai ngày 19 tháng 12, chính trị Hoa Kỳ chứng kiến một sự kiện lịch sử: cựu tổng thống Trump bị đề nghị kết án những hành động gây hỗn loạn trong vụ “Ngày 6 tháng Giêng” và nhiễu loạn những điểu khoản của hiến pháp. Nếu nhìn trong một khoảng thời gian dài, điều này chẳng phải là việc quan trọng. Như nhà khoa học Stephen Hawking đã nói, nếu bay lên không gian nhìn xuống trái đất nhỏ nhoi, con người càng nhỏ ghê gớm hơn nữa, thì những tranh giành, oán hận, giết chóc, âm mưu … chỉ như loài kiến ồ ạt chiến đấu vì vài hạt đậu phụng thừa, hoặc một cục xương chó bỏ (không phải người, vì người đã cho chó, chó gặm xong mới bỏ.)

Tuy nhiên, người sống thích nhìn gần, vì nhìn gần mới cảm thấy dễ hiểu, dù thường xuyên hiểu sai. Triết gia ngôn ngữ Jaques Derrida hầu như dành hết cả cuộc đời để đối phó với lời nói, chữ viết của con người trong gia tiếp. Hầu hết, là không hiểu nhau. Có đâu thông cảm với đồng cảm?

- Ông Trump đúng hay sai?
- Sai rành rành, chứng cớ đầy đủ, còn hỏi gì nữa?
- Không, tại chúng mày không hiểu ông ấy thôi.

Đúng hay sai trở thành chọn lựa của sở thích. Thích thì Đúng. Không thích thì Sai. Nhưng pháp luật không phải như vậy? Một kết luận đã được đưa ra và đề nghị chuyển sang cho bộ tư pháp cho những ngày sau đó. Những mưu mô và hành động của hai bên đang ầm ĩ một cách thầm lặng như núi lửa sắp phun. Nhưng hãy lạc quan, hãy đi đến tận cùng. Chỉ có chấm dứt mới có thể có bắt đầu mới. Chuyện ông Trump sẽ đi vào dĩ vãng. Ông sẽ trở thành một nhân vật điển hình trong lịch sử. Lịch sử sẽ nhận định ông tốt hay xấu, cũng như gia đình nhận định mình tốt hay xấu trong những hành động chính trị. 
Tuy nhiên, nói như vậy, khó thỏa mãn những tấm lòng sôi sục chính trị đang bốc hỏa, cuối cùng, cứ để họ kêu ca, bất đồng ý khiến, nhảy múa … cho đến khi kiệt sức, mệt mỏi, sẽ ngủ quên. Sáng hôm sau, có thể là một ngày mới.

Lạc Quan 3:
Sóng Sau Đè Sóng Trước.

Trong năm qua, một thảo luận đặt ra bên lề là nhân số của Tối cao Pháp viện. Hiện nay, trong 9 vị thẩm phán có 3 vị thuộc đảng Dân chủ vả 6 vị thuộc đảng Cộng hòa, tuy nhiên có thẩm phán Robert thường xuyên đồng thuận với một số vấn để theo cách nhìn của đảng Dân chủ. Tuy vậy, đảng Cộng hòa vẫn thắng thế và có những nguy cơ khi phải quyết liệt với những vấn đề đại quan trọng, phe Cộng hòa sẽ giữ phần quyết định.

Hai năm trước đây, khi đảng Dân chủ nắm quyền đa số ở Thượng viện và Hạ viện, nhiều đề nghị cho tổng thống Biden gia tăng số ghế thẩm phán trong tối cao pháp viện, ví dụ tăng lên 11 thẩm phán, Dân chủ có 5 người, Cộng hòa có 5 người. Ông Robert ở giữa như thường lệ, làm người quyết định. Nếu tăng lên 13 người, phe dân chủ sẽ thắng thế với 7 vị thẩm phán. Nhưng ông Biden không làm. Ông tuyên bố, để những vị luật học cao cấp có thẩm quyền bàn thảo và đưa ra đề nghị chính đáng.

Xét về lịch sử, việc tăng nhân số thẩm phán đã xảy ra và việc giảm bớt nhân số này cũng đã xảy ra. Con số 9 không phải là cố định và hiến pháp không có luật nào ngăn cản việc gia tăng hoặc giảm thiểu số thẩm phán. Nhưng thực tế, việc làm này sẽ trở thành gánh xiệc quốc tế. Khi đảng Dân chủ thắng thế tăng lên 13 vị. Khi đảng Cộng hòa thắng thế sẽ tăng lên 15 vị. Cứ như vậy mà leo thang, không chừng lên tổng số bằng thượng viện, hoặc hạ viện chẳng phải là chuyện khôi hài hay sao?

Thực tế, hãy lạc quan, vụ án Tối cao Pháp viện “bóp cổ” quyền phá thai cho thấy phản ứng của người dân là quan trọng. Kết quả là đảng Cộng hòa không được vừa ý trong cuộc bầu cử vừa qua. Nếu các thẩm phán Cộng hòa vẫn tiếp tục “bóp nghẹt” những vấn đề đương đại khác, thì có lẽ, đảng Dân chủ sẽ tại vị kiểm soát chính trường lâu dài.

Hãy lạc quan, vì những thế hệ trẻ lớn lên đến tuổi đi bầu, họ đã được trang bị sự hiểu biết khá đầy đủ trong một thời đại dư thừa kiến thức của internet, họ sẽ sử dụng lá phiếu chính xác hơn. Theo thống kê, đa số lớn sẽ ủng hộ tầm nhìn của đảng Dân chủ về các vấn đề nhân sinh, giới tính. Nhưng với điều kiện đảng Dân chủ phải giảm bớt những chương trình tài trơ “cho không” rất dễ tạo ra sự bất mãn của những người đóng thuế, nhất là giới trung lưu.

Lạc Quan 4: Cần Gì Tri Kỷ.

4
Ảnh: CNN. Lisa Ling đang  trò chuyện với búp bê AI.

Làm người rối rắm nhất là sự cô đơn. Cô độc và cô đơn, gần giống như hai chị em. Cô độc thì dễ thấy nhưng ít bí hiểm bằng cô đơn. Cô đơn vượt qua bệnh tiểu đường với danh xưng “kẻ sát nhân thầm lặng.” Cô đơn giết chết nhiều người, kể cả những người không biết mình cô đơn, nhiều đến mức không ai có thể làm thống kê. Không có ai mà không bị cô đơn hành hạ.

Giống như bệnh tiểu đường, cô đơn tạo ra những phản ứng, những hậu quả, làm cho đời người vốn đã buồn, càng buồn hơn, vốn đã loạn, càng điên hơn. Cứ nhìn xung quanh sẽ thấy ngay. Phân tâm gia đương đại cho biết, nỗi cô đơn có động lực đòi hỏi “phần thưởng” để bù đắp tác dụng của cô đơn. Phần thưởng này có thể là vật chất (có nhiều người mua sắm đầy nhà mà vẫn tiếp tục mua, dù có khi không dùng.) Có thể là tinh thần, đa số những loại phần thưởng này có hại hơn có lợi. Cô đơn là bệnh nan y, chỉ có thể làm thuyên giảm bằng cách chia xẻ tâm tình, thực sự chia xẻ, không phải càng chia xẻ càng thêu dệt. Nhưng ai muốn nói ra điều bí mật, điều bậy bạ, điều bị chê cười cho người khác nghe? Đừng sợ. Hãy trò chuyện với nàng AI hoặc chàng AI (trí khôn nhân tạo). Chia xẻ với nhân vật này hết lòng và bí mật sẽ mãi mãi là bí mật. Hãy lạc quan theo chân phóng viên Ling đến và cùng “giật mình” với cô búp bê người máy AI.

Tâm sự là một nhu cầu cần thiết cho bất kỳ ai, ngoại trừ một vài thánh nhân đặc sản. Tâm sự tận cùng mà không sợ ai khác biết, lại được nghe những lời khuyên thân ái, những tranh cãi thân mật, những chia xẻ hữu dụng … Tự dưng nỗi niềm cô đơn từ từ khai mở. Tham khảo thêm ở link:

Lạc Quan 5: Đã Thành Sự Thật.

Tôi tin, ngoài kia cũng có những người lúc nhỏ thường hay mơ mộng như tôi. Khi dì Mười kể cho chuyện “Đôi Hia Bảy Dặm”, đôi giày mang vào chân chỉ cần bước một bước thôi, thì bầy bạn tôi không cách nào đuổi kịp và các em Mai Lan Cúc Trúc ngưỡng mộ tôi biết là bao nhiêu.

Đôi hia đó đi vào một góc dĩ vãng lãng quên, cho đến một hôm, breaking news, tôi gọi là “Tin tức choáng váng” đã cho thấy đôi hia bảy dặm trong dạng non nớt của điện tử. Mà tôi có lý do tin rằng nó sẽ phát triển thêm để bù đắp giấc mơ ngày xưa, cho dù bây giờ tôi ít khi bước ra khỏi nhà. Đôi hia đó tên là Moonwalker. Nên dịch là đi trên mặt trăng, hoặc đi theo ánh trăng, hoặc đi như trăng? Sao cũng được, miễn là lần lần đi nhanh như gió.
5
Hình nguồn: chụp lại từ video
 
Chuyện này tuy nhỏ nhặt, nhưng nó cho chúng ta hai điều lạc quan: Thứ nhất, những ước mơ của con người từ tưởng tượng chỉ cần thời gian, không chừng sẽ trở thành sự thật. Thứ hai, khoa học có khả năng giải quyết một số vấn để nan giải cho sự sống, miễn là chúng ta tiếp tục đặt niềm tin vào con người, dù nó xấu xa cách nào, vẫn dẫn chúng ta đến hôm nay. Hãy lạc quan về tương lai. Và nên ghi nhớ: một người tốt xuất hiện, luôn luôn kèm theo mười người xấu, Dù người xấu đông đảo mấy vẫn không bao giờ tiêu diệt hết người tốt. Bạn có biết tại sao không?
Vì trong mỗi người xấu kia đều có ít nhất là một điều tốt.
 
Ngu Yên
(Bài 2 trong loạt bài Những Điều Trông Thấy)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.