Cái sợ nay ngả về phía độc tài

04/12/202220:48:00(Xem: 14107)

Bình luận thời sự thế giới

 

china
Người dân Trung quốc biểu tình chống chính phủ.

 


Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các

Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người  cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các

thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn  « Zéro Covid »  của Xi

chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy.

Biện pháp Zéro Covid mà Xi trong Đại hôi đảng cộng sản Tàu thứ XX vẫn đề cao là độc đáo và hiệu

quả tuyệt vời nên Xi tiếp tục duy trì. Những người biểu tình qui thẳng trách nhiệm làm chết người,

làm suy thoái đời sống xã hội chính là đảng cộng sản và Xi vừa chiếm thêm một nhiệm kỳ Tổng Bí

Thư đảng nữa.

 

Trước khí thế hùng hậu và căm ghét của người biểu tình, nhà cầm quyền phải chấp nhận nới lỏng biện

pháp « Zéro Covid » ở vài nơi và ban hành lại chiến dịch chích ngừa cho người lớn tuổi, sau một

loạt bắt bớ, đàn áp êm ái.

 

Tức nước vỡ bờ

 

Mọi người ai cũng nói biểu tình. Nhưng Xi không cho nói « biểu tình » mà hãy gọi đó là những « sự

cố tập thể », tiếng gọi chánh thức những cuộc biểu tình của dân chúng Tàu chống chế độ. Cũng như

kéo quân, dàn trận đánh chiếm nước độc lập Ukraine mà Poutine gọi đó là cuộc   «hành quân đặc

biệt »!  Cùng gốc Sịt (Staline) nên ngôn ngữ của 2 tay độc tài giống nhau tuy Á-Âu, chủng tộc khác

nhau, nhưng vì bản chất lại giống nhau!

 

Ở Tàu, cũng như ở Nga, ở Hà Nội hay ở bất kỳ xứ độc tài nào khác, biểu tình là tuyệt đối bị cấm.

Thế mà ở Tàu, từ năm 2005, theo thống kê được phổ biến năm đó, người ta thấy có 87.000 cuộc biểu

tình. Tới năm 2010, con số biểu tình tăng gấp đôi, trung bình 500 vụ mỗi ngày.  Như vậy  chế độ Xi

hiểu rõ biểu tình và cũng biết rõ cách đàn áp biểu tình hơn ai hết. Tuy có kinh nghiệm nhiều năm về biểu tình nhưng nay Đảng-Nhà nước vẫn thấy hụt hẫng trước phong trào biểu tình hiện nay bắt đầu từ vụ cháy nhà ở Urumqi, Thủ đô của xứ Ouigour, làm chết mươi người Ouigours theo tin chánh thức, theo tin của các hội phi chánh phủ (ONG) thì số nạn nhơn phải lên tới nhiều chục người. Nhiều gia đình bị chết cháy hết cả nhà. Họ đều là người Ouigours. Nguyên nhơn rất đơn giản. Lửa cháy, người ở trong nhà, nhơn viên cứu hỏa không vào chữa được vì cửa đều bị khóa cứng theo biện pháp « Zéro Covid », ngõ vào khu nhà ở bị xe cộ bỏ nằm ngổn ngang ngăn cản lưu thông.

 

Một làn sóng phẫn nộ ập xuống chế độ Xi, đánh tan cái sợ cố hữu, cái tâm lý ngoan ngoãn nghe theo

nhà cầm quyền, biến đại bộ phận dân chúng thành những người biểu tình quyết tâm và gan lì. Nhiều người nhận xét xưa nay, người Tàu chánh gốc ít khi tỏ ra thương xót cho người Ouigours khi bị

áp bức, đánh đập. Họ vẫn có thể dửng dưng trước nạn diệt chủng của dân Ouigour từ những

năm 2017. Nhưng lần này, tất cả lớp dân Tàu chánh gốc trung bình cùng ở những tòa nhà tương tợ nhà

bị cháy gần đó bỗng cảm thấy như chính mình là nạn nhơn. Họ đồng cảm sâu sắc và cùng phản ứng

chống nhà cầm quyền như để bảo vệ chính mình vậy. Từ đó mà cuộc biểu tình nổi dậy cùng khắp

nước Tàu.

 

Giáo sư Yasheng Huang ở MIT giải thích « Xưa nay, biểu tình chẳng mấy khi xảy ra ở Tàu vì thiếu

những bộ phân phối hợp như tôn giáo, hội đoàn, mạng xã hội. Thật mỉa mai là cái « Zéro Covid »,

chính nó đã thay thế cái bộ phận phối hợp đang thiếu vắng đó mà chuyển tải làn sóng biểu tình tràn

lan từ tỉnh  thành đi khắp nước Tàu ».

 

Một cơn ác mộng đen cho Xi chớ không phải là « giấc mơ Tàu » như xưa nay Xi từng ôm ấp. Biểu tình không phải từng khu vực để có thể dập tắt, sau  đó truy tìm những người xách động thanh toán làm gương. Mà động lực phát động phong trào là sự giận dữ, sự căm phẫn của cả nước, không phân biệt thành phần xã hội, địa phương, chỉ nhằm thẳng vào chế độ, vào Xi. Với một  mục tiêu chung là dẹp bỏ ngay cái « Zéro Covid ».

 

Nhiều sinh viên và giới trẻ nghĩ là sau Đại hội đảng cộng sản, Xi sẽ bỏ cái « Zéro Covid », thứ đã làm

chết người, tê liệt xã hội, nhưng không. Nó, không ai biết nó sẽ còn tới bao giờ. Xét nghiệm, cô lập tập thể, khóa cửa nhà, cửa chung cư… được tăng cường mạnh thêm. Ngay cả những khu sang trọng ở Bắc Kinh. Từ đó sự thất vọng, một sớm một chiều đã biến thành sự điên tiết của toàn xã hội.  Thế là người người người tự động đồng loạt xuống đường. Giới trẻ và sinh viên biểu tình không chỉ nhằm đòi hỏi đơn giản tháo gỡ cái « Zéro Covid » mà chủ yếu nhằm đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực thi nguyện vọng chánh đáng của họ là tôn trọng « Tự do », « Dân chủ », « Nhà nước pháp trị », những đòi hỏi mà người ta không được nghe từ cuộc biểu tình của sinh viên ở Thiên An Môn. Họ hô khẩu hiệu « Đả đảo đảng cộng sản ». Họ dường như đang say men gan lì nên không còn biết sợ bạo quyền nữa. Và ở một nơi khác, giới trẻ và sinh viên, cùng hô lớn một khẩu hiệu độc đáo, chưa bao giờ có ở Tàu từ năm 1949 « Đả đảo Xi ». Ở cửa sổ trên lầu của một Đại học xá, một biểu ngữ vải trắng với hàng chữ vắn tắt « Xi, một tên khốn nạn ». Lần đầu tiên một nhơn vật lãnh đạo đảng tối cao được nêu đích danh và bị đả đảo! Ở Thiên An Môn, Đặng Tiểu bình cũng không bị chỉ mặt gọi tên như vậy. Đúng là một sự phạm thượng đáng tội chết!

 

Liệu Xi, một con người vốn kém hiểu biết, cao ngạo và tàn bạo, sẽ phản ứng như thế nào? Nhượng bộ

để giữ ghế? Hay ra tay dẹp loạn như Mao và Sịt?

 

Dân chúng biểu tình trên khắp nước Tàu từ hôm 24/11/22 còn do một nguyên nhơn khác nữa. Khi đá

banh ở Qatar khai mạc, dân Tàu mê đá banh tụ tập trước TV của café ở khu phố theo dõi trận đấu.

Bỗng ở đâu đó, có một trường hợp bị lây nhiễm virus Vũ Hán xảy ra, lập tức cả khu vực bị phong tỏa.

Nhà cửa, hàng quán đều phải đóng cửa. Thú mê đá banh bị cụt hứng,  hàng quán thua lỗ làm cho mọi

người nổi điên lên. Nhà xã hội học Hoa Kỳ Jeffrey Wasserstrom ở Đại học California gọi hiện tượng

này là « trận bão hoàn hảo ».

 

Ngoài sự mất hứng, dân mê coi đá banh còn lấy làm khó chịu khi nhìn thấy những cầu thủ đá banh,

khán giả của các nước, ai nấy đều không mang mặt nạ, còn bắt tay nhau, ôm nhau, vui cười hớn hở

mỗi khi kết thúc một màn trên sân cỏ. Trong lúc đó, dân Tàu lại bị khủng bố để tránh bị lây nhiễm

Covid. Người ta hiểu ngay biện pháp của Xi đang áp dụng triệt để ở đây là hoang tưởng, không thật sự hiệu quả.

 

Một cuộc « Cách mạng tờ giấy trắng »

 

Những tờ giấy trắng xuất hiện ở khắp nơi, trên tay người biểu tình hoặc trên tay người hưởng ứng. Nhà cầm quyền bắt đầu hiểu ý nghĩa của tờ giấy trắng là kiểm duyệt sạch trơn. Ỏ Tàu chỉ có một tiếng nói duy nhứt của đảng và Nhà nước. Cái gì khác hơn đều bị kiểm duyệt. Sạch trơn như tờ giấy trắng! Nhưng giới trẻ vẫn xoay sở được tin tức thiệt về xứ Tàu và thế giới bằng cách liên hệ với hải ngoại qua hệ thống mạng xã hội rồi truyền cho nhau.

 

Điều gì sẽ xảy ra ở Tàu trong những ngày tới? Theo bà Cai Xia, Giáo sư trường đảng, tỵ nạn ở Hoa Kỳ, thì rất khó đoán cho chính xác được. Tánh tình của Xi, con người kém hiểu biết mà lại cao ngạo và tàn bạo, rất có thể đưa Xi tới cứng đầu trong mọi phản ứng. Xi quan niệm quyền lực thì mọi khoan nhượng đều là biểu hiện của sự yếu kém. Hơn nữa chung quanh hắn ta chỉ có những kẻ tuân phục, không có ai dám có ý khiến khác hơn hắn.

 

Vụ Thiên An Môn năm 1989 ngày nay vẫn còn ám ảnh nhiều người trong đảng. Nó vẫn bị cấm nhắc tới và xuất hiện trong ngôn ngữ hằng ngày. Vụ Thiên An Môn lúc đầu cũng động viên một nhóm sinh viên, trong thời gian ngắn, nó kết thành một phong trào rộng lớn, đòi hỏi hãy thay đổi chế độ độc tài, chuyển qua Dân chủ Tự do. Mặc dầu thất bại và thất bại trong xương máu nên vụ Thiên An Môn vẫn còn ám ảnh chế độ độc tài và là hồn ma linh thiêng của giới trẻ và sinh viên.

 

Nhưng từ sau vụ Thiên An Môn, nhà cầm quyền độc tài Bắc Kinh đã học được bài học mới. Họ tăng cường ngân sách an ninh, trang bị mạnh và tối tân hóa lực lượng an ninh để khi có biểu tình đòi Dân chủ, họ sẽ ra tay đàn áp hữu hiệu và nhanh chóng mà không cần tới quân đội và chiến xa nữa.

 

Nhiều người nghĩ là rất có thể Xi sẽ ra tay dẹp mau phong trào biểu tình này sau vài tương nhượng nhỏ như đã làm đối với công nhơn là trả lương cho họ trong những ngày xí nghiệp đóng cửa theo lệnh phong tỏa, hay làm ngơ cho một số công nhơn khác phá rào nơi phong tỏa, ra đi bộ về quê quán.

 

Thực tế ai cũng thấy Zéro Covid không mang lại hiệu quả mong muốn mà số người được chích ngừa lại quá ít. Nên con số người được miễn nhiễm quá ít. Thuốc chích ngừa lại kém hiệu quả. Nay là lúc Covid đang lây lan mạnh. Mọi biện pháp cực đoan, chỉ nhằm mục tiêu chánh trị, thiếu bảo đảm y tế, chắc chắn sẽ làm cho dân Tàu chết không dưới 1,5 triệu người ngay đợt đầu tiên, theo những nhà khoa học ước tính.

 

Một thảm nạn y tế có khả năng làm rung chuyển mọi chế độ.

 

Về mặt kinh tế, Xi vẫn tự hào là Tàu sẽ vượt qua Mỹ trong nay mai. Nhưng xưa nay, cây cổ thụ thường không làm sao vươn lên tới trời được. Chánh sách « Zéro Covid » mà Xi từng khoe khoang -- một thời Hà Nội bắt chước, nhưng một hôm bỗng khôn ra, vội tháo gỡ -- đã làm cho kinh tế Tàu nghẹt thở. Từ tăng trưởng 8,1% năm trước, năm nay xuống còn 3,2% trong lúc mức tăng trưởng trong vùng là 4,4%. Trong lúc đó, dân số Tàu già nua mau mà thế hệ nối tiếp không kịp và không đủ thay thế. Đây là một hiểm họa cho tương lai không xa của Tàu.

 

Trước thực tế và viễn ảnh không xa đó, liệu Xi vẫn kiên quyết bảo vệ đường lối độc tôn có một không hai hay thay đổi để đất nước khá lên và Xi còn vào nhà dưỡng lão?

 

-- Nguyễn thị Cỏ May

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vài lời tâm huyết của Kỹ sư Nguyễn Đức Tiến, một chuyên gia kỳ cựu về Địa chất & Dầu khí, nhân đọc bài chuyên luận công phu “Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên một ĐBSCL đang chết dần” của nhà văn Ngô Thế Vinh. Việt Báo trân trọng giới thiệu…
Dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng Hoa Kỳ vẫn còn là cường quốc quan trọng nhất trong trật tự thế giới hiện đại. Trong các phân tích về chính sách ngoại giao hiện nay, chủ đề Hoa Kỳ luôn gây nhiều thu hút cho công luận.Nhìn trong toàn cảnh, dường như Hoa Kỳ luôn bị dao động giữa hai thái cực của chủ thuyết quốc tế và cô lập. Tại sao tình trạng này lại xảy ra? Những lý thuyết hay truyền thống nào làm cho Hoa Kỳ phải lâm cảnh như vậy? Có những yếu tố nào khác đã gây ảnh hưởng không? Dĩ nhiên, đề tài này đã có vô số các sách vở bàn đến và đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau.Nói chung, câu trả lởi đơn giản nhất cho vấn đề là diễn biến tùy thuộc vào hai khía cạnh chủ yếu, một là tình trạng của hệ thống quốc tế luôn biến động và hai là Hoa Kỳ có còn là một tác nhân duy nhất tự quyền định đoạt không. Vấn đề lý thuyết trong mối bang giao quốc tế trở thành tâm điểm trong thế giới quan của người quan sát.
Chiến tranh đang tái định hình lại thế giới. Ngoài những tổn thất về sinh mạng và vật chất, chiến tranh còn làm thay đổi số phận của các xã hội và quốc gia; của các thị tộc, các nền văn hóa và các nhà lãnh đạo. Chiến tranh lập ra các đường tiếp cận mới đối với các nguồn lực và sức ảnh hưởng, xác định ai có gì – và ai không có gì. Nó cũng đặt ra tiền lệ về cách biện minh cho các cuộc xung đột khác trong tương lai và các cuộc chiến có thể sẽ sắp lại bàn cờ chính trị thế giới.
✱ RFI: Hersh cáo buộc các thợ lặn của Hải quân Hoa Kỳ đã đặt bom phá hủy đường ống Nord Stream dưới biển Baltic vào tháng 9 năm ngoái - Hersh, hiện đã 85 tuổi, đã từng bị buộc tội truyền bá thuyết âm mưu vô căn cứ. ✱ TASS: Liên Hợp Quốc không thể xác minh bài viết của một nhà báo Mỹ về việc Washington đứng sau các vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream ✱ Russia Today: Quốc hội Nga đã thông qua kiến nghị yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc điều tra về các vụ nổ vào tháng 9 năm ngoái tại các đường ống dẫn dầu ở biển Baltic mà các thành viên của hội đồng này đã đổ lỗi cho Mỹ gây ra...
An tâm/hoan hỉ xoa tay vì Phật sự đã có người tài đức đứng ra đảm nhiệm, và quay lưng trước cửa thiền (mặc cho quỷ lộng chùa hoang) e không phải là cách ứng xử hoàn toàn đúng đắn của một phật tử giữa mùa pháp Nạn, hay một công dân trong cơn quốc nạn...
Đảng Cộng sản đã ồn ào vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh để tô son điểm phấn cho kỷ niệm 80 năm ngày ra đời “Đề Cương văn hóa” tháng 2 năm 1943, nhưng quên rằng đảng đã đàn áp trí thức không nương tay. Bằng chứng đảng không coi trí thức và Văn nghệ sỹ ra gì đã xẩy ra trong vụ án Nhân văn-Giai phẩm ở miền Bắc từ 1955 đến năm 1958...
“Chuyến thăm của tổng thống Biden tới Ukraine là một cú đấm trời giáng vào nhà lãnh đạo Nga. Biden vừa phá hủy hy vọng cuối cùng của Putin.”
Sau cuộc viếng thăm đầu tháng 11/2022 của Thái tử và Công nương Đan Mạch dẫn đầu hơn 30 doanh nghiệp đến Việt Nam với chủ đề “Chung tay kiến tạo tương lai xanh hơn’’, thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã nhanh chóng ghé thăm Hà Nội trên đường đi dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Indonesia, để nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp Đức-Việt cũng như trình bày một kế hoạch hành động với các dự án chung quan trọng...
Vì vậy, sau 19 năm ra đời của Nghị quyết 36 (NQ-36) “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, ban hành ngày 26/3/2004, mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Vì vậy, Bộ Chính trị phải ra thêm Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 “về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.”
Tôi thành thực không tin rằng Burma có chút tương lai sáng sủa nào trên Con Đường Tơ Lụa Mới của Tập Cận Bình, và xem ra thì đất nước này cũng chả còn có lựa chọn nào khác nữa. Cũng y như Miên, Việt với Lào thôi. Suu Kyi của lòng tôi, và Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (của nàng) quả đã làm cho không ít người thất vọng!
AZCPOS - Order online directly to POS system
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.