Hôm nay,  

Nga hy vọng sau cuộc bầu cử giữa kỳ, quốc hội giảm viện trợ cho Ukraine

26/11/202213:14:00(Xem: 13974)
Bình luận thời cuộc thế giới

daovan


Theo hãng tin Anh Reuters, một số người Nga hy vọng sau cuộc bầu cử  giữa kỳ  quốc hội Mỹ sẽ  giảm  viện trợ cho Ukraine. Nhưng căn cứ vào một sô bài viết được nêu ra dưới đây cho thấy nhóm vận động hành lang quốc hội có tác động  mạnh mẽ đến các cuộc bỏ phiếu liên quan đến chính sách đối ngoại và quốc phòng tại quốc hội Mỹ. Ngoài ra theo nghị trình  của nhóm siêu quyền lực Bilderberg hồi tháng  6.2022, theo Bilderbergmeetings Co. Uk, không chỉ hạn hẹp trong vấn đề Ukraine, mà phía  Mỹ còn "coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”.

 

 Một số người Ở Nga hy vọng cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ sẽ   giảm viện trợ cho Ukraine 

 

Theo Reuters  ngày 8 tháng 11 năm 2022 - Các lực lượng ủng hộ Điện Kremlin ở Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa giành được quyền kiểm soát Quốc hội, một kết quả mà họ tin rằng  Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn hơn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ  cho Kyiv, và vị thế của những người chỉ trích Mỹ về viện trợ không giới hạn cho Ukraine sẽ được củng cố rõ rệt.

 

Tsargrad, một cổng thông tin trực tuyến và đài truyền hình được tài trợ bởi nhà tài phiệt dân tộc cực đoan người Nga Konstantin Malofeev, đã dự đoán: "Vào một thời điểm quan trọng trong lịch sử thế giới, cuộc bầu cử này có thể có tác động lớn đến môi trường địa chính trị, và đặc biệt là Ukraine". Và Washington sẽ không có khả năng tiếp tục theo đuổi chính sách Ukraine của mình.

 

Theo hãng thông tấn nhà nước RIA, nhà báo Pyotr Akopov cũng dự báo rằng Nga sẽ là người chiến thắng thực sự trong các kỳ bầu cử giữa kỳ của Hoa Kỳ vì cuộc bỏ phiếu sẽ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ chính trị trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 mà ông dự đoán sẽ bị tranh chấp.  Akopov nói: “Đối đầu với Trung Quốc sẽ đòi hỏi sự huy động tất cả các nguồn lực của đất nước - và sự chú ý đến châu Âu chắc chắn sẽ yếu đi”. "Nếu không có một (Hoa Kỳ) mạnh mẽ và thống nhất, phương Tây sẽ không thể duy trì quyền kiểm soát các vùng đất phía tây nước Nga trong thời gian dài." [1]

 

 Các nhà vận động hành lang  quốc hội

Theo trang  web Military, năm trong số các nhà thầu quốc phòng lớn nhất của quốc gia - Lockheed Martin, Boeing, Northrop Grumman, Raytheon Technologies và General Dynamics ,  "Lợi dụng xung đột: Cách các nhà thầu quốc phòng và các quốc gia nước ngoài vận động để bán vũ khí".

 

Các nhà vận động hành lang quốc phòng cũng nằm trong số những người móc nối tốt nhất ở Washington, D.C., báo cáo nêu rõ. Trong số 663 nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, gần 3/4 từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây, tỷ lệ cao nhất so với bất kỳ ngành nào, theo báo cáo.

 

Báo cáo cho biết: “Những móc nối này tạo nên những mối quan hệ thân thiện."  Các nhân viên quốc hội làm việc quá sức và được trả lương thấp cũng có thể hy vọng rằng những công việc vận động hành lang béo bở đang chờ đợi họ tại chính những công ty mà họ đến để theo đuổi các chủ đích của riêng họ."   Trong 30 năm qua, gần 530 nhân viên vừa làm việc cho các thành viên của Ủy ban Quân vụ và Đối ngoại của cả hai viện Quốc hội hoặc các tiểu ban của Defense Appropriations, và sau đó trở thành là người vận động hành lang cho các công ty quốc phòng.

 

Báo cáo nêu bật vai trò của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper như một ví dụ. Esper từng làm việc cho Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Ủy ban Quân Vụ Hạ viện vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, cũng như là Phụ tá Phó Bộ trưởng Quốc phòng, trước khi chuyển đến văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. Sau bảy năm làm công việc đó, Tổng thống Donald Trump đã bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Lục quân và sau đó là người đứng đầu Bộ Quốc phòng. [2]

 

 Thượng viện thông qua  dự luật chi tiêu quốc phòng khổng lồ

 

Theo hãng tin Al Jazeera ngày 15.12.2021, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng trị giá 777 tỷ đô la, gửi luật tới bàn của Tổng thống Joe Biden để được phê duyệt lần cuối. Thượng viện đã  chính thức thông qua  Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) - vào thứ Tư trong một cuộc bỏ phiếu 88-11, thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cả đảng Dân chủ và Cộng hòa. Hạ viện đã thông qua nó với số phiếu 363-70 vào tuần trước.

 

NDAA được theo dõi chặt chẽ bởi nhiều ngành công nghiệp và các nhóm lợi ích khác,  vì một khi trở thành luật , nó giúp giải quyết nhiều vấn đề.Trong khi các nhóm nhân quyền và các nhà lập pháp cấp tiến của Mỹ đã đặt câu hỏi về ngân sách khổng lồ của NDAA, cho rằng số tiền này có thể được chi tiêu tốt hơn cho các chương trình xã hội và các nhu cầu khác của người Mỹ.

 

Nhiều dự luật trong quá khứ đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. Trong số nhiều điều khoản của nó, luật bao gồm việc tăng lương cho quân đội và mua thêm máy bay và tàu hải quân, bên cạnh các chiến lược nhằm đối phó với các mối đe dọa địa chính trị.

 

Về phía Trung Quốc, dự luật bao gồm  điều khoản Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương và tuyên bố ủng hộ của Quốc hội đối với việc bảo vệ Đài Loan, một hòn đảo được cai trị dân chủ mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của riêng mình. Nó cũng bao gồm lệnh cấm Bộ Quốc phòng mua sắm các sản phẩm được sản xuất bằng lao động cưỡng bức ở khu vực phía tây Tân Cương của Trung Quốc. [3]

 

 Quốc Hội Mỹ và các cuộc bỏ phiếu về chính sách đối ngoại và quốc phòng trong quá khứ

 

•  Chiến tranh Việt Nam, 1964

 

 Theo tài liệu ghi trên thư viện  BNG - Ngay sau khi có báo cáo về cuộc tấn công thứ hai, Johnson đã yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ cho phép bảo vệ các lực lượng Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Thượng viện đã thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ chỉ với hai phiếu phản đối, và Hạ viện đã đồng thanh bỏ phiếu thuận. Theo BNG - «  U.S. Involvement in the Vietnam War: the Gulf of Tonkin and Escalation, 1964 ».

 

•  Chiến tranh Afghanistan, 2001

 Public Law 107-40, 18.9. 2001: Quốc hội chấp thuận gửi quân đội Mỹ chiến đấu tại Afghanistan sau vụ không tặc tấn công tòa tháp đôi tại Nữu Ước  ngày  11.9.2001 --  Nghị quyết chung -- Cho phép sử dụng Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ chống lại những người chịu trách nhiệm vào  các cuộc tấn công gần đây chống lại Hoa Kỳ. Vào thứ sáu, ngày 14 tháng 9 năm 2001,  Thượng viện thảo luận và thông qua bằng một cuộc bỏ phiếu 98-0. Vào buổi tối cùng ngày, Hạ viện đã thông qua, sau nhiều giờ tranh luận, với phiếu bầu420-1, cả hai viện tán thành với số phiếu cao tuyệt đối cho phép gửi quân đội Mỹ đến Afghanistan. Theo thư viện quốc hội online - « Public Law 107–40; 107th Congress -Joint Resolution - Sept. 18, 2001.pdf ».

 

• Thành lập Tổ chức Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, 2018

 
BUILD Act of 2018: (thành lập Tổ chức Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ ) Đạo luật BUILD, dễ dàng thông qua một cuộc bỏ phiếu bằng giọng nói tại Hạ viện với chỉ một tiếng nói bất đồng. Kế đến vào tháng 10.2018, Thượng viện đã thông qua Đạo luật BUILD với số phiếu áp đảo 93-6. TT Trump ký ban hành 05.10.2018- Đạo luật tăng hơn gấp đôi cam kết của chính phủ Hoa Kỳ đối với việc tài trợ phát triển ở nước ngoài và thay thế Tổ chức Đầu tư Tư nhân nước ngoài bằng Tổ chức Tài chính Phát triển Quốc tế IDFC lớn hơn. - « MCC Applauds President Donald J. Trump for Signing the BUILD Act into Law ».

• Phát triển  tầm nhìn chiến lược khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Dec. 2018

Theo U.S. Government Publishing Office - Asia Reassurance Initiative Act / ARIA  of 2018 - [Public Law 115–409] Luật này nhằm phát triển  tầm nhìn chiến lược dài hạn và một chính sách toàn diện, nhiều mặt của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và các mục tiêu khác. Được  thông qua bởi Thượng viện và Hạ viện của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Về cuộc bỏ phiếu dự luật ARIA  tháng 12.2018, Thượng viện bỏ phiếu 96-0, sau đó 1 tuần Hạ viện đồng thanh bỏ phiếu thuận, không  phiếu chống đối. « Asia Reassurance Initiative Act of 2018[Public Law 115–409].pdf ».

 

• Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương, Jan. 2021


Dự  thảo  ngân sách quốc phòng năm 2021 mang tên "Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng" (2021 FY NDAA) do Thượng viện Mỹ soạn thảo  đã đưa thêm điều khoản “Pacific Deterrence Initiative-PDI” (Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương) vào dự thảo ngân sách. Dự luật đã đề cập đến phương hướng chung nhằm kiềm chế Trung Quốc thông qua "Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương" PDI. Nhưng TT Trump dùng quyền phủ quyết dự luật trên bao gồm điều khoản " Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương - PDI (Theo  Washington Post và Military ).

 

Sau đó, quốc hội đã biểu quyết bác bỏ quyền phủ quyết của Tổng thống Donald Trump đối với dự luật chính sách quốc phòng, dự luật đầu tiên của các nhà lập pháp kể từ khi ông nhậm chức cách đây gần bốn năm. Cuộc bỏ phiếu 81-13 tại Thượng viện, theo sau một cuộc bỏ phiếu trước đó ở Hạ viện với số phiếu 322-87 và trở thành luật không cần chữ ký của tổng thống. « Congress overrides Trump veto of defense bill ».


• Cuộc chiến tại  Ukraine,  2. 2022

 

Kết quả với số phiếu 426-1 thông qua nghị quyết  yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức và rút toàn bộ lực lượng Nga khỏi lãnh thổ Ukraine, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ rõ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Nó cũng ủng hộ việc tiếp tục sử dụng các biện pháp trừng phạt để cô lập hoàn toàn chế độ Putin về mặt kinh tế, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ và các đồng minh cũng như đối tác cung cấp hỗ trợ an ninh phòng thủ bổ sung và ngay lập tức cho Ukraine. -« H.Res.956 - Supporting the people of Ukraine ».

 

Phía Thượng viện toàn thể nghị sĩ đồng loạt  thông qua nghị quyết (Voice Vote, không phiếu chống đối). Nghị quyết này ca ngợi lòng dũng cảm, quyết tâm và sự kiềm chế của người dân Ukraine trong việc theo đuổi chủ quyền và dân chủ, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc của Hoa Kỳ đối với một Ukraine an toàn, dân chủ và độc lập. Nó cũng lên án nỗ lực sáp nhập Crimea của Nga vào năm 2014 và tố cáo việc Nga điều động đưa hơn 150.000 quân đóng ở biên giới Ukraine. « S.Res.519 - A resolution supporting an independent and democratic Ukraine ».

 

  Nhóm siêu quyền lực  Bilderberg đối đầu với  Nga và Trung quốc.

 

Theo trang web  Bilderbergmeetings Co. UK  ngày  5.8.2022 - Tòa Bạch Ốc chuyển sang màu cam trong  đêm  thứ Sáu, ngày 3 tháng 6 năm 2022, "để nâng cao nhận thức về bạo lực súng đạn". Một câu hỏi đặt ra là liệu có tình cờ nào đó hay không, trong khi một số cư dân của khách sạn Mandarin Oriental, cách đó chưa đầy một dặm, lại coi đây là một cử chỉ ân cần đối với họ? Nếu đúng như vậy, thì Tổng thống Joe Robinet Biden sẽ thành công trong việc giết chết hai con chim bằng một viên đá mà không hề hay biết.

 

Chúng ta đang nói về hậu duệ của William of Orange, Vua Willem-Alexander của Hà Lan, Thủ tướng Mark Rutte và Bộ trưởng Ngoại giao của ông là Wopke Hoekstra, cả ba người đều đang tham dự Hội nghị Bilderberg lần thứ 68, diễn ra từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 6. 2022, tại Mandarin Oriental ở Washington DC (năm 2020 và 2021 vì covid 19 nhóm siêu quyền lực Bilderberg không họp thường niên). Điều thú vị là khách sạn này là một phần của tập đoàn Mandarin Oriental International Limited, có cổ đông chính là công ty Jardine Matheson của Anh, công ty đã trở nên nổi tiếng vào thế kỷ 19 vì vai trò quan trọng trong việc buôn bán thuốc phiện ở Trung Quốc.

Từ danh sách những người tham gia, đến chương trình của cuộc họp và mức độ bí mật xung quanh cuộc họp, cho thấy rằng chúng ta sắp bước vào một giai đoạn khá hỗn loạn, nơi mà bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, có thể là quân sự, chính trị, kinh tế hoặc xã hội. “Giảm cân bằng” khó có thể là một tiến trình vui vẻ và hạnh phúc, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội ‘phân hóa’ và lạm phát kinh tế đình trệ. Hơn nữa, như Gideon Rachman đã nhắc nhở chúng ta trong bài báo rằng, các nhà hoạch định chính sách của chính quyền Biden đã định nghĩa cuộc chiến ở Ukraine trên bình diện toàn cầu. Họ coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”.

 

Các nhà hoạch định chính sách này “coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với‘ trật tự dựa trên luật lệ ’, được Mỹ và các đồng minh ủng hộ. Các trận chiến ở Ukraine hiện là trọng tâm của cuộc đấu tranh rộng lớn hơn. Theo quan điểm của Washington, các mối đe dọa an ninh ở châu Âu và châu Á hiện có mối liên hệ sâu sắc đến mức hai lục địa được các quan chức coi là một "hệ điều hành duy nhất". "

 

Như chương trình nghị sự của Bilderberg gợi ý, chúng ta hiện đang chứng kiến nhiều sự kiện như "tái cơ cấu địa chính trị", đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.  Theo Vaimiti Goin đã viết trong một bài báo có tựa đề: 'Không gian Thái Bình Dương, một khái niệm địa chính trị đối diện với sự cạnh tranh quyền lực "xuất bản năm 2021 : “Việc sử dụng khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong quan hệ quốc tế không phải là trung lập: nó làm cơ sở cho một tầm nhìn ý thức hệ. Có hai tầm nhìn chính: tầm nhìn thứ nhất dựa trên sự cạnh tranh với Trung Quốc và tầm nhìn thứ hai bảo vệ một không gian tự do và rộng mở bao gồm cả Trung Quốc. Tuy nhiên, điểm đối đầu chính giữa hai tầm nhìn là vì Trung Quốc từ chối công nhận sự tồn tại về mặt địa lý và ý thức hệ của một không gian như vậy, mà nước này coi là một chiến lược để ngăn chặn họ. ”

 

Vì vậy, những gì Martin Wolf dự đoán khi trở về từ Hội nghị Montreux vào năm 2019 (cuộc họp của nhóm siêu quyền lực năm thứ 67 tại Thụy Sĩ, cuộc họp đầu tiên năm 1954) dường như đang thành hình: “Sự biến mất của Liên bang Xô viết để lại một lỗ hổng lớn. 'Cuộc chiến chống khủng bố' là một sự thay thế không phù hợp. Nhưng Trung Quốc đối với Mỹ, nó có thể là kẻ thù về ý thức hệ, quân sự và kinh tế . Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc  trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ ”. [4]


Mở ngoặc: Theo Viện nghiên cứu Global Research, Canada đưa ra nhận xét về cuộc họp năm thứ 68, tổ chức vào tháng 6 năm 2022  tại Washington D.C của  nhóm siêu quyền lực Bilderberg: « Các chủ đề thảo luận chính tại cuộc họp của Nhóm Siêu Quyền  Lực  năm nay cho rằng  thời kỳ bất ổn toàn cầu hiện nay sẽ tiếp tục. Đứng đầu danh sách thảo luận là chủ đề "Cơ cấu địa chính trị". Tiếp sau đó là các cuộc thảo luận về ‘Những thách thức của NATO’, ‘Trung Quốc’, ‘Tái tổ chức Ấn Độ-Thái Bình Dương’, ‘Cạnh tranh Công nghệ Trung-Mỹ’ và ‘Nga’ » - « Geopolitical Realignments and Disruption of the Global Economy in the Post-Pandemic World ».

 

Xét qua các cuộc bỏ phiếu trong qúa khứ nêu trên,  những dự luật liên quan đến chính sách đối ngoại, quốc phòng thời ðýợc cả hai viện quốc hội thông qua với số phiếu áp ðảo, không  phân biệt Cộng Hòa hay Dân Chủ. Cho nên việc phía  Nga hy vọng: Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn hơn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ tài chính cho Kyiv"  xem ra hy vọng  này ít có cơ may xảy ra?

Theo bài báo  của La Presse, Canada rằng: "chính sách đối ngoại của Mỹ không chỉ được thúc đẩy bởi những người  trong các hành lang quyền lực ở Washington, mà còn bởi toàn bộ  tập đoàn công nghiệp quốc phòng". Với chủ trương  nêu trên « coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”» thời liệu "chính sách đối ngoại "  sẽ tiếp tục  là ưu tiên cao của lưỡng viện quốc hội?  Và phải chăng chính phủ Biden đang thi hành " nghị quyết " do nhóm siêu quyền lực đề ra nhằm đối phó với Trung Quốc, vì "nó có thể là kẻ thù về ý thức hệ, quân sự và kinh tế?"

-- Đào Văn

Nguồn:

[1] Reuters:  Russia, some hope U.S. midterms will mean less Ukraine aid and more chaos

[2] Military: This Is How the Biggest Arms Manufacturers Steer Millions to Influence US Policy
[3] Al Jazeera: US Senate overwhelmingly passes massive defence spending bill

[4] Bilderbergmeetings Co. Uk.:BILDERBERG AND THE ORANGE HOUSE

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.