Hôm nay,  

Ông Putin gặp bất lợi từ đối nội đến đối ngoại vì cuộc chiến tại Ukraine

22/10/202209:28:00(Xem: 4747)
Bình luận chiến sự Ukraine

doavan


Theo các  tờ Moscow Thời báo, nhật báo El Pais Tây Ban nha , đến tờ  Hoa Nam Buổi  Sáng, Hồng Kông TQ (SCMP-HK)  và hãng tin Trung Đông Al Jazeera  loan tải  về phản ứng tiêu cực trong chính giới Nga, đến  sự lạnh  nhạt của nhiều nước  tại khu vực Nam-Trung-Tây Á  đối với cuộc chiến do Nga phát động, và các tổn thất chiến cụ của Nga tại mặt trận Ukraine

 Giới tinh hoa Nga giận dữ trước sự lãnh đạo quân sự yếu kém

 

Theo Moscow Thời Báo (7.10.2022) - Hàng loạt  vụ thất bại  ngày càng tăng ở Ukraine đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ từ giới tinh hoa của Nga, những người trước đây đã ủng hộ "hoạt động quân sự" nhưng nay  đã thay đổi , họ đã đề nghị xử bắn các tư lệnh quân đội trách nhiệm.

 

Vào trước tháng 9 những lời chỉ trích của công chúng đối với quân đội là rất hiếm, và cuộc tấn công được xem như đã thể hiện sứ mệnh thiêng liêng, những người nói xấu các lực lượng vũ trang có thể dẫn đến việc tù tội lâu dài. 

 

Nhưng những thất bại của quân đội và các vấn đề liên quan đến việc huy động hàng trăm nghìn quân dự bị đã khiến các nhân vật của công chúng không còn giữ im lặng.  Hôm thứ Tư (5.10.2022), người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Hạ viện, lên tiếng kêu gọi  quân đội nên "ngừng nói dối", vì trong các cuộc họp báo hàng ngày chỉ thường loan tải  những tổn thất to lớn về phía  lực lượng Ukraine mà không đề cập đến các thiệt hại từ phía Nga.

 

• Người dân chúng tôi không ngu ngốc

 

Cựu tướng Andrei Kartapolov cảnh báo: " Người dân chúng tôi không ngu ngốc"(Our people are not stupid,). "Và họ biết rằng chúng tôi không muốn nói đến dù chỉ một phần sự thật. Vì điều đó có thể dẫn đến mất uy tín", ông ta nói trên  chương trình trực tuyến do Vladimir Solovyov thực hiện, một người cực kỳ yêu nước phụ trách.  Solovyov, người hiện đang chịu các lệnh trừng phạt của EU, chia sẻ ý kiến  về  một số thành viên cấp cao nhất của quân đội rằng họ xứng đáng phải bị xử bắn.

 

"Kẻ có tội nên bị trừng phạt, nhưng không may chúng tôi, họ  tự coi là vô can" - “Họ thậm chí không có tinh thần tự  giác, không trọng  danh dự của một sĩ quan cao cấp, nên họ không dám tự xử", ông nói. Đối với phóng viên chiến tranh nổi tiếng Alexander Kots, viết trên trang Telegram của mình, "Sẽ không có bất kỳ tin tốt nào sẽ diễn ra trong tương lai gần."  Tất cả về các cuộc tấn công chỉ bằng lời nói suông  và  nổi bật hơn khi Tổng thống Vladimir Putin trong dịp kỷ niệm việc sáp nhập bốn khu vực Ukraine tại một buổi hòa nhạc trên Quảng trường Đỏ ở Moscow, rằng "chiến thắng sẽ là của chúng ta", tổng thống nói trên  một màn hình khổng lồ giữa biển cờ Nga.

 

Không có lời chỉ trích nào nhắm trực tiếp vào vị nguyên thủ quốc gia, hay thậm chí vào bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu .  Nhưng khi nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov tấn công các tướng lĩnh của Nga, thúc giục việc sử dụng vũ khí hạt nhân và ám chỉ rằng Putin đã thiếu thông tin, vì vậy Điện Kremlin đã phải lên tiếng phản ứng.

 

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov: "Trong những thời điểm khó khăn, cảm xúc phải được loại trừ ... Chúng tôi muốn đưa ra những đánh giá khách quan để đo lường về tình hình."   Ông Putin đã xúc động thừa nhận "sai sót" trong nỗ lực huy động quân dự bị sau một cuộc đụng độ lớn, họ  được ghi nhận là những người không có kinh nghiệm trong quân đội  điều  ra mặt trận.(Putin was moved to admit publicly to "errors" in the effort to mobilize reservists...)

 

• Tái khởi động mạng lưới chống Putin

 

 Sau khi Alexei Navalny lãnh đạo chính của phe đối lập phải ngồi tù, và phe đối lập chính trị tại Nga hầu như đã bị xóa sổ. Những gì còn lại của phe đối lập chủ yếu hoạt động từ nước ngoài và đang cố gắng xây dựng lại tại bên trong nước Nga với hy vọng sẽ thúc đẩy sự bất bình của dân chúng.  "Hàng triệu người ở lại Nga làm con tin của Putin và không muốn chiến đấu", đồng minh của Navalny, Leonid Volkov, người đã thông báo trên YouTube về việc tái khởi động mạng lưới hoạt động ở nhiều khu vực của quốc gia này. "Cuộc đấu tranh có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, với các mức độ rủi ro khác nhau - chúng ta có thể đưa ra thông tin, trợ giúp pháp lý, làm công việc tình nguyện hoặc phá hoại công việc của các quân ủy, tuy nhiên một số công tác  đó là rất nguy hiểm", ông lưu ý.[1]

 

 Truyền hình nhà nước Nga loan tải thông tin tiêu cực về cuộc chiến tại Ukraine.

 

Theo tờ báo Hoa Nam Buổi Sáng, (SCMP-HK) cơ quan ngôn luận bán chính thức của Bắc Kinh tại Hồng Kông - Điện Kremlin cho phép truyền thông nhà nước loan tải một số sự thật về cuộc chiến Ukraine  do Putin đề xuất đang gặp bế tắc .  Sự thay đổi chính sách theo hướng cho phép công khai chỉ trích quân đội diễn ra trong bối cảnh lo ngại rằng tuyên truyền tích cực không ngừng sẽ làm gia tăng sự nghi ngờ của công chúng. Sau nhiều tháng hầu như không đưa tin gì ngoài những thành công trên chiến trường, nhưng nay, truyền hình nhà nước gần đây đã liệt kê các cuộc rút lui và thất bại của Nga tại Ukraine.

 

Với việc quân đội của họ bị mất đất gần như hàng ngày, Điện Kremlin đã  bắt đầu thừa nhận một số thất bại trong cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Vladimir Putin, khi nói với một số phương tiện truyền thông nhà nước, vì  lo ngại rằng tuyên truyền tích cực không ngừng của họ sẽ  làm gia tăng sự nghi ngờ của công chúng.  Sự thay đổi chính sách trong vài tuần qua, được mô tả bởi những người quen thuộc với việc quản lý thông tin chặt chẽ của Điện Kremlin, những người nói với điều kiện giấu tên, đã gây ra một làn sóng chỉ trích bất thường của công chúng đối với quân đội.

 

Tất nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy Điện không nới lỏng việc  kiểm soát các phương tiện truyền thông, và tất nhiên, không có nghi vấn nào được nêu ra liên quan đến  quyết định xâm lược Ukraine  của ông Putin. Nhưng với rất ít triển vọng lực lượng của họ sẽ sớm làm chậm cuộc phản công của Ukraine, các nhà chức trách Nga hy vọng sự loan tải về thiệt hại nhẹ của cuộc chiến có thể giúp tăng cường sự ủng hộ của công chúng.  Cách tiếp cận mới cũng được phản ánh từ giới lãnh đạo  cao cấp. Tổng thống đã tổ chức ít nhất hai cuộc họp kín kể từ đầu mùa hè với một nhóm nhỏ phóng viên quân sự Nga, bao gồm một cuộc họp không lâu trước quyết định đột ngột của tháng trước về việc ra lệnh triệu tập 300.000 người dự bị, theo những người quen thuộc với tình hình chia sẻ.

 

Tatiana Stanovaya, người sáng lập nhóm nghiên cứu R.Politik, cho biết sự xuất hiện bất ngờ trên truyền hình nhà nước với những lời chỉ trích về cách xử lý của quân đội trong cuộc chiến – điều này có thể  coi như lời biện minh cho những lời kêu gọi từ các phần tử diều hâu trong giới thượng lưu Nga về các cuộc tấn công bừa bãi vào các thành phố và cơ sở hạ tầng tại Ukraine. 

 

Bà nói: “Đang có một cuộc tranh luận gay gắt giữa các  cấp lãnh đạo về việc làm thế nào để giành chiến thắng trong cuộc chiến này. “Có một cuộc tìm kiếm những người có tinh thần trách nhiệm để giúp Putin chọn lựa các giải pháp khác.”  Tại cuộc gặp gỡ của Putin với các phóng viên chiến trường, nổi tiếng với quan điểm dân tộc chủ nghĩa cứng rắn,  đã vẽ nên một bức tranh thảm khốc về tình hình ở mặt trận, người đưa tin cho biết. Chỉ trong vài tuần, các lực lượng của Ukraine đã tràn vào những vùng lãnh thổ rộng lớn mà quân đội Nga đã dành nhiều tháng chiến đấu để chiếm đóng vùng đất đó. 

 

Trong vòng vài ngày, Putin đã thực hiện các cuộc điều động quân sự và tuyên bố các vùng đất mà quân đội của ông vẫn nắm giữ vì là một phần lãnh thổ Nga. Đã có Hơn 300.000 người đã đua nhau chạy trốn khỏi đất nước.  Nhưng người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã không trả lời  các câu hỏi về sự việc này.

 

Khi cuộc phản công của Ukraine đẩy các phòng tuyến của Nga lùi xa hơn - chiếm lại vùng đất mà Putin chỉ tuyên bố là đã thôn tính - đồng thời truyền hình nhà nước đã loan tải thông tin chính thức rằng cuộc rút lui là động thái chiến lược được lên kế hoạch cẩn thận. “Hôm qua, chúng tôi đã mất 16 khu định cư ở vùng Kherson. Hôm nay chúng ta sẽ mất gì? ”  Người dẫn chương trình Olga SKabeyeva  trả lời :“Chúng tôi đang điều động với các yếu tố của một cuộc rút lui” đó là tất cả những gì anh ta có thể  đáp lại. “Mọi thứ đang diễn ra không tốt cho chúng tôi trên chiến trường,” Vladimir Solovyov, người dẫn chương trình truyền hình nhà nước nổi tiếng nhất của nước Nga, đã than thở trong chương trình hàng đêm của mình vào đầu tuần này.

 

Các chương trình truyền hình đã chỉ trích các chỉ huy quân sự vì không thể chiến thắng trước Ukraine, cũng như về thất bại, vốn đã gây bất lợi bởi các tin tức loan truyền rộng rãi về những người già, ốm yếu hoặc được miễn dịch bị đưa đến các trại huấn luyện.  “Khó khăn trước tình huống này có thể đoán trước được,” phóng viên chiến tranh Alexander Sladkov cho biết trong tuần này trong một chương trình trò chuyện vào khung giờ vàng trên Rossiya 1. “Chúng tôi biết sự việc  thật kinh khủng khi nghe thấy điều đó vào tháng thứ tám của cuộc chiến”.

 

Các cuộc thăm dò cho thấy lệnh điều động đột ngột khiến nhiều người Nga bị ngỡ ngàng nên một số người lần đầu tiên đặt câu hỏi về tiến trình của cuộc xâm lược kể từ khi Putin phát động nó vào ngày 24 tháng 2. Tại Điện Kremlin, các quan chức lo lắng rằng sự bất lợi giữa các báo cáo tại chiến trường loan tải  trong ứng dụng nhắn tin Telegram, đối nghịch  với những tin tức hàng ngày của Bộ Quốc phòng  loan tải về những chiến thắng ở mặt trận đã làm xói mòn niềm tin của công chúng vào chính phủ.

 

Câu hỏi đặt ra là: khi chúng ta nói về tình trạng hỗn loạn, huy động cục bộ, tại sao mọi thứ lại diễn ra theo cách họ đã làm ở Lyman, Balaklia, tất cả chúng ta đều có chung một câu hỏi: Tổng tư lệnh của chúng ta liệu có biết các vấn nạn đó hay không? Vladimir Vladimirovich có biết điều này không? ” Margarita Simonyan, một giám đốc điều hành tin tức hàng đầu đã hỏi trên truyền hình vào Chủ nhật. "Tôi nghĩ ông ta nhận thức được điều đó và hiểu rất rõ." [2]

 

 Nga “tặng” không vũ khí cho Ukraine

 

Theo báo El Pais, Tây Ban Nha - Hình ảnh những người nông dân kéo những chiếc xe tăng Nga bị bỏ rơi sau máy cày của họ đã trở thành hiện tượng thường xuyên trên mạng xã hội. Người Ukraine gọi đùa những người nông dân này là Agricultural Division, có ý  chế nhạo sự thất bại quân sự trước một kẻ thù kém cỏi về mặt lý thuyết đối với Moscow. Nhưng điều nghịch lý là khi quân đội của họ lại vội vàng rút đi, Nga đã vô tình trở thành nhà cung cấp thiết bị quân sự chính của Ukraine.

 

Điện Kremlin tiến hành cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2; và chỉ một tháng sau, các lực lượng Ukraine bắt đầu tái chiếm lãnh thổ ở các khu vực Kyiv, Chernihiv và Kharkiv, nơi quân Nga rút lui đã bỏ lại nhiều thiết bị hạng nặng. Tờ Wall Street Journal tuần này đã công bố danh sách các loại vũ khí của Nga được bổ sung vào kho vũ khí Ukraine: “460 xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga, 92 xe pháo tự hành, 448 xe chiến đấu bộ binh, 195 xe chiến đấu bọc thép và 44 hệ thống hỏa tiễn  phóng nhiều lần, dựa theo  bằng chứng trực quan được tổng hợp từ các phương tiện truyền thông xã hội và báo cáo tin tức từ Oryx, một công ty tư vấn tình báo.

 

Các con số về xe bọc thép, nếu chính xác, đã vượt xa số lượng mà các đồng minh quốc tế giao cho Ukraine: 320 xe tăng, 210 xe chiến đấu bộ binh và 40 xe chiến đấu bọc thép. Nga dường như cũng trở thành nguồn cung cấp pháo chính cho Lực lượng vũ trang Ukraine.  Người phát ngôn của Bộ Tổng tham mưu cho biết quân đội Ukraine không xác nhận liệu những con số này có chính xác hay không. Theo thống kê của Oryx, số lượng xe bọc thép tương đương với gần một nửa tổng số xe mà quân đội Ukraine có trong tháng 9, trước khi xảy ra các cuộc tấn công gần đây.

 

Xe bọc thép có tầm quan trọng sống còn đối với một đội quân muốn tấn công. Ukraine đã tiến hành một cuộc phản công nhằm chiếm lại các tỉnh Kharkiv ở phía Đông và Kherson ở phía Nam.  Sau gần nửa năm, họ cũng đã tiếp cận được các thị trấn ở Lugansk, trong vùng Donbass. Sự mất cân bằng về quân số giữa các tiểu đoàn thiết giáp và pháo binh của quân đội Nga và Ukraine đặc biệt cao, vì vậy việc tịch thu được xe tăng T-90, một trong những viên ngọc quý của quân đội Nga, được coi là một chiến thắng cho Ukraine. Đó là trường hợp trong tuần này khi chỉ huy Lữ đoàn cơ giới hóa số 92 của Ukraine, Đại tá Pavlo Fedosenko, được quay cảnh lái xe T-90  hài lòng về khả năng cơ động và tốc độ của xe tăng này. Lữ đoàn 92 là một trong những đơn vị chủ chốt trong cuộc phản công của Ukraine đã đẩy lui quân Nga ra khỏi tỉnh Kharkiv.

 

Sau khi xem xét tình trạng cơ học các thiết bị tịch thu, các ký hiệu nhận dạng của Nga bị xóa và thay thế bằng ký hiệu của Ukraine. Theo Oryx, xe cơ giới  tịch thu được  phổ biến nhất là xe vận tải bộ binh bọc thép BMP-2. Tuần này, một video quay cảnh binh lính Nga đầu hàng với chiếc BMP-2 của họ ở mặt trận Kherson đã lan truyền trên mạng xã hội. Với một lá cờ trắng,  dấu hiệu của sự đầu hàng. Andrii Yusov, người đứng đầu cơ quan tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết vào hôm thứ Ba (4.10.2022)  cho đến nay  hơn 2.000 binh sĩ Nga đã gọi đến đường dây nóng điện thoại mà chính quyền Ukraine cung cấp cho các binh sĩ đối phương muốn đầu hàng.

 

Quân đội Ukraine vốn đã quen thuộc với nhiều loại vũ khí của Nga vì hầu hết các trang thiết bị đã được dùng chung từ thời Liên Xô. Những xe hư hỏng không thể sửa chữa được thì bị loại bỏ. Các đơn vị pháo binh cũng được cho là đã tịch thu được nhiều khẩu pháo chống tăng T-12 bị bỏ lại trong các cuộc phục kích do các đơn vị nhỏ lính Ukraine  được trang bị tốt hơn, nhanh nhẹ hơn  so với quân đội Nga. Hình ảnh về các trung đội chống tăng Ukraine được trang bị bệ phóng tên lửa di động Kornet của Nga cũng đã xuất hiện trong những tuần gần đây.

 

Tổ chức Conflict Intelligence Team kết luận vào tháng 9  rằng với cuộc phản công bất ngờ ở Kharkiv, Ukraine đã đạt được một điều phi thường trong cuộc chiến: Khi phản công dùng nhiều xe bọc thép hơn so với lúc khởi đầu trận chiến.  Mặc dù vậy, cuộc phản công của Ukraine phần lớn phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí hiện đại từ các đồng minh NATO. Một trong những ví dụ điển hình về thiết bị tiên tiến nhất mà Ukraine nhận được từ phương Tây là thiết bị chống máy bay không người lái EDM4S Sky Wiper của Lithuania, sử dụng xung điện từ để làm nhiễu hệ thống điều hướng của máy bay không người lái của đối phương.

 

Khả năng của Ukraine chống lại sự tấn công dữ dội của Nga hầu hết là nhờ vào việc huấn luyện binh sĩ của họ tốt hơn và các loại vũ khí như máy bay không người lái Barayktar của Thổ Nhĩ Kỳ, pháo M777 của Mỹ và điểm vượt trội của cuộc chiến là bệ phóng tên lửa hạng nhẹ HIMARS, chiến cụ này cũng được cung cấp bởi Hoa Kỳ. Những vũ khí này đại diện cho một cột mốc quan trọng trong cuộc xung đột vì chúng đã phá hủy các mạng lưới tiếp tế và kho vũ khí ở hậu phương của Nga, buộc những kẻ xâm lược phải lùi xa chiến tuyến.[3]

 

  Putin đang chiến đấu đơn độc trong cuộc chiến tại Ukraine

 

Theo hãng tin Al Jazeera, Qatar ngày 9.10.2022 - Những người mà Tổng thống Nga có thể coi là đồng minh dường như không muốn hậu thuẫn  cuộc chiến tàn khốc của ông ở Ukraine.  Vào ngày 30 tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi đi bài phát biểu bị phê bình  là chói tai. Trích lời nhà triết học phát xít Ivan Ilyin, Putin tự nhận mình là anh hùng dẫn đầu cuộc chiến toàn cầu chống lại phương Tây nói chung và bá quyền của Mỹ nói riêng. Thay vì đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc xung đột mang tính thời đại mới, nhưng thay vào đó, là bài phát biểu đã  nêu  rõ mức độ mà Tổng thống Nga mang tính  xa rời thực tế.

 

Tuyên bố này nhằm đánh dấu một điểm cao về “thành công” của “chiến dịch đặc biệt” chống lại Ukraine, cụ thể là nỗ lực sáp nhập các khu vực Donetsk, Luhansk, Zaporizhia và Kherson của Ukraine - mặc dù các lực lượng Nga không kiểm soát hoàn toàn bất kỳ khu vực nào trong số 4 vùng đó. Những gì Putin đã lên kế hoạch vào tháng Hai về cuộc  chiến thần tốc với  lực lượng hùng hậu;  nhưng thay vào đó lại bị chế giễu.

 

Mặc dù sự khủng khiếp của cuộc xung đột không phải là vấn đề đáng cười, nhưng Putin mù quáng trước thực tế bi thảm của cuộc giao tranh đã được thể hiện rõ khi các lực lượng Ukraine chiếm lại thành phố Lyman ở Donetsk  trong vòng 24 giờ sau khi ông ta gửi đi bài phát biểu. Lyman từng có tầm quan trọng chiến lược do vị trí của nó như một đầu mối của tuyến đường sắt, nhưng giờ đây nó cũng mang một ý nghĩa biểu tượng - tất cả là do một  thực tế là Putin không còn giữ được sự tức giận cho riêng mình.  Một tuần sau, một vụ nổ đã xảy ra ở Cầu Kerch mà Putin đã ra lệnh xây dựng để nối đất liền Nga với Bán đảo Crimea do Nga chiếm đóng. Cây cầu được cho là dự án mà Điện Kremlin đã sử dụng để tuyên truyền cho chủ trương thống trị của mình.


Putin từ lâu đã chỉ trích cái gọi là “trật tự dựa trên luật lệ” và thói đạo đức giả của Mỹ về việc sử dụng vũ lực ở nước ngoài. Lần đầu tiên ông đưa ra những ý tưởng này trong bài phát biểu năm 2007 tại Hội nghị An ninh Munich. Hồi đó, ông vẫn sẵn sàng gọi Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác là “đối tác” - ngôn ngữ mà ông nay đã gạt sang một bên.  Sự sa đà vào sự cường điệu của ông tiếp tục với hai bài tiểu luận, được xuất bản vào năm 2020 và 2021, mô phỏng lại Chiến tranh Thế giới thứ hai để đổ lỗi cho phương Tây về các cuộc tấn công của Hitler vào Đông Âu trong khi xóa tội cho Nga về hiệp ước Molotov-Ribbentrop và tố cáo quyền dân tộc chủ nghĩa của Ukraine.

 

Putin chủ trương như thế nào cũng đã được thể hiện rõ ràng bởi một điểm nhấn đặc biệt trong bài phát biểu mới nhất của ông ta, đó là: theo tuyên bố của ông rằng Nga đang dẫn đầu nhiệm vụ chống lại quyền bá chủ của Mỹ và phần còn lại của thế giới đang chọn đứng về phía họ. Nhưng một số quốc gia mà ông Putin có lẽ coi họ là đồng minh - tuy họ từ chối "cúi đầu" trước áp lực của Mỹ , nhưng họ lại  không thiết tha với Điện Kremlin.

 

• Trung Quốc từ chối tán thành việc Putin sáp nhập lãnh thổ của  Ukraine

 

Trong khi đó, Trung Quốc - một cường quốc khác mà Putin đã tìm kiếm sự ủng hộ - cũng đang xa rời nỗ lực chiến tranh của Nga.  Họ không quan tâm đến việc tham gia vào nỗ lực của Putin nhằm nâng cao trật tự tài chính quốc tế toàn cầu, do đồng đô la Mỹ chi phối, tuy điều này rất phù hợp với Bắc Kinh. Cuối cùng, họ tìm cách thay thế Mỹ trở thành người chơi thống trị, trong khi Putin hy vọng  hệ thống hiện tại sẽ sụp đổ hoàn toàn.   Và mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng là người chỉ trích dữ dội sức mạnh địa chính trị của Mỹ, nhưng Bắc Kinh không chỉ thận trọng trong cách tiếp cận cuộc xung đột ở Ukraine, mà còn từ chối tán thành quan điểm của Putin về việc sáp nhập lãnh thổ Ukraine ( but has refused to endorse Putin’s position on annexing Ukrainian territory). Trong khi Điện Kremlin thường thích viện dẫn điểm bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về Đài Loan giống như cuộc xâm lược của họ vào Ukraine, có rất ít cơ hội để Bắc Kinh làm điều tương tự, chứ chưa nói đến việc công nhận chủ quyền của Nga đối với các vùng lãnh thổ bị “sáp nhập”.

 

• Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ chê bai Putin  làm mất ổn định khu vực

 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người có các vấn đề riêng với phương Tây mà ông đổ lỗi cho âm mưu đảo chính năm 2016 chống lại ông, và cho đến nay đã từ chối tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. Tuy nhiên, các ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ - một số ngân hàng trong số đó đã bị cáo buộc tuân theo các lệnh trừng phạt đối với Iran - đã bắt đầu nghĩ tốt hơn về việc lách các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga.  Một ngày trước bài phát biểu của Putin, có thông tin cho rằng các ngân hàng nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ không còn sẵn sàng sử dụng hệ thống thanh toán MIR của Nga, một giải pháp thay thế cho hệ thống nhắn tin liên ngân hàng SWIFT có trụ sở tại Bỉ mà hầu hết các ngân hàng lớn nhất của Nga đã bị cấm sử dụng.  Ankara cũng đã bác bỏ các hoạt động nhằm thôn tính lãnh thổ của Putin, coi đó là hành động vi phạm nghiêm trọng vào luật pháp quốc tế. Meral Aksener, lãnh đạo đảng IYI đối lập của Thổ Nhĩ Kỳ -  qua bài hùng biện của mình đã chống lại Điện Kremlin, chê bai Putin  làm mất ổn định khu vực rộng lớn hơn sau bài phát biểu của ông.

 

Tình hình tương tự cũng xảy ra ở Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu dầu của Nga và các mặt hàng khác trong những tháng gần đây, nhưng ngày càng có những dấu hiệu cho thấy những yêu cầu của Moscow về việc hỗ trợ của họ đang giảm dần. Các công ty dầu mỏ và chính phủ Ấn Độ được cho là đã miễn cưỡng áp dụng cơ chế thương mại bằng đồng rúp đối với việc nhập khẩu dầu. Thủ tướng Narendra Modi cũng đưa ra lời chỉ trích đáng kể nhất về cuộc chiến cho đến nay tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Uzbekistan vào ngày 16 tháng 9 (2022), đã tuyên bố rằng “thời đại ngày nay không phải là thời đại chiến tranh”.

 

• Phản ứng từ các nước Trung-Tây Á

 

Putin thậm chí có nguy cơ mất đi những gì từng là một trong những đồng minh an ninh thân cận nhất của Nga - Armenia - sau khi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga lãnh đạo từ chối hỗ trợ Yerevan sau các cuộc đụng độ biên giới với Azerbaijan và các cuộc tấn công vào lãnh thổ của nước này. Một số quan chức cao cấp của Armenia thậm chí còn ám chỉ việc rời khỏi khối này.

 

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev cũng đã tìm cách tách mình khỏi ông Putin, mặc dù các lực lượng Nga đã can thiệp vào nước này vào tháng Giêng vừa qua để giúp dập tắt một loạt các cuộc biểu tình được cho là một âm mưu đảo chính. Khi khoảng 200.000 người Nga trốn quân dịch đã chạy khỏi nước để tới Kazakhstan trong hai tuần qua, Tokayev gọi cuộc khủng hoảng ở Nga là một "tình huống vô vọng". Trong khi đó, giữa những nỗ lực của Nga nhằm thu hút lao động từ Trung Á, Uzbekistan và Kyrgyzstan đã cảnh báo công dân của họ về cuộc xung đột. Ngay cả Tajikistan, nơi tổng thống vừa được Putin trao tặng Huân chương Vì Tổ quốc hạng ba, cũng tỏ ra dè dặt trước nguy cơ vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với hệ thống thanh toán của Nga.

 

• Trung Đông và châu Phi đã lên án việc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp

 

Những hành động tàn bạo về quân sự và quản lý kinh tế yếu kém của Putin cũng không giúp ông ta chinh phục được những người bạn ở châu Phi và Trung Đông, nơi mà các quốc gia từ trước đến nay hầu như không đề cập đến cuộc xung đột. Nhưng có những dấu hiệu cho thấy sự khủng khiếp của các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đang đẩy sự trung lập này đến giới hạn của nó.

 

Tại Trung Đông, hai nhà xuất khẩu năng lượng lớn là Qatar và Kuwait đã lên án việc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp giữa các nước và kêu gọi tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.  Ở châu Phi cũng vậy, đã có những lời chỉ trích về sự xâm lược của Nga. Vào cuối tháng 9, Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo nói  tại LHQ rằng “Mọi viên đạn, mọi quả bom, mọi quả đạn bắn trúng mục tiêu ở Ukraine, đều trúng vào túi của chúng ta và các nền kinh tế của chúng ta ở châu Phi” (“Every bullet, every bomb, every shell that hits a target in Ukraine, hits our pockets and our economies in Africa”).

 

• Putin chiến đấu một mình

 

Bất chấp những hy vọng của mình, Putin vẫn chiến đấu một mình. Điều đó có thể làm cho ông ta thậm chí còn nguy hiểm hơn. Nhưng điều đó sẽ chỉ cô lập ông ta thêm. Cuộc chiến của ông ta ở Ukraine không phải là cuộc đấu tranh văn minh hay lịch sử cho tương lai, mà là của một người đã bộc lộ những ham muốn điên cuồng khi ông   ta đã đàn áp một cách  dã man đối với bất kỳ tiếng nói nào ở Nga lên tiếng chống lại ông ta. Nhưng ý đồ đe dọa thế giới buộc phải tuân theo sự man rợ và thế giới quan điên cuồng của anh ta không gì khác hơn là một điều viển vông (But his desire to intimidate the world into acquiescing to his barbarity and craven worldview is nothing more than a fantasy).[4]

 

Về cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ  lên án Nga sáp nhập bất hợp pháp  4 vùng Ukraina  được 143 quốc gia ủng hộ, trong khi cuộc bỏ phiếu hồi tháng 3.2022 là 140 nước. Theo đài radio RFI (13.10.2022) một vài ngày trước cuộc bỏ phiếu, vấn đề chủ quyền bán đảo Crimée đã  được khối Liên Âu  gác sang một bên,  mà chỉ chú trọng đến vùng lãnh thổ mà Nga đã đơn phương sáp nhập mới đây.

 

Phải chăng việc khối Liên Âu gác bán đảo Crimée sang một bên, gửi đi một tín hiệu nhằm gián tiếp thừa nhận bán đảo này thuộc Nga để tiện lợi cho việc  đàm phán về hòa bình tại Ukraine trong tương lai?

 

Đó là chuyên của tương lai, trong hiện tại, sau vụ phía Nga dùng hỏa tiễn và drone phá hoại khoảng 30 % hệ thống điện nước trên toàn quốc nhằm làm giảm thiểu tiềm năng phòng thủ…  Nay  phía Ukraine lo ngại  TT Putin sẽ phá hủy các con đập dọc theo sông Dipro nhằm gây thiệt hại đến việc cung cấp nước  ảnh hưởng trầm trọng đến việc sản xuất nông phẩm trong khu vực. Chưa kể đến việc TT Putin đe dọa  sẽ sử dụng bom nguyên tử chiến thuật…Phải chăng vì lo ngại đe dọa này sẽ xảy ra, cho nên phía «Bộ Ngoại Giao Trung Quốc kêu gọi tất cả công dân Trung Quốc khẩn cấp rời Ukraine  ngay bởi tình hình rất nghiêm trọng  - the Chinese Foreign Ministry urged Chinese citizens to leave Ukraine, citing the grave security situation »? (Theo  Hoàn Cầu Thời Báo/Global Times,TQ  ngày 16.10.2022).

 

Đào Văn

 

Nguồn:

 

[1] The Moscow Times: Russian Elite Voices Anger at Military Leadership

[2] SCMP-HK:Kremlin lets state media tell some truths about Putin’s stalling Ukraine war
[3] El Pais, Spain: Russia becomes the main (involuntary) supplier of weapons to Ukraine

[4] Al Jazeera, Qatar: Putin is fighting alone

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.