Hôm nay,  

Bàn về các khái niệm Luật Hiến pháp, Rule of Law và Rechtsstaat

27/09/202209:57:00(Xem: 2813)
Tìm hiểu

TOA AN


Luật khoa


Khoa học luật pháp có ba phạm vi chủ yếu. Thứ nhất liên hệ đến các phạm trù triết học tổng quát mà mục đích là lý giải các khái niệm trừu tượng như công bình, dân chủ, nhân quyền, tự do và một số nguyên tắc nhất định về chế độ chính trị. Khảo hướng này không đào sâu chi tiết trong các vấn đề thuộc kỹ thuật lập pháp và lập quy. Thứ hai, làm luật là thực hiện chính sách lập pháp. Nhà lập pháp đề ra những quy phạm, mang hình thức và nội dung cấm đoán để áp dụng. Luật được soạn thành văn bản theo một trình tự và kỹ thuật  định sẵn, nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể, thí dụ như xin tỵ nạn chính trị hay trợ cấp xã hội. Thứ ba, tìm hiểu về các tác dụng của luật trong thực tại xã hội, một khía cạnh thuộc về xã hội học, thí dụ như hiệu lực của luật giao thông, ly dị hay phá thai qua thời gian sau khi luật ra đời.

 

Các nhà tội phạm học, tâm lý luật học và tâm lý xã hội học đo lường về hiệu năng luật pháp dựa trên thành quả chấp pháp của dân chúng mà thống kê về tinh thần trọng pháp là phương tiện. Nhờ các kết qủa này mà các nhà lập pháp có thể đề ra các biện pháp cải cách.

 

Hiến pháp

 

Nhìn chung trong ba khía cạnh của khoa luật, Luật Hiến pháp đóng một vai trò cao cả đặc biệt.

 

Hiến pháp là một văn bản quy định về nguyên tắc tổ chức nhà nước, tạo ra thẩm quyền hoạt động cho các cơ quan công quyền, các chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội và những luật cơ bản về bảo vệ dân quyền và nhân quyền để cho các cơ quan phải tôn trọng.

 

Hiến pháp có một giá trị tự tại, nghĩa là, không cần quy chiếu hay trưng dẫn các luật khác để tạo ra giá trị chấp hành. Đặc thù này có thể được giải thích qua hai khía cạnh khác nhau. Trong khi các sử gia tìm hiểu về nguồn gốc và sự thành hình Hiến pháp qua thời gian, thì các triết gia giải thích các nguyên tắc tạo ra giá trị nội dung cho Hiến pháp, thí dụ như các nguyên tắc chính thống và tính hợp pháp của chế độ và thể chế, phân loại thẩm quyền lập hiến và hiến định và bảo vệ quyền tư hữu.

 

Thực ra, Hiến pháp nêu lên một lý tưởng   cao cả, đó là ý chí chính trị của toàn dân trong việc quyết định chung sống trong một trật tự xã hội dân chủ và công bình. Vì có động lực chính trị thúc đẩy và tầm vóc liên quan đến tổ chức đất nước, chính quyền, xã hội và con người, mà ảnh hưởng của luật Hiến pháp vượt ra khỏi phạm vi luật học trở thành một giá trị quy phạm ràng buộc trong toàn diện.

 

Thẩm quyền lập hiến và hiến định

 

Các học thuyết về lập hiến đều đồng ý một quan điểm chung là quyền soạn thảo Hiến pháp thuộc về toàn dân, không ai khác hơn, cơ hội hành xử không bị giới hạn, chuyển nhượng và không bị ràng buộc vào bất cứ một luật thủ tục hình thức nào.

 

Sieyès phân biệt đặc điểm đầu tiên là khái niệm thẩm quyền lập hiến (pouvoir constituant) qua đó mà Hiến pháp thành hình và quy định quyền lực cho các cơ quan nhà nước.

 

Thẩm quyền lập hiến không đồng nghĩa với quyền lực nhà nước, mà là điều kiện tiên quyết để tạo ra quyền lực cho nhà nước. Tùy theo hình thức thể hiện mà thẩm quyền lập hiến tác động đến nội dung của quyền lực nhà nước. Quyền của các cơ quan nhà nước có được là do hiến pháp quy định, nên Sieyès gọi là thẩm quyền hiến định (pouvoir constitué), vì nằm trong phạm vi và bị ràng buộc bởi Hiến pháp.

 

Khi tổng hợp hai chiều hướng giải thích này, các học giả kết luận là thẩm quyền lập hiến là một quyền lực chính trị tối thượng của toàn dân nhằm lập ra hay thay đổi Hiến pháp để làm căn bản sinh hoạt cho đất nuớc. Vì có tính cách tối thượng nên người Mỹ gọi luật Hiến pháp là luật của luật (Rule of rules) và người Việt gọi nôm na là luật mẹ của các luật khác.

 

Rule of Law

 

Về nguồn gốc, Rule of Law là một khái niệm trong học thuyết của luật học (legal doctrine) và không phải là một quy định pháp luật (legal rule), bắt nguồn từ Anh và sau đó lan rộng đến Hoa Kỳ. Khái niệm Rule of Law được tạm dịch là tinh thần thượng tôn pháp luật hay trọng pháp, tinh thần này đề cao vai trò quyết định của pháp luật trong việc cai trị đất nước, bảo vệ các tự do cơ bản của người dân, đặc biệt nhất là quyền tự do chính trị và quyền tự do dân sự mà không phải bởi con người (rule of men).

 

Trong khi Montesquieu giải thích Hiến pháp của các nước Tây Âu theo ý nghĩa tam quyền phân lập, thì Edmund Burke, Benjamin Franklin và Allan Remsey nhận xét Hiến pháp Hoa Kỳ là một sự tiếp nối lịch sử các truyền thống luật pháp của Anh, nhưng có chiều hướng canh tân hơn, vì Hoa Kỳ không có các vấn đề thuộc địa, mà có tinh thần cách mạng và tư tuởng tự do của Locke và Sidney.

 

Trong chiều hướng tổng hợp này, các học giả đồng ý là cần phân biệt thẩm quyền lập hiến của người dân và thẩm quyền lập pháp cuả Quốc hội, nghĩa là, Quốc hội không thể nhân danh nhân dân và lý tưởng của luật pháp mà giới hạn quyền tối thượng của người dân. Quốc hội chỉ nhằm bảo vệ dân quyền và không thể vì bất cứ danh nghĩa gì mà thay thế quyền dân tộc tự quyết. Cả hai nguyên tắc Rule of Law và Rule of the People có một mối quan hệ chặt chẽ khi đưa đến ý niệm chung là người dân có quyền tự quyết trong tinh thần trọng pháp.

 

Adam nghi ngờ khả năng giải quyết các vấn đề của chính quyền trong chế độ dân chủ, vì trong một xã hội đa dạng có quá nhiều đòi hỏi bất hợp lý của dân chúng và thái độ mị dân của một thiểu số quý tộc nắm quyền là không hề không có bao giờ.

 

Nền Cộng hòa của Hoa kỳ là kết quả của sự cai trị của toàn dân, nhưng ý niệm về toàn dân sẽ không có được ý nghĩa khi không có luật Hiến pháp và những nguyên tắc bảo vệ người dân. Toàn dân không phải chỉ là một đa số thầm lặng quyết định cho vận mệnh của mình. Quyền lực của nhân dân phải song hành trong tinh thần thượng tôn luật pháp hay uy lực pháp quyền (rule of law), và quyền lực này không phải là do con người cai trị (rule of men).

 

Để đạt lý tưởng này, Adam đề xuất ý niệm kiểm soát và quân bình quyền lực (checks and balances), đây là một phương tiện hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền tự do của ngưòi dân và chính quyền không được xâm phạm  khi theo đuổi những tham vọng riêng. Adam không phủ nhận giá trị cao đẹp của quyền dân tộc tự quyết, nhưng muốn đề cao phương thức kiểm soát và quân bình trong việc xây dựng các định chế chính trị, vì đó là một cách gián tiếp làm dung hòa và duy trì quyền dân tộc tự quyết trong thực tế. 

 

Sự phát triển và áp dụng khái niệm Rule of Law của Anh tại Hoa kỳ là một tiến trình sinh động và phức tạp. Không phải chỉ có giá trị tự tại của Hiến pháp Mỹ, mà các án lệ đã có nhiều luận giải xuất sắc làm cho khái niệm Rule of Law sáng tỏ thêm, nhờ đó mà nó có được giá trị cao đẹp như ngày nay.

 

Cho dù trong thực tế có sự xung đột giữa chính trị và luật pháp, nhưng tinh thần thượng tôn luật pháp là đặc điểm chính nhằm đề cao vai trò pháp luật trong việc cai trị đất nước, chính tinh thần này quyết định và không phải do con người.

 

Tóm lại, khái niệm Rule of Law có các điểm chủ yếu là:

 

Người dân không chỉ có quyền đi bầu và đóng thuế, mà có thẩm quyền tối thượng để quyết định vận mệnh của đất nước và thể hiện bản sắc chính trị của dân tộc.

 

Ý chí cúa toàn dân, ý chí của nhà nước và thẩm quyền lập pháp của quốc hội không đồng nghĩa. Thẩm quyền lập hiến của toàn dân khác với thẩm quyền lập pháp của quốc hội. Nhà nước cũng phải tự đặt mình trong khuôn khổ của luật pháp.

 

Khi ý chí của nhà lập hiến trong quá khứ không còn phù hợp với nguyện vọng hiện tại của dân chúng thì hiến pháp phải được tu chỉnh.

 

Rechtsstaat

 

Khái niệm Rechtsstaat là một công trình mà các học giả Đức đã thu thập từ các học thuyết của Locke, Rousseau và Montesquieu, rồi vận dụng vào hoàn cảnh của Đức sau thời kỳ Khai sáng thường được dịch là nhà nước pháp quyền. Vào cuối thế kỷ XVIII, các luật gia quan tâm chủ yếu đến việc bảo vệ quyền tự do của người dân và cho là việc áp dụng luật phải làm sao cho được hữu hiệu, cho dù ý chí của nhà lập pháp có mạnh đến đâu. Luật phải nhằm bảo đảm quyền tự do, không thể chỉ dựa trên thẩm quyền lập pháp của Quốc hội, vì lẽ Quốc hội có khả năng và ý chí hủy diệt các dân quyền khi cần.

 

Từ giữa thế kỷ XIX, Lorenz von Stein và Otto Bähr, hai học giả Đức đã tổng hợp khái niệm của Hobbes và Montesquieu để định hình cho vai trò của nhà nước và đã vận dụng thành công nguyên tắc tam quyền phân lập. Từ cuối thế kỷ XIX, nguyên tắc hợp pháp không những áp dụng cho cơ quan tư pháp trong việc xét xử, mà còn cho các cơ quan hành chánh trong thẩm quyền lập quy và phương cách chấp pháp.

 

Về sau, Rodolf von Jhreing với học thuyết nhà nưóc tự giớí hạn và Georg Jellinik với học thuyết về tố quyền của người dân như là một chủ thể pháp luật đã bổ sung làm cho giá trị Rechtsstaat được gia tăng. Dĩ nhiên, với trình độ dân trí cao và những yếu tố văn hóa và lịch sử, tất cả đã làm cho  việc thực thi luật pháp của Đức qua học thuyết này được thành công.

 

Điểm tương đồng

 

Về cơ bản, Rule of Law không quá cách biệt với Rechtsstaat trong việc xác định quyền của tự do của người dân là một quyền hiến định. Trong sinh hoạt của một nhà nước hiện đại, cả hai có điểm tương đồng khác là các khái niệm luật pháp đều mang tính phổ quát, hình thức, hợp lý, hợp pháp và có thể tiên liệu hậu quả. Hiến pháp quy định các đặc tính này khi đề ra sự bảo vệ quyền tự do cá nhân.

 

Sự ràng buộc của Quốc hội vào Hiến pháp là phù hợp với truyền thống của Anh, nhưng phải dựa vào nguyên tắc hợp pháp theo Rule of Law, nghĩa là, Quốc hội phải có tinh thần trách nhiệm khi theo dõi sự lạm quyền của hành pháp.

 

Nhưng làm sao dung hòa được sự bảo vệ quyền tự do với quyền lực của nhà nước và vai trò Quốc hội, đó là điểm khác biệt.

 

Điểm dị biệt

 

Việc áp dụng Rule of Law có phần khác biệt với Rechtsstaat, đặc biệt là Dicey không đề cao luận thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu. Nhưng điểm dị biệt là cả hai Rule of Law và quyền tối thượng Quốc hội bổ sung cho nhau trong việc bảo vệ tự do. Rule of Law được hữu hiệu hay không là nhờ vai trò tòa án. Đó là sự khác biệt giữa Dicey, Montesquieu và Rousseau.

 

Theo Dicey, luận thuyết của Montesquieu và Rousseau không thuyết phục vì quan điểm về một nền tư pháp độc lập là một điều trái ngược với truyền thống Anh. Dicey không tin vào vai trò trung dung của tòa án mà tòa án chỉ là một phương cách thực hành ý chí của nhà lập pháp.

 

Kinh nghiệm cho thấy việc áp dụng luật pháp không thể coi là máy móc, nhưng Anh nhờ có một hệ thống án lệ hoàn chỉnh, nên có thể giúp cho việc bảo vệ dân quyền được hữu hiệu hơn.

 

Nguyên tắc Rule of Law chỉ là một khởi đầu trong tiến trình dài để phát huy nền dân chủ. Nhưng đâu là sự chính thống của luật pháp? Sự chính thống này không phải là hiển nhiên hay Quốc hội Anh có tính chất dân chủ.

 

Theo Dicey, vấn đề tùy thuộc vào mức độ áp dụng luật pháp tại tòa án. Chính tòa án là nơi xét trước tiên nguyên tắc hợp hiến và hợp pháp của luật pháp, do kết quả này, lúc đó tòa mới xác định được là luật pháp có dân chủ và chính thống hay không. Đặc điểm này được áp dụng trong truyền thống của Anh.

 

Rechtsstaat mang tham vọng sâu xa hơn khi đề cao tố quyền của người dân trong trường hợp chính quyền vi phạm các quyền tự do cơ bản, chú trọng về luật nội dung hơn là luật thủ tục, sau khi thế chiến kết thúc, thì ngược lại.

 

Nhìn chung, hiện nay nhiều học giả Đức muốn lý tưởng hóa vấn đề hơn khi có ý định mở rộng phạm vi áp dụng tố quyền hiến định của người dân trong các thủ tục tố tụng liên quan đến các yêu sách an sinh xã hội.

 

Nhà nước pháp quyền

 

Tại Việt Nam, khái niệm Nhà nước Pháp quyền XHCN được du nhập khá muộn màng vì lý do trong cuộc đấu tranh chuyên chính vô sản, giới lãnh đạo cách mạng cho luật pháp là một công cụ của giới tư sản bóc lột cần phải loại trừ.

 

Trong khuôn khổ Đổi Mới 1989, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII năm 1991 và Hội nghị toàn quốc khoá VII năm 1994 mới nêu ra tầm quan trọng về xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN. Về sau, trong Đại hội lần thứ X và XI, Đảng có liên tục đề cập đến việc thực hiện mà kết qủa là Hiến pháp năm 2013 ra đời và Điều 2 khẳng định nội dung: “ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước Pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân."

 

Trong thực tế, phải hiểu nội dung của Luật Hiến pháp có bản chất chính trị, một bản sao nghị quyết của Đảng, mà quyền lực của Đảng định hình là Đảng đứng trên và đứng ngoài Hiến pháp và luật pháp để điều khiển toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước.

 

Đảng tuyên bố là người dân có thẩm quyền tối thượng để quyết định vận mệnh của đất nước, nhưng Đảng lại nhân danh dân chúng mà sử dụng quyền này. Người dân chưa lần nào tham gia một cuộc trưng cầu dân ý mà chỉ đi bầu Quốc hội theo đúng thủ tục Đảng cử Dân bầu. Nhà nước cũng không tự đặt mình trong khuôn khổ của luật pháp. Lòng dân, ý chí của nhà nước và quyền tối thượng của Quốc hội phải tùng phục với ý chí độc tài của Đảng.

 

Theo thông tin gần đây, các Ủy viên Trung ương Đảng.sẽ thảo luận về đề tài “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.”

 

Về mặt thủ tục, theo dự kiến, Hội đồng Lý luận Trung ương phụ trách soạn thảo đề tài này. Sau khi hoàn tất kế hoạch, Hội đồng sẽ trình cho Bộ Chính trị duyệt xét và Ban Chấp hành Trung ương quyết định sau cùng.

 

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền có nghĩa là bám sát và thực hiện đúng Cương lĩnh đã được Đảng cân nhắc kỹ lưỡng. Trong chiều hướng này, dù có cải cách đến đâu về Nhà nước Pháp quyền thì cũng chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ cho Đảng tiếp tục nắm quyền.

 

Do đó, các khái niệm được đề cập trong bài viết ở đây có giá trị tham khảo hơn là một khảo hướng mở lối cho các cải cách trong tương lai.

 

Đỗ Kim Thêm

 

Bài liên quan:

 

Bàn về khái niệm Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa

Bàn về khái niệm tự do hiến định

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.