Hôm nay,  

Việc FBI khám xét nhà cựu TT Trump là bất hợp pháp, là ngụy tạo hồ sơ?

11/08/202221:07:00(Xem: 4501)

Chính trị

daovan 


Sau cuộc FBI  khám xét tư gia cựu TT Trump có nhiều cáo buộc cho rằng đó là hành động bất hợp pháp, là ngụy tạo hồ sơ... Phải chăng cuộc khám xét  này bất hợp pháp? Để trả lời câu hỏi này phần trình bày sau dựa vào các  tài liệu, luật lệ, bài viết trên các cơ quan truyền thông về nguyên nhân dẫn  đến cuộc khám xét  của FBI tại Mar-a-Lago nơi cư trú của  cựu TT Trump.

 

 Eric Trump tiết lộ mục đích của cuộc khám xét.

 

Theo The  Hill - Eric Trump, một trong những con trai của cựu Tổng thống Trump, cho biết trong cuộc phỏng vấn vào cuối ngày thứ Hai (8.8.2022) rằng cuộc khám xét của FBI tại Mar-a-Lago nhằm tìm kiếm các tài liệu thuộc Cơ quan Lưu trữ Quốc gia (National Archives).

 

Eric Trump nói với người dẫn chương trình Sean Hannity của Fox News: “Sean, mục đích của cuộc đột kích theo những gì họ nói là vì Cơ quan Lưu trữ Quốc gia muốn, bạn biết đấy, tìm kiếm xem  liệu Donald Trump có giữ bất kỳ tài liệu nào thuộc sở hữu của họ hay không” - “Và cha tôi đã làm việc rất hợp tác với họ trong nhiều tháng qua. Trên thực tế, luật sư của cha tôi đang làm việc này đã hoàn toàn bị bất ngờ trước cuộc khám xét. Anh ta nói, "Tôi đã có một mối quan hệ tuyệt vời với những người này và đột nhiên, không cần thông báo, họ đến đây bạn biết đấy, 20 chiếc xe hơi và 30 nhân viên?" Anh ta nói thêm. (Theo NBC News, 30 nhân viên FBI  lục soát thời gian kéo dài 9 1/2 giờ và mang đi 12 thùng hồ sơ).

 

 Hồ sơ thuộc văn phòng tổng thống chuyển về Mar-a-Lago

 

Theo bản văn của đài TV công Public Broadcast System (PBS) ngày 10.2.2022 -  Một Ủy ban của Hạ viện đang điều tra xem liệu cựu Tổng thống Donald Trump có vi phạm Đạo luật Hồ sơ Tổng thống (the Presidential Records Act, PRA) hay không, sau khi các thùng hồ sơ Tòa Bạch Ốc được biết hiện lưu tại bất động sản ở Florida của ông, và một bản tin khác cho biết ông đã hủy một số tài liệu khi còn đương chức. Chủ tịch Ủy ban giám sát Carolyn Maloney cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm,  bà “quan ngại sâu sắc rằng những hồ sơ này không được chuyển giao kịp thời cho Cơ quan Lưu trữ và Hồ sơ Quốc gia (National Archives and Records Administration, NARA)  vào cuối nhiệm kỳ thời  chính quyền Trump, và các tài liệu này dường như đã bị đem đi  khỏi Tòa Bạch Ốc.” Maloney, D-N.Y., đã gửi thư cho viên chức thuộc NARA, David Ferriero, để tìm hiểu thông tin về 15 thùng hồ sơ mà Cơ quan Lưu trữ Quốc gia thu hồi lại  từ khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump, ở Palm Beach, Florida. (2.2022)

 

Đạo luật Hồ sơ Tổng thống (PRA) quy định rằng các hồ sơ do tổng thống đương nhiệm và nhân viên của ông ta thiết lập phải được bảo quản trong kho lưu trữ và  nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm có trách nhiệm chuyển giao tài liệu cho Cơ quan Lưu trữ Quốc gia vào cuối nhiệm kỳ (an outgoing leader is responsible for turning over documents to the National Archives at the end of the term).  Ủy ban giám sát đang tìm kiếm thông tin liên lạc giữa Cơ quan Lưu trữ Quốc gia NARA  và các phụ tá của Trump về nhiều chiếc thùng hồ sơ bị mất tích.

 

Các hồ sơ  này được coi là tài sản của bất kỳ nhiệm kỳ tổng thống nào, nhưng với ông Trump trở nên đặc biệt , vì các hồ sơ này liên quan đến cuộc điều tra bởi một Ủy ban Hạ viện khác đang điều tra vụ bạo động vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, tại Điện Capitol của Hoa Kỳ, những người tham gia cuộc bạo động đã tìm cách ngăn chặn việc chứng nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, mà người chiến thắng thuộc đảng Dân chủ Joe Biden. Trump, một đảng viên Đảng Cộng hòa, đã cố tình không trao ra  các tài liệu của Tòa Bạch Ốc dẫn đến  các vụ thưa kiện, cuối cùng lên đến Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. (Kèm link phán quyết của Tối Cao Pháp Viện đã buộc cựu  TT Trump phải trao hồ sơ  TBÔ cho Ủy Ban Hạ Viện điều tra vụ  bạo động ngày 6.1.2021, theo phán quyết số No. 21A272, ngày 19.1.2022.pdf -  do phán quyết này cựu TT Trump đã phải trao ra 15 thùng hồ sơ cho NARA hồi tháng 2.2022).

 

Cựu tổng thống cho biết trong một tuyên bố rằng sau "các cuộc thảo luận hợp tác và tôn trọng", với viên chức thuộc Cơ quan Lưu trữ Quốc gia trong  việc vận chuyển từ Mar-a-Lago " các thùng  chứa Hồ sơ Tổng thống tuân theo Đạo luật Hồ sơ Tổng thống."- “Các giấy tờ được trao ra dễ dàng, không có xung đột và dựa trên cơ sở rất thân thiện,” Trump nói trong tuyên bố, đồng thời nói thêm rằng một ngày nào đó hồ sơ sẽ trở thành một phần của Thư viện Tổng thống Donald J. Trump.

 

Tuy nhiên, có những lo ngại rằng Trump đã  hủy bỏ một số hồ sơ trước khi ông rời nhiệm sở, và Ủy ban giám sát Hạ viện đã viết thư cho NARA vào tháng 12 năm 2020,  chia sẻ về những lo ngại này.

 

Theo tờ Washington Post đã đưa tin gần đây rằng Trump đã "xé" dữ liệu "nhạy cảm" và nhân viên NARA  đã báo cáo vấn đề này lên Bộ Tư pháp để yêu cầu điều tra xem Trump có vi phạm Đạo luật PRA hay không. Bộ Tư pháp không bình luận về vụ này. Việc NARA yêu cầu Bộ Tư Pháp,  có khả năng sẽ bị truy tố hình sự bởi cơ quan liên bang hoặc từ Quốc hội.

 

Cơ quan Lưu trữ Quốc gia, trong tuyên bố của mình vào đầu tuần này, cho biết các đại diện của Trump đã xác nhận rằng nhiều hồ sơ “chưa được chuyển đến Cơ quan Lưu trữ Quốc gia vào cuối thời chính quyền Trump”. Cơ quan văn khố quốc gia (NARA) cho biết, đại diện của cựu tổng thống đang tiếp tục tìm kiếm các hồ sơ còn thiếu sót để bổ sung các tài liệu  thuộc về kho lưu trữ thuộc NARA.[1]

 

 The Presidential Records Act: tiêu hủy các tài liệu liên bang trong quá trình chuyển giao tổng thống là một trọng tội

 

Tóm lược trích đoạn đạo luật Presidential Records Act (PRA) do  Just Security Org đúc kết - Hồ sơ tổng thống và hồ sơ liên bang thuộc về chính phủ Hoa Kỳ. Theo Đạo luật Hồ sơ Tổng thống (PRA), (1) tài liệu liên quan đến cuộc bầu cử của chính Tổng thống và cuộc bầu cử  văn phòng liên bang, tiểu , các nhiệm vụ theo hiến pháp, luật định, hoặc các nhiệm vụ chính thức hoặc nghi lễ của Tổng thống;   Và (2) tài liệu liên quan đến các tổ chức chính trị tư nhân. (44 Hoa Kỳ §2201). Hồ sơ liên quan đến lịch trình về các cuộc gặp gỡ chính thức và các hồ sơ chứa  tài liệu hành chánh và chính trị là tài sản của chính phủ và phải được lưu giữ bởi NARA. Điều quan trọng là phải thực thi các quy tắc đặc biệt áp dụng theo PRA đối với hầu hết các Văn phòng điều hành của Tổng thống (EOP:Executive Office of the President ), bao gồm Văn phòng Nhà Trắng, Văn phòng Phó Tổng thống, toàn bộ nhân viên thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia và các thành phần EOP khác…  Mọi tài liệu liên quan đến việc điều hành công việc của tổng thống, theo luật định thuộc về chính phủ, bất kể nó ở định dạng nào hoặc được lưu trữ như thế nào.

 

Trong quá khứ, về trường hợp của một nhân viên (giấu tên) thời Clinton đã tự ý lấy đi khóa “W” từ máy tính của Nhà Trắng vào năm 2001 lại trở thành  một tội phạm liên bang. Báo cáo của Văn phòng Kế toán  phi đảng phái nêu rõ sau một cuộc điều tra bao gồm phỏng vấn hơn 100 nhân viên chính phủ: “Việc trộm cắp hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của chính phủ sẽ cấu thành hành vi phạm tội”.

 

Tài sản bị lấy đi  hoặc bị phá hủy thuộc về chính phủ, không thuộc về tổng thống khi rời nhiệm sở. Cố ý lấy đi hoặc phá hủy tài sản đó, bao gồm tài sản dưới dạng thông tin kỹ thuật số, là tội phạm liên bang (Intentionally taking or destroying that property, including property in the form of digital information, is a federal crime). 

 

• Điều khoản 18 USC §641, tài sản hoặc hồ sơ

 

Bất cứ ai biển thủ, lấy đi, hoặc cố ý chuyển đổi sang việc sử dụng của mình hoặc chuyển tải  bất kỳ hồ sơ, chứng từ,  hoặc những thứ có giá trị của Hoa Kỳ hoặc của bất kỳ bộ hoặc cơ quan nào, hoặc bất kỳ tài sản nào được thực hiện hoặc đang được thực hiện hoặc bất cứ ai nhận, che giấu hoặc giữ lại tài  liệu  với ý định chuyển đổi nó với mục đích sử dụng hoặc thu lợi cho cá nhân - sẽ bị phạt về tội trạng này, hoặc bị phạt tù không quá mười năm, hoặc cả hai (intent to convert it to his use or gain-shall be fined under this title or imprisoned not more than ten years, or both). “…”

 

• Điều khoản 18 USC §2071, Che giấu, loại bỏ hoặc cắt xén tài liệu :

 

(a) Bất kỳ ai cố tình che giấu, xóa bỏ, cắt xén, hoặc với ý định lấy và mang đi bất kỳ hồ sơ,  bản đồ, sách, giấy, tài liệu  sẽ bị phạt theo điều khoản này hoặc bị phạt tù không quá ba năm, hoặc cả hai.

(b) Bất kỳ ai,  lưu giữ bất kỳ hồ sơ, thủ tục, bản đồ, sách, tài liệu, giấy tờ, hoặc những thứ khác, cố ý che giấu, xóa bỏ, cắt xén,  làm sai lệch hoặc phá hủy những thứ đó, sẽ bị phạt theo luật định này hoặc bị phạt tù không quá ba năm, hoặc cả hai; và sẽ bị tước bỏ chức vụ  và không đủ tư cách đảm nhiệm bất kỳ chức vụ nào của chính phủ).(shall forfeit his office and be disqualified from holding any office under the United States).

 

Cuối cùng, nếu tài liệu bị thiếu thuộc văn phòng của viên chức rời đi, các cơ quan liên bang, cơ quan thực thi pháp luật liên bang hoặc ủy ban quốc hội đang điều tra vụ việc liên quan, có quyền đòi hỏi về các hồ sơ loại này.

 

• Điều khoản 18 U.S.C. §1001

 

 (a) Trừ khi có quy định khác trong phần này, bất kỳ ai, trong bất kỳ vấn đề nào thuộc thẩm quyền của cơ quan hành pháp, lập pháp hoặc tư pháp của Chính phủ Hoa Kỳ, cố ý:  (1) làm sai lệch, hoặc che đậy bằng bất kỳ thủ đoạn, hay kế hoạch  là một sự kiện quan trọng; (2) đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc trình bày sai sự thật, hư cấu hoặc gian lận nào; hoặc (3) tạo ra hoặc sử dụng bất kỳ văn bản hoặc tài liệu sai lệch nào  chứa bất kỳ tuyên bố  hư cấu hoặc gian lận nào; sẽ bị phạt theo tội danh này, bị phạt tù không quá 5 năm. “…”

 

Các thành viên của Quốc hội - bao gồm Ủy ban Giám sát và Cải cách Hạ viện và Ủy ban Tư pháp - được khuyến cáo nên cảnh báo các quan chức chính quyền về nhiệm vụ của họ trong việc lưu giữ hồ sơ, theo luật hình sự liên bang hiện hành. Phá hủy hoặc đánh cắp tài liệu của chính phủ Hoa Kỳ là một trọng tội (Destroying or stealing documents belonging to the United States government is a crime). Phá hủy hoặc đánh cắp tài liệu để che đậy một tội ác khác, cũng là trọng tội. Nói dối về những gì đã xảy ra với các tài liệu bị mất  là một trọng tội khác (Lying about what happened to missing documents is yet another crime). [2]

 

 Nguyên nhân dẫn đến cuộc khám xét

 

Theo Việt Báo ngày 9.8.2022 dựa theo tin của CNN: “Vào đầu tháng 6, một số nhà điều tra đã thực hiện một chuyến thăm hiếm hoi tới khu nhà [khu biệt thự Mar-a-Lago] để tìm thêm thông tin về khả năng còn lưu giữ  tài liệu mật từ thời gian của Trump tại Tòa Bạch Ốc mà đã được mang về Florida. 4 nhà điều tra, gồm Jay Bratt, Trưởng ban phản gián và bộ phận kiểm soát xuất cảng tại Bộ Tư Pháp, đã nói chuyện với 2 luật sư của Trump, Bobb và Evan Corcoran, theo nguồn tin có mặt trong cuộc gặp này cho biết.”

 

Đoạn văn viết trên:" Về khả năng còn lưu giữ  tài liệu mật từ thời gian của Trump tại Bạch Ốc mà đã được mang về Florida", theo Raw Story - Vài giờ sau khi Donald Trump nói rằng FBI đã "đột kích" nhà ông ở Mar-a-Lago vào thứ Hai, con trai giữa của ông, Eric Trump nói với người dẫn chương trình Fox News Sean Hannity rằng cựu tổng thống đã làm việc với chính quyền liên bang trong nhiều tháng. Hôm thứ Ba, các chuyên gia CNN đã giải thích tầm quan trọng về nhận xét của ông. "Phần cuối cùng từ Eric Trump, anh ấy nói cha anh ấy đã cộng tác với họ trong nhiều tháng", người dẫn chương trình CNN John King cho biết. "Tranh chấp này được bàn cãi  từ nhiều tháng qua, hơn một tháng trước (6.2022),  các đặc vụ trở lại Mar-a-Lago, đã cố gắng thuyết phục nhằm lấy lại các tài liệu còn lại chưa được chuyển giao.  Nhưng sau nhiều tháng cố gắng đàm phán về việc này không có kết quả, FBI đã xác định rằng chúng tôi đang ở trong tình trạng bế tắc, chúng tôi cần một lệnh khám xét. [3]

 

 Lệnh khám xét nhà

 

Theo Law and Crime - Cựu công tố viên liên bang Mitchell Epner, hiện là đối tác của Rottenberg Lipman Rich PC, nhấn mạnh rằng  việc ban hành lệnh khám xét nhà đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ - và báo hiệu một số điều, “những người ở cấp cao nhất của Bộ Tư pháp đã ủy quyền cho các công tố viên tìm kiếm lệnh khám xét nhà cựu tổng thống,” Epner lưu ý. “Đây không phải là điều gì đó  được thực hiện bởi một trợ lý hoặc được thực hiện bởi Thẩm phán Liên Bang tại một quận hạt. Lệnh này  đòi hỏi có sự chấp thuận của Phó Tổng chưởng lý, Phụ tá  Bộ trưởng Tư pháp thuộc Bộ phận Hình sự hoặc chính Tổng Chưởng lý. "

 

Nếu FBI muốn  có một lệnh khám xét, họ phải chứng minh với các  bằng chứng cụ thể hầu thuyết phục vị thẩm phán liên bang, Epner tiếp tục nói. “Khi tìm kiếm một lệnh khám xét, có một số nơi - trong văn kiện trình tòa cần nêu rõ những tội mà DOJ tin rằng đã phạm, và nêu  lý do để  Thẩm phán tin rằng, bằng chứng về việc phạm tội sẽ được tìm thấy tại Mar-a-Lago, ” ông ta  nói. “Và văn kiện trình tòa đó phải có sức thuyết phục đối với thẩm phán Liên Bang hoặc thẩm phán quận Hoa Kỳ, người đã ban hành trát khám xét dựa trên cơ sở của văn kiện trình tòa đó.”

 

Xin mở ngoặc để nói về chứng cớđể  Thẩm phán tin rằng, bằng chứng về việc phạm tội sẽ được tìm thấy tại Mar-a-Lago”- Theo người viết “bằng chứng” thuyết phục nhất là dựa vào nhật ký vãng lai tại 3 cổng TBÔ. Thí dụ, trên  nhật ký vãng lai ghi tên họ, ngày giờ của người đến và rời TBÔ. Nhưng trong 15 thùng hồ sơ ông Trump trả lại cho NARA (2.2022) lại không tìm thấy hồ sơ liên hệ về các cuộc gặp gỡ  mà  nhật ký vãng lai ghi lại. Vì vậy, khi khám phá ra có sự khác biệt về vụ  này, thời liệu các hồ sơ này đã bị hủy bỏ, hay  là “sẽ được tìm thấy tại Mar-a-Lago”.

 

Cựu TT Trump phản đối việc tiết lộ danh sách các khách vãng lai Tòa  Bạch Ốc

 

Cựu  TT Trump phản đối việc tiết lộ nhật ký danh sách các khách vãng lai ghi lại tên họ khách đến thăm và tên người làm việc tại Tòa  Bạch Ốc sẽ gặp (nhật ký tại các cổng Cánh Tây, Cánh Đông và Tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower). Dựa vào nhật ký  khách vãng lai Tòa  Bạch Ốc này sẽ biết bất cứ ai ra, vào khu phức hợp này ngoài họ và tên, còn biết thêm ngày giờ đến và rời Tòa  Bạch Ốc.

 

Tổng thống Joe Biden không tán thành việc cựu tổng thống Donald Trump tuyên bố dùng đặc quyền hành pháp phản đối  việc công khai nhật ký của khách vào Tòa  Bạch Ốc .  Có nghĩa là Ủy ban  Hạ Viện đang điều tra cuộc bạo loạn ngày 6 tháng 1 sẽ sớm biết ai đã đến  Tòa  Bạch Ốc  trước và trong ngày cuộc tấn công vào Điện Capitol diễn ra. Tháng trước, ông Trump đã thông báo cho David Ferriero (NARA) rằng ông sẽ áp dụng đặc quyền hành pháp - nhằm bảo vệ thông tin liên lạc giữa một tổng thống và các cố vấn của ông - muốn giữ kín   danh tính  những cá nhân đi qua các trạm kiểm tra an ninh để vào Tòa Bạch Ốc  (to keep the records, which show biographical information for individuals who pass through White House security checkpoints),  không thể giao nhật ký này cho Ủy Ban  Hạ Viện. Nhưng trong một bức thư hôm thứ Ba, Cố vấn Tòa  Bạch Ốc  Dana Remus thông báo với ông Ferriero [NARA] rằng ông Biden khẳng định việc sử dụng đặc quyền hành pháp để giữ kín  danh sách khách vãng lai Tòa  Bạch Ốc thời ông Trump xét thấy “không có lợi cho nước Mỹ, và lý do nêu ra không chính đáng”.

 

 “Về mặt chính sách, và tùy thuộc vào các trường hợp ngoại lệ hạn chế,  Biden tự nguyện hàng tháng tiết lộ nhật ký của những khách vãng lai Tòa  Bạch Ốc. Chính quyền Obama trước đây cũng làm theo thông lệ tương tự. Phần lớn các mục mà cựu Tổng thống đã khẳng định thuộc  đặc quyền hành pháp sẽ được phổ biến công khai theo chính sách hiện hành, ”cô Remus viết. “Như thực tế theo chính sách đó cho thấy, việc bảo vệ tính bí mật của loại hồ sơ này nói chung là không cần thiết ” (preserving the confidentiality of this type of record generally is not necessary). [4]

 

 Lý do chính của cuộc khám xét là về cuộc bạo động ở Capitol.

 

Cũng theo Raw Story - Trong một bài viết cho National Review, nhà bình luận bảo thủ Andrew McCarthy viết rằng trong lời biện minh cho việc FBI khám xét khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của Donald Trump được cho là có liên quan đến  việc cựu tổng thống lưu giữ hồ sơ chính phủ và xử lý sai thông tin mật, nhưng "lý do thực sự là cuộc bạo động ở Capitol."

 

Trump cho biết hôm thứ Hai rằng dinh thự Mar-a-Lago của ông ở Florida đang bị các đặc vụ FBI "đột kích" trong cái mà ông ta gọi là một  "hành vi sai trái". FBI từ chối bình luận về mục đích của  cuộc khám xét , trong khi đó, ông  Trump cũng không cho biết  lý do tại sao các đặc vụ liên bang lại  đến khám xét tư gia của ông ta. Nhưng nhiều hãng truyền thông trích dẫn các nguồn tin thân cận với cuộc điều tra nói rằng các đặc vụ đang tiến hành một cuộc khám xét do tòa án cho phép liên quan đến khả năng xử lý sai các tài liệu mật đã được mang đến Mar-a-Lago.

 

Theo McCarthy, cựu Phụ tá Thẩm phán Liên  bang thuộc  Quận phía Nam của New York, các cáo buộc ôngTrump vi phạm luật  hồ sơ chính phủ PRA đã tạo cho DOJ  cái cớ cần phải khám xét khu nghỉ dưỡng của ông Trump để tìm bằng chứng liên quan đến cuộc bạo động ở Capitol.[5]

 

Theo tin tức từ giới truyền thông, cựu Phó TT Mice Pence và Trưởng khối đảng Cộng Hòa tại Thượng viện yêu cầu Bộ Tư Pháp sớm giải trình về cuộc khám xét tại Mar-a-Lago, theo đó một số chuyên gia cho rằng để trả lời cho các đòi hỏi từ phía đảng Cộng Hòa, phía Bô Tư Pháp cần sớm trình tòa liên bang Đặc khu Columbia với  chứng cớ  để  tòa này triệu ông Trump ra khai trước tòa thời may ra sẽ làm dịu làn sóng chống đối. (Tòa này đã kết án 788 bị cáo  phạm tội gây bạo động khi xông vào tòa  nhà quốc hội ngày 6.1.2021, trong số đó có bị cáo bồi thẩm đoàn Đặc khu Columbia kết án 7 năm tù).

 

Ngoài ra, qua cuộc  khám xét  của FBI có phải  vì "lý do thực sự là cuộc bạo động ở Capitol"  hay không, nhất là «Phải chăng RNC đã " bật đèn xanh" trao cho Bộ Tư Pháp  cái cớ để "theo đuổi công lý mà không e ngại"»,«Việt Báo ngày 3.8.2022» đã dẫn đến cuộc khám xét hay không? Người viết trình bày sự kiện, còn phần nhận xét hay phê bình xin nhường độc giả.

 

 Bổ túc thông tin...

 

Trên Việt Báo ngày 3.8.2002 có đoạn văn: « Liên quan đến vụ "tìm" 11.870 phiếu bầu nêu trên,  theo Yahoo News, Thẩm phán tại NY ra lệnh cho Rudy Giuliani phải ra điều trần trước đại bồi thẩm đoàn  quận hạt Fulton,GA vào ngày 9.8.2022 về cuộc điều tra hình sự liên quan đến bầu cử Trump,  sau khi tòa  này bác bỏ yêu cầu của đương sự xin miễn ra trình diện tại đại bồi thẩm đoàn Fulton, GA».

   Theo CBS News ngày 9.8.2022 - Ông Rudy Giuliani viện cớ giải phẫu không thể di chuyển bằng máy bay, nên xin tòa miễn cho trình diện Đại bồi thẩm đoàn quận Fulton vào ngày 9.8.2022 - Bà thẩm phán quận Fulton, GA phản bác rằng ông Giuliani sau khi giải phẫu đã di chuyển nhiều lần, đến nhiều tiểu bang tại Mỹ và hai lần đến Châu Âu.  Cuối cùng Thẩm phán Liên Bang khu vực Atlanta buộc ông Giuliani phải trình diện Đại Bồi thẩm đoàn vào ngày 17.8.2002 - Thẩm phán Liên bang nói thêm, nếu không đến được bằng máy bay thi đi xe buýt hoặc xe lửa, hành trình "chỉ mất 13 giờ" mà thôi.


-- Đào Văn


Nguồn:


[1] PBS Org.:House panel investigates Trump presidential records found in Mar-a-Lago

[2] Just Security Org.Destroying Federal Documents During a Presidential Transition Is a Federal Crime

[3]  Raw Story:Eric Trump might have accidentally revealed key details about his father’s case

[4] Independent Co Uk: Trump White House visitor logs

[5] Raw Story:FBI raid on Trump's resort isn't about classified documents — it's about the Capitol riot: legal expert

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.