Hôm nay,  

Đã Đến Lúc Nghiêm Túc Nhìn Nhận Mối Đe Dọa Hạt Nhân Từ Kim Jong Un

21/10/202200:15:47(Xem: 2003)
Hình bài trang nhất left corner
Kim Jong Un không hề đùa cợt đối với sứ mệnh thống nhất bán đảo Bắc Triều Tiên mà cha ông để lại, nên không có gì khó tin rằng ông sẽ bất chấp thủ đoạn hay bất kể thời gian bao lâu để hoàn thành nó. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
 
Trong khi phương Tây đang ‘đứng ngồi không yên’ trước nguy cơ Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến Ukraine, thì nguy cơ tương tự từ một chú ‘cừu đen’ khác của thế giới lại không được nhìn nhận nghiêm túc – nhà lãnh đạo Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên.

Chỉ trong vòng 15 ngày, từ 25 tháng 9 đến 9 tháng 10 năm 2022, quốc gia theo chủ nghĩa ‘bế quan tỏa cảng’ ở Đông Á đã tiến hành bảy vụ thử hỏa tiễn có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Có một cái bay ngang qua Nhật Bản, lao xuống Thái Bình Dương, sau khi bay được tới 2,800 dặm – Căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Guam cũng nằm trong khoảng cách cỡ này.

Sau đó, ngày 10 tháng 10 – kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng Lao Động Bắc Triều Tiên (Workers' Party of Korea) – truyền thông nhà nước thông báo rằng ông Kim đã đích thân đi giám sát thực địa và hướng dẫn “các đơn vị tác chiến hạt nhân” của đất nước, trình diễn khả năng “tấn công và quét sạch” các mục tiêu địch.

Không sai, kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Nga khiến họ trở thành các mối đe dọa ‘có uy’ hơn so với Bắc Triều Tiên. Moscow có đầy đủ phương tiện, cũng như động cơ là nỗi sợ thất bại ở Ukraine.

Có một lý do khác khiến các mối đe dọa hạt nhân từ ông Kim ‘nhẹ nhàng’ hơn, nếu không muốn nói là ‘thùng rỗng kêu to.’ Nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên trong mắt nhiều người ở phương Tây gần như là một anh hề – một nhà độc tài hay ‘giận dỗi,’ trông có vẻ buồn cười, đối với nhiều người thì là vậy. Đúng, ông ta ôm ấp tham vọng bom hạt nhân đáng lo ngại trong khi làm chủ một đất nước đang tuyệt vọng trước nạn đói lan rộng. Những lời đe dọa mà ông dành cho ‘hàng xóm sát vách’ – Hàn Quốc – được nhiều người coi như kiểu ‘ông hàng xóm khó ưa hay kiếm chuyện.’ Ví dụ: trong bài phát biểu năm 2017 của Tổng thống Donald Trump tại Liên Hiệp Quốc, Trump gọi Kim là “Rocket Man lãnh nhiệm vụ cảm tử.”

Nhưng với tư cách là một học giả về lịch sử Hàn Quốc, đã dõi theo chế độ của Bắc Triều Tiên đe dọa làm mất ổn định khu vực ra sao, giáo sư Sung-Yoon Lee tin rằng Kim là một vấn đề cần được xem xét nghiêm túc. Kim không hề đùa cợt đối với sứ mệnh thống nhất bán đảo Bắc Triều Tiên mà cha ông để lại. Đó là “nhiệm vụ tối cao quốc gia” của cả một triều đại, nên không có gì khó tin rằng ông ta sẽ bất chấp thủ đoạn hay bất kể thời gian bao lâu để hoàn thành nó.

Những đòn phủ đầu với vũ khí hạt nhân

Chỉ tính riêng trong năm 2022, Bắc Triều Tiên đã phóng hơn 30 hỏa tiễn, trong đó có 6 quả đạn đạo xuyên lục địa. Các hoạt động này là “vi phạm trắng trợn các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc,” như Ủy Ban Chuyên Về Vấn Đề Bắc Triều Tiên của Liên Hiệp Quốc đã báo cáo trong tháng 9.

Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghị quyết mới nào của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc được thông qua để giải quyết những vi phạm hàng loạt này. Giáo sư Lee nghĩ rằng cũng sẽ chẳng có một nghị quyết nào kể cả khi Bình Nhưỡng đang ‘rục rịch’ một vụ thử hạt nhân tầm cỡ lớn hơn. Nga và Trung Quốc là các thành viên Hội Đồng Bảo An, cũng là những nước ủng hộ các lệnh trừng phạt trước đây mà Liên Hiệp Quốc từng áp lên Bắc Triều Tiên sau các vụ thử nghiệm hỏa tiễn và hạt nhân. Nhưng lần này, tình hình đã khác, họ có thể sẽ đứng về phía Bình Nhưỡng khi những vết rạn nứt địa lý chính trị với phương Tây ngày càng hằn sâu. Cả Nga và Trung Quốc đã tích cực phản đối các lệnh trừng phạt Bắc Triểu Tiên do Hoa Kỳ đề nghị hồi đầu năm nay.

Tệ hơn nữa, những phát biểu gần đây của Putin và Kim đã hồi sinh lại khái niệm không tưởng về một quốc gia ‘đánh phủ đầu’ một quốc gia láng giềng.

Tháng 9, Bắc Triều Tiên đã ban hành một “luật mới về chính sách của nhà nước đối với lực lượng hạt nhân.” Luật đưa ra các điều kiện mà Bắc Triều Tiên sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân. Nói một cách rộng rãi và mập mờ, luật nói rằng “trong chiến tranh thì tiên hạ thủ vi cường” và “con giun xéo lắm cũng oằn” sẽ là lý do để họ sử dụng vũ khí hạt nhân.


Khi vạch ra cách tiếp cận khá cởi mở đối với việc sử dụng hạt nhân, Kim đã leo thang về luận điệu và cố gắng ‘bình thường hóa’ quyền tấn công trước. Điều này đặt cơ sở để họ có thể nắm lấy bất kỳ động thái nào của Hàn Quốc được cho là mang tính “thù địch” – theo định nghĩa rộng rãi của Bình Nhưỡng thì đó có thể là bất cứ điều gì, từ những lời chỉ trích về việc vi phạm nhân quyền của họ cho đến các cuộc tập trận quân sự chung với Hoa Kỳ – để làm một cái cớ cho các đòn phủ đầu.

Có vẻ như Kim cho rằng ông có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân bất cứ khi nào ông thấy là cần thiết. Viễn cảnh đó thực sự đáng sợ.

Một chu kỳ leo thang

Các vụ phóng thử hỏa tiễn có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân gần đây, diễn ra chỉ vài tuần sau khi có thuyết về tân hạt nhân và trùng khớp với sự leo thang của Putin ở Ukraine. Điều này có vẻ như sẽ dồn Hoa Kỳ vào thế bí và khiến những chia rẽ trong Chiến Tranh Lạnh ngày càng sâu sắc. Kim đang tạo ra những chuẩn mực mới của chính trị ở khu vực.

Nhiều người có thể sẽ khó chấp nhận rằng Bắc Triều Tiên – một nền kinh tế ‘em út’ nếu so với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc – lại ‘láu cá’ hơn các ‘đàn anh’ của mình. Tuy nhiên, trong suốt 30 năm về ngoại giao hạt nhân, chính Bắc Triều Tiên là bên chủ động ‘nắm thế thượng phong’ – từ việc đề nghị các cuộc đàm phán, thiết lập chương trình nghị sự, chuyển hướng chương trình nghị sự cho đến quyết định khi nào thì ‘nghỉ chơi.’

Trong quá trình này, Bình Nhưỡng đã được hưởng hàng tỷ đô la tiền mặt, thực phẩm, nhiên liệu và các hàng hóa khác từ các quốc gia khác; họ chỉ ‘ngồi nhà rung đùi’ là có tiền để chế tạo khoảng 50 quả bom hạt nhân, ICBM và các vũ khí chiến lược khác.

Chỉ tính riêng từ chính quyền Bill Clinton và George W. Bush, Bắc Triều Tiên đã nhận được khoản viện trợ trị giá hơn 1.3 tỷ đô la để đổi lại những cam kết phi hạt nhân hóa… bị thất hứa nhiều lần.

Xuyên suốt chiến lược của Bắc Triều Tiên là kết hợp các hành động khiêu khích có tính toán, leo thang dần đều và giả lả ‘làm lành’ sau khi kiếm chuyện. Nhưng cái gọi là ‘hồi kết’ đối với Kim, cũng giống như cha, ông đời trước, vẫn không hề thay đổi: chiến thắng Hàn Quốc và thống nhất lãnh thổ dưới sự cai trị của Bình Nhưỡng.

Để thực hiện điều này, Bắc Triều Tiên sẽ cần lặp đi lặp lại các chu kỳ ‘đấm rồi xoa’ đồng thời tiếp tục phát triển kho vũ khí quân sự đến khi nó trở thành mối đe dọa hạt nhân rõ ràng và cấp bách đối với Hoa Kỳ và là một ‘gánh nặng chung’ mà ‘không ai chịu nổi’ trong khu vực. Đến lúc đó, theo những gì mà chiến lược này hướng tới, Hoa Kỳ có thể sẽ buộc lòng phải rút các lực lượng của mình ra khỏi Hàn Quốc, và Hàn Quốc sẽ thành ‘con cá nằm trên thớt’ của Bắc Triều Tiên.

Chiến lược vĩ đại của Kim

Thống nhất Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc là trọng tâm trong kế hoạch của Kim. Do đó, các chuyên gia quan sát quốc tế thường tập trung nhiều hơn vào mục đích của các hành động khiêu khích của ông Kim, hơn là nguyên nhân.

Suy ngẫm “Điều gì khiến Kim thử nghiệm bom hạt nhân?” có thể dẫn dắt nhiều người vào cái bẫy tương tự với câu hỏi, “Điều gì khiến Putin xâm lược Ukraine?”

Cả hai câu hỏi đều cho rằng kẻ gây hấn chỉ là đang ‘đáp trả’ thay vì chủ động gây hấn, và khiến ta phớt lờ những mưu đồ to lớn của họ.

Kim Jong Un có một chiến lược vĩ đại. Chừng nào Hàn Quốc còn tồn tại với tư cách là một nhà nước hợp pháp, giàu có hơn và dân chủ hơn, như một thỏi nam châm hút ‘con dân’ của Bắc Triều Tiên chạy sang, thì bóng ma về mô hình thống nhất của Đức – trong đó phần Đức giàu hơn sẽ ‘nuốt’ phần Đức nghèo hơn – vẫn sẽ còn ám ảnh Kim. Và đó là điều ông không thể dung thứ.

Do đó, các nhà lãnh đạo thế giới phải cẩn trọng khi những vị bạo chúa hay tự ái đưa ra những lời đe dọa về hạt nhân, tức là chúng mang ý đe dọa – ngay cả khi kẻ thốt ra những lời đó trông hài hước, buồn cười thế nào đi nữa.
*
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “It’s time to take Kim Jong Un and his nuclear threats seriously” của Sung-Yoon Lee, Giáo sư về Korean Studies, Trường Tufts University, được đăng trên trang TheConversation.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.